1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn

51 1,8K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 263 KB

Nội dung

Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Gia đình là tế bào của xã hội Muốn cho xã hội tốt thì trước tiên và cốtyếu là phải xác lập được một quan hệ vợ chồng hạnh phúc, vì đó là hạt nhânquan trọng tạo nên tế bào đó Song nếu như kết hôn là một hiện tượng xã hộibình thường nhằm xác lập nên tế bào của xã hội, thì li hôn có thể coi là hiệntượng bất bình thường nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực

sự tan vỡ Vấn đề cấp dưỡng khi li hôn có từ lâu trong lịch sử loài người Đây làmột chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước

ta và vấn đề này ngày càng được sự chú ý của cộng đồng và người dân Bởi lẽviệc cấp dưỡng nhằm đảm bảo cho người được cấp dưỡng được hưởng sự quantâm, chăm sóc về vật chất và tinh thần, đảm bảo cho người cấp dưỡng có đủ điềukiện tồn tại và phát triển Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tình trạng lihôn diễn ra ngày càng phức tạp Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt theo nguyêntắc quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng chấm dứt theo nhưng quan hệ tài sảntrong đó có quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng không hẳn đã chấm dứt Khimột bên vợ hoặc chồng gặp khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lí

do chính đáng thì người chồng hoặc vợ cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năngcủa họ Điều đó hoàn toàn phù hợp với truyền thống của người Việt Nam “Vợchồng một ngày nên nghĩa” Bên cạnh đó, khi vợ chồng li hôn người phải gánhchịu nhiều thiệt thòi nhất không ai khác là các con Vì hoàn cảnh, vì những bấtđồng quan điểm sống của cha mẹ mà những người con không thể cùng một lúcnhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng của cả cha và mẹ Mặt khác,trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay, khi đạo đức xã hội ở một bộ phậncộng đồng đang bị xuống dốc, đã ảnh hưởng trực tiếp đến truyền thống tốt đẹpcủa gia đình Việt Nam Trên thực tế, ở nước ta hiện nay, đã xảy ra không íttrường hợp vợ hoặc chồng bỏ mặc không quan tâm, không cấp dưỡng cho chồnghoặc vợ cũ khi người chồng hoặc vợ cũ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu.Hay trường hợp, vợ chồng sau khi li hôn không quan tâm đến cuộc sống của concái, bỏ mặc, không thực

Trang 2

hiện trách nhiệm cấp dưỡng của họ đối với con Trong khi đó các quy định củapháp luật hiện hành về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng trong trường hợp vợchồng li hôn nói riêng, có những vấn đề chưa được quy định hoặc quy địnhchưa đủ, điều đó đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người được cấp dưỡng cũngnhư quyền lợi của người phải cấp dưỡng Do đó, việc đảm bảo quyền và lợi íchcủa các bên trong quan hệ cấp dưỡng là rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực

Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡngtrong trường hợp vợ chồng li hôn nói riêng là đòi hỏi tất yếu

Vấn đề cấp dưỡng được nhiều người nghiên cứu ở nhiều góc độ khácnhau, trong khuôn khổ khoá luận với khả năng còn hạn chế tôi không đề cập mộtcách cụ thể tất cả vấn đề liên quan đến cấp dưỡng mà chỉ trình bày một số vấn

đề cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng li hôn Qua đó đưa ra các phân tích,đánh giá nhằm góp phần xây dựng đề tài khoa học và hoàn thiện pháp luật cấpdưỡng

Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn tôi đã chọn đề tài: “ Một số vấn đề cấp

dưỡng trong trường hợp li hôn”.

Bố cục của khoá luận gồm ba chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về cấp dưỡng

Chương II: Cấp dưỡng trong trường hợp li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Chương III: Thực tiễn giải quyết cấp dưỡng trong trường hợp li hôn và một số kiến nghị.

Trang 3

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG

1 Khái niệm cấp dưỡng

1.1 Khái niệm

Gia đình là một trong những thành tố quan trọng cấu thành nên xã hội.Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chăm sóc, và phát triển nhân cách của conngười Các thành viên trong gia đình như: Ông bà, cha mẹ, con cháu được gắnkết bằng sợi dây tình cảm vô hình Để cho gia đình tồn tại và phát triển giữa cácthành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau Sự quan tâm,chăm sóc tồn tại một cách tự nhiên và là nhu cầu tất yếu về mặt tình cảm và đạođức và không thể mất đi vì bất cứ lí do gì

Sự quan tâm, chăm sóc nuôi dưỡng vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa

vụ của các thành viên trong gia đình Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụnuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được Trong những hoàn cảnh nhất định,người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không có điều kiện thực hiện nuôi dưỡng như: Họphải đi công tác xa, bị bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù, hay điểnhình như trong trường hợp vợ chồng li hôn Trong những trường hợp này đểđảm bảo cuộc sống của người được nuôi dưỡng đồng thời để thể hiện phần nào

đó sự quan tâm, chăm sóc giữa người nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng thìnghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra

Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong công tác lập pháp pháp, Nhà nước ta

đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng trong các đạo luật Luật Hôn nhân và gia đình(Sau đây gọi là Luật HN&GĐ) đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoàđược thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước kí sắc lệnh công bốngày 13/1/1960 theo sắc lệnh số 02/SL đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợchồng khi li hôn Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986thông qua ngày 29/12/1986 và được Hội đồng nhà nước công bố ngày 3/1/1987

đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ cho con khi giải

Trang 4

quyết li hôn Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu với nghĩa hẹp và mang tính nguyên tắc LuậtHN&GĐ năm 2000 thông qua ngày 9/6/2000 và được công bố ngày 22/6/2000

đã kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1989 đãdành một chương gồm mười ba điều quy định cấp dưỡng giữa các thành viêntrong gia đình Cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ năm 2000 đã mở rộng hơn vàđược quy định cụ thể và đầy đủ hơn Tại Điều 8 Khoản 11 Luật HN&GĐ năm

2000 có quy định: “ Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền

hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình, là người gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của Luật này ”

Cấp dưỡng là một vấn đề quan trọng trong sinh họat cộng đồng xã hội.Xét về mặt đạo lý xã hội, nó vừa là nghĩa vụ mang tính bắt buộc thực hiện đểgiúp đỡ những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôidưỡng, nhất là khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn không có khả năng tự nuôimình

