Trong mục I Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X Khi học tới phần nhà Tiền Lê, (bài 17 Lớp 10 sách giáo khoa trang 87), có thể lồng

Một phần của tài liệu skkn tăng hứng thú học tập bằng hình thức lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10- thpt (Trang 26 - 29)

ghép mẩu chuyện thứ hai là: Chuyện Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế

Năm 979, khi Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng bị giết hại, con thứ Đinh Toàn (6 tuổi) được đưa lên nối ngôi. Lê Hoàn là Phó Vương, giữ quyền nhiếp chính. Các quan trong triều như Đinh Điền, Phạm Hạp… nghi ngờ Lê Hoàn sẽ làm việc mờ ám bèn dấy binh để đánh, nhưng rốt cuộc lại bị Lê Hoàn đánh bại và giết chết.

Sau vận nước lâm nguy, nhà Tống đưa quân sang xâm lược nước ta, xã tắc không thể phó thác cho Đinh Toàn bé nhỏ. Triều đình đứng trước một thực tế rất khó xử, rằng ai sẽ là người đủ uy tín, đủ năng lực để điều khiển vận mệnh quốc gia.

Tháng 7 năm Canh Thìn (980), một sự kiện lớn đã diễn ra tại kinh đô Hoa Lư. Sự kiện này được sách Khâm định việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 1, tờ 13) chép lại như sau:

Quan giữ đất Lạng Châu đem việc đó tâu lên, Dương Thái Hậu bèn sai Lê Hoàn tuyển lựa dũng sĩ để chống lại.

Triều đình cho Phạm Cự Lượng làm Đại tướng, được quyền bày mưu tính kế đánh giặc. Phạm Cự Lượng cùng các tướng, mặc nguyên quân phục, vào thẳng nội điện, nói thẳng với mọi người rằng: Thưởng người có công, trị người phạm tội, ấy

là phép dùng binh...Vậy thì chi bằng trước hãy tôn ngay quan Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn lên ngôi...

Quân sĩ nghe vậy thì tung hô “vạn tuế”, Dương Thái hậu cũng một lòng mến phục, liền sai lấy tấm Long Cổn (áo Long Bào) khoác lên người Lê Hoàn, rồi cũng chính Dương Thái Hậu khuyên Lê Hoàn lên ngôi...Lê Hoàn lên ngôi trước hết là để nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kỳ khó khăn, đó là chỉ huy cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lăng, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc.

Mẩu chuyện được kể xong, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh việc Thái Hậu Dương Vân Nga tôn Lê Hoàn lên làm vua có ý nghĩa gì? Các em rút ra được bài học gì?

3.4.2.1 Ý nghĩa :

Sau mẩu chuyện này các em cũng nhận thấy rằng sự sáng suốt có tầm

nhìn xa trông rộng của Dương Thái Hậu khi nhường ngôi cho Lê Hoàn. Nếu

Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ (hy sinh quyền lợi của con mình), bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn bè đảng, tranh chấp, đẩy đất nước vào hoàn cảnh rối loạn.

Chiếc áo Hoàng bào mà Dương Vân Nga khoát lên vai Thập Đạo tướng

quân, không phải là trao tặng ngôi báu, mà đó là khoác lên vai ông sức nặng ngàn cân của cả một dân tộc. Và chính Lê Hoàn đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc

3.4.3 Trong mục II. ( Lớp 10- Bài 17 - sách giáo khoa trang 88) Phát triển và hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến ở các thế kỷ XI – XV, phần

Một phần của tài liệu skkn tăng hứng thú học tập bằng hình thức lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10- thpt (Trang 26 - 29)