Đối với các bạn sinh viên, hứng thú không chỉ quantrọng trong học tập mà còn có vai trò lớn khi các bạn tham gia vào hoạt động doĐoàn trường tổ chức.. Ở sinh viên nói chung và sinh viên
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hứng thú là một khía cạnh được các nhà nhiên cứu tâm lý học quan tâm,đây là một vấn đề phong phú, hấp dẫn và cũng khá phức tạp
Hứng thú là một mặt biểu hiện trong xu hướng của nhân cách, nó có vaitrò quan trọng trong hoạt động của con người nói chung và các hoạt động trong
xã hội nói riêng Hứng thú kích thích nhu cầu, tình cảm, mong muốn, nó lôicuốn con người tham gia hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao và khả nănghoàn thành nhiệm vụ tốt Đối với các bạn sinh viên, hứng thú không chỉ quantrọng trong học tập mà còn có vai trò lớn khi các bạn tham gia vào hoạt động doĐoàn trường tổ chức Hứng thú giúp các bạn sinh viên say mê trong hoạt động,khả năng tập trung chú ý cao, có nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo, có cách tổchức hoạt động khoa học, logic, hợp lý, có khả năng điều chỉnh tốt cho hoạtđộng phù hợp với tình hình thực tế
Ở sinh viên nói chung và sinh viên năm thứ nhất – K4, Học viện Quản lýgiáo dục nói riêng, việc tham gia vào hoạt động Đoàn có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển nhân cách của các bạn Hoạt động Đoàn là cơ hội để các bạn
được giao lưu, học hỏi được thể hiện tài năng, bản lĩnh của mình, mối quan hệ
xã hội không chỉ giới hạn trong khoa, trong trường mà được mở rộng, được giaolưu với nhiều trường cũng như các tổ chức chính trị xã hội Qua hoạt động Đoànsinh viên được rèn luyện nhiều kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói trướcđám đông, kĩ năng làm việc nhóm…
Khi nhận ra được điều này, sinh viên sẽ càng cố gắng, tích cực, có nhiềusáng tạo làm cho hoạt động Đoàn của mình trở nên phong phú, hấp dẫn, độc đáohơn Vì vậy mà hứng thú càng trở nên quan trọng đối với các bạn sinh viên Chỉkhi thật sự có hứng thú tham gia hoạt động Đoàn thì các bạn sinh viên với thấyđược điều thú vị trong từng hoạt động cũng như có cách tổ chức tốt để hoạt độngkhông bị nhàm chán, đơn điệu
Trang 2Nắm bắt được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động Đoàn đối với sự pháttriển nhân cách của sinh viên, trong những năm vừa qua, Đoàn Thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh Học viện Quản lý giáo dục đã tổ chức nhiều hoạt động phongphú, đa dang, tạo “sân chơi” lành mạnh, bổ ích và lôi cuốn được nhiều sinh viêntham gia Tuy nhiên đối với sinh viên năm thứ nhất (K4), cơ hội tham gia hoạtđộng Đoàn của các bạn chưa nhiều, điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngĐoàn cũng như mối quan hệ gắn bó mật thiết, sâu sắc của sinh viên với công tácĐoàn.
Xuất phát từ lí do trên chúng tôi đã quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài
“ Hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứ nhất Học viện Quản lý
giáo dục”.
2 Mục đích nghiên cứu.
Nhằm tìm hiểu hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứ nhất (K4)Học viện Quản lý giáo dục, từ đó đề xuất các biện pháp thu hút sinh viên thamgia hoạt động Đoàn
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm
thứ nhất (K4) Học viện Quản lý giáo dục
3.2 Khách thể nghiên cứu: 172 sinh viên năm thứ nhất (K4), Học viện
Quản lý giáo dục: ( Sinh viên 3 khoa: khoa Quản lý giáo dục, khoaCông nghệ thông tin và khoa Giáo dục)
4 Giả thuyết khoa học.
Đa số các bạn sinh viên năm thứ nhất Học viện Quản lý giáo dục đều rấthứng thú hoạt động Đoàn Nếu đề xuất được các biện pháp để tổ chức tốt côngtác Đoàn thì sẽ nâng cao được hứng thú tham gia của sinh viên
5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về: hứng thú, hứng thú hoạt động,đặc điểm hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên nói chung, hứng thú hoạt độngĐoàn của sinh viên năm thứ nhất (K4) Học viện Quản lý giáo dục nói riêng
Trang 35.2 Khảo sát thực trạng về hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên nămthứ nhất (K4) Học viện Quản lý giáo dục, cũng như tìm hiểu về nguyên nhâncủa những hứng thú đó.
5.3 Đề xuất biện pháp nhằm thu hút sinh viên năm thứ nhất (K4) Học việnQuản lý giáo dục tham gia hoạt động Đoàn nhằm tiếp tục phát triển phong tràoĐoàn của Học viện trong những năm tới
6 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu.
- Chỉ nghiên cứu hứng thú tham gia hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứnhất (K4) Học viện Quản lý giáo dục
- Sinh viên năm thứ nhất (K4) ở 3 khoa: khoa Công nghệ thông tin, khoaGiáo dục, khoa Quản lý
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 5/ 2011
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Kham khảo các công trình nghiên cứu,
sách báo, tạp chí về các vấn đề liên quan như: hứng thú, hoạt động Đoàn củasinh viên…Từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở líluận cho đề tài
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi về các vấn đề:
Nhận thức về tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động Đoàn đốivới sinh viên
Thái độ của sinh viên đối với việc tham gia hoạt động Đoàn
Mức độ biểu hiện hứng thú tham gia hoạt động Đoàn của sinh viên
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê
Trang 48 Đóng góp của đề tài.
8.1 Về mặt lý luận: Bổ sung thêm tri thức về khái niệm hứng thú và hứng
thú hoạt động Đoàn của sinh viên, làm phong phú nguồn tài liệu về xu hướngnhân cách của sinh viên
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề hứng thú.
Ovide Decroly (1871 – 1932), bác sĩ và nhà tâm lý học người Bỉ khinghiên cứu về khả năng tập đọc và tập làm tính của trẻ đã xây dựng học thuyết
về trung tâm hứng thú và về lao động tích cực
I.K.Strong đã nghiên cứu “Sự thay đổi hứng thú cùng lứa tuổi” Từnhững năm 1931 ông đã đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thúbằng bảng hỏi
Năm 1938 Ch.Buher trong công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ em” đãtìm hiểu khái niệm hứng thú
Đến năm 1946 E.Clapade với vấn đề “Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sưphạm” đã đưa ra khái niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học Trong giáo dụcchức năng, Clapade đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt độngcủa con người và cho rằng hứng thú là cái trục duy nhất mà tất cả cái trục phảixoay quanh nó
Từ những năm 1940 của thế kỷ XX: A.F.Bêliep đã bảo vệ thành côngluận án tiến sĩ về “Tâm lý học hứng thú” Các nhà tâm lý học nhưS.LRubinstein, N.G.Morodov đã quan tâm nghiên cứu khái niệm hứng thú,
Trang 6con đường hình thành hứng thú, và cho rằng hứng thú là biểu hiện của ý chí,tình cảm.