1.2 Phân biệt cấp dưỡng và nuôi dưỡng

Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng vànghĩa vụ nuôi dưỡng Xét dưới góc độ luật học thì hai nghĩa vụ này có mối quan

hệ nội tại với nhau Xuất phát từ mối quan hệ nội tại đó mà trong những điềukiện nhất định hai nghĩa vụ này có thể thay thế cho nhau và cũng chính điều đókhiến cho nhiều người nhầm lẫn cấp dưỡng là nuôi dưỡng và nuôi dưỡng là cấpdưỡng Trong một số trường hợp sự nhầm lẫn đó không gây hại đến quyền và lợiích của các chủ thể trong hai quan hệ đó nhưng trong quá trình xét xử, nếuchúng ta không phân biệt được đâu là nghĩa vụ cấp dưỡng đâu là nghĩa vụ nuôidưỡng điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ

Chúng ta cũng biết nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng có cùngchủ thể, đó là những người có mối quan hệ đặc biệt Trước tiên là những người

Trang 5

có quan hệ huyết thống với nhau sau đó là những người có quan hệ nuôi dưỡng

và quan hệ hôn nhân Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tại các Điều 36, Điều

38, Điều 47, Điều 48 những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau bao gồm: Cha

mẹ và con, anh chị em với nhau, ông bà và cháu Bên cạnh đó, Điều 50 của Luậtcũng quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được thực hiện giữa cha mẹ và con,giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ vàchồng Mặt khác điều kiện phát sinh hai nghĩa vụ này cũng có nét tương đồngnhư: Một hoặc nhiều người trong số những người có quan hệ gia đình với nhaunhưng không có khả năng để tự nuôi mình và những người khác có khả năng đểnuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng Do vậy, để phân biệt hai nghĩa vụ này phải dựa vàoyếu tố không gian giữa chủ thể của quan hệ cấp dưỡng và quan hệ nuôi dưỡng.Luật HN&GĐ quy định khi người có quan hệ nuôi dưỡng không cùng chungsống với nhau thì giữa họ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng Đây chính là điểm mấuchốt có thể phân biệt nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng

Nếu trong quan hệ nuôi dưỡng, người được nuôi dưỡng và người có nghĩa

vụ nuôi dưỡng sống chung với nhau thì ngược lại trong quan hệ cấp dưỡngngười được cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng không cùng sống chung vớinhau Vấn đề đặt ra là cần hiểu thế nào là “ sống chung ” và thế nào là “khôngsống chung” Hiện nay có ba quan điểm khác nhau về “ sống chung ”

Quan điểm thứ nhất: Những người sống chung là những người có cùng

nơi đăng kí hộ khẩu thường trú

Quan điểm thứ hai: Chỉ coi là sống chung khi họ cùng sinh sống thường

xuyên dưới một mái nhà và không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu thườngtrú

Quan điểm ba: Việc xác định thế nào là những người sống chung với

nhau không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú mà căn

cứ vào nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu vật chất hằng ngày của họ Do đónhững người được coi là sống chung khi họ có cùng quỹ tiêu dùng

Từ những quan điểm khác nhau về “ sống chung ”, có thể thấy rằng quanđiểm thứ ba đầy đủ hơn vì trong thực tế có những người có cùng nơi đăng kí hộ

Trang 6

khẩu thường trú nhưng lại không cùng ăn chung ở chung Ví dụ: Cha mẹ chocon ăn riêng trong khi họ vẫn cùng ở chung một nhà với nhau Bên cạnh đó,cũng có trường hợp những người có nơi đăng kí hộ khẩu khác nhau lại “ ănchung, ở chung ” với nhau Ví dụ: Anh A và chị B là vợ chồng Hai anh chị cónơi đăng kí hộ khẩu khác nhau nhưng sống chung với nhau ở Hà Nội.

Như vậy, theo quan điểm thứ ba thì những người “ không cùng chungsống” là những người không có quỹ tiêu dùng chung Điều đó có nghĩa là khixem xét một quan hệ có phải là quan hệ cấp dưỡng hay quan hệ nuôi dưỡng cầnxác định giữa các chủ thể này có quỹ tiêu dùng chung hay không? Khi họ không

có quỹ tiêu dùng chung thì quan hệ giữa họ là quan hệ cấp dưỡng Tuy nhiên,cũng có những trường hợp dù sống chung một nhà, dù có quỹ tiêu dùng chungnhưng người có nghĩa vụ nuôi dưỡng lại không quan tâm đến người được nuôidưỡng Ví dụ: Vợ hoặc chồng ở xa không đóng góp thu nhập vào khối tài sảnchung để đảm bảo nuôi con Lúc này nghĩa vụ nuôi dưỡng được chuyển thànhnghĩa vụ cấp dưỡng Điều 50 khoản 2 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thìbuộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”

Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng ranh giới để xác định đâu là nghĩa

vụ cấp dưỡng đâu là nghĩa vụ nuôi dưỡng thật khó Tuy vậy, không phải vì khó

mà chúng ta có thể đánh đồng cấp dưỡng và nuôi dưỡng Cần phải xác định khinào thì nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh, khi nào thì nghĩa vụ nuôi dưỡng phát sinh

để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ đó Đặc biệt là những chủthể chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động,không có tài sản nuôi mình

2 Đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng

Qua sự phân tích khái niệm và sự khác biệt giữa nghĩa vụ nuôi dưỡng vànghĩa vụ cấp dưỡng có thể thấy cấp dưỡng có những đặc điểm cơ bản sau:

* Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản gắn với nhân thân của mỗi bêntrong quan hệ cấp dưỡng Điều đó thể hiện ở chỗ: Người có nghĩa vụ cấp dưỡngphải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu

Trang 7

thiết yếu cho người được cấp dưỡng Vì vậy, “ nghĩa vụ cấp dưỡng không thểthay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác” (Khoản

1 Điều 50 Luật HN&GĐ) Nghĩa vụ cấp dưỡng phải do chính người có nghĩa vụthực hiện mà không phải là bất cứ ai khác và việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡngcũng phải được thực hiện cho người có quyền được cấp dưỡng

* Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên

cơ sở hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng Điều 50 Luật HN&GĐ năm

2000 quy định “ Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữaanh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ chồng theoquy định của Luật này” Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã xác định rõ phạm

vi chủ thể của quan hệ cấp dưỡng đó là cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa anhchị em với nhau, giữa ông bà và cháu Ngoài phạm vi những chủ thể trên, nhữngchủ thể khác như: Chú, bác, cô, dì và cháu sẽ không phát sinh nghĩa vụ cấpdưỡng mặc dù họ là những người thừa kế ở hàng thứ ba của nhau theo phápluật Quan hệ cấp dưỡng giữa chú, bác, cô, dì với cháu (nếu có) thường do quyphạm đạo đức điều chỉnh, vì dù sao giữa họ cũng tồn tại mối quan hệ về mặt tìnhcảm

Chính từ đặc điểm này mà quan hệ cấp dưỡng thường hình thành mộtcách tự nhiên trên cơ sở đạo đức và quan hệ ruột thịt giữa con người với nhautheo phong tục tập quán Sau đó quan hệ cấp dưỡng mới được điểu chỉnh bởiquy phạm pháp luật và trở thành quan hệ pháp luật

* Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản song không mang tính đền bùngang giá Do yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể, nên nghĩa vụ cấp dưỡngđược thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến giá trị tài sản đã cấpdưỡng, không đòi hỏi người cấp dưỡng sẽ phải hoàn lại một số tiền tương ứng.Mặt khác, không phải lúc nào nghĩa vụ cấp dưỡng cũng đặt ra, chỉ trong trườnghợp nhất định và với điều kiện nhất định, nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh Vìvậy, quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương đương, không có tínhtuyệt đối và không diễn ra đồng thời Ví dụ: cha mẹ phải cấp dưỡng cho con khi

Trang 8

con chưa thành niên nhưng con chỉ phải cấp dưỡng cho cha mẹ khi con đã thànhniên và có khả năng lao động.

* Nghĩa vụ cấp dưỡng vừa mang tính đạo lý, vừa mang tính pháp lý đượcđảm bảo thực hiện bằng lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các biệp phápcưỡng chế thi hành Bởi lẽ nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viêntrong gia đình trên cơ sở hôn nhân huyết thống hoặc nuôi dưỡng (giữa cha mẹ vàcon; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà với các cháu; giữa vợ chồng…).Giữa các thành viên trong gia đình luôn có mối quan hệ tình cảm khăng khít,khó tách rời Khi các thành viên trong gia đình không thể trực tiếp quan tâm,chăm sóc nhau, thì họ thực hiện nghĩa vụ này thông qua việc cấp dưỡng Việcthực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuất phát từ lương tâm, đạo đức và dư luật

xã hội Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng củamình lúc này biện pháp cưỡng chế mới đặt ra Đồng thời, để nâng cao ý thức,trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ cấp dưỡng Luật HN&GĐ năm 1959,Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định vấn đề cấpdưỡng như một chế định quan trọng cần thiết để điểu chỉnh quan hệ hôn nhân

và gia đình

* Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong những điều kiện nhất định Khiđiều kiện đó xuất hiện thì người có nghĩa vụ phải cấp dưỡng mới phải thực hiệntrách nhiệm cấp dưỡng của mình đối với người được cấp dưỡng Tức là khikhông có điều kiện đó thì người cấp dưỡng không phải thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng Ví dụ: Trong trường hợp cha, mẹ li hôn, thông thường họ phải thực hiệnnghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, nhưng nếu cha mẹ không có khảnăng lao động và không có tài sản nuôi mình, cha mẹ không phải cấp dưỡng chocon nữa

3 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng không phải lúc nào cũng phát sinh mà nó chỉ phátsinh trong những điều kiện nhất định, chỉ khi những điều kiện đó xảy ra thìnghĩa vụ đó mới phát sinh Vậy nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh trong nhữngđiều kiện sau:

Trang 9

* Người được cấp dưỡng và người cấp dưỡng không sống chung vớinhau.

Khi người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng sống chung với nhau thìngười cấp dưỡng đã trực tiếp thực hiện hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng ngườiđược nuôi dưỡng bằng tài sản của mình, do đó việc cấp dưỡng không đặt ra.Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng vì hoàn cảnhkhông thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người kia, do đó họ phải chu cấp mộtkhoảng tiền hoặc tài sản nhất định (như lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốcmen…) để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người cần cấp dưỡng, đảm bảo sựsống còn của họ Ví dụ: trước khi li hôn, cả vợ và chồng đều có thể hàng ngàychăm sóc con của mình, nhưng khi họ li hôn, người con khi đó chỉ có thể ở với

bố hoặc mẹ và như vậy người còn lại không thể quan tâm chăm sóc con nhưtrước họ chỉ có thể thể hiện sự quan tâm đó bằng cách cấp dưỡng cho con

Như đã phân tích “ không sống chung” trong quan hệ cấp dưỡng là nhữngthành viên trong gia đình không còn quỹ tiêu dùng chung, vì vậy mà họ không

có thể trực tiếp chăm sóc, giúp đỡ nhau cho nên vấn đề cấp dưỡng được đặt ranhằm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho nhau Nhưng có trường hợp tuy cóquỹ chung nhưng nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn được đặt ra đó là khi người có nghĩa

vụ nuôi dưỡng trốn tránh trách nhiệm nuôi dưỡng đối với người được nuôidưỡng Đây có thể được coi là trường hợp ngoại lệ của nghĩa vụ cấp dưỡng.Luật HN&GĐ năm 2000 (Khoản 2 Điều 50) quy định: “Trong trường hợp người

có nghĩa vụ mà trốn tránh trách nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng theo quy định của luật này” Ví dụ: Con cái sống chung với cha mẹ già,nhưng lại không quan tâm, chăm sóc cuộc sống của cha mẹ …

* Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân,huyết thống, hoặc nuôi dưỡng

- Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn Sự kiện kết hôn

đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ chồng Nội dung quan hệ pháp luậtgiữa vợ chồng bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và các nghĩa vụ vềtài sản Thực hiện quyền và nghĩa vụ đó nhằm đảm bảo thoả mãn những nhu cầu

