1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam

52 755 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 294,5 KB

Nội dung

Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử A. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới của đất nước ta đang diễn ra rất mạnh mẽ, sôi động trên mọi lĩnh vực, vấn đề đào tạo con người đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay đặt ra cấp thiết. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng. Chính vì vậy mà Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII đã chỉ rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu và khẳng định mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”. Ngày nay do sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, những biến động to lớn về chính trị - xã hội, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự hợp tác khu vực ngày càng trở thành yếu tố quyết định sự phát triển của lịch sử nhân loại. Một dân tộc lãng quên quá khứ, dân tộc đó tất sẽ bị diệt vong. Hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới không có nghĩa là quên đi cội nguồn của mình mà phải “đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc”. Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông có vị trí rất quan trọng trong việc đào tạo con người. Với tư cách là một môn khoa học, lịch sử có vai trò quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục học sinh trở thành một con người toàn diện. Môn lịch sử có nhiều ưu thế trong giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, thế giới quan khoa học,… cho học sinh như: giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ…Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét trong đấu tranh giai cấp mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân. Bởi vì lịch sử chính là “cô giáo của 1 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử cuộc sống”, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng dân tộc của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trước thực trạng dạy học lịch sử hiện nay, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải cải tiến phương pháp dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu đào tạo. Một biện pháp quan trọng đó là sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có sử dụng những mẩu chuyện lịch sử nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến nay có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Đây là thời kì nhân dân hai miền Nam Bắc thực hiện hai chiến lược khác nhau và sau khi thống nhất đất nước cả nước cùng bước vào thời kì đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân dân miền Bắc vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH, vừa đấu tranh chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và hết lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn. Nhân dân miền Nam anh dũng đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới thống nhất nước nhà. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã đưa nhân dân Việt Nam vào thời kì lịch sử mới, thời kì cả nước xây dựng CNXH. Dân tộc Việt Nam từ đây được làm chủ vận mệnh của mình. Cả nước tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước được đề ra từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Có thể nói trong giai đoạn này gắn với mỗi bước phát triển của lịch sử là những sự kiện, nhân vật – những câu chuyện lịch sử. Những câu chuyện lịch sử có tác dụng cụ thể hóa kiến thức, giúp các em tái hiện quá khứ một cách chân thực, tránh hiện đại hóa lịch sử. Đồng thời có tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành trong các em lý tưởng sống cao đẹp và ý thức trách nhiệm của mình với quê hương đất nước, tin tưởng vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác đã lựa chọn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả bài học, nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh và vận dụng nó trong bài dạy một cách tốt nhất, em mạnh dạn đi sâu 2 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử vào tìm hiểu việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn 1954 đến nay. Qua đó người viết cũng mạnh dạn đưa ra một số phương pháp sử dụng các mẩu chuyện để bài học lịch sử đạt hiệu quả tốt nhất. 2. Lịch sử vấn đề Trong những năm gần đây, nhiều tác giả trên thế giới – các nhà giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học. Trong phạm vi dạy học bộ môn đã có hai hội nghị giáo dục bàn về biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Nhiều bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu giáo dục…Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã nêu lên hệ thống lý luận và thực tiễn, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả bài học lịch sử. Ngoài nước, vấn để sử dụng tài liệu tham khảo trong đó việc sử dụng tài liệu về những câu chuyện lịch sử để cụ thể hóa lịch sử được đề cập đến trong nhiều chương trình nghiên cứu. Thành công nhất phải kể đến tiến sỹ khoa học N.Đ.