John Dewey (1859 – 1952) nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹnăm 1896 sáng lập nên trường thực nghiệm trong đó ưu tiên phát triển hứng thúcủa học sinh và nhu cầu của học sinh trong từng lứa tuổi Ông cho rằng, hứngthú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất với một ý tưởng hoặc một vật thểđồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ
Năm 1955 A.P.Ackhadop có công trình nghiên cứu về sự phụ thuộc củatri thức học viên với hứng thú học tập Kết quả cho thấy tri thức của học viên cómối quan hệ khăng khít với hứng thú học tập Trong đó sự hiểu biết nhất định vềmôn học được xem là một tiền đề cho sự hình thành hứng thú đối với môn học D.Super trong “Tâm lý học hứng thú” (1961) đã xây dựng phương pháp nghiêncứu về hứng thú trong cấu trúc nhân cách
Năm 1966 N.I.Ganbiô bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài “Vận dụng tínhhứng thú trong giảng dạy tiếng Nga Tác giả cho rằng hứng thú học tập của họcsinh là một phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong nhàtrường”
Năm 1967 N.G.Marôsôva nghiên cứu sự khác nhau trong việc hình thànhhứng thú của trẻ em trong sự phát triển bình thường và phát triển không bìnhthường N.G Marôsôva đã nghiên cứu vấn đề “Tác dụng của việc giảng dạy,nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của sinh viên” Năm 1976 tác giả đưa racấu trúc tâm lý của hứng thú, đồng thời còn phân tích những điều kiện và khảnăng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao động của học sinh
Trong công trình nghiên cứu của mình L.I.Bôzôvitch đã nêu lên quan hệgiữa hứng thú tính tích cực học tập của học sinh I.G.Sukira trong công trình
“Vấn đề hứng thú trong khoa học giáo dục” (1972) đã đưa ra khái niệm về hứngthú nhận thức cùng với biểu hiện của nó, đồng thời bà còn nêu lên nguồn gốc cơbản của hứng thú nhận thức là nội dung tài liệu và hoạt động học của học sinh
Trang 7Những công trình của A.G.Côvaliôp, A.V.Zapôrôzet đã góp phần quantrọng trong nghiên cứu về hứng thú nói chung, hứng thú nhận thức nói riêng Năm 1976 A.K.Marcôva nghiên cứu về vai trò của dạy học nêu vấn đề vớihứng thú học tập của học sinh Dạy học nêu vấn đề là một trong những biệnpháp quan trọng góp phần nâng cao hứng thú của học sinh trong quá trình họctập.
J.Piaget (1896 – 1996) nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ có rấtnhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục Ông rất chú trọng đếnhứng thú của học sinh Ông viết “Nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt độngthực sự, phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu cầu và hứng thú cánhân” Ông nhấn mạnh: cũng giống như người lớn, trẻ em là một thực thể màhoạt động cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc của nhu cầu Nó sẽ khôngđem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khêu gợi những động cơ nội tại củahoạt động đó Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên mộthứng thú, hứng thú chẳng qua chỉ là một trạng thái chức năng động của sự đồnghóa
Vậy từ những công trình nghiên cứu trên ta có thể khái quát lịch sửnghiên cứu hứng thú trên thế giới chia làm các xu hướng sau:
Xu hướng thứ I: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú:
Đại diện cho xu hướng này là A.F.Bêliep Năm 1944 tác giả bảo vệ thànhcông luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú” nội dung cơ bản của luận án lànhững vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong tâm lý học
Xu hướng thứ II: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triểnnhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng
Đại diện cho xu hướng này là L.Lbôgiôvích “Hứng thú trong quan hệhình thành nhân cách”, Lukin, Lêvitôp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ vớinăng lực” L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét hứng thứtrong mối quan hệ với hoạt động” các tác giả này đã coi hứng thú là động hoạt
Trang 8động Trong xu hướng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác như:L.X.Rubinstêin, A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép, L.A.Gôđôn …
Xu hướng thứ III: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theocác giai đoạn lứa tuổi:
Đại diện là G.I.Sukina “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”.D.P.Xalônhisư nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo.V.G Ivanôp đã phân tích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớntrong trường trung học V.N Marôsôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú trẻ
em trong những điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình thường”(1957) Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểm hứng thú củatừng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong các giaiđoạn phát triển lứa tuổi của trẻ
Năm 1977 tổ nghiên cứu của khoa tâm lý học giáo dục trường Đại học Sưphạm Hà Nội I đã nghiên cứu đề tài “Hứng thú học tập của học sinh cấp II đốivới môn học cụ thể”
Năm 1980 Lê Bá Chương “Bước đầu tìm hiểu về dạy học môn tâm lý học
để xây dựng hứng thú học tập bộ môn cho giáo sinh trường sư phạm 10 + 3”, ( luận án thạc sĩ)
Năm 1981 Nguyễn Thị Tuyết với đề tài luận văn “Bước đầu tìm hiểuhứng thú học văn học lớp 10 ở một trường THPT tại TP Hồ Chí Minh”
Trang 9Năm 1984 Trần Thị Thanh Hương đã thực nghiệm “Nâng cao hứng thúhọc toán của học sinh qua việc điểu khiển hoạt động tự học ở nhà”.
Năm 1987 Nguyễn Khắc Mai với đề tài luận án “Bước đầu tìm hiểu thựctrạng hứng thú đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tạitrường của sinh viên khoa tâm lý giáo dục” Tác giả đã đưa ra những nguyênnhân gây hứng thú là do ý nghĩa của môn học, trình độ của học sinh, phươngpháp giảng dạy của giảng viên
Năm 1988 Vũ Thị Nho với đề tài “Tìm hiểu hứng thú với năng lực họcvăn của học sinh lớp 6” Đề tài đã tiến hành thực nghiệm để nghiên cứu bướcđầu về hứng thú năng lực học văn của các em học sinh lớp 6
Năm 1994 Hoàng Hồng Liên có đề tài “Bước đầu nghiên cứu những conđường nâng cao hứng thú cho học sinh phổ thông” tác giả kết luận dạy học trựcquan là biện pháp tốt nhất để tác động đến hứng thú của học sinh
Năm 1996 Đào Thị Oanh đã nghiên cứu về “Hứng thú học tập và sự thíchnghi với cuộc sống nhà trường của học sinh tiểu học”
Năm 1999 Lê Thị Thu Hằng với đề tài “Thực trạng hứng thú học tập cácmôn lí luận của sinh viên trường ĐH Thể dục Thể Thao I” trong đó phươngpháp, năng lực chuyên môn của giảng viên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất hứngthú học tập của sinh viên
Năm 2000 Trần Công Khanh đã đi sâu nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạnghứng thú học môn toán của học sinh trung học cơ sở thị xã Tân An” Kết quảcho thấy đa số học sinh trong diện điều tra chưa có hứng thú học toán Năm
2002 Đặng Quốc Thành nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lý học quân sự củahọc viên các trường Cao đẳng, Đại học Kĩ thuật Quân sự ”, tác giả đề xuất đượcmột số biện pháp ( cải tiến phương pháp dạy học, cải tiến hình thức dạy học,một số biện pháp nâng cao hứng thú )
Năm 2003 Nguyễn Hải Yến – Đặng Thị Thanh Tùng nghiên cứu “Một sốyếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại
Trang 10học Khoa học Xã hội và Nhân văn” Đề tài đã nêu ra được một số yếu tố ảnhhưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên là do chưa nhận thứcđược vai trò của nghiên cứu khoa học, do bản thân chưa nổ lực vượt qua khókhăn trong quá trình nghiên cứu.
