1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn tìm hiểu màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong các bài trang trí

27 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 229 KB

Nội dung

Qua thời gian giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm bản thân tôi đã đi vào tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của các em.. - Những năm về trước, đất nước

Trang 1

Lời Nói Đầu

Mĩõ thuật là một trong những môn nghệ thuật Nếu dạy học là khó, thì dạynghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn Song, khó không cónghĩa là không dạy được, vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm chomọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình và xung quanh mình trở nêngần gũi và đáng yêu Đồng thời, mĩ thuật giúp cho mọi người tự tạo ra cái đẹp theo

ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt hằng ngày của mình, làm chocuọc sống thêm hài hòa, hạnh phúc, bởi cái đẹp “ theo đuổi” con người từ lúc lọtlòng đến khi “trở về cát bụi”

Vấn đề nghiên cứu khoa học giáo dục trong giảng dạy theo tinh thần đổi mớicông tác đào tạo hiện nay là một vấn đề quan trọng nhằm đưa vào quá trình đào tạo

giáo viên sư phạm dạy môn Mĩ thuật ở trường THCS, là sự kết hợp giữa lí luận và

thực tiễn Qua thời gian giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm bản thân

tôi đã đi vào tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của

các em

Được sự giúp đỡ của BGH trường và các thầy cô trong tổ Họa - Nhạc - Thể Dục

đã tạo điều kiện cho tôi hồn thành tốt đề tài này trong năm học 2005-2006

Trong quá trình thực hiện do tình hình trường chưa có đầy đủ thiết bị, đồ dùng

dạy học (ĐDDH) và phòng học dành riêng cho môn học Mĩ thuật, nên đề tài còn thiếu xót Kính mong các Thầy Cô giáo trong Hội đồng sư phạm trường THCS

Nguyễn Bỉnh Khiêm góp ý, bổ sung ý kiến để đề tài hồn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn

Trang 2

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

- Dạy môn Mĩ Thuật ở Trường phổ thông nói chung và ở Trường THCS nói

riêng là góp phần mở rộng môi trường thẫm mĩ cho xã hội để mọi người đều

hướng đến cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, thưởng thức cái đẹp theo ý mình và sẽ cùnglàm cho cuộc sống đẹp hơn

- Những năm về trước, đất nước ta còn trong tình trạng nghèo nàn nên chưa cóđiều kiện chú trọng đến môn Mĩ Thuật, do đó mục tiêu đề ra không chỉ giáo dụccho học sinh có tri thức, có đạo đức nhân cách mà đòi hỏi học sinh phải biết thưởngthức cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp và biết vận dụng màu sắc, đề ra những phươngpháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng cho các em Do đó tôi đã chọn đề tài : “

Tìm hiểu màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong các bài trang trí ” của các em

học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

II – MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

- Để thực hiện tốt công tác giảng dạy môn học Mĩ Thuật, giáo viên cần phải

có kiến thức sâu rộng về nguồn gốc, đặc tính và bản chất của màu sắc để từ đó cóphương pháp giảng dạy tốt hơn

2/ Ý nghĩa của đề tài :

- Việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này rất quan trọng góp phần bồi dưỡngcho người giáo viên kiến thức vững vàng của sự hiểu biết và cảm nhận về màu sắccủa học sinh

- Tạo cho người giáo viên có sự hứng thú trong giảng dạy, học sinh đam mêtrong học tập, để từ đó thấy yêu nghề hơn

- Tự tìm hiểu về màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ của học sinhnhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, biết sử dụng phương pháp phù

hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Đồng thời qua đó giáo viên nhận ranhững mặt thiếu xót, những vấn đề khó khăn của học sinh, từ đó giúp các em điềuchỉnh để học tập tốt đạt kết quả cao hơn

III – ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng đề tài cần nghiên cứu

