Tiến vào Dinh Độc Lập

Một phần của tài liệu Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam (Trang 38)

II. Những mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay.

9.Tiến vào Dinh Độc Lập

“Sau khi tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc bị chọc thủng, cửa ngõ vào Sài Gòn đã được mở toang. Cùng với việc thủ đô Phnôm-pêng được giải phóng, làm cho nội các Mĩ ngụy càng thêm hoảng loạn. Ngày 18-4, Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản hết người Mỹ; ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống. Quân ta nhanh chóng áp sát Sài Gòn, hình thành thế bao vây nhằm tấn công 5 mục tiêu quan trọng (Bộ tổng tham mưu ngụy, Biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập). Có thể nói sau hơn 1 tháng Tổng tiến công và nổi dậy, quân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và dải đất miền Trung. Ngày 26/4, chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh bắt đầu. Tất cả 5 cánh quân của ta đồn loạt nổ súng, ồ ạt tiến đánh vào các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.

Tại mũi tiến công phía đông, đúng 10h 45 phút ngày 30/4, dẫn đầu đội hình là lữ đoàn xe tăng 203 và pháo binh của binh đoàn hỗn hợp (Quân đoàn II) vượt xa lộ Biên Hòa, rầm rập tiến về Dinh Độc Lập. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho lữ đoàn phối hợp với các đợn vị bạn cắm lá cờ cách mạng lên nóc Dinh Độc Lập.

Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, tiếp theo là xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy. Đến trước Dinh Độc Lập, xe tăng 843 lao vào cổng phụ và bị kẹt lại. Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận tay cầm lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã nhảy khỏi xe tăng và chạy như bay vào Dinh Độc Lập. Anh cùng một số chiến sĩ đã chạy lên ban công tầng thượng, giật lá cờ ba que xuống và cắm lá cờ cách mạng trên nóc Phủ Tổng thống nguỵ. Tiếp theo các xe tăng khác tiến vào sân Dinh. Chỉ huy lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không được bắn, tất cả trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Cửa ra vào phòng họp lớn ở tầng 2 đã mở sẵn. Dương Văn Minh mới nhận chức Tổng thống chính quyền Sài Gòn được 2 ngày, đang ngồi ủ rũ cùng với khoảng 50 thành viên Chính phủ và viên chức cao cấp. Thấy quân giải phóng ập vào, họ đứng dậy. Dương Văn Minh nói: “Chúng tôi sót ruột chờ các ông từ sáng để làm nghi thức bàn giao”. Một sĩ quan cách mạng dõng dạc trả lời: “Các ông đã thất bại. Toàn bộ ngụy quyền đã sụp đổ hoàn toàn. Người ta không thể bàn giao cái mà người ta không có. Các ông phải đầu hàng ngay!”.

Dương Văn Minh ra lệnh cho toàn bộ quân đội và chính quyền Sài Sòn đầu hàng không điều kiện.

Trong khi đó trên Dinh Độc Lập, lá cờ cách mạng kiêu hãnh tung bay. Các chiến sĩ xe tăng, bộ binh của ta cùng nhân dân vô cùng sung sướng reo hò mừng giờ phút lịch sử. Lúc ấy là 11 giờ 30 phút ngày 30 – 4- 1975. Giờ phút lịch sử ấy mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi”.

Khi giáo viên trình bày cho học sinh về chiến dịch Hồ Chí Minh có thể sử dụng câu chuyện về cuộc tiến công của quân ta vào Dinh Độc Lập nhằm làm tăng

thêm tính sinh động, khắc sâu trong học sinh về sự kiện quan trọng này. Qua đó cho thấy sự hèn nhát, đầu hàng nhanh chóng của Dương Văn Minh và chiến thắng oanh liệt hào hùng của nhân dân ta - chiến thắng mùa xuân năm 1975.

Một phần của tài liệu Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam (Trang 38)