Năm 2005 Phan Thị Thơm trong nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Hứng thúhọc tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Dân lập ĐôngĐô” Tác giả khẳng định: Hứng thú học tập môn tâm lý học chưa cao, chưa đồngđều; Nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên phải kể đếnyếu tố giảng viên
Ngoài ra còn một số tác giả khác đề cập đến vấn đề hứng thú như: PhạmNgọc Quỳnh với đề tài “Hứng thú học môn văn của học sinh lớp cấp II”; PhạmHuy Thụ với luận án “Hiện trạng học tập các môn của học sinh cấp II một sốtrường tiên tiến”; Dương Diệu Hoa “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập mônTâm lý học địa cương của sinh viên khoa tâm lý học, Trường Đại học sư phạm
Hà Nội”; Phạm Thị Thắng “Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đến việc duy trìhứng thú học tập cho các em thanh niên”…
1.2 Lý luận chung về hứng thú và hứng thú hoạt động của sinh viên.
1.2.1 Khái niệm chung về hứng thú.
* Phương tây
Nhà tâm lý học I.PH Shecbac cho rằng, hứng thú là thuộc tính bẩm sinhvốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của conngười vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan Một số nhà tâm lýkhác cho rằng, hứng thú là dấu hiệu của nhu cầu bản năng cần được thỏa mãn.Hứng thú là trường hợp riêng của thiên hướng, nó được biểu hiện trong xu thếcủa con người
Annoi nhà tâm lý học người Mỹ lại cho rằng, hứng thú là một sự sáng tạocủa tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào
Trang 11Harlette Buhler, hứng thú là một hiện tượng phức hợp cho đến nay vẫnchưa được xác định, hứng thú là một từ, không những chỉ toàn bộ những hànhđộng khác nhau mà hứng thú còn thể hiện cấu trúc bao gồm các nhu cầu.
K.Strong và W.James cho rằng hứng thú là một trường hợp riêng củathiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người như là một nét tínhcách
E.Super hứng thú không phải là thiên hướng không phải là nét tính cáchcủa cá nhân nó là một cái gì khác, riêng rẽ với thiên hướng, riêng rẽ với tínhcách, riêng rẽ với cảm xúc Tuy nhiên ông lại không đưa ra một quan niệm rõràng về hứng thú
Klapalet nghiên cứu thực nghiệm và đi đến kết luận hứng thú là dấu hiệucủa nhu cầu bản năng khát vọng đòi hỏi cần được thỏa mãn của cá nhân
Nhìn chung các nhà tâm lý học đề cập ở trên đều có quan điểm hoặc làduy tâm hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú, tác hại của các quan điểm này
là nó phủ nhận vai trò của giáo dục và tính tích cực của cá nhân trong sự hìnhthành của hứng thú
* Quan điểm của tâm lý học Macxit về hứng thú.
Tâm lý học Macxit xem xét hứng thú theo quan điểm duy vật biện chứng.Coi hứng thú không phải là cái trừu tượng vốn có trong mỗi cá nhân mà là kếtquả của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cáchkhách quan thái độ đang tồn tại ở con người Khái niệm hứng thú được xét dướinhiều góc độ khác nhau
+ Hứng thú xét theo khía cạnh nhận thức:
Trong đó có V.N Miasixep, V.G.Ivanôp, A.GAckhipop coi hứng thú làthái độ nhận thức tích cực của cá nhân với những đối tượng trong hiện thựckhách quan
A.A Luiblinxcaia khẳng định hứng thú là thái độ nhận thức, thái độ khaokhát đi sâu vào một khía cạnh nhất định của thế giới xung quanh
Trang 12P.A.Rudich coi hứng thú là sự hiểu biết của xu hướng đặc biệt trong sựnhận thức thế giới khách quan, là thiên hướng tương đối ổn định với một loạihoạt động nhất định.
+ Hứng thú xét theo sự lựa chọn của cá nhân đối với thế giới khách quan:
X.L.Rubinstêin: đưa ra tính chất 2 chiều trong mối quan hệ tác động qualại giữa đối tượng với chủ Ông nói hứng thú luôn có tính chất quan hệ 2 chiều.Nếu như một vật nào đó hoặc tôi chú ý có nghĩa là vật đó rất thích thú đối vớitôi
A.N.Lêônchiev cũng xem hứng thú là thái độ nhận thức nhưng đó là thái
độ nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng hoặc hiện tượng của thế giớikhách quan
P.A.Rudich coi hứng thú là biểu hiện xu hướng đặc biệt của cá nhân nhằmnhận thức những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thờibiểu hiện thiên hướng tương đối ổn định của con người đối với các hoạt độngnhất định
A.V.Daparôzét coi hứng thú như là khuynh hướng lựa chọn của sự chú ý
và đưa ra khái niệm hứng thú là khuynh hướng chú ý tới đối tượng nhất định lànguyện vọng tìm hiểu chúng một cách càng tỉ mỉ càng tốt
B.M.Cheplốp thì coi hứng thú là thiên hướng ưu tiên chú ý vào một đốitượng nào đó
+ Hứng thú xét theo khía cạnh gắn với nhu cầu:
Sbinle hứng thú là kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu Quan niệm này làđồng nhất hứng thú với nhu cầu Thực chất hứng thú có quan hệ mật thiết vớinhu cầu của từng cá nhân, nhưng nó không phải là chính bản thân nhu cầu, bởi
vì nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn, là cái con người ta cần,nhưng không phải mọi cái cần thiết đều đem lại sự hứng thú Quan điểm này đãđem bó hẹp khái niệm hứng thú chỉ trong phạm vi với nhu cầu
Trang 13Trong từ điển tâm lý học của GS.TS Vũ Dũng hứng thú được coi là hìnhthức thể hiện nhu cầu nhận thức nhằm đảm bảo cho nhân cách ý thức được mụcđích hành động và tạo điều kiện cho việc định hướng, làm quen với những sựviệc mới, cho việc phản ánh hiện thực một cách đầy đủ và sâu sắc hơn.