Trang 10

tình cảm và vật chất trong đời sống vợ chồng, đảm bảo lợi ích chung của giađình và xã hội Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt (vợ chồng li hôn) về nguyên tắccác quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn dù vợchồng có thoả thuận hay không thoả thuận được thì Toà án cũng sẽ quyết địnhnhưng quyền và nghĩa vụ về tài sản trong đó có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡngkhông hẳn đã chấm dứt Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là kếtquả của quan hệ hôn nhân hợp pháp (Hôn nhân đó phải tuân thủ các điều kiện vềkết hôn và cấm kết hôn, có đăng kí kết hôn) và quan hệ cấp dưỡng giữa vợ vàchồng phát sinh kể từ thời điểm kết hôn Khi li hôn, một bên vợ hoặc chồng sẽđược cấp dưỡng “ nếu bên khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý

do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình” (Điều

60 Luật HN&GĐ năm 2000)

- Quan hệ huyết thống là quan hệ dựa trên sự kiện sinh đẻ của người phụ

nữ và từ sự kiện đó phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con Có chunghuyết thống tức là giữa họ có mối quan hệ về mặt sinh học Cha mẹ là ngườisinh ra các con, do vậy họ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc người các contrở thành công dân tốt, và những người con cũng có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ,đặc biệt là khi cha mẹ ốm đau bệnh tật…Điều đó bắt nguồn từ mối quan hệ tìnhcảm tồn tại lâu bền giữa họ Người xưa có câu “ Một con ngựa đau, cả tàu bỏcỏ” và “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” huống chi giữa họ lại có mối quan

hệ máu mủ ruột thịt

- Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ do sự kiện nuôi con nuôi và quan hệ hônnhân đem lại Nuôi con nuôi là việc một người nhận nuôi một đứa trẻ( trừtrường hợp đặc biệt có thể người được nhận làm con nuôi là người đã thànhniên) không do họ sinh ra nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và các con giữa ngườinhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhậnnuôi được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với đạo đức xã hội

* Điều kiện về người được cấp dưỡng là người chưa thành niên (ngườidưới mười tám tuổi) người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động vàkhông có tài sản để tự nuôi mình, là người túng thiếu khó khăn Không có khả

Trang 11

năng lao động có thể là do già yếu, mất sức lao động, bị tàn tật, mất năng lựchành vi dân sự .“ không có khả năng lao động” phải gắn liền với “ không cótài sản để tự nuôi mình” Vấn đề quan trọng là khi nào một người được xác định

là “ không có tài sản để tự nuôi mình” để có thể được người khác cấp dưỡng.Vấn đề này Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định rõ do vậy cần có sự quyđịnh cụ thể để đảm bảo tính thống nhất trong thực tiễn xét xử Việc cấp dưỡngnhằm cung cấp những thứ cần thiết như tiền bạc, tài sản để đáp ứng nhu cầusống thiết yếu của người được cấp dưỡng, nên nó chỉ nảy sinh khi người đượccấp dưỡng không có khả năng về kinh tế, không tự lo cho cuộc sống bìnhthường của mình Cấp dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống với mức tối thiểu củangười được cấp dưỡng

* Điều kiện về người được cấp dưỡng là người có khả năng cấp dưỡng.Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 30/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Luật HN&GĐ năm 2000 (Sau đây gọi là Nghị định số 70/2001/NĐ -CP) quy định: “ Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng làngười có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyênnhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sốngcủa người đó” (Điều 16) Như vậy, đánh giá khả năng thực tế của người cónghĩa vụ cấp dưỡng cấp dưỡng có thể dựa vào hai yếu tố: Thu nhập thườngxuyên và tài sản hiện có hoặc một người tuy không có thu nhập thường xuyênnhưng lại còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phi cần thiết cho bản thân thì cũngđược coi là có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Theo Điều 56 và Điều

92 Luật HN&GĐ năm 2000 thì khi li hôn cha mẹ không trực tiếp nuôi con cónghĩa vụ cấp dưỡng cho con và theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao số 02/2000/NQ - HĐTP ngày23/01/2000 hướng dẫn áp dụngmột số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Sau đây gọi là Nghịquyết số 02/2000/NQ – HĐTP) quy định: “Đây là nghĩa vụ của cha mẹ do đókhông phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, ngườikhông trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Trong trườnghợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp

Trang 12

dưỡng vì lí do nào đó thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấpdưỡng nuôi con là quyền lợi của con, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củacon Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủkhả năng, điều kiện nuôi con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡngnuôi con” (Mục 11)

Theo như quy định trên thì người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa

vụ cấp dưỡng nuôi con Đây là nghĩa vụ của bậc làm cha mẹ, dù họ không thểtiếp tục cuộc sống vợ chồng nhưng không phải vì thế mà mối quan hệ giữa họvới con cái bị cắt đứt Họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm “ nuôi dưỡng” dướidạng “ cấp dưỡng” nhằm đảm bảo cho con cái họ được bù đắp sự hụt hẫng vềmặt tinh thần và đảm bảo cuộc sống tối thiểu của con họ Tuy nhiên, trongtrường hợp con có quyền được cha mẹ cấp dưỡng nhưng cha mẹ lại không cókhả năng thực hiện nghĩa vụ đó thì cha, mẹ cũng không phải thực hiện nghĩa vụ(chẳng hạn như trường hợp cha, mẹ bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, mấtkhả năng lao động và không có tài sản).Trong trường hợp này cha, mẹ, ngườikhông trực tiếp nuôi con có thể xin tạm hoãn nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi

họ có khả năng cấp dưỡng Nhưng Luật HN&GĐ năm 2000 cũng như các vănbản hướng dẫn không nói cụ thể thời gian tạm hoãn đến khi nào kết thúc nhưvậy thì quyền lợi của con cái trong trường hợp này cũng sẽ không được bảođảm

Điều 60 của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “ Khi li hôn, nếu một bênkhó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lí do chính đáng thì bên kia cónghĩa vụ cấp theo khả năng của mình” Như vậy còn phải căn cứ vào khả năngthực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng

Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng chỉ khi nào các điều kiệntrên xảy ra đồng thời thì lúc đó nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh Khi thiếu mộttrong các điều kiện trên thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng không phải thực hiệntrách nhiệm cấp dưỡng và người có quyền hưởng cấp dưỡng cũng không đượchưởng

