Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
2,54 MB
Nội dung
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : Trường THPT Chu Văn An Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BẰNG HÌNH THỨC LỒNG GHÉP CÁC MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10- THPT Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HUẾ Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch Sử - Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác Năm học 2013- 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Huế 2. Ngày tháng năm sinh: 31/03/1981 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: A9/12- KP Nội Hóa I- Phường Bình An- Thị Xã Dĩ An- Tỉnh Bình Dương 5. Điện thoại: Cơ quan: 061.3825386 Di động: 0987.086.869 6. Fax: Email: huekhanhminh0911@yahoo.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2004 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Lịch Sử - Số năm có kinh nghiệm: 07 năm 2 TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BẰNG HÌNH THỨC LỒNG GHÉP CÁC MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NĂM LỚP 10- THPT I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển, các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, văn kiện của Đảng, Nhà nước nhiều lần khẳng định vai trò của văn hóa trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt mục tiêu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Quả thật, ai đã từng đặt chân đến Việt Nam mới thấy lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng, vẻ vang, một mảnh đất, “địa linh nhân kiệt”, “ngàn năm văn hiến”… .và ai đã từng yêu lịch sử dân tộc Việt thì mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm niềm tự hào quá đỗi. Lịch sử là môn học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục truyền thống yêu nước, hình thành nhân cách con người. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ gợi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Sử học muôn đời có quy luật hấp dẫn của nó. Song môn Sử mà chúng ta đang học chẳng có gì mới, chẳng có gì để khám phá, việc dạy học vẫn theo công thức “ta thắng địch thua”, các tiết học không có sự phản biện, không có sự linh hoạt, tương tác giữa thầy và trò, giữa các cá nhân trong lớp học…chủ yếu các em chỉ nghe từ một phía giáo viên…không có sự hứng thú trong quá trình học nên các em ngày càng rời xa môn lịch sử nhiều hơn, trong khi mục đích của việc học Sử là để thấu hiểu những thăng trầm của dân tộc, lĩnh hội những kinh nghiệm bao hàm cả kinh nghiệm thành công lẫn thất bại Và điều các em lý giải là học Sử quá khó, 3 sự kiện dài, mốc thời gian nhiều…điều đó khiến các em mệt mỏi, thụ động, có học cũng chỉ là để đối phó, hay vì điểm. Trước thực trạng như vậy, trong những năm gần đây đã có rất nhiều phương pháp đổi mới quá trình dạy- học được đưa ra như: dạy học lấy học sinh làm trung tâm, cho học sinh làm nhóm, sử dụng kiến thức liên môn… , nhằm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng dạy học mang tính sáng tạo, tránh sự khô khan, máy móc Trên thực tế, việc đổi mới không dễ, vì các em vẫn cho rằng Lịch Sử cũng chỉ là môn phụ, còn giáo viên cũng vì tâm lý chung xem nó là môn phụ nên việc tìm tòi, nghiên cứu bài dạy còn sơ sài, chưa nắm rõ nội dung chính của bài học, phương pháp dạy còn chưa phù hợp với tâm lí học sinh. Muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả dạy học. Trong đó, mục đích của dạy học là nâng cao hiệu quả bài học. Phương pháp tốt sẽ nâng cao hiệu quả bài học. Vậy thế nào là hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông? Để môn Lịch sử có vị trí quan trọng trong trường THPT hiện nay, bản thân tôi nhận thấy việc tăng hứng thú trong bộ môn Lịch sử là yêu cầu mang tính cấp thiết. Trước hết cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh thực sự hào hứng trong mỗi tiết học. Tất cả các bài giảng đều có trích đoạn những thước phim tài liệu, phim truyện, âm nhạc, hình ảnh minh họa, thông qua những sự kiện, mẩu chuyện, mà giáo viên trình chiếu, diễn đạt, sẽ giúp học sinh lắng nghe và hiểu tường tận những kiến thức lịch sử. Trong năm học cần tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng, ngoài ra trong giảng dạy Lịch sử giáo viên nên sử dụng các mẫu chuyện thật về nhân vật lịch sử sẽ giúp học sinh nghe thấu và nhìn kỹ hơn về những trang sử hào hùng của dân tộc, từ đó nắm bắt kiến thức lịch sử một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Thông qua đó học sinh sẽ hình dung cụ thể về những sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử….để giáo dục tư tưởng, nhân cách cho học sinh. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận. 4 Tạo hứng thú cho người học luôn là vấn đề quan trọng trong giảng dạy, bởi lẽ dạy học là hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả phụ thuộc vào chủ thể nhận thức của người học. Điều này phụ thuộc vào nhiều yêu tố: môi trường học tập, người tổ chức, năng lực, động cơ, sự hứng thú… Hứng thú học làm tăng hiệu quả quá trình nhận thức, sáng tạo, tăng chất lượng học tập, là yếu tố thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức nhanh hơn, sâu sắc hơn, nhớ lâu hơn…khi có hứng thú học, học sinh sẽ thích học hơn, sẽ say mê nghiên cứu và lĩnh hội tri thức dễ dàng hơn…từ đó hình thành nhân cách đạo đức, giáo dục tư tưởng cho học sinh hiệu quả hơn. Trong phạm vi dạy học bộ môn Lịch Sử đã có nhiều hội nghị bàn về vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học. Cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt cũng đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo để minh họa và làm phong phú thêm bài giảng. Hay tác giả Nguyễn Thị Côi trong cuốn: “Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường PT”, cho rằng: Một trong những biện pháp để nâng cao là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm lịch sử cho học sinh. Ở nước ngoài, vấn đề sử dụng tài liệu về các mẩu chuyện, câu chuyện lịch sử để cụ thể hóa lịch sử được đề cập đến nhiều trong chương trình nghiên cứu. Ông Glenn Koh (giám đốc khu vực VN - Lào - Campuchia, Tổng cục Du lịch Singapore): chia sẻ: Lịch sử sẽ kém thú vị khi dừng ở trang sách. Cá nhân tôi cho rằng Lịch sử còn hơn cả một môn học, bởi tìm hiểu Lịch sử người ta có thể tìm hiểu về gốc rễ văn hóa, cuộc sống của một con người, đất nước Ở Singapore, học sinh được học môn Lịch sử từ cấp trung học đến cao đẳng và đại học, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi tin rằng Lịch sử sẽ kém thú vị nếu chỉ dừng lại trên trang sách nên Singapore luôn cố gắng sử dụng công nghệ vào việc giảng dạy, cho học sinh đi tham quan thực tế Hầu hết giáo viên dạy Sử đều mang theo nhiều dụng cụ hỗ trợ khi lên lớp, cho học sinh xem phim, diễn kịch để sau đó mọi người có thể cùng nhau thảo luận, gợi mở vấn đề. Giáo viên cho học sinh đóng kịch để các em thỏa sức tưởng tượng cùng nhân vật và vì vậy sẽ nhớ lâu hơn (dĩ nhiên giáo viên sẽ dõi theo và góp ý, chỉnh sửa). Quốc gia chúng tôi đã đầu tư xây nhiều viện bảo tàng - nơi mọi người có thể tìm hiểu sâu, mở rộng vấn đề từ những điều được học trong trường. Nói 5 chung, chúng tôi luôn nỗ lực biến môn Lịch sử mỗi ngày một sống động, gần gũi hơn với mọi người Và thành công nhất, không thể không nhắc tới tiến sỹ khoa học N.Đ.Đairi trong cuốn: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”. Ông đã đề cập đến tính đa dạng của kiến thức và cần thiết phải trang bị cho giờ học các phương tiện dạy học, sử dụng tài liệu….để gây hứng thú với giờ học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. 2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa yêu thích môn Lịch Sử, hay nói đúng hơn là không yêu môn Sử nước nhà, các em tỏ ra thờ ơ khi đến tiết học. Như khi tỉnh nhà (tỉnh Đồng Nai) phát động cuộc thi : Tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử, các em làm bài cũng chỉ để có nộp cho đủ số lượng yêu cầu…không có sự say mê, tìm tòi về nguồn gốc, văn hóa lịch sử địa phương Giờ lên lớp các em học chỉ đối phó tức thời,…. năng lực tiếp thu còn hạn chế, điều kiện học tập của các em còn chưa đáp ứng với yêu cầu nội dung và đổi mới giáo dục hiện nay. Chất lượng của môn Lịch sử đã đến lúc báo động, kết quả tuyển sinh đại học năm 2006- 2007 đã chứng minh điều này: dưới điểm trung bình chiếm hơn 80%, hàng trăm bài thi vào các trường Đại học năm gần đây chỉ đạt