Ngoài ra nhà tâm lý học A.Phreiet cho rằng: hứng thú là động lực củanhững xúc cảm khác nhau
Sbinle giải thích hứng thú là tính nhạy cảm đặc biệt của xúc cảm
* Một vài quan điểm khác về hứng thú.
Trong cuốn tâm lý học cá nhân, A.G.Côvaliốp coi hứng thú là sự địnhhướng của cá nhân, vào một đối tượng nhất định, tác giả đã đưa ra một kháiniệm được xem là khá hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là một thái độ đặc thùcủa cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sựhấp dẫn về mặt tình cảm của nó”
L.A.Gôđơn coi hứng thú là sự kết hợp độc đáo của các quá trình tình cảm,
ý chí, trí tuệ, làm cho tính tích cực của hoạt động con người nói chung đượcnâng cao
Nhà tâm lý học người Đức A.Kossakowski coi hứng thú hướng tích cựctâm lý vào những đối tượng nhất định với mục đích nhận thức chúng, tiếp thunhững tri thức và nắm vững những hành động phù hợp Hứng thú biểu hiện mốiquan hệ tới tính lựa chọn đối với môi truờng và kích thích, con người quan tâmtới những đối tượng những tình huống hành động quan trọng có ý nghĩa đốivới mình
Tóm lại: Các nhà tâm lý học Macxit đã nghiên cứu hứng thú theo quanđiểm duy vật biện chứng đã chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú, xem xéthứng thú trong mối tương quan với các yếu tố khác của nhân cách như nhu cầu,xúc cảm, ý chí, trí tuệ …
* Một số quan niệm về hứng thú của Việt Nam.
Tiêu biểu là nhóm của tác giả: Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần TrọngThủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng
Trang 14được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta Hơn nữa ở taxuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫnchúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
Nguyễn Quang Uẩn trong tâm lý học đại cương đã cho ra đời một kháiniệm tương đối thống nhất: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đốitượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoáicảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động Khái niệm này vừa nêu được bảnchất cửa hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân
Xét về mặt khái niệm: Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đốivới đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đốitượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng
Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của hứng thúkhi chúng thoả mãn 2 điều kiện sau đây:
Điều kiện I:
Có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, điều kiện này quyết định nhận thứctrong cấu trúc của hứng thú, đối tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộcsống của cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứng thú Muốn hình thành hứng thú,chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của mình, nhậnthức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành vàphát triển của hứng thú
Điều kiện II:
Có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân Trong quá trình hoạt độngvới đối tượng, hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu cầu Khoái cảm nảy sinhtrong quá trình hoạt động với đối tượng, đồng thời chính khoái cảm có tác dụngthúc đẩy cá nhân tích cực hoạt động, điều đó chứng tỏ hứng thú chỉ có thể hìnhthành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân Biện pháp quan trọngnhất, chủ yếu nhất để gây ra hứng thú là tổ chức hoạt động, trong quá trình hoạtđộng và bằng hoạt động với đối tượng, mới có thể nâng cao được hứng thú của
cá nhân
Trang 15Cũng như những chức năng cấp cao khác, hứng thú được quy định bởinhững điều kiện xã hội lịch sử Hứng thú của cá nhân được hình thành tronghoạt động và sau khi đã được hình thành chính nó quay trở lại thúc đẩy cá nhânhoạt động Vì lý do trên hứng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâuvào đối tượng gây ra nó, khát vọng này được biểu hiện ở chỗ cá nhân tập trungchú ý cao độ vào cái làm cho mình hứng thú, hướng dẫn và điều chỉnh các quátrình tâm lý theo một hướng xác định, do đó tích cực hóa hoạt động của conngười theo hướng phù hợp với hứng thú của nó dù phải vượt qua muôn ngànkhó khăn người ta vẫn thấy thoải mái và thu được hiệu quả cao.
Hứng thú trong công việc hoàn toàn khác với làm việc tùy hứng, hứng thútrong công việc là một phẩm chất tốt đẹp của nhân cách, còn làm việc tùy hứng
là biểu hiện của tính tùy tiện của một tính cách không được giáo dục chu đáo
Trong đề tài nghiên cứu của tôi sử dụng khái niệm hứng thú làm kháiniệm công cụ: khái niệm được định nghĩa như sau:
“Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.
1.2.2 Cấu trúc của hứng thú.
Tiến sĩ tâm lý học N.G.Mavôzôva: Ông đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa raquan niệm của mình về cấu trúc của hứng thú:
Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú
Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú
Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.Theo tác giả: hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tình cảmthực sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhậnthức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôicuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản
Trang 16thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứkhông xác định bản chất hứng thú.
Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạtđộng, nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người đối vớiđối tượng, nếu chỉ nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện bênngoài, không thấy được xúc cảm tình cảm của họ đối với đối tượng đó, có nghĩa
là hiểu được nội dung tâm lý của hứng thú nó tiềm ẩn bên trong Hứng thú phải
là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sựkết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tính tíchcực hoạt động với đối tượng
Bất kỳ những hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thểvới đối tượng Nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và với hoạt động vớiđối tượng Nhận thức luôn là tiền đề là cơ sở cho việc hình thành thái độ
Cách phân tích hứng thú của N.G.Mavôzôva được nhiều nhà tâm lý tánthành, điểm quan trọng nhất là tác giả đã gắn hứng thú với hoạt động Tuy nhiêncách phân tích này quá chú trọng đến mặt xúc cảm của hứng thú nên đã xem nhẹmặt nhận thức Tác giả đã nhấn mạnh thái độ, xúc cảm của nhận thức mà chưanói đến nội dung, đối tượng nhận thức trong hứng thú Nếu chỉ nói đến mặt nhậnthức, thì chỉ là sự biểu hiện của con người đối với đối tượng Nếu chỉ nói đếnmặt hành vi, là chỉ đề cập đến hình thái bên ngoài, mà chưa nói đến nội dungbên trong Vậy hứng thú phải là sự kết hợp giữa: Nhận thức – Xúc cảm tích cực– Hành động
Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá nhân Để
có hứng thú đối với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên, nó có quan hệmật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau, trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại củatừng mặt riêng lẻ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ củahứng thú
Trang 171.2.3 Các loại hứng thú.
