Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn (Trang 26 - 27)

Ở Việt Nam trong những năm gần đây khi tình hình kinh tế – xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ thì tình trạng li hôn diễn ra ngày càng phổ biến.

Nhìn chung, tỷ lệ li hôn trong nước có chiều hướng ngày càng tăng và tập trung ở những tỉnh có người đi xuất khẩu lao động nhiều. Ví dụ: Tỉnh Thái Bình năm 2005 có 960 vụ li hôn, giải quyết được 890 vụ đạt 92,7%; năm 2006 có 1012 vụ li hôn trong đó giải quyết được 932 vụ, đạt 92%. Trong khi đó Tỉnh Hà Nam năm 2005 có 334 vụ giải quyết được 304 vụ đạt 91%; năm 2006 cũng có 334 vụ giải quyết 308 vụ đạt 92,2%.

Xét về mặt xã hội, li hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội. Từ góc độ pháp luật, việc Toà án giải quyết cho vợ chồng li hôn dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định: chấm dứt quan hệ vợ chồng, đồng thời Toà án cần giải quyết các vấn đề về chia tài sản giữa vợ chồng, quyết định cấp dưỡng vợ hoặc người chồng trong trường hợp gặp khó khăn, túng thiếu sau khi li hôn và vấn đề cấp dưỡng nuôi con.Khi vợ chồng li hôn thường kèm theo các yêu cầu mà phần lớn là các yêu cầu về chia tài sản chung, về con cái…yêu cầu về cấp dưỡng có nhưng không nhiều.

Ví dụ: Huyện Từ Sơn - Bắc Ninh

Năm 2005 có 4/48 vụ chiếm 4,93%. Trong đó số vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng có 1 vụ, cha mẹ cấp dưỡng nuôi con có 3 vụ.

Năm 2006 có 9/95 vụ chiếm 2,1%. Trong đó 9 vụ đều là cấp dưỡng của cha mẹ cho con.

Huyện Thọ Sơn - Thanh Hoá

Năm 2005 có 1/36 vụ chiếm 2,77%. Đây là trường hợp cha mẹ cấp dưỡng nuôi con.

Năm 2006 không có vụ nào về cấp dưỡng

Tại Toà án Tỉnh Thanh Hoá năm 2006 có 3/42 vụ chiếm 7,14%. Trong đó có 1 vụ là con cấp dưỡng cho cha mẹ, 2 vụ còn lại là cha mẹ cấp dưỡng cho con.

Yêu cầu về cấp dưỡng nuôi con không nhiều có thể vì nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Khi li hôn đối với người mẹ hay cha phải thực hiện trách nhiệm

và nghĩa vụ nuôi con trong âm thầm chịu đựng, không đòi hỏi cấp dưỡng vì quan niệm rằng một khi tình cảm, điều thiêng liêng nhất trong hôn nhân, mục tiêu và nền tảng của hạnh phúc gia đình không còn nữa thì vật chất có nghĩa lí gì, tư tưởng tự ái cho rằng dù không cần sự trợ cấp họ vẫn có thể nuôi dạy con cái tốt và vẫn có thể lo được cho cuộc sống của bản thân. Mặc khác họ cũng không muốn gây xáo trộn đời sống mớicủa người chồng hay vợ cũ.

Thứ hai: Trong quan niệm của người chồng hay vợ có trách nhiệm cấp

dưỡng lại nghĩ rằng: Dù quan hệ vợ chồng đã chấm dứt nhưng quan hệ của họ và các con không thể vì lí do đó mà chấm dứt theo. Vì những lí do nhất định họ không có điều kiện trực tiếp chăm sóc con cái. Do vậy mà họ tự nguyện đóng góp một phần nào đấy để bù đắp mất mát của con cái họ.

Vì những nguyên nhân đó mà yêu cầu về cấp dưỡng khi vợ chồng li hôn ít xảy ra hơn so với các yêu cầu khác. Mặc dù ít xảy ra nhưng vẫn có và qua xem xét tình hình cấp dưỡng khi vợ chồng li hôn trong nước hiện nay, ta thấy vấn đề này vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về cấp dưỡng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn (Trang 26 - 27)