Vướng mắc trong trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi li hôn

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn (Trang 38 - 41)

2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng khi li hôn

2.4. Vướng mắc trong trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi li hôn

riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi li hôn

Bố dượng, mẹ kế là những người chồng hay vợ mới của cha hoặc mẹ của con. Mối quan hệ giữa bố dượng hay mẹ kế với con riêng của vợ hay chồng không phải là mối quan hệ huyết thống.

Sau khi vợ chồng li hôn, người vợ hay chồng tiếp tục tìm và xây dựng hạnh phúc với người đàn ông hay đàn bà khác để tạo dựng 1 gia đình mới. Gia đình mới này cũng tồn tại những mối quan hệ cha mẹ và con, trong đó con riêng cũng nhận được sự chăm sóc, quan tâm và yêu thương từ phía bố dượng hay mẹ kế. Hiện nay, trong các quy định của pháp luật chưa có quy định cụ thể đầy đủ về các trường hợp cấp dưỡng của bố dượng mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi li hôn không sống chung với nhau nữa. Mà mới quy định tại Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2000 về nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng. Trên thực tế, trong quá trình xét xử vụ

án li hôn có yêu cầu cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hay con riêng của chồng Toà án không tìm được quy định pháp luật cụ thể để đưa ra phán quyết chính xác.

Ví dụ: Chị Phạm Thị M và anh Vũ Văn Đ chung sống với nhau có đăng kí kết hôn năm 1996 tại Uỷ ban nhân dân phường HH – HL. Trước khi kết hôn anh Vũ Văn Đ đã có vợ và đã li hôn. Chị Phạm Thị M cũng có chồng nhưng đã chết, đồng thời chị cũng có một người con được 3 tuổi tên là Trần Thị H (con của chồng trước). Cuộc sống vợ chồng giữa anh Đ và chị M hoà thuận, hạnh phúc và trong thời gian này anh chị đã có một người con chung tên là Vũ Văn Q. Đến năm 2005 thì mâu thuẫn trầm trọng. Chị Phạm Thị M viết đơn xin li hôn. Trong đơn chị yêu cầu nuôi hai con là cháu: Trần Thị H và cháu Phạm Văn Q. Chị có yêu cầu anh Phạm Văn Đ cấp dưỡng nuôi 2 cháu mỗi tháng 500.000 đồng. Anh Vũ Văn Đ chấp nhận yêu cầu cấp dưỡng nuôi con chung là cháu Vũ Văn Q nhưng không chấp nhận cấp dưỡng nuôi cháu Trần Thị H vì anh cho rằng cháu H không phải là con ruột của anh nên anh không có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu H.

Trong quá trình xét xử vụ án li hôn này, TAND thành phố H Tỉnh Q có giải thích với anh Đ việc cấp dưỡng nuôi con riêng là cháu Trần Thị H như sau: Theo quy định của pháp luật tại Điều 38 thì giữa bố dượng và con riêng có quyền và nghĩa vụ như giữa bố với con đẻ do vậy mà khi anh chị li hôn anh Đ nên cấp dưỡng nuôi cháu H. Nhưng anh Đ không chấp nhận yêu cầu cấp dưỡng nuôi cháu H. Anh cho rằng yêu cầu đó hết sức vô lí và nếu buộc phải cấp dưỡng nuôi H, anh xin nhận nuôi cháu Vũ Văn Q và không yêu cầu chị M cấp dưỡng nuôi con. Chị M không đồng ý để anh Đ nuôi con và theo nguyện vọng của cháu Vũ Văn Q cháu muốn ở với mẹ.

Trong bản án số 57/2006/ HNGĐ của TAND thành phố H Tỉnh Q ngày 30/10/2006 đã ra quyết định: Xử cho chị Phạm Thị M và anh Vũ Văn Đ li hôn. Về con giao cho chị Phạm Thị M nuôi con chung và anh Vũ Văn Đ có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chung 300.000 đồng/tháng. Anh Vũ Văn Đoàn

không phải cấp dưỡng nuôi con riêng là cháu Trần Thị H (Do chị Phạm Thị M đã đồng ý rút lại yêu cầu đòi anh Đ cấp dưỡng nuôi cháu).