Hứng thú biểu hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể và kháchthể, do đó biểu hiện của nó khá phong phú đa dạng và hấp dẫn Dựa vào các tiêuchuẩn phân loại khác nhau mà người ta phân chia hứng thú của con người thànhcác loại khác nhau
- Nếu căn cứ vào hiệu quả của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú thụ động:
Là loại hứng thú tĩnh quan dừng lại ở hứng thú ngắm nhìn, chiêm ngưỡngđối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu hơnđối tượng, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mình hấp thụ.+ Hứng thú tích cực:
Không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, mà lao vào hoạtđộng với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng Nó là một trong những nguồnkích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nguồn gốc của sựsáng tạo
Nếu căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động: Chia hứng thú ralàm 5 loại:
+ Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng như muốn
có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp
Trang 18Nếu căn cứ vào khối lượng của hứng thú, người ta chia hứng thú ra làm 2loại:
+ Hứng thú rộng: Bao quát nhiều lĩnh vực nhiều mặt thường không sâu
+ Hứng thú hẹp: Hứng thú với từng mặt, từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống cá nhân đòi hỏi có hứng thú rộng - hẹp, vì chỉ có hứng thú hẹp
mà không có hứng thú rộng thì nhân cách của họ sẽ không toàn diện, song chỉ cóhứng thú rộng thì sự phát triển nhân cách cá nhân sẽ hời hợt thiếu sự sâu sắc
Nếu căn cứ vào tính bền vững, người ta chia hứng thú làm 2 loại:
+ Hứng thú hời hợt bên ngoài:
Đây là những người qua loa đại khái trong quá trình nhận thức, trong thựctiễn họ là những người nhẹ dạ, nông nổi
Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
Trang 191.2.4 Biểu hiện của hứng thú.
Mỗi một cá thể khác nhau, hứng thú là khác nhau: có người hứng thú vớihoạt động này, có người hứng thú với hoạt động khác Xét dưới góc độ biểuhiện, người ta chia biểu hiện của hứng thứ làm hai mức độ:
Mức độ I: Chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng Chưa cóxúc cảm tình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành, hoạt động để chiếm lĩnh đốitượng đó
Mức độ II: Đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động
Hứng thú biểu hiện ở nội dung của nó như: Hứng thú học tập, nghiên cứukhoa học, đi mua hàng, đi dạo chơi
Hứng thú biểu hiện chiều rộng, chiều sâu của nó: Những người có hứngthú đối với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộcsống hời hợt, bề ngoài Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc mộtvài đối tượng thì cuộc sống thường đơn điệu Trong thực tế những người thànhđạt là những người biết giới hạn hứng thú của mình trong phạm vi hợp lý, trênnền những hứng thú khác nhau, họ xác định được một hoặc một số hứng thútrung tâm mang lại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt động
Phạm Tất Dong: cho rằng hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Biểu hiện trong khuynh hướng của con người đối với hoạt động có liênquan tới đối tượng của hứng thú đó
Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu dođối tượng này gây ra
Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này,
về việc có liên quan tới chúng
Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vào đối tượng của hứng thú.Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũivới đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, trong tư duy căngthẳng những vấn đề có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó
Trang 20Theo G.I.Sukina: Hứng thú biểu hiện ở những khía cạnh sau:
Khuynh hướng lựa chọn các quá trình tâm lý con người nhằm vào đốitượng và hiện tượng của thế giới xung quanh
Nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn tìm hiểu một lĩnh vực, hiệntượng cụ thể, một hoạt động xác định mang lại sự thỏa mãn cho cá nhân
Kích thích mạnh mẽ, tính tích cực cho cá nhân, do ảnh hưởng của nguồnkích thích này, mà tất cả các quá trình diễn ra khẩn trương, còn hoạt động trởnên say mê và đem lại hiệu quả cao
Thái độ đặc biệt (không thờ ơ, không bàng quan mà tràn đầy những ý địnhtích cực, một cảm xúc trong sáng, một ý trí tập trung đối với các đối tượng, hiệntượng, quá trình )
1.3 Hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứ nhất ( K4) Học viện Quản lý giáo dục.
1.3.1 Vai trò và đặc điểm hoạt động Đoàn ở trường Đại học.
1.3.1.1 Vai trò của hoạt động Đoàn ở trường Đại học:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội, là người bạn đồnghành của thanh niên Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên đã không ngừngtìm các giải pháp thực hiện các chương trình hành động vì sự phát triển củathanh niên Làm sao để có thể vừa giúp thanh niên tích cực học tập, vừa đáp ứngnhu cầu sinh hoạt, giải trí, rèn luyện thể chất và nhân cách của thanh niên, đó làvấn đề mà tổ chức Đoàn quan tâm, hướng đến
Điều đầu tiên phải nói tới là các phong trào ở Đoàn trường luôn hướng tớihướng thiện mỗi con người, khi tham gia những hoạt động ấy sẽ giúp các bạnsinh viên ý thức hơn về bản thân mình trong nhà trường và xã hội Tạo cho cácbạn sự tự tin, năng động giúp cho khả năng giao tiếp của bạn tốt hơn, có đượcnhững người bạn tốt, đó là nơi mà không có sự phân biệt tuổi tác, giàu nghèo
Có được một ít trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm của đường đời khi bạntham gia các hoạt động như thanh niên tình nguyện, gây quỹ từ thiện hay tham
Trang 21gia các chiến dịch mùa hè xanh…Tham gia bạn sẽ còn có được niềm vui, bạnnhư được xả stress sau những giờ học tập căng thẳng Ngoài ra hoạt động Đoàn
là cơ hội để các bạn thể hiện tài năng của mình như múa, hát, khiêu vũ…
Chúng ta có thể khẳng định rằng vai trò của hoạt động Đoàn đối vớiThanh niên nói chung và với sinh viên nói riêng rất quan trọng, là một trongnhững nhân tố góp phần hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức của mộtngười Đoàn viên Thanh niên, giúp các bạn tự tin hơn, vững vàng hơn khi bướcchân vào cuộc sống xã hội
1.3.1.2 Đặc điểm hoạt động Đoàn ở trường Đại học.
Có thể khẳng định, trong bất cứ trường Đại học nào, hoạt động của Đoàntrường cũng giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động chung của nhàtrường Đoàn trường là nơi tổ chức nhiều hoạt động nhất nhằm thu hút sinh viêntham gia, tuy nhiên không phải Đoàn trường nào cũng có thể làm tốt công tác này
Hoạt động Đoàn ở trường Đại học hiện nay tập trung vào các hoạt động
cơ bản như: các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ, kỉniệm; Tổ chức các cuộc thi: sinh viên thanh lịch, tiếng hát sinh viên…các hoạtđộng tình nguyện như tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh, tổ chức hội trại…cơ hộitham gia hoạt động, được cống hiến và thể hiện tài năng, bản lĩnh chính trị củamột Đoàn viên thanh niên ngày càng nhiều Tất cả mọi sinh viên đều có cơ hộinhư nhau, không phân biệt giới, dân tộc, tôn giáo, chỉ cần các bạn nhiệt tình,đam mê và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao
Đoàn trường khuyến khích tập thể, liên chi Đoàn có nhiều đề xuất, ýtưởng để xây dựng hoạt động chung được phong phú và đa dạng Mọi kết quảđánh giá thành tích hoạt động luôn bình đẳng trước cá nhân và tập thể Hoạtđộng Đoàn trở thành công việc chung của tất cả mọi sinh viên trên tinh thầnđoàn kết, hợp tác vì sự phát triển của Đoàn trường
Nhìn chung, hoạt động Đoàn ở các trường Đại học hiện nay đã có sự mởrộng về qui mô, hình thức tổ chức phong phú và đa dạng hơn nhiều, đặc biệt là
Trang 22có sự giao lưu giữa các trường Đại học, giao lưu giữa các Đoàn trường với TỉnhĐoàn, Thành đoàn, các quận, huyện… Nhờ đó các hoạt động trở nên phong phú,
đa dạng và thu hút được nhiều sinh viên tham gia
Ngày nay, hoạt động Đoàn của các trường Đại học đã và đang dần khẳngđịnh được vị trí, vai trò của mình trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức chosinh viên Giúp sinh viên có những chuẩn bị ban đầu về những kĩ năng cần thiết
