Vấn đề cấp dưỡng giữa bố dượng hoặc mẹ kế của con riêng của vợ hoặc chồng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn (Trang 43 - 44)

3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng khi li hôn 1 Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con

3.3. Vấn đề cấp dưỡng giữa bố dượng hoặc mẹ kế của con riêng của vợ hoặc chồng

chồng

Luật HN&GĐ 2000 có quy định nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa bố dượng hoặc mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng nhưng lại không có quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa họ khi họ không sống chung. Theo tôi Luật HN&GĐ cũng như các văn bản có liên quan cần có quy định cụ thể và giải thích rõ hơn cũng như bổ sung thêm về chế định con riêng và cấp dưỡng đối với con riêng một cách đầy đủ như sau: Con riêng của bố dượng mẹ kế và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa những người này.

Tuy nhiên, việc quy định bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi li hôn ngoài đáp ứng các điều kiện như: Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, thì phải xét tới việc giữa bố dượng, mẹ kế phải có thời gian sống chung

với con riêng khá dài. Đồng thời, con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng đã có công lao chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế như cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi của mình theo các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình trong một thời gian dài mà họ không được ai cấp dưỡng khi đã hội đủ điều kiện để được cấp dưỡng. Chứ hoàn toàn không phải mọi trường hợp con riêng của bố dượng mẹ kế đều được bố dượng, mẹ kế khi li hôn cấp dưỡng cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng, mà thời gian sống chung quá ít hoặc công sức chăm sóc lẫn nhau chưa nhiều, nay vì bố dượng, mẹ kế chấm dứt hôn nhân, nên không còn sống chung với bố dượng hoặc mẹ kế nữa.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w