Vậy giả sử trong trường hợp chị M cương quyết buộc anh Đ cấp dưỡng nuôi cháu Trần Thị H thì Toà án sẽ giải quyết thế nào? Toà án sẽ căn cứ vào quy định nào của pháp luật để buộc anh Đ phải cấp dưỡng nuôi cháu H hoặc từ chối yêu cầu cấp dưỡng nuôi con riêng của chị M.

Trên thực tế, giữa con riêng của vợ hoặc chồng với bố dượng hay mẹ kế đã có thời gian quan tâm, chăm sóc lẫn nhau khá dài, giống như trường hợp cha mẹ đẻ sống chung với con đẻ hoặc cha mẹ nuôi với con nuôi. Mà khi con riêng với bố dượng và mẹ kế vì lí do khác nhau không còn sống chung với bố dượng, mẹ kế nữa khi li hôn, mà những người con riêng này lại không được hưởng cấp dưỡng của bố dượng mẹ kế thì chưa thoả đáng. Mặc dù không có mối quan hệ máu mủ ruột thịt nhưng khi cùng sống dưới một mái nhà thì giữa họ cũng đã nảy sinh những tình cảm gắn bó, thân thiết như ruột thịt với nhau. Thậm chí có những người bố dượng hay mẹ kế còn thương yêu con riêng hơn cả người cha mẹ ruột của con riêng, và cũng có trường hợp con riêng dành tình cảm của mình cho bố dượng mẹ kế như dành tình cảm cho cha mẹ ruột của mình.

Ví dụ: Chị Hoàng Thị H và anh Nguyễn Xuân C kết hôn năm 2000. Trước khi kết hôn chị Nguyễn Thị H đã có một người con riêng tên là Hoàng Thị V sinh năm 1995. Quá trình chung sống vợ chồng hoà thuận, hạnh phúc và đã có một người con chung tên Nguyễn Thị M. Đến tháng 6/2005 thì phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân do tính tình không, nghi ngờ nhau về lòng chung thuỷ, dẫn đến vợ chồng thường xuyên va chạm lẫn nhau. Anh Nguyễn Xuân C và chị Hoàng Thị H đã làm đơn thuận tình li hôn gửi đến Toà án huyện T Tỉnh T. Trong đơn anh C có trình bày: Anh và chị Hoàng Thị H có 2 người con, con chung tên là Nguyễn Thị M và con riêng tên là Hoàng Thị V. Hiện nay hai cháu đang ở với chị Hoàng Thị H. Do anh thường xuyên đi làm ăn xa nên không có điều kiện trực tiếp chăm sóc hai cháu, trong trường hợp li hôn anh xin được cấp dưỡng nuôi hai cháu mỗi tháng 1000.000 đồng. Mặc dù cháu Hoàng Thị V không phải là con ruột của anh nhưng trong quá trình chung sống cùng chị

Hoàng Thị H anh C đã luôn coi cháu như con ruột của mình. Nay anh chị li hôn do bất đồng quan điểm, không thể vì thế mà mối quan hệ cha con từ trước đến nay cũng chấm dứt theo. Anh xin được cấp dưỡng nuôi cháu Hoàng Thị V cũng như cháu Nguyễn Thị M đến khi hai cháu trưởng thành.

Tại quyết định số 165/QĐHGT ngày 18/11/2006 TAND huyện T Tỉnh T đã quyết: Công nhận sự thuận tình li hôn giữa anh Nguyễn Xuân C và chị Hoàng Thị H. Công nhận sự thoả thuận về nuôi con, giao cho chị Hoàng Thị H nuôi hai cháu là cháu Hoàng Thị V và cháu Nguyễn Thị H. Hàng tháng anh Nguyễn Xuân C có trách nhiệm đóng góp nuôi con mỗi tháng 1000.000 đồng đến khi hai cháu tròn 18 tuổi.

Qua vụ việc trên có thể rằng không phải người bố dượng hay mẹ kế nào cũng từ chối cấp dưỡng nuôi con riêng.

Luật HN&GĐ nên đưa ra các quy định cụ thể về việc cấp dưỡng nuôi con riêng giữa bố dượng, mẹ kế để trách tình trạng Toà án khi xét xử không có căn cứ pháp luật trong trường hợp giải quyết yêu cầu cấp dưỡng giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng. Việc quy định bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi li hôn và ngược lại con riêng cũng có nghĩa vụ chăm sóc bố dượng, mẹ kế điều này hoàn toàn phù hợp với phong tục, tập quán và đạo đức của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w