để tự tin hơn khi bước vào cuộc sống xã hội
1.3.2 Một số đặc điểm của sinh viên năm thứ nhất (K4) Học viện Quản lý giáo dục.
1.3.2.1 Khái niệm sinh viên.
Khi định nghĩa về sinh viên các nhà nghiên cứu cũng đi từ nhiều hướngtiếp cận khác nhau:
Theo Tâm lý học “Tuổi thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em đếnngười lớn và bao gồm một khoảng đời từ 11, 12 tuổi đến 24, 25 tuổi” Giai đoạnnày có thể chia làm hai kì: thời kì chuyển tiếp trước bắt đầu từ lúc 17, 18 tuổi vàkết thúc lúc thành người lớn thực sự 24, 25 tuổi Như vậy sinh viên là nhữngthanh niên ở thời kì chuyển tiếp sau
Tiếp cận xã hội học: “Thuật ngữ sinh viên theo tiếng la tinh có nghĩa lànhững người làm việc, học tập nhiệt tình, đang khai thác tìm kiếm kiến thức.theo xã hội học thì sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồmnhững người đang chuẩn bị cho một hoạt động lao động trong một lĩnh vực nghềnghiệp nhất định Ở cấp độ xã hội sinh viên là những người đang chuẩn bị ranhập đội ngũ trí thức xã hội Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là người đang trưởngthành về mặt xã hội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách, đang học tập,tiếp thu những tri thức, kĩ năng của một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định”
Tóm lại dù theo hướng tiếp cận nào, những quan điểm trên đây của cáctác giả đều khẳng định: sinh viên là những thanh niên ở lứa tuổi từ 17 đến 25tuổi, đang trưởng thành về mặt xã hội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân
Trang 23cách, say mê học tập nghiên cứu và đang chuẩn bị cho mình một lĩnh vực nghềnghiệp nhất định trong xã hội
Tuổi sinh viên là giai đoạn hết sức đặc biệt trong đời sống con người, đây
là thời kì của sự trưởng thành xã hội, bắt đầu có quyền của công dân, hoàn thiệnhọc vấn chuẩn bị cho một trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định, có quanđiểm chính trị có được nghề ổn định, bắt đầu lao động, giảm phụ thuộc kinh tế,bước vào hôn nhân…
1.3.2.2 Sinh viên năm thứ nhất Học viện Quản lý giáo dục.
Học viện Quản lý giáo dục gồm có ba khoa: khoa Quản lý giáo dục, khoaGiáo dục và khoa công nghệ thông tin Phần lớn các bạn sinh viên năm thứ nhấttrong độ tuổi từ 18 – 20 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông Số lượng namsinh viên ít hơn so với nữ sinh, các bạn đến từ nhiều tỉnh thành, các dân tộc khácnhau Họ có kế hoạch riêng và hành động độc lập trong hành vi, có những thayđổi mạnh mẽ về động cơ và thang giá trị xã hội liên quan đến nghề nghiệp trongtương lai Họ khát vọng được thể hiện mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống,khao khát được cống hiến, mong muốn xã hội đánh giá và công nhận Xã hội coi
họ là những thanh niên chính thức, một người trưởng thành Tuy nhiên khi đangngồi trên ghế nhà trường, chưa tham gia trực tiếp sản xuất của cải vật chất, tinhthần nên sinh viên chưa hoàn tự lập về mọi mặt so với những thanh niên cùng độtuổi phải sớm vào đời
Trong xu thế nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ cùng với xu hướnghội nhập quốc tế của Việt Nam như hiện nay, sinh viên phải tiếp cận với nhữngnội dung học tập mang tính chuyên ngành, phương pháp học tập mang tínhnghiên cứu khoa học, môi trường sinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, quốc tế.Nội dung và cách thức giao tiếp với thầy cô bạn bè và các tổ chức xã hội phongphú đa dạng
Vì vậy nét đặc trưng tâm lý của sinh viên nói chung và sinh viên năm thứnhất nói riêng là sự căng thẳng và phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, sự phối hợp của
Trang 24nhiều thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quáthóa, phương pháp học tập mang tính tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp vớichuyên ngành khoa học mà họ theo đuổi.
Tuổi trẻ với sự năng động, nhiệt tình, nhiều bạn sinh viên cho rằng đượctham gia hoạt động Đoàn là niềm vui, là kỉ niệm đánh dấu trong cuộc đời sinhviên của mỗi người Ai cũng mong muốn mình được một lần tham gia công tácđoàn, được trải nghiệm khoảnh khắc đáng nhớ của thời sinh viên
1.3.3 Khái niệm hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứ nhất (K4) Học viện Quản lý giáo dục.
Sinh viên là thời kì đẹp nhất của tuổi thanh niên, lúc này cuộc sống, côngviệc cũng như các mối quan hệ của các bạn được mở rộng Bởi ngoài công việchọc tập, các bạn ai cũng muốn dành chút thời gian cho hoạt động nào đó, mộttrong những hoạt động thu hút được nhiều các bạn sinh viên tham gia có lẽ làhoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nơi tập trung đông đảocác bạn Đoàn viên thanh niên Tham gia hoạt động Đoàn là lúc các bạn được trảinghiệm nhiều kinh nghiệm sống, được thử sức mình trong các hoạt động và rènluyện bản thân tốt hơn
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội lớnnhất của thanh niên, từ lâu Đoàn đã được khẳng định là cánh tay phải đắc lựccủa Đảng Để tỏ rõ được vai trò hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản HồChí Minh nói chung và vai trò của Đoàn trường nói riêng trong quá trình rènluyện và trau dồi phẩm chất đạo đức cho Đoàn viên, trong thời gian vừa quaĐoàn trường HV QLGD đã không ngừng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, vănnghệ, TDTT, các hoạt động tình nguyện, tạo điều kiện để mọi Đoàn viên đều có
cơ hội được tham gia Qua quan sát tinh thần thái độ làm việc của các Đoàn viênchúng tôi nhận thấy các bạn rất say sưa, nhiệt tình và tham gia với tinh thầntrách nhiệm cao…
Trang 25Căn cứ vào khái niệm hứng thú mà chúng tôi đã đề cập ở trên, ở đâychúng tôi có đưa ra khái niệm về hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm
thứ nhất: Hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứ nhất chính là thái độ
đặc biệt, là niềm đam mê, lòng nhiệt tình, nhu cầu muốn được cống hiến sức mình cho công tác Đoàn Hoạt động Đoàn đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho sinh viên
1.3.4 Đặc điểm hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứ nhất (K4) HV QLGD.