Màu sắc và cách sử dụng màu sắc của học sinh THCS vào bài vẽ trang trí

có nhiều yếu tố để khai thác, như : trang trí các đồ vật , lọ hoa, chậu hoa, khăn tay, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm… Do điều kiện nên tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu “Màu sắc và cách sử dụng màu sắc” trong bài vẽ trang trí các dạng

Trang 3

cơ bản: Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm của học sinh khối 7trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-Phương pháp hệ thống hóa phân tích tổng hợp lí thuyết

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp trực quan, quan sát

- Phương pháp nghiên cứu

Trên đây là những phương pháp chủ yếu được sử dụng khi nghiên cứu đề tài

V – DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP

Với đề tài này giúp chúng ta hiểu biết hơn tâm lí của học sinh khi sử dụng màusắc trong bài vẽ trang trí, có kiến thức sâu hơn về màu sắc Từ đó rút kinh nghiệmphục vụ tốt cho công tác giảng dạy, góp phần giúp các em học tập tốt hơn môn MĩThuật nói chung và làm tăng hiệu quả sử dụng màu sắc của học sinh trong bài vẽtrang trí nói riêng như phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy vẽ, xác địnhmục đích giáo dục thẫm mĩ, về sự nâng cao kiến thức của giáo viên cũng như sựtìm tòi nghiên cứu, sáng tạo của giáo viên về đánh giá bài cũ của học sinh một cáchhợp lí Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục

B – Nội Dung

CHƯƠNG I

TÌM HIỂU MÀU SẮC

I – KHÁI NIỆM VỀ MÀU SẮC

- Màu sắc là dạng tồn tại của vật chất, tất cả mọi sự vật đều tồn tại trong mộtkhuôn hình nhất định và dưới tác động của ánh sáng chúng đều có khuôn hình màusắc riêng Như vậy hình và màu sắc biểu hiện bản chất của sự vật hiện tượng

- Màu sắc là một yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật hội họa cũng nhưnghệ thuật trang trí Người ta dùng màu sắc, các ngôn ngữ tạo hình khác (mảngkhối, đường nét) để biểu lộ tình cảm, tả chất, tả không gian, thời gian, biểu lộnhững cảm xúc của người vẽ trên thực tế

Trang 4

- Màu sắc biến đổ tùy theo cường độ và các cự ly của nguồn ánh sáng khác nhau

- Màu sắc là sự biểu hiện phức tạp nhất của nhận thức, của cảm thụ thị giácriêng của con người

- Như vậy màu sắc là sự hấp thụ có chọn lọc những miền xác định trong phổliên tục có ánh sáng trắng đập vào

II – CÁC KHÁI NIỆM THUẬT NHỮ CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC

1/ Màu gốc – màu cơ bản

- Màu gốc là màu sẵn có trong thiên nhiên và các màu khác nhau không thểpha trộn cho chúng được, ba màu cơ bản đó là : ĐỎ – VÀNG - LAM

2/ Màu nhị hợp

- Màu nhị hợp là do pha trộn hai màu cơ bản với nhau mà thành

- Khi pha trộn hai màu đặt cạnh nhau ta được màu thứ ba tùy theo liều lượng nhiều hay ít của hai màu mà màu thứ ba sẽ đậm hay nhạt (tối hay sáng, xỉn hay tươi)

Trang 5

+ Lam bổ túc cho Da cam và ngược lại.

+ Tím bổ túc cho Vàng và ngược lại

Trang 6

- Tìm hiểu màu sắc và cách sử dụng màu sắc

4/ Sắc độ

- Là sự pha trộn màu sắc của người vẽ nhằm tạo ra những sắc độ khác nhau của

một màu Sắc độ của màu rất đa dạng, nếu người vẽ biết cách kết hợp và cách phatrộn để biến thể những màu từ sắc độ đậm đến nhạt, trung gian

Trang 8

- Màu sắc tạo cảm giác nóng lạnh nhưng cũng còn tạo ra tính chất đậm nhạt,sáng tối Biết vận dụng tính chất này sẽ làm cho màu sắc vững chắc, hài hòa, sinhđộng.