Trang 13

4 Chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng tám đến nay

Chế định về cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn từ Cách mạng tháng Támnăm 1945 đến nay được chia làm 3 giai đoạn tương ứng với sự phát triển củaLuật HN&GĐ từ Cách mạng tháng Tám đến nay

*Từ 1945 đến 1954

Năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà rađời đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp của nước ta Hiến pháp đãghi nhận bình đẳng nam nữ về mọi mặt Đó là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng

để xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ và tiến bộ Năm 1950,Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hôn nhân và gia đình Đó làsắc lệnh số 97/SL và sắc lệnh số 159/SL

Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 có 15 điều, trong đó có 8 điều quy định

về hôn nhân và gia đình, ở sắc lệnh này không nhắc đến nghĩa vụ cấp dưỡng khi

vợ chồng li hôn nhưng theo những quy định ở Sắc lệnh số 90/SL ngày10/10/1945 của Chủ tịch nước thì nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn

sẽ được thực hiện theo quy định Bộ dân luật cũ tức là áp dụng Bộ luật trong thời

kì Pháp thuộc Trong sắc lệnh này đã bảo vệ quyền lợi của “con hoang vô thừanhận” họ được kiện để truy tìm cha, mẹ cho mình (Điều 9)

Sắc lệnh 159/SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề li hôn Trong sắclệnh này có bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên khi cha mẹ li hôn Điều 6quy định “Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con chưa thành niên để ấnđịnh việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng Hai vợ chồng đã li hôn cùngphải chịu phí tổn nuôi dạy con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình”

Như vậy, cả hai sắc lệnh này đã góp phần đáng kể xoá bỏ chế độ hôn nhân

và gia đình phong kiến lạc hậu Hai sắc lệnh đều đưa ra những quy định bảo vệquyền lợi của các con, quyền lợi của người vợ khi li hôn và cũng đã quy địnhgián tiếp vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn, cấp dưỡng cho con khicha, mẹ li hôn

* Từ năm 1954 - 1975

Trang 14

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954) tuy nhiên đấtnước vẫn tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau Tìnhhình chính trị đặt sự nghiệp Cách mạng trong giai đoạn này thành hai nhiệm vụchiến lược: Miền Bắc được giải phóng bước vào thời kì quá độ xây dựng ChủNghĩa Xã Hội, Miền Nam tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc,dân chủ, đấu tranhthống nhất nước nhà.

Miền Bắc: Trong giai đoạn này Sắc lệnh 97/SL và sắc lệnh 159/SL đãhoàn thành vai trò lịch sử góp phần vào việc xoá bỏ chế độ hôn nhân và giađình phong kiến nhưng không đáp ứng được tình hình phát triển cách mạng.Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà điều 24 đã ghi nhậnquyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và giáodục là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới Xã HộiChủ Nghĩa ở nước ta

Dự luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc Hội khoá I, kỳ họp thứ 11chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh công

bố ngày 13/1/1960 theo sắc lệnh số 02/SL Luật HN&GĐ năm 1959 tại các Điều

30, Điều 31, Điều32 và Điều 33 đã quy định về quan hệ cấp dưỡng Theo Điều

30 quy định: “Khi li hôn nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng, thì bên kiacấp dưỡng theo khả năng của mình Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡnghai bên thoả thuận; trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được thì Toà

án nhân dân sẽ quyết định Khi người được cấp dưỡng lấy vợ, lấy chồng thì sẽkhông được cấp dưỡng nữa” Điều 31: “Vợ chồng đã ly hôn vẫn có mọi nghĩa

vụ và quyền lợi đối với con chung”

Điều 32: “Khi li hôn, việc giao con cho ai trông nom, nuôi nấng và giáodục con cái chưa thành niên, phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con cái Vềnguyên tắc, con còn bú phải do mẹ có phụ trách Người không giữ con vẫn cóquyền thăm nom, chăm sóc

Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dụccon cái, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình…”

Trang 15

Như vậy Luật HN&GĐ năm 1959 đã có các quy định cụ thể hơn so vớisắc lệnh số 97/SL và sắc lệnh 159/SL về cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn.Khi vợ chồng li hôn, nếu một bên gặp khó khăn thì có thể yêu cầu bên kia cấpdưỡng cho mình một khoản tiền Cả vợ hoặc chồng có thể đưa ra yêu cầu cấpdưỡng nếu họ đáp ứng các điều kiện mà luật đưa ra Đồng thời, Luật HN&GĐnăm 1959 đã bảo vệ quyền lợi của người con khi cha mẹ li hôn Việc cấp dưỡngcho con, và con được ai chăm sóc nuôi dưỡng phải căn cứ vào quyền lợi của concái Vợ chồng khi li hôn không có nghĩa là rũ bỏ trách nhiệm với người con màmình sinh ra

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định này đã có nhiều bất cậpkhông phát huy được hiệu lực thực tế, không đảm bảo việc giải quyết các vụviệc phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, vì nội dung mang tính nguyêntắc, quá chung chung, chưa thống nhất và đồng bộ

* Từ năm 1975 đến nay

Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước(30/4/1975), cả nước thống nhất Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

ra đời

Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết 76/CP, quyết định

về việc thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, trong đó có đạo luật số 13

về hôn nhân và gia đình ( Luật HN&GĐ năm 1959)

Ngày 18/12/1980, Hiến pháp thứ ba của nước ta ra đời, Hiến pháp 1980

đã quy định về các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình Tình hình kinh

tế – chính trị – xã hội ngày càng thay đổi Việc áp dụng luật hôn nhân và giađình năm 1959, có một số điều không phù hợp, trong đó có cả vấn đề cấp dưỡnggiữa vợ chồng khi li hôn Vì vậy việc ban hành Luật HN&GĐ mới là một tất yếukhách quan Dự thảo luật đã được Quốc hội khoá VII kì họp thứ 12 thông quangày 29/12/1986 và được hội đồng nhà nước công bố ngày 3/1/1987 LuậtHN&GĐ năm 1986 có hiệu lực Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời trên cơ sở kếthừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1959, trong đó các quy định về cấp dưỡng

đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra Để bảo vệ quyền

Trang 16

lợi của các bên trong quan hệ cấp dưỡng, đồng thời đảm bảo hiệu lực, hiệu quảcủa các quy định về cấp dưỡng trên thực tế, tại các Điều 19, Điều 20, Điều 21,Điều 27, Điều 43, Điều 44 và Điều 45 đã thể hiện rõ nét sự khác biệt này Theoquy định tại Điều 43: “Khi li hôn nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng, thìbên kia cấp dưỡng tuỳ theo khả năng của mình Khoản cấp dưỡng và thời giancấp dưỡng do hai bên thoả thuận Nếu hai bên không thoả thuận được với nhauthì do Toà án nhân dân quyết định Khi hoàn cảnh thay đổi, người được cấpdưỡng hoặc người phải cấp dưỡng có thể yêu cầu thay đổi mức hoặc thời giancấp dưỡng Nếu người được cấp dưỡng kết hôn với người khác thì không đượccấp dưỡng nữa”.