Tuy nhiên, là sinh viên năm thứ nhất các bạn cũng không tránh khỏinhững bỡ ngỡ khi tổ chức hoặc tham gia một hoạt đông Đoàn, bởi tính chất hoạtđộng Đoàn trong môi trường Đại học khác so với hoạt động trong môi trườnghọc phổ thông Mặt khác là sinh viên năm thứ nhất kinh nghiệm trong tổ chức,tham gia hoạt động Đoàn không phải sinh viên nào cũng có thể trang bị chomình từ trước, với một số sinh viên có thể đây là lần đầu tiên các bạn được thamgia một hoạt động tình nguyện hoặc một hội trại…vì thế mà cách thức tổ chứchoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa biết liên kết các đoàn viên trong việcthực hiện nhiệm vụ chung
Một khó khăn mà phần lớn sinh viên năm thứ nhất ở các trường đều gặpphải chính là sự thay đổi của môi trường sống, học tập Nhiều sinh viên cảmthấy chưa tự tin khi đứng trước đám đông, hay tham gia các buổi học tập nhóm,chưa quen với phương pháp học tập, giảng dạy…Điều đó là cho nhiều bạn mất
tự tin, lúng túng khi làm việc, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các bạn rấtnhiều
Sinh viên năm thứ nhất (K4 ) HV QLGD, tuy là những Đoàn viên thanhniên mới rời trường xa trường phổ thông và đến với môi trường học Đại học,ban đầu còn gặp nhiều khó khăn về môi trường sống, học tập…Nhưng chỉ trongmột thời gian ngắn các bạn đã nhanh chóng hòa nhập môi trường mới của mình,
Trang 26quen dần với phương pháp học tập cũng như cách thức tổ chức hoạt động ởtrường Đại học.
Tìm hiểu ban đầu về đặc điểm hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viênnăm thứ nhất (K4) HV QLGD, chúng tôi đã có những ghi nhận: Sinh viên nămthứ nhất HV QLGD là những bạn Đoàn viên thanh niên năng động, nhiệt tìnhvới công tác Đoàn; Ai cũng mong muốn được đóng góp sức mình, sẵn sàngtham gia vào các hoạt động tình nguyện, hội thi…
Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều ý tưởng độc đáo, sángtạo…Nhưng lại nhanh chán, mệt, nản trí khi gặp chút khó khăn Khả năng tậptrung chú ý chỉ được trong thời gian ngắn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu lý luận về hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên nămthứ nhất Học viện Quản lý Giáo dục chúng tôi đã rút ra được một số kết luậnnhư sau:
Vấn đề hứng thú đã có nhiều nhà Tâm lý học trong và ngoài nước nghiêncứu, có nhiều định nghĩa khác nhau và hứng thú Tổng hợp các nghiên cứu củacác tác giả cho thấy: có rất nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú vì đây làmột trong những vấn đề phức tạp, ở đề tài này chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng
khái niệm “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó,
vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”, làm khái niệm công cụ.
Hứng thú là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thànhcông trong hoạt động, hứng thú giống như một “chất kích thích”, làm cho hiệuquả hoạt động của con người cao hơn, và chỉ khi thật sự hứng thú với một vấn
đề, một công việc nào đó thì con người mới hoạt động có hiệu quả
Nghiên cứu hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên, từ đó đề xuất cácbiện pháp thu hút sinh viên hoạt động Đoàn
Trang 27Chương 2
TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1.1 Nội dung nghiên cứu.
Để có thể tìm hiểu hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứ nhất,chúng tôi đã tổ chức nghiên cứu, xem xét cụ thể ở nhiều góc độ khác nhau như:Xuất phát từ khái niệm hứng thú; Hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên;Những biểu hiện của sinh viên khi tham gia hoạt động Đoàn, mức độ tham gia;Điều gì làm cho sinh viên hứng thú tham gia hoạt động Đoàn và ngược lại, hoạtđộng Đoàn còn tồn tại gì làm cho bạn không muốn tham gia Dựa trên nhữngtiêu chí này để chúng tôi lựa chọn và xây dựng bảng hỏi, nhằm tìm hiểu hứngthú hoạt động Đoàn của sinh viên
2.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý luận: ( đã trình bày ở chương 1)
- Nghiên cứu thực tiễn ( thực trạng): Khảo sát hứng thú hoạt động Đoàn của sinhviên năm thứ nhất (K4) Học viện Quản lý giáo dục, cũng như tìm hiểu nguyênnhân của những hứng thú đó
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu hỏi điều tra trên 172 sinh viênthuộc ba khoa: khoa Giáo dục, khoa Quản lý Giáo dục và khoa Công nghệ thôngtin, về những biểu hiện tham gia hoạt động Đoàn của các bạn, mức độ tham gia,
lý do bạn thích, không thích hoạt động Đoàn Ngoài ra để thu được kết quảkhách quan hơn, chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động Đoàn của sinh viêntrong dịp chào mừng kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM doĐoàn trường HV QLGD tổ chức, bao gồm hai hoạt động lớn: Văn nghệ và Ẩmthực Mặt khác chúng tôi còn xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, có nhiềukinh nghiệm tổ chức công tác Đoàn cho sinh viên, có nhiều cơ hội tiếp cận trựctiếp với sinh viên trong hoạt động, đây là những đóng góp quan trọng giúp
Trang 28Đề xuất biện pháp nhằm thu hút sinh viên năm thứ nhất ( K4) HV QLGDtham gia hoạt động Đoàn nhằm tiếp tục phát triển phong trào Đoàn của Học việntrong những năm tới.
2.2 Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu 172 sinh viên năm thứ nhấtHọc viện Quản lý giáo dục, thuộc ba khoa: khoa Giáo dục, khoa Công nghệthông tin và khoa Quản lý giáo dục Trong đó có 75 sinh viên khoa Giáo dục, 61sinh viên khoa Quản lý giáo dục, 35 sinh viên khoa Công nghệ thông tin
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trên sinh viên năm thứ nhất ở cả ba khoacủa Học viện quản lý giáo dục, để có thể hiểu rõ hơn về hứng thú hoạt độngĐoàn của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nhằm thu hút hoạt độngĐoàn của sinh viên và tiếp tục phát triển phong trào Đoàn của Học viện trongnhững năm tới
2.2.2 Quy trình nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành theo qui trình sau:
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướngnghiên cứu thực tiễn
- Thiết kế phiếu điều tra, quan sát, trò chuyện, xin ý kiến chuyên gia
- Tiến hành thu thập số liệu trên mẫu khách thể đã chọn
- Xử lý và phân tích kết quả điều tra
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút sinh viên tham gia hoạt động Đoàn
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng tổng hợp hệ thống cácphương pháp nghiên cứu sau
2.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết ( phương pháp nghiên cứu lý luận).
