Anh hùng Nguyễn Thị Định và đội quân tóc dài đấu tranh đòi đế quốc Mỹ rút khỏi miền Nam.

Một phần của tài liệu Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam (Trang 27)

II. Những mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay.

3.Anh hùng Nguyễn Thị Định và đội quân tóc dài đấu tranh đòi đế quốc Mỹ rút khỏi miền Nam.

quốc Mỹ rút khỏi miền Nam.

Ngay khi đội quân viễn chinh Mỹ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến, chuyển cuộc chiến tranh xâm lược từ hình thức “đặc biệt” sang “cục bộ”, nhân dân miền Nam đã đứng dậy đấu tranh cả về quân sự lẫn chính trị, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Những đội quân tóc dài đã từng lập chiến tích trong đấu tranh chống “chiến tranh đặc biệt”, nay sang thời kì chống “chiến tranh cục bộ” cũng phát huy vai trò to lớn của mình. Đây là một trong những “kẻ thù” đáng lo ngại nhất của đế quốc Mỹ. Đó là các bà, các mẹ, các chị, có cả những người trung niên, có cả các cô thanh nữ. Họ kéo thành từng đoàn đi biểu tình, giương cao băng khẩu hiệu: “Đế quốc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam”.

Gắn liền với đội quân tóc dài là vai trò của nữ anh hùng Nguyễn Thị Định.

Nguyễn Thị Định sinh năm 1920, dân tộc Kinh quê xã Lũng Hòa, huyện Giồng Tôm, tỉnh Bến Tre. Chị sinh ra trong một gia đình có 10 người con, 5 con trai, 5 con gái nên mọi người thường gọi chị là Út Định. Năm 1936, mới 16 tuổi đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong cuộc đời hoạt động của mình, chị đã giữ các chức vụ Ủy viên ban chấp hành phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre, phó bí thư rồi bí thư huyện Mỏ Cày, thường vụ tỉnh ủy, phó bí thư rồi phó bí thư tỉnh Bến Tre, khu ủy viên quân khu 8, Bí thư Đảng đoàn phụ nữ khu 8. Năm 1961 chị đựợc bầu là Hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam, Ủy viên chủ tịch đoàn Ủy ban Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam, là thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Sau năm 1975 chị là Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa IV, V, VI), đại biểu quốc hội, Phó chủ tịch hội đồng

nhà nước nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó chủ tịch Liên đoàn phụ nữ thế giới, Chủ tịch hội hữu nghị Việt Nam – CuBa. Chị từ trần năm 1992.

Dù ở trong cương vị công tác nào, chị cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực với phong trào. Trong chiến đấu, đồng chí luôn mưu trí, linh hoạt có mặt ở hầu khắp chiến trường miền Nam với cương vị vừa là người chỉ huy quân sự tài giỏi, vừa là lãnh đạo chính trị, lãnh đạo “đội quân tóc dài” góp công làm nên chiến thắng oanh liệt ở miền Nam.

Năm 1940, do mật thám chỉ điểm, Nguyễn Thị Định bị bắt giam ở Khám Lớn Sài Gòn sau đó chúng đày đồng chí đi nhà tù Bà Rá nơi rừng sâu nước độc. Suốt 3 năm tù với bao cực hình tra tấn, đồng chí vẫn giữ vững khí chất người cộng sản. Năm 1943 ra tù, Nguyễn Thị Định về địa phương tiếp tục hoạt động. Năm 1946 đồng chí là thành viên của đoàn cán bộ Nam Bộ vượt biển ra Bắc báo cáo với Bác và trung ương tình hình Nam Bộ sau hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, đồng thời xin trung ương vũ khí cho chiến trường miền Nam. Trực tiếp tham gia chỉ huy con tàu “không số” với “đội cảm tử quân” vựot qua phong ba bão táp, qua nhiều vùng kiểm soát của địch trên biển Đông, đưa được 10 tấn vũ khí đạn dược, sách báo cùng với nhiều tiền của Trung ương, của Bác gửi cho Nam Bộ cập bến an toàn.

Năm 1960, đồng chí lãnh đạo Đảng bộ và quân dân Bến Tre nổi dậy đập tan hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn, giải phóng 51/115 xã, nhân dân làm chủ 300/500 “ấp chiến lược”, loại khỏi vòng chiến đấu 3800 tên địch, thu 1700 súng các loại và 10 máy thông tin. Nguyễn Thị Định trực tiếp chỉ huy “đội quân tóc dài”

cùng với lực lượng vũ trang chiến đấu kiên cường đập tan trận càn của thủy quân lục chiến với 13000 quân tinh nhuệ kết hợp với tình báo Mỹ ngụy, xứng danh là

“nữ chiến sĩ rừng dừa” quê hương Đồng Khởi. Có thể nói đồng chí là một trong những phụ nữ tiêu biểu của Việt Nam, là người lãnh đạo có uy tín được nhân dân cùng đông đảo bạn bè và nhân dân thế giới tin yêu kính trọng.

Đồng chí Nguyến Thị Đjnh được khen thưởng: 1 huân chương Hồ Chí Minh, 1 huy hiệu Hồ Chí Minh, 1 giải thưởng hòa bình quốc tế Lênin, 1 huân chương quyết thắng hạng nhất, 1 huân chương liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới, 1 huân

chương của nhà nước Lào, 1 huân chương Đi-vi-trốp của nhà nước Hung-ga-ri, 4 huân chương của nhà nước CuBa, 1 huy hiệu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Năm 1995 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Khi giáo viên dạy đến phong trào Đồng Khởi không thể không kể đến về đội quân tóc dài và vai trò lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Định. Họ có công lao to lớn góp phần đưa đến thắng lợi của Đồng Khởi, làm nên chiến thắng oanh liệt ở miền Nam. Từ đó xuất hiện trong tim các em lòng khâm phục tài năng và phẩm chất của “nữ chiến sỹ rừng dừa - Nguyễn Thị Định”

Một phần của tài liệu Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam (Trang 27)