Liên quan tới bài 23( SGK trang 116), trong mục II, phần 1 Kháng chiến chống Thanh (SGK trang 117),

Một phần của tài liệu skkn tăng hứng thú học tập bằng hình thức lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10- thpt (Trang 48 - 50)

- khoa trang 116), giáo viên kể cho các em nghe: Chuyện tình của công chúa Ngọc Hân:

3.7.3. Liên quan tới bài 23( SGK trang 116), trong mục II, phần 1 Kháng chiến chống Thanh (SGK trang 117),

Kháng chiến chống Thanh (SGK trang 117),

Giáo viên cho học sinh tìm hiểu trước nhân vật Nguyễn Ánh- vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn với mẩu chuyện: Nguyễn Ánh Cầu viện Xiêm La ( hành động bán nước ) để học sinh có thể hiểu sâu sắc về ý nghĩa nội dung bài học Lịch sử giai đoạn này.

(Trận Rạch Gầm - Xoài Mút.)

Khi Bá Đa Lộc chưa kịp đi vì trái mùa gió thì Nguyễn Ánh liên tiếp gặp những thất bại trước quân Tây Sơn, do đó ông có ý chuyển sang cầu viện Xiêm La

.

Nguyễn Ánh khi đang lưu vong ở Xiêm La 1783

Nguyên trước đó, khi Nguyễn Ánh còn phải lênh đênh trốn chạy, tướng của ông là Châu Văn Tiếp chạy thẳng qua Xiêm cầu cứu. Đến tháng 2 năm Giáp Thìn (tháng 5 năm 1784), vua Xiêm La là Rama I cho tướng Thạt Xỉ Đa đem thuyền sang Hà Tiên đón Nguyễn Ánh, trước đó nhận được thư của Châu Văn Tiếp, tới Long

Xuyên hội kiến tướng Xiêm rồi cùng 30 viên quan và mấy chục tướng sĩ theo sang Xiêm La hội kiến vua Xiêm tại Vọng Các (Bangkok) vào tháng 3 năm 1784mà không màng việc thân tướng là Nguyễn Văn Thành hết sức can ngăn việc cầu ngoại viện này. Vua Xiêm nhân cũng đang có chiến tranh với Tây Sơn nên đồng ý giúp Nguyễn Ánh để dùng ông phân tán lực lượng Tây Sơn.

Vua Xiêm cử hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền sang Nam Hà. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn. Quân Xiêm La nhanh chóng lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc. Riêng Châu Văn Tiếp tử trận khi đánh nhau với quân Tây Sơn tại Mân Thít. Thế tiến quân nhanh chóng, quân Xiêm lại ỷ thế làm đủ điều tàn bạo với dân chúng khiến cho Nguyễn Ánh rất thất vọng; ông giao hết việc lại cho thuộc tướng rồi bỏ đi ra các đảo. Riêng về tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào đánh. Tây Sơn đã thắng lẫy lừng trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày đã tiêu diệt gần 2 vạn quân Xiêm, chỉ sót vài nghìn người chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Từ sau vụ việc này, Nguyễn Ánh không còn trông mong gì vào Xiêm nữa vì "họ (Xiêm La) sợ quân Tây Sơn như sợ cọp". Các tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương chạy theo đường bộ về Xiêm; còn Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy kích phải trốn đi theo đường thủy qua đảo Thổ Châu rồi về Cổ Cốt với một nhóm nhỏ quân tướng. Thời gian này, cuộc sống của Nguyễn Ánh khốn khổ đến mức Nguyễn Văn Thành phải đi làm ăn cướp nuôi chủ và bị đánh suýt mất mạng. Ít lâu sau, một viên cai cơ tên Trung đem binh Xiêm đến đưa Nguyễn Ánh về Vọng Các, Xiêm La.

Vũ khí quân Xiêm bỏ lại sau trận Rạch Gầm- Xoài Mút

Thời gian ở Xiêm, Nguyễn Ánh được vua Xiêm cho trú tại khu vực Samsen và Bangpho (hiện nay đều thuộc nội thành Bangkok), binh tướng từ Gia Định nghe tin kéo sang và lực lượng của ông tụ tập lại được khoảng 1000 người

Một phần của tài liệu skkn tăng hứng thú học tập bằng hình thức lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10- thpt (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w