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”. Ông đã đề cập đến tính đa dạng của kiến thức và cần thiết phải trang bị cho giờ học các phương tiện dạy học, sử dụng tài liệu tham khảo khác như một nguồn kiến thức để cụ thể hóa kiến thức trong sách giáo khoa nhằm “gây hứng thú với giờ học”. Để có một giờ học tốt người giáo viên phải kết hợp được nhiều khâu khác nhau, quan trọng nhất là tham khảo các tài liệu để làm cho nội dung bài giảng phong phú, chính xác . Ở Việt Nam trong cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt cũng đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử, các tác giả đã xem tài liệu tham khảo như một nguồn kiến thức để minh họa và làm phong phú thêm sách giáo khoa. Đặc biệt trong các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” cũng đánh giá cao vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo, có tác dụng cụ thể hóa một số sự kiện lịch sử. Phan Ngọc Liên (CB), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập II, NXB ĐHSP, H, 2002 cho rằng: bên cạnh 3 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh cũng có vị trí ý nghĩa nhất định. Việc sử dụng tài liệu tham khảo giúp cho học sinh có cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành các khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử. Nguyễn Thị Côi trong “Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông”, NXB ĐHSP, H, 2006 cho rằng: Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm lịch sử cho học sinh. Đồng thời các tác giả cũng đề cập đến nguyên tắc và phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong các tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, các tác giả đã khẳng định vai trò của tài liệu tham khảo cũng như sự cần thiết phải sử dụng nó trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Đặc biệt là một số luận án PTS, khóa luận tốt nghiệp đại học cũng đề cập đến vần đề này và vận dụng lý luận về sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử, coi đó là một biện pháp nâng cao hiệu quả bài học. Song vẫn chưa có một luận án hay khóa luận tốt nghiệp nào đi sâu vào tìm hiểu tài liệu về sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu lịch sử để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tương lịch sử, đề tài đi sâu vào tìm hiểu về những mẩu chuyện lịch sử giai đoạn 1954 đến nay và đề xuất các phương pháp sử dụng trong dạy học. *Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu lịch sử nói chung, tài liệu về mẩu chuyện lịch sử nói riêng để cụ thể hóa các sự kiện hiện tượng lịch sử. 4 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử - Khai thác nội dung cơ bản của lịch sử 1954 đến nay, xác định những mẩu chuyện lịch sử cần giới thiệu cho học sinh. - Đề xuất một số phương pháp về sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến nay. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, những nguyên tắc của dạy học hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và chính phủ qua các văn kiện, nghị quyết của các kì Đại hội, của Bộ chính trị về cải cách giáo dục, dựa trên lý luận về giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch sử. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các tài liệu lịch sử, tài liệu lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và Hồ Chí Minh, các nghị quyết về cải cách giáo dục, về mục tiêu giáo dục và đào tạo. Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục lịch sử và các tài liệu lịch sử có liên quan đến đề tài. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: đề tài nhằm làm phong phú và nâng cao trình độ nhận thức của bản thân về lý luận dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng cũng như phương pháp sử dụng tài liệu về những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử. Kết quả của đề tài không chỉ khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông mà còn lý giải nghiên cứu việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử ở mỗi bài học lịch sử cụ thể trong giai đoạn 1954 đến nay nhằm nâng cao hiệu quả bài học. - Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu đề tài nhằm giúp bản thân nâng cao trình độ hiểu biết thực tiễn dạy học lịch sử ở trương phổ thông. Qua đó có khả năng 5 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử vận dụng tài liệu tham khảo vào thực tiễn quá trình dạy học thực tập và giảng dạy sau này. 6. Giới hạn của đề tài Nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông vô cùng phong phú và đa dạng. Do thời gian và trình độ bản thân có hạn, đề tài chỉ đi sâu vào sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến nay. Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài II. Quan niệm về hiệu quả bài học III. Vai trò ý nghĩa của việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT đối với hiệu quả bài học. Chương II: Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bài học. I. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay. II. Những mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay III. Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bài học. 6 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử B. PHẦN NỘI DUNG Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trương THPT. I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lý luận a) Đặc trưng bộ môn Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục trong nhà trường phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đaị hóa: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần vào đào tạo thế hệ trẻ trong đó có lịch sử. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim có tác dụng không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ khơi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện hội nhập với thế giới. Do đặc trưng của bộ môn: lịch sử mang tính quá khứ, là những sự kiện đã xảy ra, không thể quan sát trực tiếp được lịch sử quá khứ mà chỉ nhận thức chúng một cách gián tiếp thông qua nguồn tài liệu; lịch sử không lặp lại mà chỉ diễn ra một lần duy nhất, càng không thể diễn ra trong phòng thí nghiệm như những bộ môn khoa học khác. Lịch sử mang tính cụ thể vì mỗi sự kiện bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và con người nên khi trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể, sinh động, có hình ảnh bao nhiêu thì càng hấp dẫn và hứng thú bấy nhiêu; … Để đảm bảo quá trình nhận thức của học sinh được toàn diện thì bài giảng của giáo viên phải đảm bảo tính khoa học, tính cụ thể, tính hình ảnh, tính sinh động của các sự kiện lịch sử. Do những đặc trưng trên của bộ môn lịch sử ta nhận thấy trong giảng dạy lịch sử ngoài sách giáo 7 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử khoa là tài liệu cơ bản thì việc sử dụng tài liệu tham khảo cũng là một nguồn kiến thức cần thiết, quan trọng giúp các em nắm sâu kiến thức lịch sử, làm cơ sở cho việc bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, phát triển năng lực nhận thức học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông. Trong đó có sử dụng tài liệu tham khảo là những mẩu chuyện lịch sử. Những mẩu chuyện về sự kiện, nhân vật phản ánh một mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc. Nó có tác dụng làm cụ thể hóa, sáng tỏ nội dung lịch sử. Khi giảng về cuộc sống gian khổ của Bác Hồ trong quá trình đi tìm đường cứu nước, hay trong thời gian ở PácBó, giáo viên không dùng những từ chung chung như “khó khăn”, “gian lao vất vả” mà dựa vào một tư liệu để xây dựng một mẩu chuyện lịch sử dưới dạng một bài tường thuật về một ngày lao động của Nguyễn Ái Quốc trên tàu Latusơ – Tơrevin: “Hàng ngày, Thành phải cọ rửa gian bếp lớn trên tàu, sau đó nhóm lò, rồi khuân than, kéo theo theo những sọt rau quả, thịt cá, nước đá…từ dưới hầm tàu lên. Có lần trong lúc giông bão, Thành đang kéo một sọt nặng trên boong thì một đợt sóng lớn chồm tới, cuốn lấy thân thể mảnh dẻ của anh, và suýt lôi anh xuống biển. Thật may mắn, vào khoảnh khắc cuối cùng thì anh bám được vào dây cáp và nhờ đó thoát chết…” 1 . Đoạn tường thuật dựa vào tài liệu nêu trên không chỉ tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể, sinh động và hấp dẫn về khó khăn mà Bác Hồ đã trải qua trên đường đi tìm đường cứu nước, mà còn có tác dụng giáo dục sâu sắc về tấm gương của Bác Hồ để các em noi theo. Đặc biệt sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong giai đoạn 1954 đến nay: 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với biết bao sự kiện, con người mà xung quanh là những câu chuyện lịch sử sẽ giúp các em hiểu rõ lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc và tinh thần lao động của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. b) Đặc điểm nhận thức học sinh 1 Xem Trần Dật Tiên: Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, in lần thứ hai, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 13 – 16. 8 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử Hoạt động nhận thức của con người diễn ra theo qui luật từ nhận thức giản đơn đến nhận thức phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất. Quá trình tiếp thu chân lý phải trải qua nhiều giai đoạn: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhận thức đối với sự vật, của nhận thức đối với hiện thực khách quan”. Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh bắt đầu từ quan sát (tri giác) tài liệu, từ đó nhớ, hiình dung lại để hình thành những mối liên hệ tạm thời tương ứng (biểu tượng). Biểu tượng là dấu ấn ghi lại trong ý thức của các em những hình ảnh về sự kiện, hiện tượng lịch sử đã được tri giác. Song để hiểu sự kiện, hiện tượng quá khứ phải tìm ra bản chất của chúng tức là hình thành khái niệm lịch sử. Muốn làm được việc này phải thông qua các thao tác tư duy như: đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp…vạch ra dấu hiệu bản chất. Yêu cầu tìm ra bản chất của sự kiện hiện tượng quá khứ là biểu hiện của những nhiệm vụ nhận thức nảy sinh ra trên cơ sở tri giác. Cho nên trong nhận thức nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng thông qua lời nói, đồ dùng trực quan, các loại tài liệu giáo khoa… học sinh mới có biểu tượng lịch