Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn (Trang 46 - 48)

3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng khi li hôn 1 Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con

3.5.Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật

Nhằm ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong việc cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng li hôn như: Trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ… đảm bảo mục đích của việc cấp dưỡng nuôi con một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết là công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc cấp dưỡng nuôi con. Công tác đó cần được thực hiện một cách thường xuyên theo định kì hoặc tiến hành đột xuất khi có dư luật, hay có đơn tố cáo của quần chúng nhân dân.

Để đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn các vấn đề liên quan đến việc cấp dưỡng nuôi con được chính xác, đúng đắn và có hiệu quả, vấn đề đặt ra là nâng cao năng lực cán bộ có liên quan đến việc cấp dưỡng nuôi con, đề cao trách nhiệm “ chí công vô tư” không ngại khó khăn khi xác minh sự việc. Trong quá trình cưỡng chế thi hành án cần có sự phối hợp của các cơ quan như Viện kiểm sát, cơ quan Công an, cơ quan thi hành án đưa ra những biện pháp thoả đáng buộc người phải thi hành án thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ cấp dưỡng.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng li hôn được tiến hành và đẩy mạnh để làm cho quần chúng nhân dân hiểu rõ mục đích và ý nghĩa về các vấn đề có liên quan đến việc cấp dưỡng nuôi con. Do đó, tạo được sự đồng tình, ủng hộ và mọi người có thái độ đúng đắn, nhận thức đầy đủ các vấn đề về cấp dưỡng nuôi con. Trên cơ sở đó giúp mọi người ý thức quyền lợi của mình và bảo vệ quyền lợi chính đáng của của các bên trong quan hệ cấp dưỡng đặc biệt là quyền lợi của người con.

KẾT LUẬN

Trên đây là những nội dung cơ bản của khoá luận tốt nghiệp: “ Một số

vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn”.

Chế định cấp dưỡng là một chế định có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình. Không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà đây đã và đang là vấn đề của toàn cầu. Chế định cấp dưỡng đã góp phần vào việc đảm bảo cho cuộc sống của người được cấp dưỡng, đặc biệt đối với những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có năng lực hành vi dân sự, bị tàn tật trong trường hợp cha mẹ li hôn. Đảm bảo cho các em được chăm sóc, nuôi dưỡng được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần dù không được sống cùng cả cha và mẹ trong một gia đình. Ngoài ra, chế định cấp dưỡng còn là phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người phải cấp dưỡng trong quan hệ cấp dưỡng, qua việc xác lập quan hệ cấp dưỡng giữa người được cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng.

Vấn đề cấp dưỡng được quy định khá cụ thể và đầy đủ trong Luật HN&GĐ năm 2000 và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng cho con khi vợ chồng li hôn, cấp dưỡng giữa vợ và chồng.

Tuy nhiên, cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế đã tác động vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ cấp dưỡng nói riêng. Một số quy định của pháp luật đã không còn phù hợp với thực tế, một số vấn đề còn chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ, đòi hỏi pháp luật về cấp dưỡng cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tế. Cùng với đó, chúng ta cần tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát về cấp dưỡng trên thực tế và nâng cao trách nhiệm, năng lực chuyên môn của cán bộ có thẩm quyền, phải chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về cấp dưỡng, đặc biệt là cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng li hôn để mọi tầng lớp nhân dân có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vấn đề này và ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc cấp dưỡng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn (Trang 46 - 48)