III - TƯƠNG QUAN MÀU SẮC

1/ Màu sắc tương đồng :

- Là sự ăn khớp của nhau về các cặp màu khi ta đặt chúng đứng cạnh nhau, tạonên một tổng thể màu có sự chuyển tiếp ăn nhập vào nhau mà không gây cảm giácđối chọi nhau

2/ Màu sắc tương phản:

- Đó là những màu có sắc độ và màu sắc tương phản nhau, không có hòa sắcchung, đứng cạnh nhau tạo nên cảm giác chống đối nhau đặc biệt như các màu bổtúc: Lam – cam; Đỏ – xanh lục; Tím – vàng

CHƯƠNG II

CÁCH SỬ DỤNG MÀU SẮC TRONG BÀI VẼ

TRANG TRÍ CỦA HỌC SINH THCS

I – TÌM HIỂU THỰC TRẠNG PHÂN MÔN TRANG TRÍ

1/ Thuận lợi

Trang 9

* Về phân bổ chương trình.

- Bộ môn Mĩ Thuật ở chương trình lớp 7 có 35 bài / 35 tiết, trong đó phânmôn trang trí có 8 bài chiếm gần khoảng ¼ chương trình, ¾ chương trình còn lại làcác phân môn vẽ theo mẫu, vẽ theo đề tài , thường thức Mĩ Thuật Vì vậy đây làđiều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và học phân môn trang trí

- Vì như chúng ta đã biết trang trí là một nhu cầu tất yếu của con người, nóđược ứng dụng nhiều vào đời sống, đáp ứng được yêu cầu thẫm mĩ ngày càng cao Được thường xuyên học môn trang trí là điều kiện để giúp con người nâng caokiến thức khoa học, xã hội hồn thiện nhân cách

* Về giáo viên giảng dạy :

Trường THCS Nguyễn Bĩnh Khiêm đã có giáo viên giảng dạy Mĩ thuật như :thầy Trầm Kỳ Sanh; Thầy Nguyễn Ngọc Định; có nhiều kinh nghiệm trong chuyênmôn, có những kiến thức sâu rộng đã nắm bắt được tâm lí học sinh để từ đó cónhững phương pháp giảng dạy thích hợp, nhằm giúp các em tiếp thu bài tốt, đạthiệu quả cao

* Về phía học sinh :

Ở lứa tuổi học sinh THCS cụ thể là học sinh lớp 7, các em rất thích vẽ đặc biệt

là vẽ trang trí Vì môn trang trí các em đuợc vẽ tự do vẽ theo khả năng sáng tạo nêncác em rất hứng thú, say mê trong phâm môn này Sự quan tâm của nhà trường đếnviệc học tập phân môn trang trí ở THCS

- Ban Giám Hiệu trường THCS Nguyễn BỈnh Khiêm đã có sự quan tâm đếnmôn Mĩ thuật, cũng như phân môn trang trí

- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt việc dạy và học

Sự quan tâm của nhà trường là nguồn động viên lớn đối với giáo viên và họcsinh

2/ Khó khăn :

- Bên cạnh những thuận lợi trong phân môn trang trí cũng còn gặp một số

khó khăn:

+ Đồ dùng dạy học (ĐDDH) còn chưa đầy đủ

+ Chưa có phòng thực hành riêng cho môn học

+ Màu vẽ chỉ dùng bút sáp và bút dạ, chưa sử dụng màu nước, màu bột nênbài vẽ của học sinh còn nhiều hạn chế

Trang 10

Học sinh THCS nói chung và học sinh lóp 7 nói riêng là lứa tuổi hồn nhiêntrong sáng, các em cảm nhận mọi sự vật hiện tượng bằng những màu sắc tươi vuirực rỡ, các em thường làm theo ý thích của mình Đây cũng là điều mà nó mangnặng đặc điểm của học sinh THCS.