sử cụ thể về quá khứ. Biểu tượng lịch sử càng cụ thể, chân thực bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu. Việc sử dụng các mẩu chuyện lịch sử trong mỗi bài học sẽ không chỉ góp phần tạo biểu tượng sinh động chính xác mà còn giúp các em có cơ sở để hình thành khái niệm. Rõ ràng nếu giáo viên biết cách đưa vào trong bài giảng của mình những câu chuyện lịch sử cụ thể gắn với sự kiện, nhân vật – những câu chuyện có cốt truyện rõ ràng sẽ không chỉ giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đúng như nó tồn tại trong quá khứ mà còn kích thích hoạt động nhận thức của học sinh, gây hứng thú trong học tập. 2. Cơ sở thực tiễn Sách giáo khoa vốn là tài liệu cơ bản với học sinh, và cũng là tài liệu đáng tin cậy đối với giáo viên. Vấn đề đặt ra là giáo viên nên sử dụng bài viết của sách giáo khoa như thế nào cho tôt để tránh được hai khuynh hướng sai lầm thường 9 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử gặp phải: thoát ly nội dung sách giáo khoa, hoặc lặp lại nguyên văn bài viết. Theo N.G. Đairi sử dụng sách giáo khoa trong dạy học được minh họa theo sơ đồ sau: Bài giảng trên lớp Bài viết trong sách giáo khoa Theo N.G.Đairi, con số (2) chỉ phần nội dung vừa có trong bài giảng, vừa có trong sách giáo khoa. Đó là những vần đề cơ bản nhất, khó nhất. Nắm vững những vấn đề này một cách sâu sắc là nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu. Con số (1) chỉ phần tài liệu không có trong sách giáo khoa, giáo viên đưa phần này vào bài giảng, nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa sức của sách giáo khoa. Con số (3) chỉ nội dung sách giáo khoa không giảng trên lớp mà học sinh sẽ tự học ở nhà. Thực tiễn trong dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông cho thấy rằng phần lớn giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa mà chưa chú trọng vào việc mở rộng nguồn nhận thức, mở rộng các hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho các em. Đặc biệt là chưa có phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo khi tiến hành bài học, đây có thể coi là mặt chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Phần lớn giáo viên chỉ trình bày lại nội dung sách giáo khoa, nếu có sử dụng tài liệu tham khảo thì cũng rất hình thức như: giới thiệu vắn tắt nội dung của tư liệu, trích đọc một đoạn tài liệu để minh họa, nhắc đến một nhân vật nào đó thì học sinh cũng quên ngay sau tiết học và rất ít giáo viên sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong bài giảng của mình. Sử dụng tài liệu tham khảo có ý nghĩa to lớn, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Nhưng có thể nói phần lớn giáo viên chưa nhận thức được tác dụng của nguồn tài liệu đó đặc biệt là sử dụng những mẩu chuyện lịch 1 2 2 3 10 [...]... hiệu quả bài học lịch sử không thể không sử dụng các loại tài liệu vào giảng dạy Do đó không thể thiếu khâu sưu tầm chuẩn bị và sử dụng tài liệu tham khảo vào quá trình dạy học nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học 16 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử Chương II: Phuơng pháp sử dụng các mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954... tế, nhà nước… II Những mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay 1 Yêu cầu của việc lựa chọn, sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học Phải căn cứ vào mục tiêu của bài học để lựa chọn những mẩu chuyện lịch sử tương ứng thích hợp Mục tiêu được xác định đúng là cơ sở để giáo viên chọn lựa tài liệu học tập của bài, những sự kiện lịch sử cụ thể, những biểu tượng,... dưỡng Sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục tái hiện hình ảnh, quá khứ Nó là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể phong phú của sự kiện lịch sử học sinh thu nhận Đối với mỗi bài học lịch sử, việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung trong đó có sử dụng những mẩu chuyện lịch sử sẽ góp phần cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. .. học sinh, biến kiến thức sách vở thành những hiểu biết cụ thể, sâu sắc về cuộc sống hiện thực 2.Ý nghĩa của việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT Những mẩu chuyện ghi chép về những sự kiện nhân vật lịch sử như: mẩu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp, sinh hoạt đời thường của Hồ Chí Minh, các chiến sĩ cộng sản, các anh hùng… và sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy. .. những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT đối với hiệu quả bài học 1 Vai trò Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử là một nguồn tài liệu, nguồn kiến thức quý, quan trọng trong dạy học lịch sử Nó góp phần cụ thể hóa kiến thức, làm phong phú kiến thức đồng thời góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ Nó giúp các em khắc phục được việc “hiện đại hóa” lịch sử, hoặc... đặc trưng của bài lịch sử, hoặc biến lịch sử trở thành một bài văn học, bài giảng giáo dục công dân Do đó cần sử dụng tài liệu tham khảo phù hợp, đúng lúc đúng chỗ để nâng cao hiệu quả bài học và