Trang 29Tìm, chọn, kham khảo tài liệu có liên quan phục vụ cho giai đoạn xâydựng cơ sở lý luận của đề tài.
Dựa trên tài liệu kham khảo, phân tích, tổng hợp những nội dung liênquan đến đề tài, xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài Đó là nền tảng để xây dựngbảng hỏi phù hợp, đáp ứng được mục đích nghiên cứu cho đề tài
2.3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
Mục đích chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin vềthực trạng, nguyên nhân, giải pháp, hình thành, củng cố, nâng cao hứng thú hoạtđộng Đoàn cho sinh viên năm thứ nhất Học viện Quản lý giáo dục
Nguyên tắc xây dựng phiếu hỏi: Gồm 24 câu, có hai loại: câu hỏi đóng và
mở Khi soạn thảo các câu hỏi đảm bảo các yêu cầu: rõ ràng, dễ thực hiện, các ýkiến bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin đích thực vềthực trạng nghiên cứu
Tiến hành điều tra trên sinh viên năm thứ nhất Học viện Quản lý giáo dục:Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu, thu về 172 phiếu đều hợp lệ, trong đó có 75phiếu của sinh viên khoa Giáo dục, 61 phiếu của sinh viên khoa Quản lý, 35phiếu của sinh viên khoa Công nghệ thông tin
Tiến hành xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu
2.3.3 Phương pháp trò chuyện.
Đây là phương pháp dùng để hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu bằng phươngpháp anket, nhằm tìm hiểu sâu về hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên nămthứ nhất Là phương pháp phỏng vấn có tính định hướng từ trước, xác định cáccâu hỏi mà sinh viên cần trả lời, qua đó thu thập các thông tin về hoạt độngĐoàn của sinh viên cũng như hứng thú của sinh viên đối với hoạt động đó
Các câu hỏi đưa ra phải đảm bảo tính rõ ràng, chính xác, tạo cho các bạnđược phỏng vấn sự tin tưởng lẫn nhau Những thông tin các bạn nói ra sẽ không
có bất kì ảnh hưởng gì đến công việc học tập cũng như cuộc sống hàng ngày củacác bạn Quá trình phỏng vấn cũng cho họ thấy được tầm quan trọng của các bạn
Trang 30đối với quá trình nghiên cứu Kết quả này là cần thiết giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về hứng thú của sinh viên năm thứ nhất đối với hoạt động Đoàn
Sử dụng sổ tay để ghi chép lại những nội dung quan trọng thể hiện suynghĩ, nhìn nhận của bạn về hứng thú hoạt động Đoàn Sau mỗi buổi phỏng vấn,
Chúng tôi quan sát qua biểu hiện ở cử chỉ, hành vi, lời nói, ý tưởng…củasinh viên năm thứ nhất khi tiến hành hoạt động chuẩn bị cho hội thi văn nghệ và
ẩm thực Mức độ tập trung, niềm đam mê của sinh viên khi thực hiện nhiệm vụ.Mức độ cảm xúc của sinh viên trong hoạt động Đoàn biểu hiện qua các hành vibộc lộ sự thích thú, sôi nổi, hăng say cũng như qua kết quả hoạt động của cácbạn
Trong quá trình quan sát chúng tôi có ghi chép cẩn thận theo biên bản đãsoạn sẵn dựa trên các tiêu chí sau:
- Khi được hỏi về hứng thú hoạt động Đoàn, ý nghĩa, tầm quan trọng củahoạt động Đoàn, sinh viên có trả lời đúng, đầy đủ, sâu sắc và chân thành không?
- Sinh viên có tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Đoàn không? Trong quátrình hoạt động có tự giác, tích cực hoạt động không?
- Sinh viên có hoàn thành các nhiệm vụ được phân công không? Có đoànkết, hợp tác hiệu quả trong hoạt động không?
- Sinh viên có kiên nhẫn, chăm chỉ, chịu khó trong quá trình hoạt độngkhông?
Trang 31Từ kết quả quan sát, dựa vào các tiêu chí để đánh giá hứng thú của sinhviên năm thứ nhất Học viện Quản lý giáo dục đối với hoạt động Đoàn.
2.3.5 Phương pháp chuyên gia.
Chúng tôi tiến hành xây dựng các câu hỏi và xin ý kiến các chuyên gia cónhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động và lãnh đạo phong trào đoàn của Đoàntrường cũng như của các cơ sở Đoàn
Mục đích của phương pháp này vừa giúp chúng tôi hiểu biết hơn vềnhững biểu hiện của sinh viên năm thứ nhất khi hoạt động Đoàn vừa hiểu biết vềcác hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Kết quả thu được giúp chúng tôi có những cái nhìn toàn diện hơn, kháchquan hơn về hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứ nhất HV QLGD
2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê.
Sau khi thu được kết quả nghiên cứu thực tiến, chúng tôi sử dụng một sốcông thức toán học để phân tích số liệu về mặt định lượng, từ đó rút ra nhận xét
về mặt định tính
Cách xử lí và đánh giá kết quả:
Tổng hợp số lượng sinh viên lựa chọn cho từng nội dung, tính phần trămcho mỗi nội dung, chúng tôi tính tỷ lệ % ý kiến đánh giá và tự đánh giá củakhách thể nghiên cứu ( sinh viên năm thứ nhất Học viện Quản lý giáo dục) vềcác mặt như nhận thức, thái độ, biểu hiện, lý do sinh viên thích/ không thíchhoạt động Đoàn và nguyên nhân của nó
Đối với câu hỏi mở chúng tôi xem xét câu trả lời qua từng phiếu, tổng hợplại Trên cơ sở đó đối chiếu với ý kiến đánh giá của sinh viên trong quá trìnhphân tích số liệu để chúng ta rút ra được thực trạng hứng thú của sinh viên đốivới hoạt động Đoàn, nguyên nhân của thực trạng và những giải pháp thu hútsinh viên tham gia hoạt động Đoàn
Trang 32KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Để thu thập kết quả nghiên cứu cúng tôi đã tiến hành xây dựng phươngpháp phù hợp với nội dung nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành kết hợp hainhóm phương pháp: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nhóm phươngpháp nghiên cứu thực tiễn cụ thể gồm các phương pháp như: Phương phápnghiên cứu tài liệu; phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; phương pháp phỏngvấn; phương pháp toán thống kê…
Tiến hành nghiên cứu trên mẫu khảo sát là 172 sinh viên năm thứ nhấtcủa Học viện quản lý giáo dục thuộc ba khoa: khoa Giáo dục, khoa Công nghệthông tin và Khoa Quản lý
Trang 33Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 3.1 Hứng thú hoạt động Đoàn của sinh viên năm thứ nhất Học viện Quản lý giáo dục.
3.1.1 Nhận thức chung của sinh viên năm thứ nhất HV QLGD về hoạt động Đoàn.
án lựa chọn A, B, C, D ( xem phụ lục).
Bảng 1: Kết quả xử lí của 20 câu trắc nghiệm với các phương án lựa chọn A, B, C, D.