- Bài vẽ của em : Mai Thị Thu Phượng - Lớp 7a7

III – CÁCH SỬ DỤNG MÀU SẮC TRONG BÀI VẼ TRANG TRÍ :

- Trong bài vẽ trang trí ở độ tuổi này các em có cùng một đặc điểm là sử dụngmàu đều giống nhau, do sự cảm nhận màu sắc của các em giống nhau, và các emthường có sự bắt chước nhau khi vẽ

Trang 11

- Bài vẽ của em : Lê Thị Sang Thông - Lớp 7a7

Tìm hiểu màu sắc và cách sử dụng màu sắc :

Trang 12

- Bài vẽ của em : Nguyễn Thị Hồi Hương - Lớp 7a7

Trang 13

- Bài vẽ của em : Bùi Anh Tú – Lớp 7a5

- Vẽ hòa sắc, các em vẽ theo cảm tính màu nào đẹp thì vẽ, các em chưa biếtdùng những gam màu chủ đạo, các em thường dùng màu tự do

- Bài vẽ của em : Phạm Xuan Duyên – Lớp 7a4

Trang 14

- Vẽ sử dụng màu tương phản : Trong bài vẽ của các em màu tương phản luônchiếm tỉ lệ cao, tuy nhiên, trong khi sử dụng màu các em còn tùy tiện và chưa chú ýđến các cặp màu nguyên lý.

- Bài vẽ của em : Nguyễn Hồng Nhân – Lớp 7a6

Trang 15

- Về hòa sắc nóng lạnh: Trong bài cũ các em thường đặc màu nóng, màu lạnhđứng cạnh nhau, vẽ theo các em như vậy là đẹp Điều đó làm cho bài vẽ có sự tranhchấp về màu.

- Bài vẽ của em : Cao Hồi Nhân – Lớp 7a3

TRẮC NGHIỆM VUI HỌC TẬP PHÂN MÔN TRANG TRÍ

Câu 1 : Theo em môn trang trí trong bộ môn Mĩ thuật có quan trọng không ?

Có Không Bình thường

Trang 16

Câu 2 : Em có thích học môn trang trí không ?

Rất thích Thích Không thích

Câu 3 : Vì sao em thích phân môn trang trí ?

………

………

………

………

………

………

Câu 4 : Em thích dùng những màu gì khi vẽ trang trí ? ………

………

………

………

………

………

Câu 5 : Những màu nào là màu nóng ? ………

………

………

………

………

………

Câu 6 : Những màu nào là màu lạnh ? ………

………

………

………

………

………

Trang 17

Câu 3 : Vì được tô màu theo ý thích

Câu 4 : Thích màu Đỏ – Vàng – Xanh lá cây

Câu 5 : Những màu nóng : Đa số các em trã lời : Đỏ – Vàng – Cam

Trang 18

Câu 6 : Đa số các em cho là màu Lục – Lam – Chàm – Tím

vẽ về mặt giáo dưỡng còn nhiền hạn chế ảnh hưởng tầm nhìn về màu của các emtrong phạm vi hạn hẹp, vì vậy màu sắc trong bài vẽ của các em còn mang yếu tố tựphát

II – NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐỀ XUẤT :

1/ Với đội ngũ giáo viên :

- Cần thực hiện phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài dạy

- Phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo trong học sinh

- Phải có trình độ kiến thức sâu rộng về Mĩ thuật nói chung và màu sắc nóiriêng

- Thường xuyên theo dõi, uốn nắn cách dùng màu cho các em

Trang 19

- Từ thực tiễn học sinh THCS trong khi dùng màu, các em thường dùng màutheo ý thích của mình, các em khi dùng màu sử dụng màu sáng, màu tối còn tùytiện, không theo nguyên tắc

- Khi vẽ màu các em thường dùng màu tươi, nổi bật do dó bài vẽ có sự tranhchấp về màu

- Các em cũng thường dùng những màu tương phản nhiều trong bài và dùngmàu một cách tùy tiện dẫn đến bài vẽ lòe lẹt