chất lượng giáo dục môn học b Về mặt giáo dục Việc sử dụng tài liệu tham khảo vào dạy học lịch sử góp phần thực hiện chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử Đặc biệt là những mẩu chuyện lịch sử có hiệu quả giáo... lịch sử, biết cách xem xét sự kiện lịch sử trong mối quan hệ nhiều mặt với các yếu tố xã hội Tóm lại việc sử dụng tài liệu học tập là phương tiện cần thiết và quan trọng đối với việc dạy học lịch sử của giáo viên và học sinh Nó có vai trò không nhỏ đối với việc tiếp thu tri thức lịch sử cũng như với phát triển tư duy Phương pháp sử dụng tài liệu là một trong những vấn đề trung tâm của lý luận dạy học. .. học sinh 22 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử Những mẩu chuyện lịch sử đưa ra không chỉ đảm bảo mục tiêu giáo dưỡng mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm một cách tự nhiên có hiệu quả Xuất phát từ nội dung bài học, giáo viên sẽ lựa chọn những mẩu chuyện lịch sử cho phù hợp Nội dung những câu chuyện lịch sử phải là việc phổ biến kiến thức lịch sử một cách khoa học. .. động trong học tập, do đó chất lượng giảng dạy đựợc nâng cao Trong thời đại hiện nay, xã hội có nhiều biến động đã tác động không nhỏ đến mọi người dân Việt Nam đặc biệt là lứa tuổi thanh niên Rất nhiều người không biết gì về lịch sử dân tộc, không hiểu lịch sử dân tộc…Và nhiệm vụ đặt ra cho bộ môn lịch sử là phải cung cấp những kiến thức lịch sử, quan điểm lịch sử cơ bản, phương pháp học tập lịch sử để... Một trong những biện pháp góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả bài học là “trình bày hình ảnh và việc hình thành xúc cảm lịch sử cho học sinh”2 Nguốn gốc, phương tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện, con người quá khứ trong dạy học lịch sử là lời nói của giáo viên và học sinh, tranh ảnh bản đồ, các đoạn trích từ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, phim ảnh Trong đó sử dụng những mẩu chuyện lịch sử. góp . việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT đối với hiệu quả bài học. Chương II: Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay ở. cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học. 16 Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử Chương II: Phuơng pháp sử dụng các mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam. bài học. I. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay. II. Những mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay III. Phuơng

Ngày đăng: 23/04/2015, 21:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bùi Thị Dinh – “Tìm hiểu tiểu sử và hoạt động của các nhân vật lịch sử để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 - THPT”. Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiểu sử và hoạt động của các nhân vật lịch sử đểdạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 - THPT
22. Phạm Thị Quyên - “Sử dụng tài liệu lịch sử để dạy học lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1975 – lớp 12- PTTH”. Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng tài liệu lịch sử để dạy học lịch sử Việt Namtrong giai đoạn 1954 – 1975 – lớp 12- PTTH
1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tập 1, tập 2, tập 3, tập 7, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994 Khác
2. Hoàng Đình Chiến, Về việc sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam-PTTH- Luận án PTS, Hà Nội, 1993 Khác
3. Nguyễn Thị Côi, Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2006 Khác
4. Chuyện kể về các nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004 Khác
7. N.G. Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. NXB Giáo dục Hà Nội, 1973 Khác
8. Hồ Ngọc Đại, Tâm lý dạy học, NXB Giáo dục, 1983 Khác
9. Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ1858 đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 Khác
10. Vương Thanh Điển, Những mẩu chuyện chiến đấu miền Nam. NXB QĐND, 1962 Khác
11. Đợn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996 Khác
12. Đinh Xuân Lâm, Những mẩu chuyện lịch sử - Tài liệu dùng trong nhà trường phổ thông, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967 Khác
13. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử, Tập I, II, NXB Đại học Sư phạm , 2002 Khác
14. Phan Ngọc Liên - Nguyễn Thị Côi, Những vấn đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, NCLS số 4 – 1994 Khác
15. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi, Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử, tạp chí NCLS, số 2/1992 Khác
16. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường: Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002 Khác
17. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị: Phương pháp dạy học lịch sử, NXB giáo dục, 1998 Khác
18. Lịch sử lớp 12, tập 2, NXB giáo dục, 2007 Khác
19. Nguyễn Xuân Mâu, bảo vệ bầu trời, Hồi ký, Thế Kỷ ghi, Quân đội nhân dân, Hà Nội,1982 Khác
20. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, tập 1, NXB giáo dục, Hà Nội 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w