III. Một số phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bà
2. Sử dụng mẩu chuyện lịch sử bằng cách xây dựng những đoạn tường thuật Đó là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch sử trong sự
thuật. Đó là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch sử trong sự phát triển, về những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân hay một nhân vật lịch sử. Và bao giờ cũng có chủ đề, có tình tiết nhất định, nhằm kích thích trí tưởng tượng tái tạo của học sinh về những hình ảnh của quá khứ. Mà đặc điểm nổi bật nhất của một bài tường thuật là tính chất sinh động của các hoạt động nhân vật, quá trình diễn biến của sự kiện, tính cụ thể chính xác của tài liệu sử dụng nhằm tạo biểu tượng chân thực, đúng như hiện thực quá khứ, vì vậy các em hứng thú học tập lịch sử hơn.
Ví dụ khi dạy bài bài 15, mục II: “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ở miền Nam”, phần 2 khi giảng về chiến dịch Hồ Chí Minh. Để các em tập trung và hứng thú, giáo viên nên thu hút học sinh ngay từ đầu khi nói về sự kiện tiến vào Dinh Độc Lập: “Các em có biết ai là người đã húc thẳng vào Dinh Độc Lập hay không?”. Tiếp đó giáo viên trình bày tình tiết một cách gợi cảm, gây xúc động, tạo biểu tượng rõ ràng chân thật. “Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu tiến vào Dinh Độc Lập, tiếp theo là xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy. Đến trước Dinh Độc Lập, xe tăng 843 lao vào cổng phụ và bị kẹt lại. Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ cách mạng, nhảy khỏi xe tăng, lao lên bậc thềm của tòa nhà. Tiếp theo các xe tăng khác tiến vào sân Dinh. Chỉ huy lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không được bắn, tất cả trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Cửa ra vào phòng họp lớn ở tầng 2 đã mở sẵn. Dương Văn Minh mới nhận chức Tổng thống chính quyền Sài Gòn được 2 ngày, đang ngồi ủ rũ cùng với khoảng 50 thành viên Chính phủ và viên chức cao cấp. Thấy quân giải phóng ập vào, họ đứng dậy. Dương Văn Minh nói: “Chúng tôi sót ruột chờ các ông từ sáng để làm nghi thức bàn giao”. Một sĩ quan cách mạng dõng dạc trả lời: “Các ông đã thất bại. Toàn bộ ngụy quyền đã sụp đổ hoàn toàn. Người ta không thể bàn giao
cái mà người ta không có. Các ông phải đầu hàng ngay!”. Dương Văn Minh ra lệnh cho toàn bộ quân đội và chính quyền Sài Sòn đầu hàng không điều kiện.
Trong khi đó trên Dinh Độc Lập, lá cờ cách mạng kiêu hãnh tung bay. Các chiến sĩ xe tăng, bộ binh của ta cùng nhân dân vô cùng sung sướng reo hò mừng giờ phút lịch sử. Lúc ấy là 11 giờ 30 phút ngày 30 – 4- 1975”.
Với một giọng điệu tường thuật câu chuyện hấp dẫn, từ cung cấp sự kiện, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh đến những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ. Hứng thú học tập sẽ giảm đi nếu câu chuyện chỉ là những bài tường thuật khô khan, thông báo vắn tắt một số sự kiện, nhất là chỉ nêu những điều mà học sinh biết rồi hoặc lặp lại nguyên văn.