Trong mục II: Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kỹ thuật.

Một phần của tài liệu skkn tăng hứng thú học tập bằng hình thức lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10- thpt (Trang 33)

Trong phần 1. Giáo dục. (Lớp 10, Sách giáo khoa trang 102), chúng ta có thể cho học sinh tìm hiểu: Tại sao bia đá lại được đặt trên lưng rùa?

Mỗi khi đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (phố Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội) mọi người đều trầm trồ ngắm nhìn những tấm bia Tiến sĩ, gắn với con rùa bằng đá.

Trong khuôn viên của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có một khu vườn từ Khuê Văn Các đến cửa Đại Thành, gọi là vườn bia đá Tiến sĩ. Sát bờ hồ Thiên Quang Tỉnh là lối đi và những dãy bia đá trang nghiêm, cổ kính dựng thành hai khu Đông và Tây. Mỗi khu chứa hai dãy bia đá, tất cả gồm 82 tấm bia ghi tên họ quê quán của những người đã đỗ Tiến sĩ triều Lê.

Chú rùa cõng trên mình tấm bia Tiến sĩ, nó đã trở thành biểu tượng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Giáo Sư Phan Huy Lê cho biết: Hình ảnh con rùa vốn rất gần gũi trong đời sống người Việt Nam. Trong các bàn thờ thờ Thành hoàng làng hình ảnh con rùa và con hạc thường uy nghi đứng hai bên như một vật biểu linh cho tinh thần, sức mạnh của dân tộc. Có lẽ vì thế vua quan thời Lê cũng đã lấy hình tượng con rùa để gắn liền với bia Tiến sĩ.

Cũng theo Giáo Sư Phan Huy Lê, trong quan niệm của người Á Đông, rùa được xem là biểu tượng của vũ trụ. Mai rùa tượng trưng cho bầu trời, còn bụng rùa tượng trưng cho mặt đất. Ở nước ta, con rùa có vị trí rất đặc biệt từ thời An Dương Vương xây thành ốc Cổ Loa tại Đông Anh, Hà Nội. Xưa kia, An Dương Vương cho quân lính xây thành nhiều lần, nhưng cứ xây xong thành lại bị đổ mà không biết nguyên do gì. Sau này thần rùa Kim Quy xuất hiện đã giúp cho An Dương

Vương xây dựng thành công thành Cổ Loa. Sau này rùa thần trao cho An Dương Vương một chiếc nỏ thần có thể bắn một lần trăm phát, đánh trăm trận trăm thắng.

Theo truyền thuyết kể về Lê Lợi sau khi đánh thắng giặc Minh nhờ thanh kiếm thần, một hôm đi dạo thuyền chơi trên hồ Tả Vọng, Long vương đã cho rùa thần lên đòi lại kiếm. Từ đó hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm. Như vậy, việc

đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa không chỉ thể hiện cho sự trường tồn bất diệt của thời gian mà nó còn có ý nghĩa linh thiêng.

3.5.2 Ý nghĩa :

Ngay ở tấm bia đầu tiên (khoa 1442) mục đích của việc dựng bia đã được xác định "Ghi tên khắc đá, bày nơi cửa Hiền tài, khiến kẻ sĩ trông vào mà sinh lòng hâm mộ phấn chấn, tự rèn luyện lấy danh tiết".

Thế kỷ XVI, bia 1565 có ghi: "Dựng bia vừa để công danh còn mãi đến muôn đời, vừa để sự nghiệp soi sáng cho ngàn thuở".

Thế kỷ XVIII, bia năm 1739, cũng còn ghi tương tự: "Tuy đã nêu tên lên bảng vàng song vẫn chưa đủ để lưu truyền hậu thế, vẫn chưa đủ để biểu dương tiếng tăm, vì thế sai khắc vào bia đá dựng ở nhà Thái học, khiến cho khoa danh và tên họ còn tiếng thơm mãi đến muôn đời".

=> dựng bia là nhằm biểu dương khoa cử đã chọn ra các nhân tài, biểu dương các nho sĩ hiển đạt, khích lệ việc học hành thi cử. Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác, "kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng". Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu "dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước".

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X- XV

Một phần của tài liệu skkn tăng hứng thú học tập bằng hình thức lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10- thpt (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w