0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Vướng mắc về vấn đề thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG TRONG TRƯỜNG HỢP LI HÔN (Trang 28 -31 )

2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng khi li hôn

2.1. Vướng mắc về vấn đề thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Điều 56 Luật HN&GĐ 2000 quy định: “Khi li hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

Mức cấp dưỡng cho con do cha mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.

Vấn đề đặt ra là khi vợ chồng li hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con theo quy định tại điều luật này, mà mức cấp dưỡng cho con cũng như thời gian cấp dưỡng nuôi con nếu cha mẹ không thoả thuận được thì Toà án sẽ giải quyết như thế nào về thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định hoặc hướng dẫn về vấn đề này. Điều này đã dẫn đến việc Toà án khi giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con chưa có sự thống nhất và chưa phù hợp, không đảm bảo quyền lợi của con trong rất nhiều trường hợp. Thực tiễn xét xử có Toà cho rằng, thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con là ngày tuyên án, có Toà lại tuyên thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con là ngày án có hiệu lực pháp luật, hoặc không tuyên là thời điểm nào thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Ví dụ: TAND huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã xét xử sơ thẩm vụ án li hôn giữa chị Nguyễn Ngọc Tân và anh Nguyễn Tiến Điệp.

Nội dung: Chị Tân và anh Điệp kết hôn năm 2002. Quá trình chung sống vợ chồng hoà thuận hạnh phúc và sinh được một đứa con chung là cháu Nguyễn Xuân Tâm hiện nay 28 tháng tuổi. Tháng 4/2005 phát sinh mâu thuẫn do tính tình không hợp. Chị Tân làm đơn xin li hôn và yêu cầu được nuôi con và yêu

cầu anh Điệp phụ cấp nuôi con chung mỗi tháng 100.000 đồng. Anh Điệp đồng ý li hôn và cũng muốn nuôi con, không yêu cầu chị Tân cấp dưỡng nuôi con.

Tại bản án số 51/2006/HNGĐ ngày 3/3/2006. TAND Huyện Thuỷ nguyên, thành phố Hải Phòng đã ra quyết định: Áp dụng Điều 27, Điều 13 Bộ Luật tố tụng dân sự và Điều 89, Điều 91, 94 Luật HN&GĐ năm 2000.

Xử : Chị Nguyễn Ngọc Tân và anh Nguyễn Tiến Điệp được li hôn.

Về con chung: Giao cho chị Nguyễn Ngọc Tân nuôi con tên là: Nguyễn Đức Xuân Tâm sinh ngày 08/11/2003. Anh Điệp cấp dưỡng nuôi con chung cùng chị Tân mỗi tháng 100.000 đồng kể từ tháng 03/2006 đến khi con trưởng thành.

Trong trường hợp trên cả hai anh chị Tân và Điệp đều muốn nuôi con, Toà án huyện Thủy Nguyên đã xử cho chị Tân nuôi con là đúng vì theo quy định Luật HN&GĐ năm 2000 khoản Điều 92 thì “ con dưới ba mươi sáu tháng tuổi phải được người mẹ chăm sóc, nếu hai bên không có thoả thuận khác” , Toà án huyện Thuỷ Nguyên đã đưa ra quyết định như vậy là nhằm bảo vệ quyền lợi của cháu Nguyễn Đức Xuân Tâm.Trong trường hợp này thì thời điểm anh Điệp cấp dưỡng nuôi con bắt đầu từ tháng 3/2006.

Nhưng trong trường hợp Toà án công nhận sự thoả thuận của các bên khi li hôn, đa phần thời gian bắt đầu cấp dưỡng nuôi là ngày Toà án đưa ra quyết định công nhận sự thuận tình li hôn.

Ví dụ: Trong quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự của TAND thành phố Hạ Long ngày 28/4/2006, bản án số 56/2006/DS - ST, giữa chị Hoàng Thị Thuý Hà và anh Trần Văn Nam.

Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận về việc nuôi con và đóng phí tổn nuôi con chung như sau:

Giao cháu Trần Nhật Phong và cháu Trần Hoàng Tùng cho chị Hoàng Thị Thuý Hà trực tiếp nuôi dạy đến tuổi trưởng thành, anh Nam có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) để chị Hà nuôi dạy con chung. Anh Nam được quyền đi lại thăm nom con chung không ai có quyền cản trở.

. …Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định.

Theo như quyết định trên của Toà án thì anh Nam phải cấp dưỡng nuôi con là ngày quyết định này có hiệu lực ngày 28/4/2006.

Có nhiều ý kiến cho rằng việc quy định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con là không cần thiết bởi cấp dưỡng là yếu tố xuất phát từ tình cảm, cha mẹ luôn muốn con mình có cuộc sống đầy đủ vì vậy mà họ nghĩ không cần có quy định thì họ cũng tự nguyện, tự giác thực hiện trách nhiệm của mình. Nhưng thực tế, mấy năm gần đây đã chứng minh điều ngược lại. Sau khi li hôn, người cha hoặc mẹ đã không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình phải đến khi cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định cưỡng chế, buộc họ phải thực hiện trách nhiệm của mình lúc ấy việc cấp dưỡng mới được thực hiện, thậm chí nhiều trường hợp vẫn trốn tránh. Việc cha hoặc mẹ không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con của mình có thể do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

Thứ nhất: Tuy cha hoặc mẹ phải cấp dưỡng có địa chỉ rõ ràng, có việc và

có thu nhập ổn định, có điều kiện kinh tế, có khả năng tài chính nhưng không chịu cấp dưỡng nuôi con vì nguồn thu nhập của họ bị người vợ hoặc chồng mới quản lý chặt chẽ, không cho họ sử dụng để lo việc cấp dưỡng nuôi con riêng của họ sau khi đã li hôn. Có lẽ vì quan niệm rằng sự ràng buộc này duy trì lâu sẽ bất lợi cho họ, cũng có thể nảy sinh sự ghen tuông, ganh ghét, đặt họ vào các mối nghi ngờ “ tình cũ không rủ cũng tới”.

Thứ hai: Cũng có trường hợp, cha hoặc mẹ phải cấp dưỡng cho con sau

khi li hôn do làm ăn thua lỗ, phá sản, do đó mà không có tiền cấp dưỡng nuôi con, tuy lương tâm họ không có ý định lẩn tránh trách nhiệm.

Như vậy, trên thực tế chỉ có những đứa trẻ vô tội sau khi cha mẹ li hôn phải chịu nhiều thiệt thòi nhiều nhất. Số tiền trợ cấp từ cha hoặc mẹ các cháu không chỉ có ý nghĩa bảo đảm cuộc sống hàng ngày trong việc ăn học và các chi phí sinh hoặt mà còn là tình cảm từ cha hoặc mẹ sau khi họ đã li hôn. Thiếu sự trợ cấp chính đáng này, các cháu sẽ bị tổn thương và có thể xuất hiện tâm lý oán trách các bậc sinh thành, tủi thân và dễ tạo cho các cháu yếu tố tâm lý dẫn vào

con đường hư hỏng và không ít trường hợp trẻ em phạm pháp từ các nguyên nhân này.

Luật HN&GĐ cùng các văn bản hướng dẫn cần đưa ra các quy định cụ thể hơn về thời điểm bắt đầu cấp dưỡng để các Toà án trong quá trình xét xử sẽ đưa ra các phán quyết chính xác về thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con nhằm bảo vệ quyền lợi của con nhất là trong trường hợp cha hoặc mẹ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, lúc đó cơ quan thi hành án dân sự mới có cơ sở, căn cứ xác định để buộc người phải cấp dưỡng thi hành nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG TRONG TRƯỜNG HỢP LI HÔN (Trang 28 -31 )

×