điểm không, đặc biệt hơn ngày 30- 3-2013, hàng trăm học sinh xé đề cương Lịch sử vì không thi tốt nghiệp tại trường THPT Nguyễn Hiền (Thành phố Hồ Chí Minh) đó là tất cả những vấn đề đáng lo ngại và mang tính cấp thiết hiện nay cần được xem xét và giải quyết. Việc hàng trăm học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xé đề cương môn Sử trắng xóa sân trường khi biết môn này không thi tốt nghiệp khiến chúng ta phải nhìn lại cách dạy và học môn Sử ở Việt Nam. 6 Đề cương sử bị xé ném trắng xóa sân trường THPT Nguyễn Hiền. Hơn nữa trong chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện quá ôm đồm. Giáo viên vẫn chưa được phép giảm bớt thời gian nói- viết để mở rộng kiến thức. Rồi còn ít nhiều giáo viên lên lớp chưa soạn bài chu đáo, chưa xác định đúng trọng tâm nội dung tiết học, thậm chí chưa tâm huyết với nghề….nên khi dạy không truyền được lửa, không tạo được sự sinh động, đam mê, hứng thú, yêu thích cho học sinh, nên khi học cảm thấy gò bó, học một cách bắt buộc, uể oải…mệt mỏi trong việc lĩnh hội kiến thức. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thực sự lo lắng trước vấn đề học tập của các em. Vậy phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy, hiệu quả giáo dục trong bộ môn đối với người dạy và cả người học? Trò phải hứng thú khi học, phải say mê tìm tòi những điều ý nghĩa của lịch sử dân tộc, thầy phải phát huy được tính tích cực, sáng tạo , tư duy ở trò… Trong quá trình dạy, tôi cũng đã cố gắng học hỏi, và được sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, cộng với lòng nhiệt tình yêu nghề, nên tôi xin được đưa ra giải pháp nhằm “ Tăng khả năng hứng thú học tập bằng hình thức lồng ghép các mẩu 7 chuyện lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 - THPT” để nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ học. I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Quy trình lồng ghép, sử dụng các mẩu chuyện lịch sử trong dạy học Trước khi tìm hiểu về hiệu quả bài học lịch sử, ta cần hiểu rõ về bài học lịch sử ở trường phổ thông (hay còn gọi là giờ học, tiết học, giờ lên lớp) là một khâu trong quá trình dạy học. Nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần chương trình, sách giáo khoa, góp phần từng bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học và khóa trình. Đó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập: giáo viên tiến hành các công việc truyền đạt kiến thức, giáo dục, phát triển học sinh; tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực hoạt động nhận thức để lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, rèn luyện kĩ năng… Vì thế, tiến hành bài học là điều tất yếu và bắt buộc trong việc dạy học ở trường phổ thông. Trong giảng dạy, phương pháp lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử thông qua các tiết học trên thực tế hoạt động này vẫn chưa được giáo viên đứng lớp chú ý nhiều, nhằm mang lại hứng thú trong quá trình dạy- học. Hiệu quả bài học lịch sử bao giờ cũng gắn với một thời kỳ, một giai đoạn, gắn liền với đối tượng sư phạm được đảm bảo. Một giờ học nói chung, giờ học lịch sử nói riêng bỏ ra ít công sức nhất, ít tốn thời gian nhất, nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất. Đó chính là hiệu quả của bài học. Như thế, hiệu quả của một bài học lịch sử cũng gắn với đối tượng lớp học, trường học cụ thể, gắn với công sức, thời gian của thầy và học sinh. Sự tiến bộ của mỗi học sinh sau một giờ học là thước đo căn bản đánh giá hiệu quả của một bài học lịch sử. Khó khăn lớn nhất khi thực hiện phương pháp này, là khung thời gian quy định trong giờ học quá ít, trong khi lượng kiến thức phải truyền tải lại quá nhiều, dường như thời gian chỉ để dành cho nội dung chính của bài, thêm nữa ở trường những tư liệu về lịch sử rất khó tìm… Chính vì vậy khi thực hiện lồng ghép những mẩu chuyện, cần phải hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, nội dung bài học lịch sử, để lựa chọn mẩu chuyện 8 sao cho phù hợp mới đảm bảo được chất lượng giờ dạy đúng, đủ, mới có những tác động tích cực để mỗi lần đến giờ học, các em mới có cảm giác mong muốn được học hơn, chủ động hơn khi tìm hiểu giá trị lịch sử dân tộc. Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng tài liệu nói chung, về việc sử dụng mẩu chuyện lịch sử, để việc lồng ghép có hiệu quả cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Bước 1: Tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu lịch sử nói chung, tài liệu về mẩu chuyện lịch sử nói riêng để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo sự hướng dẫn của giáo viên. Bước 2 : Khai thác nội dung cơ bản của lịch sử từng giai đoạn, từng chương, từng bài. Đề xuất một số phương pháp về sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong từng giai đoạn lich sử, xác định mẩu chuyện cần giới thiệu tới học sinh để các em hiểu rõ lịch sử. Bước 3: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn mẩu chuyện phù hợp: một sự kiện, một nhân vật ( có thể cho học sinh sưu tầm tài liệu trước để rèn luyện kỹ năng sưu tầm, tìm tòi, định hướng, chọn lọc tài liệu), mẫu chuyện phải khoa học, tài liệu phải chính xác, nhằm giáo dục tư tưởng, nhân cách cho các em. Bước 4: Ngoài mẩu chuyện lịch sử, chọn thêm hình ảnh minh họa, hoặc các thước phim ngắn có liên quan nội dung tiết học tùy thời lượng giờ dạy Bước 5: Mỗi sự kiện bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể, sinh động, có hình ảnh bao nhiêu thì càng hấp dẫn và hứng thú bấy nhiêu. Mỗi mẩu chuyện với một cốt truyên rõ ràng, tình tiết ly kỳ sẽ lôi cuốn học sinh vào bài học. - Có thể cho học sinh kể chuyện (có sự chuẩn bị trước để rèn luyện kỹ năng độc lập ), chọn học sinh có lời kể hùng hồn, sinh động, giọng kể lúc trầm, lúc bổng đúng nội dung, chi tiết mẫu chuyện, nhằm truyền tải một cách sâu sắc, làm cho bài học trở nên ý nghĩa hơn, biến kiến thức sách vở thành những hiểu biết cụ thể về cuộc sống hiện thực. Học sinh có thể thảo luận bổ sung về kiến 9 thức liên quan bài hoc, giáo viên là người cố vấn, trọng tài giúp học sinh hoàn thiện mục tiêu tiết học đạt chất lượng cao - Cần sử dụng tài liệu một cách phù hợp, để khai thác trực tiếp nội dung bài học, nhằm nâng cao hiệu quả bài học Bước 6: Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho việc dạy, học Bước 7: Cho học sinh đánh giá, nhận xét cách kể chuyện, nội dung mẩu chuyện, và rút ra bài học. Liên hệ thực tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tiến hành nghiên cứu học sinh hai lớp 10A1, 10A5 - Chương trình cơ bản - Các bài học có nội dung về: phim ảnh , hình ảnh, tư liệu lịch sử, mẩu chuyện phù hợp với nội dung của từng bài, từng mục, từng giai đoạn cụ thể 3. Quá trình thực hiện (gồm: Các bài, nội dung và ý nghĩa các mẩu chuyện) Giáo viên có thể áp dụng đề tài này trong các bước khác nhau và ở những dạng nội dung bài học khác nhau sao cho phù hợp: có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và củng cố kiến thức và giao bài tập về nhà; giáo viên cũng có thể sử dụng đề tài ở những dạng nội dung bài học khác nhau, như: diễn biến của cuộc kháng chiến, ý nghĩa bài học Lịch Sử. Môn Lịch sử trong chương trình phổ thông, có rất nhiều bài học có thể sử dụng được phương pháp lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử, tuy nhiên vì thời gian có hạn, khung giờ dạy quá ít, trong quá trình giảng dạy tôi đã căn cứ vào nội dung của từng bài học, từng mục trong bài học, và thời gian, chọn lọc, để lồng ghép những mẩu chuyện phù hợp sao cho bài học trở nên hấp dẫn, có ý nghĩa. Tôi xin đưa ra một số mẩu chuyện tôi đã thực hiện được việc lồng ghép tại trường THPT Chu Văn An đó là : Các mẩu chuyện ở phần hai Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX của Lớp 10 THPT với các bài: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam - (Sách giáo khoa- lớp 10 trang 74) 10 [...]