Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử để cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng cụ thể, có hình

Một phần của tài liệu Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam (Trang 41)

III. Một số phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bà

1.Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử để cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng cụ thể, có hình

kiện lịch sử đang học nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng cụ thể, có hình ảnh, tăng thêm tính chất sinh động gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các em.

Ví dụ: khi dạy bài 13, phần IV, mục 2: “Miền Nam đấu tranh chống chiến tranh đặc biệt của Mĩ”. Trong trận Ấp Bắc lịch sử giáo viên có thể sử dụng mẩu chuyện lịch sử về trận đánh này để cụ thể hóa kiến thức cho học sinh. Cụ thể đó là giúp học sinh thấy được sự thất bại đầu tiên của chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mĩ cũng như chiến thắng Ấp Bắc đã chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại hoàn toàn ”chiến tranh đặc biệt ”. Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện về sự thất bại của Mĩ khi đề ra chiến thuật trực thăng vận: “Ấp Bắc chỉ là một ấp nhỏ bé “đủ chỗ cho 600 dân. Ấp Bắc từ lâu như cái gai, càng ngày càng cắm sâu vào trái tim của bọn Mĩ- Diệm. Đã nhiều lần chúng đem quân đến Ấp Bắc để càn quét, nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang của nhân dân ở đây, nhưng đều bị đánh trả đích đáng. Ngày 30-12-1962, bộ chỉ huy quân

sự Mĩ lại quyết định mở một cuộc tấn công mới vào Ấp Bắc. Kế hoạch càn quét quy mô vào Ấp Bắc lần này do chính tên tướng Mĩ Ha-kin vạch ra. Một lực lượng khá lớn cả Mĩ lẫn ngụy được huy động: hai tiểu đoàn của trung đoàn 11, 1 tiểu đoàn của trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 7 của tên thiếu tướng Huỳnh Văn Cao. Phối hợp càn quét còn có nhiều đại đội thuộc các loại biệt động quân, bảo an, biệt kích, xe lội nước, súng cối 160 ly và cả 13 tàu chiến, 25 máy bay thuộc đủ các loại. Hắn, cũng như bọn tay sai của hắn, đều hý hửng tin tưởng rằng chuyến này sẽ làm cỏ được Ấp Bắc, cái ấp chỉ vẻn vẹn có 600 dân, trong đó có 200 du kích! Mở đầu đã bất lợi, bọn Mĩ – ngụy lại lồng lộn lên. Chúng huy động 10 chiếc H.21 có 5 chiếc lên thẳng phản lực HU. 1A yểm hộ, chở quân mấy đợt đổ quân xuống phía sau ấp Bắc, toan đánh tập hậu. Đợt đổ quân thứ nhất không gặp trở ngại gì, nhưng đợt thứ hai thì va phải sức chống cự mãnh liệt của dân quân du kích. Đồng thời ngay lúc này, các tổ săn máy bay của dân quân du kích cũng xuất hiện, tập chung nhả đạn tới tấp vào đàn máy bay Mĩ. Ngay từ phút đầu, hai chiếc H.21 đã bị bắn rơi. Một chiếc H.21 thứ ba định hạ thấp để cứu tên lái máy bay cũng bị bắn rơi nốt. Bọn giặc bắt đầu hoang mang. 5 chiếc máy bay lên thẳng phản lực H.U.1A lồng lộn nhào xuống trận địa, bắn hàng loạt róckét để cứu những đứa vừa đổ xuống đang lúng túng hoang mang như: “ếch nằm trong giỏ”. Lại một chiếc H.U 1.A bị bốc cháy, bổ nhào xuống trận địa. Hầu hết các chiếc khác đều bị thương, vội vã cút thẳng về hướng Mĩ Tho. Thế là chiến thuật “trực thăng vận” của Mĩ thất bại.

Đợt chiến đấu đầu tiên đã kết thúc. Trong đợt này quân và dân Ấp Bắc đã hạ được 5 máy bay, bắn bị thương gần 10 chiếc, tiêu diệt và làm tan rã chừng 2 đại đội địch, trong đó có một số sĩ quan và phi công Mĩ. Tin Mĩ còn tiết lộ thêm: có tất cả 7 tên lái máy bay Mĩ bị thương nặng, 3 tên cố vấn quân sự Mĩ bị chết trong đó có tên đại úy Mĩ N.Gút là loại “phi công xuất sắc nhất ” của Ken-nơ-đi, tên này bị đạn xuyên vỡ cổ”.

Với một câu chuyện kể nhằm cụ thể hóa sự thắng lợi của nhân dân ta trong chiến thắng Ấp Bắc, rõ ràng học sinh sẽ nắm rõ được sâu sắc hơn kiến thức về

những thắng lợi của nhân dân miền Nam chống chiến tranh đặc biệt. Giáo viên kết hợp với giọng kể hùng hồn, nhất là khi Mĩ gặp thất bại ngay từ những cuộc tấn công đầu tiên sẽ làm cho học sinh thích thú hơn với bài giảng.

Hoặc khi dạy đến phần “Nhân dân miền Nam chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ”. Để nội dung bài giảng thêm phong phú, lôi cuốn học sinh, giúp học sinh cụ thể hóa một số nội dung lịch sử, giáo viên sử dụng câu chuyện lịch sử góp phần tạo dựng toàn cảnh bức tranh nhân dân miền Nam tấn công địch trên mọi mặt trận. Đại diện cho phong trào chính trị của tăng nị, Phật tổ, giáo viên kể cho học sinh nghe về hành động tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức, tự thiêu để phản đối chính quyền Mỹ- Diệm: “Ngày 11/6/1963, trong cuộc tuần hành chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm của đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn, có đông đảo tăng ni Phật tử tham gia, ông đã tự thiêu để đòi bình đẳng tôn giáo, chống sự đàn áp đạo Phật và đòi dân sinh dân chủ, trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn tăng ni Phật tử, cùng nhiều quan sát viên, báo chí quốc tế. Cuộc hy sinh phi thường và dũng cảm của hòa thượng Thích Quảng Đức với hình ảnh cụ ngồi thẳng như tượng đá trong ngọn lửa rực hồng đã nhanh như một làn sóng điện làm sôi nổi dư luận trong và ngoài nước. Ảnh của vị hòa thượng ngồi trên ngọn lửa được đăng trên hầu khắp các báo khắp năm châu với những dòng chữ nói lên sự khâm phục. Với một hành động lặng thinh, không nói một lời vị hòa thượng Việt Nam đã nêu lên một tấm gương sáng, một kháng nghị cao đẹp lộng lẫy chống lại mọi xấu xa đê hèn của loài quỉ sứ đang tồn tại trong thế giới này”.

Khi dạy bài 16, mục I, ý 2 “Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981- 1985)” giáo viên cụ thể hóa cho học sinh hiểu biết về công trình thủy điện Hòa Bình. Để câu chuyện hấp dẫn, giáo viên có thể gợi mở cho các em: công trình thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp ta xây dựng trong 10 năm thì hoàn thành (1979-1989), vậy các em có biết có bao nhiêu chuyên gia và công nhân Liên Xo đã hy sinh tại đây không? Sau đó giáo viên giới thiệu cho các em về công trình thủy điện Hòa Bình – “một Thác Bà reo” và cuối cùng chốt lại: “Đây là biểu tượng

sống động của tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên trước đây và nhân dân Nga hiện nay”.

Một phần của tài liệu Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam (Trang 41)