phù hợp với nội dung từng giai đoạn, từng bài Lịch sử.
- Học sinh biết cách thuyết trình về các trận đánh trong lịch sử, biết cách lắng nghe, hiểu hơn, và cảm nhận được giá trị lịch sử dân tộc qua những chiến thắng hào hùng vang dội của tổ tiên.
- Qua việc lồng ghép các mẫu chuyện đã rèn cho học sinh kỹ năng làm việc độc lập, tính sáng tạo kích thích sự phát triển tư duy, làm tăng sự hứng thú cho học sinh đối với môn học, nâng cao hiệu quả dạy – học
- Qua việc lồng ghép các mẩu chuyện trong mỗi tiết học, đã tạo được xúc cảm cho học sinh hiểu giá trị của lịch sử dân tộc, yêu môn học hơn có tác dụng giúp các em khôi phục lại bức tranh lịch sử, góp phần phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh.
- Ở phần Lịch sử Việt Nam lớp 10, khi lồng ghép mẩu chuyện lịch sử, giúp các em hiểu được cội nguồn, sự hình thành, phát triển của dân tộc, những chiến công hiển hách của các anh hùng trong chiến đấu, hiểu được giá trị văn hóa của đất nước....
- Tạo không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, góp phần tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai
- Làm cho học sinh luôn ghi nhớ rằng: “Dân ta phải biết Sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
- Như vậy qua quá trình sử dụng hình thức lồng ghép các mẩu chuyện lịch sử trong dạy học, mặc dù chưa được sử dụng phổ biến rộng rãi trong các lớp, trong trường học nơi tôi giảng dạy, song khi tiến hành thực nghiệm qua hai lớp 10A1, 10A5, ở một số nội dung bài học phù hợp với những mẩu chuyện liên quan, tôi nhận thấy học trò rất hứng thú sau mỗi tiết học, hơn nũa các em đều cảm thấy say sưa...và đặc biệt hiệu quả giảng dạy tăng lên rõ rệt.
- Để đánh giá kết quả khi sử dụng phương pháp này trong năm học 2013 – 2014 tôi đã tiến hành làm thực nghiệm ở lớp 10A1 và làm đối chứng ở lớp 10A3( lớp tôi chưa sử dụng phương pháp lồng ghép ) ở trường THPT Chu Văn An. Sau khi dạy xong, tôi đã cho tiến hành kiểm tra 15 phút, thu được kết quả như sau:
Kết quả (điểm/bài) Lớp 10a1- lớp thực nghiệm (38 học sinh) Lớp 10a3 – lớp đối chứng (44 học sinh) < 5 2,631% 34,1 %
5 – 7.9 71,05 % 56,81 %
8 - 10 26,32 % 9,09 %
-Qua kết quả ta có thể nhận thấy ở lớp thực nghiệm số học sinh có điểm thấp đã giảm đi, trong khi đó số học sinh có điểm giỏi đã tăng lên.