... mưu thầy địa lý, bởi vì trong khoa Địa lý xưa có câu: “Mã đầu hữu kiếm đới sát” (đầu ngựa mà có gươm là mang sát khí) 3.4.2 Trong mục I Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X Khi học tới phần nhà Tiền Lê, (bài 17 - Lớp 10 - sách giáo khoa trang 87), có thể lồng ghép mẩu chuyện thứ hai là: Chuyện Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế ( hoặc cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà, sau đó gọi học sinh lên bảng kể)... Sông Bạch Đằng ở những giai đoạn lịch sử sau (bài 19 SGK trang 76) 3.3 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV (Lớp 10 - Sách giáo khoa trang 96), 3.3.1 Giáo viên cho học sinh kể chuyện về các Trận Bạch Đằng mà các em đã chuẩn bị ở nhà (mỗi em kể về một trận đánh) Theo các nhà nghiên cứu thì có thể tạm coi rằng đã có ít nhất 4 lần thủy quân Việt chiến thắng giặc ngoại xâm... đặt câu hỏi: Sau các chiến công vang dội của các anh hùng dân tộc, bản thân các em có suy nghĩ như thế nào? ( Để giáo dục tư tưởng cho học sinh) Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 khắc đậm trong ký ức dân tộc ta như 1 chiến công huyền thoại của lịch sử dân tộc Người Việt Nam qua nhiều triều đại đều tự hào về chiến thắng vẻ vang của tổ tiên và ghi nhận là chiến công đỉnh cao nhất trong 3 lần đọ sức... nhất trong 3 lần đọ sức của quân dân Đại Việt đối với quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam Chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã thể hiện tập trung nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thế kỷ 13 và tài thao lược của Hưng... phần Văn hóa của cư dân Việt cổ, (Lớp 10 - Sách giáo khoa trang 76), giáo viên lồng ghép ( hoặc có thể cho các em tìm hiểu ở nhà trước), cho học sinh biết: Vì sao người Việt có tục xăm mình? 11 Một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xăm mình Tục này phải kéo dài cho đến cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV mới chấm dứt Về nguyên nhân xuất hiện của tục xăm mình, sách Lĩnh Nam Chích quái ( phần... tài giỏi, sáng suốt vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam Ngài thương dân, yêu nước, ở với bầy tôi một lòng thành tín, không nghe lời xiểm nịnh, dèm pha mà giết hại công thần như bao vua khác 3.4.4 Trong Bài 17, mục II Phát triển và hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến ở các thế kỷ XI – XV Phần 1.Tổ chức bộ máy nhà nước (Lớp 10- sách giáo khoa trang 88), chúng ta kể cho học sinh về vua Lý Thái Tổ Vị vua... thể hiện khá rõ trong 32 Chiếu dời đô: "Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời" 3.5 Khi học Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV 3.5.1 trong mục II: Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kỹ thuật Trong phần 1 Giáo dục (Lớp 10, Sách giáo khoa trang 102), chúng ta có thể cho học sinh tìm hiểu:... Vua nói: Các giống ở trên núi khác với các giống ở dưới nước, các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy ta mới bị gây hại Nói rồi vua ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa Tục vẽ mình của dân Bách Việt có từ đó….” - Kể xong, giáo viên hỏi học sinh, qua mẩu chuyện cô vừa kể, các em... Giám Giáo Sư Phan Huy Lê cho biết: Hình ảnh con rùa vốn rất gần gũi trong đời sống người Việt Nam Trong các bàn thờ thờ Thành hoàng làng hình ảnh con rùa và con hạc thường uy nghi đứng hai bên như một vật biểu linh cho tinh thần, sức mạnh của dân tộc Có lẽ vì thế vua quan thời Lê cũng đã lấy hình tượng con rùa để gắn liền với bia Tiến sĩ Cũng theo Giáo Sư Phan Huy Lê, trong quan niệm của người Á Đông,... Kiếm 24 3.4 Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến từ thế kỷ X –XV 3.4.1 Mục I Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X (Lớp 10 Sách giáo khoa trang 87 Khi học tới phần nhà Đinh( Đinh Tiên Hoàng ), giáo viên có thể lồng ghép mẩu chuyện thứ nhất: Gươm đeo cổ ngựa Tương truyền ở động Hoa Lư quê Đinh Bộ Lĩnh có cái đầm rất sâu Mẹ ông thường vẫn vào trong đầm tắm giặt Ở đầm có . dạy bộ môn Lịch Sử - Số năm có kinh nghiệm: 07 năm 2 TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BẰNG HÌNH THỨC LỒNG GHÉP CÁC MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NĂM LỚP 10- THPT I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong. NAI Đơn vị : Trường THPT Chu Văn An Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BẰNG HÌNH THỨC LỒNG GHÉP CÁC MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10- THPT Người thực. pháp nhằm “ Tăng khả năng hứng thú học tập bằng hình thức lồng ghép các mẩu 7 chuyện lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 - THPT để nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ học. I. TỔ CHỨC