Trong suốt thời gian 14 năm thi hành các quy định này, Luật HN&GĐnăm 1986 cũng đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, chưa thoát ra khỏi quy tắc,chung chung, thiếu cụ thể, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnhhiện nay Do đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đã ra đời đã được bổ sung, sửa đổimột cách cơ bản toàn diện, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và kinhnghiệm của nước ngoài, trong đó các quy định về cấp dưỡng tạo thành một chếđịnh mới, độc lập, thống nhất và đồng bộ, được quy định thành một chươngriêng gồm 13 điều (từ Điều 50 đến Điều 62)

Điểm mới thiết thực nhất gắn liền với việc bảo vệ lợi ích hợp pháp củacác bên trong quan hệ cấp dưỡng mà đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đó là: LuậtHN&GĐ năm 2000 đã quy định mở rộng đối tượng được cấp dưỡng và phươngthức thực hiện cấp dưỡng

Như vậy, theo thời gian, để phù hợp với sự nghiệp Cách mạng của đấtnước, phù hợp với tình hình phát triển của các điều kiện kinh tế, xã hội và thực

tế các quan hệ về hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành cácvăn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình trong đó có phần cấp dưỡng giữa vợchồng khi li hôn Hệ thống pháp luật HN&GD trong đó quy định nghĩa vụ cấpdưỡng khi vợ chồng li hôn dần được hoàn thiện, là công cụ pháp lý của Nhànước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cấp dưỡng lẫn người đượccấp dưỡng

Trang 17

CHƯƠNG II CẤP DƯỠNG TRONG TRƯỜNG HỢP LI HÔN THEO LUẬT

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

1 Các trường hợp cấp dưỡng khi vợ chồng li hôn

“Khi li hôn, nếu một bên khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lí dochính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình” Quan

hệ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn là loại quan hệ có điều kiện, chỉ trongnhững trường hợp nhất định, nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh Ngoài trườnghợp đó nghĩa vụ cấp dưỡng không đặt ra Như vậy điều kiện cần và đủ để phátsinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn là:

Thứ nhất: Bên được cấp dưỡng

+ Có khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng, có lí do chính đáng.Đây là cơ sở quyết định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn Vậykhi nào một bên được coi là có “khó khăn, túng thiếu” và khi nào “sự khó khăn,túng thiếu” của họ được coi là có “lí do chính đáng” Luật HN&GĐ năm 2000cùng văn bản hướng dẫn đã không đưa ra quy định cụ thể về việc xác định tìnhtrạng khó khăn, túng thiếu Do vậy, mà trong thực tế các thẩm phán vẫn theohướng dẫn tại Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP ngày 20/10/1988 của Hội đồngthẩm phán Toà án nhân dân tối cao (sau đây gọi là Nghị quyết số 01/NQ –

Trang 18

HĐTP) để xác định tình trạng khó khăn, túng thiếu của người có yêu cầu cấpdưỡng Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP có quy định “ Trường hợp túng thiếu làtrường hợp ốm đau, già cả không đủ sức lao động hoặc không còn khả năng laođộng để sinh sống Người có khả năng lao động mà không chịu lao động thìkhông được cấp dưỡng” Song với tình hình kinh tế hiện nay, các căn cứ để xácđịnh tình trạng khó khăn, túng thiếu vì lí do chính đáng theo Nghị quyết số01/NQ – HĐTP chưa thật sự đầy đủ Vậy có thể hiểu một cách chung chung là:

Sự túng thiếu, khó khăn của bên được cấp dưỡng phải thật sự và có lí do chínhđáng như ốm đau, bị tai nạn, già yếu…Nếu có khó khăn, túng thiếu thật sựnhưng không có lí do chính đáng như nghiện hút, cờ bạc, lười biếng… thì sẽkhông được cấp dưỡng

Khi người được cấp dưỡng thoả mãn điều kiện trên họ có thể trực tiếp yêucầu người phải cấp dưỡng hoặc gửi đơn lên Toà án nhờ Toà án bảo vệ quyền lợicho họ Thời điểm người được cấp dưỡng nhận được sự chu cấp từ phía ngườiphải cấp dưỡng có thể là thời điểm do người phải cấp dưỡng và người được cấpdưỡng thoả thuận hoặc do Toà án quyết định trong trường hợp hai bên không thểthỏa thuận được

Thứ hai: Bên cấp dưỡng có khả năng cấp dưỡng Bởi nếu người cấp

dưỡng không có khả năng cấp dưỡng, không thể nuôi được bản thân họ thì họcũng không thể làm điều gì cho người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng

Có thể thấy, người có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợhoặc chồng khi li hôn là người thuộc một trong những trường hợp sau:

- Có thu nhập thường xuyên mà thu nhập đó cao hơn mức sống trung bìnhcủa người đó và những người khác mà người đó có nghĩa vụ chăm sóc, nuôidưỡng hoặc cấp dưỡng

- Còn tài sản sau khi trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sốngcủa người đó và của người khác mà người đó có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡnghoặc cấp dưỡng và việc sử dụng tài sản đó để cấp dưỡng không ảnh hưởng đếncuộc sống lâu dài của bản thân của người đó