Từ thực tiễn đó, để giúp quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao trước hết giáoviên phải có phương pháp giảng dạy hợp lý, phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng vềmàu và cách dùng màu

Khi giảng dạy phải biết phát huy những mặt ưu điểm khi dùng màu của họcsinh đồng thời uốn nắn những sai sót trong khi dùng màu của các em

- Cần cung cấp cho học sinh những kiến thức về màu đầy đủ chắc chắn để

các em có thể vận dụng tốt bài vẽ của mình

- Một điều quan trọng là giáo viên phải sử dụng những bài mẫu đẹp có vậndụng đầy đủ sáng, tối, đậm, nhạt, hòa sắc … chọn bài tốt làm giáo cụ trực quan đểhọc sinh hiểu và biết được nên dùng màu và phối màu sao cho đẹp

2/ Với cấp trên :

- Cần phải trang trí 1 phòng chức năng để học bộ môn Mĩ thuật

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giảng dạy

- Tạo điều kiện để nâng cao phương pháp giảng dạy cho giáo viên

- Cần tạo điều kiện cho học sinh sử dụng màu nước, màu bột khi vẽ trang trínhằm phát huy sự sáng tạo cho các em

Trang 20

C – Kết Luận

Đ ề tài nghiên cứu khoa học về màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh là đề tài còn nhiều mới lạ không những trong tài liệu nghiên cứu mà ngay cả việc nghiên cứu thực tiễn học tập của học sinh cũng vậy Song qua quá trình tìm hiểu ấy bước đầu thành công khả quan và có phần bổ ích cho công tác giảng dạy sau này

V ới đề tài này tôi mong muốn được góp phần tháo gỡ những mặt còn tồn tại nhằm nâng cao kiến thức sâu rộng và hiểu được đặc điểm tâm lý, dùng màu sắc của học sinh từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng và hiểu quả của việc dạy và học.

Ngày 15 tháng 04 năm 2006

Trang 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Những vấn đề về Mĩ Thuật Việt Nam (NXB Nghệ Thuật)

2 Lịch sử Mĩ Thuật và Mĩ thuật học Việt Nam (NXB Giáo Dục Đào Tạo)

3 Trang trí giáo trình đào tạo giáo viên (THCS – NXB Giáo Dục)

4 Tâm lí học lứa tuổi (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS)

5 Màu sắc và phương pháp vẽ màu (NXB Văn Hố Thông Tin)

Trang 22

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU Trang 1

Trang 23

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

I Lý do chọn đề tài 2

II Mục đích và ý nghĩa của đề tài 2

1 Mục đích của đề tài 2 Ý nghĩa của đề tài III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1 Đối tượng 2 Phạm vi nghiên cứu IV Phương pháp nghiên cứu 3

V Dự kiến đóng góp 3

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I : TÌM HIỂU MÀU SẮC 4

I Khái niệm về màu sắc II Những nguyên tắc cơ bản của màu sắc 4

1 Màu gốc, màu cơ bản 2 Màu bổ túc 3 Hòa sắc 4 Sắc độ 5 Màu nóng lạnh 6 Đậm nhạt của màu sắc III Tương quan màu sắc 8

1 Màu tương đồng 2 Màu tương phản CHƯƠNG II : CÁCH SỬ DỤNG MÀU SẮC TRONG BÀI VẼ 10

TRANG TRÍ CỦA HỌC SINH THCS I Tìm hiểu thực trạng phân môn trang trí 10

1 Thuận lợi. 2 Khó khăn II Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS khi sử dụng màu sắc 11

III.Cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí 11

TRẮC NGHIỆM VUI HỌC TẬP PHÂN MÔN TRANG TRÍ 18

KẾT QỦA THĂM DÒ Ý KIẾN 20

CHƯƠNG III : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐƯỢC RÚT RA TRONG 21

ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC

Ngày đăng: 23/01/2015, 17:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w