Sử dụng mẩu chuyện lịch sử dưới hình thức nêu đặc điểm, nhân vật lịch sử Nêu đặc điểm có thể ngắn gọn hay chi tiết tùy theo tính chất, nội dung của sự

Một phần của tài liệu Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam (Trang 45)

III. Một số phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bà

3. Sử dụng mẩu chuyện lịch sử dưới hình thức nêu đặc điểm, nhân vật lịch sử Nêu đặc điểm có thể ngắn gọn hay chi tiết tùy theo tính chất, nội dung của sự

sử. Nêu đặc điểm có thể ngắn gọn hay chi tiết tùy theo tính chất, nội dung của sự kiện và trình độ yêu cầu của học tập. Nó không những làm cho học sinh ghi nhớ sự kiện, nhân vật một cách cụ thể, có hình tượng trên cơ sở những tài liệu được thông báo mà còn khái quát hóa với những nét đặc trưng nhất của sự kiện, nhân vật.

Ví dụ khi dạy bài 13, mục “Chế độ Mĩ – Diệm ở miền Nam Việt Nam”. Để vạch trần bản chất phản động và tộc ác dã man của đế quốc Mĩ và tay sai Ngô Đình Diệm sẽ giới thiệu cho học sinh về nhân vật Ngô Đình Diệm. Qua đó học sinh hiểu được nguồn gốc tội ác mà Diệm đã gây ra cho nhân dân miền Nam, thấy được bộ mặt phản dân hại nước của hai anh em Ngô Đình Diệm. Và các em hiểu được bản chất của chế độ thực dân mới, căm thù chế độ Mĩ- Diệm, bất bình với hành động phi nhân tính của chúng.

Tiếp theo khi dạy mục: ”phong trào Đồng khởi (1959-1960)”, có thể thấy rằng thắng lợi của phong trào không thể thiếu được vai trò lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Định. Giáo viên giới thiệu qua một số đặc điểm của bà: sinh năm 1920, dân tộc Kinh quê xã Lũng Hòa, huyện Giồng Tôm, tỉnh Bến Tre. Chị sinh ra trong một gia đình có 10 người con, 5 con trai, 5 con gái nên mọi người thường gọi chị là Út Định. Dù ở trong cương vị công tác nào, chị cũng nêu cao tinh thần

trách nhiệm, tận tâm, tận lực với phong trào. Trong chiến đấu, đồng chí luôn mưu trí, linh hoạt có mặt ở hầu khắp chiến trường miền Nam với cương vị vừa là người chỉ huy quân sự tài giỏi, vừa là lãnh đạo chính trị, lãnh đạo “đội quân tóc dài” góp công làm nên chiến thắng oanh liệt ở miền Nam. Năm 1960, đồng chí lãnh đạo Đảng bộ và quân dân Bến Tre nổi dậy đập tan hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn, giải phóng 51/115 xã, nhân dân làm chủ 300/500 “ấp chiến lược”, loại khỏi vòng chiến đấu 3800 tên địch, thu 1700 súng các loại và 10 máy thông tin. Nguyễn Thị Định trực tiếp chỉ huy “đội quân tóc dài” cùng với lực lượng vũ trang chiến đấu kiên cường đập tan trận càn của thủy quân lục chiến với 13000 quân tinh nhuệ kết hợp với tình báo Mỹ ngụy, xứng danh là “nữ chiến sĩ rừng dừa” quê hương Đồng Khởi. Có thể nói đồng chí là một trong những phụ nữ tiêu biểu của Việt Nam, là người lãnh đạo có uy tín được nhân dân cùng đông đảo bạn bè và nhân dân thế giới tin yêu kính trọng”

Hoặc khi dạy về phần: “Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần 1 của đế quốc Mĩ”, giáo viên sẽ kể cho học sinh nghe về tấm gương hy sinh của anh Nguyễn Viết Xuân với khẩu hiệu: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” hay hình ảnh những dũng sĩ diệt Mĩ “Gia Cát tý hon”. Học sinh sẽ ghi nhớ sự kiện một cách nhanh chóng chứ không hời hợt chỉ là những thông báo khô khan. Hoặc khi dạy phần: “Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai vừa chiến đấu vừa sản xuất”. Đế quốc Mĩ đã điên cuồng mở cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng kéo dài 12 ngày đêm. Nhân dân ta đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc chúng phải chấm dứt chiến tranh đánh phá miền Bắc và ký hiệp định Pari. Và giáo viên có thể sử dụng mẩu chuyện để tạo biểu tượng cho học sinh về anh hùng Phạm Tuân với lòng dũng cảm mưu trí trong cuộc đấu tranh chống lại cuộc tập kích bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w