Trang 19

Quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn xuất phát từđạo lí, tình nghĩa vợ chồng và là biểu hiện tốt đẹp truyền thống đạo đức của dântộc Việc cấp dưỡng khi li hôn là nhằm tạo điều kiện để đảm bảo cuộc sống chobên bị túng thiếu, khó khăn trong thời gian sau khi li hôn Có thể thấy khác vớitrường hợp khác, việc cấp dưỡng giữa vợ chồng đã li hôn mang tính mền dẻo và

ít cưỡng chế hơn Điều đó thể hiện Luật HN&GĐ năm 2000 đã không quy định

về việc xác định phương thức cấp dưỡng và mức cấp dưỡng mà cho người cấpdưỡng tuỳ theo khả năng của mình để tự quyết định Tuy nhiên, đây là mộtnghĩa vụ đặc biệt, được thực hiện khi quan hệ hôn nhân đã chấm dứt nên phápluật cần quy định đầy đủ và cụ thể hơn về quyền yêu cầu cấp dưỡng, thời điểmyêu cầu cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng, việc thay đổi cấp dưỡng…khi li hôn.Quy định cụ thể vấn đề này sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc giải quyết yêu cầucấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn

1.2 Cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con

Nghĩa vụ của cha mẹ cho con phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ chăm sóc,nuôi dưỡng con Khi vợ chồng li hôn, họ không thể cùng nhau trực tiếp nuôicon Do vậy nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2000quy định: “Khi li hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niênhoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả nănglao động và không có tài sản nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con ”.Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP thì: “Đây là nghĩa vụ của cha mẹ, do

đó không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không,người không trực tiếp nuôi con vẫn phải cấp dưỡng nuôi con…” Theo quy địnhtrên thì điều kiện để cấp dưỡng khi cha mẹ li hôn bao gồm:

Thứ nhất: Đối tượng được cha mẹ cấp dưỡng bao gồm con đẻ và con nuôi

chung của hai vợ chồng Con được cấp dưỡng là con chưa thành niên hoặc nếu

đã thành niên thuộc diện tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khảnăng lao động và không có tài sản nuôi mình Theo nguyên tắc chung, cha mẹ cónghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con đã thành niên (đủ mười tám tuổi).Trong trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân

Trang 20

sự, không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình, thì cha mẹ vẫnphải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sứckhoẻ và có thể lao động tự túc được.

Thứ hai: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp

dưỡng nuôi con Trong trường hợp có phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹvới con khi li hôn, thì mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thoả thuận nếu không thoảthuận được thì do Toà án quyết định

Khác với loại nghĩa vụ cấp dưỡng khác, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con lànghĩa vụ của cha mẹ nên không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năngkinh tế hay không người không trực tiếp nuôi con vẫn phải thực hiện nghĩa vụcấp dưỡng của mình Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầungười không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lí do nào đó thì Toà án cần giảithích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con,nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con Nếu xét thấy việc họ không yêucầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi con thì Toàkhông buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con (Mục 11- Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP) Toà án tôn trọng sự thoả thuận của các bên nhưng dựa trên quyền lợicủa con cái Đây không phải là cơ sở để “ chấm dứt” nghĩa vụ cấp dưỡng củacha, mẹ đối với con, kể cả trong trường hợp đã công nhận việc cấp dưỡng nuôicon một lần Vì lợi ích của con, nếu sau này người được giao trực tiếp nuôi con

có yêu cầu thì vẫn có thể quyết định bên kia phải thực hiện nghĩa vụ nuôi con,bởi vì bản chất pháp luật giữa cha mẹ và con là không thể thoả thuận để “ khuớctừ” nghĩa vụ

* Mức cấp dưỡng nuôi con: Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chiphí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận.Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp

cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Toà án quyết định mức cấp dưỡng nuôicon hợp lí

* Phương thức cấp dưỡng: Do các bên thoả thuận định kì hàng tháng,hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần Trong trường hợp các bên không

Trang 21

thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kì hàngtháng Như vậy phương thức cấp dưỡng trong trường hợp này cũng tương tựnhư các trường hợp thông thường khác là dựa trên sự thoả thuận giữa các bên và

ưu tiên thực hiện cấp dưỡng theo định kì

Theo Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2000 thì khi điều kiện hoàn cảnh thayđổi hoặc khi thay đổi người trực tiếp nuôi con, thì các bên có thể thoả thuận thayđổi về người cấp dưỡng và phương thức cấp nuôi con trên cơ sở vì lợi ích củacon và theo Điều 92 của Luật thì khi li hôn con dưới ba mươi sáu tháng tuổi (banăm) được giao cho mẹ nuôi dưỡng, nếu các bên không thoả thuận khác Quyđịnh trên nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và các con khi cha mẹ li hôn,pháp luật quy định như vậy vì quyền lợi của con theo yêu cầu của một hoặc cảhai bên

2 Mức cấp dưỡng – Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

2.1 Mức cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 35 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “Mức cấp dưỡng

do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người đượcgiám hộ của người đó thoả thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế củangười có nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu hai bên không thoả thuận được thì yêu cầuToà án giải quyết.”

Như vậy mức cấp dưỡng sẽ do người được cấp dưỡng và người cấpdưỡng thoả thuận chỉ khi họ không thoả thuận được thì Toà án sẽ giải quyết.Việc quyết định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai điều kiện:

- Thứ nhất: Phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có

nghĩa vụ cấp dưỡng Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm toàn

bộ thu nhập của người đó, gồm có thu nhập theo lương và các thu nhập khácngoài lương, tức là thu nhập thực tế của người cấp dưỡng Trong các trường hợpthu nhập thực tế của người cấp dưỡng không ổn định thì mức thu nhập của họđược xác định là mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đó Trên cơ sởthu nhập, kết hợp với các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tếcủa người phải cấp dưỡng Khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng phản ánh

Trang 22

khả năng kinh tế họ Trong khi đó, khả năng kinh tế của người phải cấp dưỡng

cơ bản phụ thuộc vào thu nhập thực tế của họ (thu nhập do lao động mà có) Bêncạnh đó họ còn có những thu nhập khác không do lao động mà có như thu nhập

do được thừa kế, do trúng xổ số, do được lợi tự nhiên về tài sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP thì:

“Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại điều

51, 52 và 53 của Luật HN&GĐ là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuykhông có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sau khi trừ đi chi phí thôngthường cần thiết cho cuộc sống của người đó”

Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 70/2001/NĐ - CP quy định: “ Trongtrường hợp nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người, mà trong số đó cóngười có khả năng thực tế và người không có khả năng thực tế để thực hiệnnghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người có khả năngthực tế phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quyđịnh tại Điều 52 của Luật HN&GĐ”

Pháp luật quy định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tếcủa người cấp dưỡng để đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền lợicủa người được cấp dưỡng

- Thứ hai: Căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng Theo

khoản 2 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP thì: “Nhu cầu thiết yếu củangười được cấp dưỡng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật nàyđược xác định căn cứ vào các mức sinh hoặt trung bình tại địa phương nơi ngườiđược cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở,mặc, học, khám, chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để đảmbảo cuộc sống của người được cấp dưỡng”

Điều 53 cũng quy định về việc thay đổi mức cấp dưỡng khi có lí do chínhđáng và theo thoả thuận của các bên Nếu các bên không thoả thuận được thì yêucầu Toà án giải quyết Việc thay đổi mức cấp dưỡng có thể theo hướng tănghoặc giảm tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của người cấp dưỡng và người được cấpdưỡng Việc thay đổi mức cấp dưỡng phải trên cơ sở có lí do chính đáng Lí do

Trang 23

đó có thể là người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng lâm vào tình trạngkhó khăn hơn do bị bệnh tật, tai nạn, không còn việc làm nên không có lươnghoặc có thu nhập hợp pháp khác…

2.2 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Điều 50 của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Việc cấp dưỡng có thểthực hiện định kì hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc một lần”

Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định rất linh hoạt,mền dẻo Điều đó tạo điều kiện cho các bên dễ dàng thoả thuận lựa chọn cáchthức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.Thông thường nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện theo định kì Khoản 1 Điều

18 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP quy định: “Người có nghĩa vụ cấp dưỡng vàngười được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận về phươngthức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản Nghĩa vụ cấp dưỡngđược ưu tiên thực hiện theo phương thức định kì hàng tháng, hàng quý, nửa nămhoặc hàng năm”

Trong trường hợp đặc biệt, nếu người cấp dưỡng có khả năng thực tế vàngười được cấp dưỡng đồng ý, thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một lần.Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP, quy định: Việc cấp dưỡngđược thực hiện một lần trong các trường hợp sau:

- Do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của họ thoả thuận vớingười có nghĩa vụ cấp dưỡng

- Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ và được Toà án chấp nhận

- Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người

đó và được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡngthường xuyên có hành vi phá tán tài sản hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụcấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

- Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng li hôn mà có thểtrích từ phần tài sản của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Quy định này phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay, góp phần bảo vệthiết thực quyền lợi của người được cấp dưỡng, ngăn chặn hành vi phá tán tài

Trang 24

sản, trốn tránh, trì hoãn…thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người có nghĩa vụ,đồng thời bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng nhanh, gọn, hiệu quả.Ngoài ra tại Điều 19 của Nghị định số 70/2001/NĐ - CP thì : “Trong trường hợpngười được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tainạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cókhả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theoyêu cầu của người được cấp dưỡng”

Điều 54 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định: “Các bên có thể thoảthuận phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người cónghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khảnăng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà

án giải quyết” Quy định này nhằm đảm bảo tính khả thi của việc cấp dưỡng.Việc thoả thuận cấp dưỡng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản nêu rõ ngàyngười có nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu thực hiện nghĩa vụ, mức và phương thứcthực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, các thoả thuận khác về sự thay đổi mức hoặcphương thức cấp dưỡng

3 Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 61 Luật HN&GĐ năm 2000 nghĩa vụ cấp dưỡngchấm dứt trong các trường hợp sau:

- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động

- Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình

- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi

- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng

- Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng chết

- Bên được cấp dưỡng sau khi li hôn đã kết hôn với người khác

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ nhân thân có tính tài sản và thuộc loạinghĩa vụ có điều kiện Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi thoả mãn đồng thờicác điều kiện sau: Người cấp dưỡng và người được cấp không sống chung vớinhau; giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân,

Trang 25

huyết thống, nuôi dưỡng; người cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc đãthành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôimình là người túng thiếu khó khăn, đồng thời người phải cấp dưỡng phải làngười có khả năng cấp dưỡng Giả sử người được cấp dưỡng và người phải cấpdưỡng quay lai sống chung như trước, trong trường hợp này quan hệ cấp dưỡngchuyển thành quan hệ nuôi dưỡng Người phải cấp dưỡng đã tự mình chăm sóc,nuôi nấng người được cấp dưỡng đương nhiên quan hệ cấp dưỡng không cònnữa Hay như trường hợp khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khảnăng bằng lao động của mình để tạo ra thu nhập để nuôi bản, thì việc cấp dưỡng

là không cần thiết nữa, vì thế mà quan hệ cấp dưỡng cũng chấm dứt Quy địnhnày nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người cấp dưỡng cũng như người đượccấp dưỡng Vì vậy nghĩa vụ cấp dưỡng giữa người cấp dưỡng với người đượccấp dưỡng không tồn tại mãi Nó sẽ chấm dứt khi rơi vào một trong các trườnghợp trên

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Khác
5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
6. Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Khác
7. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/HĐ - HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Khác
8. Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa số 97/SL ngày 22/5/1950 Khác
9. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân 2004, từ trang 61 đến trang 72 và từ trang197 đến 226 Khác
10.Phạm Xuân Linh, Bàn về chế định nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 9 (1974) – 2006, từ trang 46 đến trang 49 Khác
11.Nguyễn Thanh Hồng, Vấn đề bồi thường khoản tiền cấp dưỡng trong các vụ tai nạn giao thông theo Bộ Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 4/2002, từ trang 24 đến trang 28 Khác
12.Thạc sĩ Ngô Thị Hường, Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn, Tạp chí Luật học số 3 chuyên đề tháng 3/2003, từ trang 38 đến trang 40 Khác
13. Thạc sĩ Ngô Thị Hường, Mối quan hệ giữa nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, từ trang 13 đến trang 18 Khác
14. Thạc sĩ Phan Thị Vân Hương, Cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí Tòa án nhân dân số 6 tháng 3/2004, từ trang 21 đến trang 24 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w