- Buổi học thứ hai: tập trung vào các nội dung thực hành kiến thức đã học vàtổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợcho việc học tập; giúp đỡ học sinh y
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ quan trọng vàobậc nhất là trau dồi ngôn ngữ cho học sinh, trang bị cho học sinh những trithức Việt ngữ học và quy tắc sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp.Chính tả là một trong sáu phân môn của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.Đây là phân môn có nhiệm vụ hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năngviết Nắm vững chính tả, học sinh mới có thể nói được, viết được, nói hay,viết hay – góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt – thứcủa cải vô cùng quý báu của dân tộc
Là một trong số các môn học ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt đã vàđang thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo hướng tăngcường dạy các kĩ năng lời nói ( đọc, viết, nghe, nói ) trên cơ sở dạy nhữnghiểu biết cơ bản, hiện đại về tiếng Việt nhằm đổi mới và nâng cao chấtlượng dạy môn tiếng mẹ đẻ trong nhà trường tiểu học
Dạy chính tả trong trường tiểu học có ý nghĩa lớn trong việc phát triểntrí thông minh, khả năng tư duy (vì phải sử dụng các thao tác như phân tích,
so sánh, đối chiếu, khái quát hóa và trừu tượng hóa để rút ra quy tắc chínhtả) và khả năng ghi nhớ máy móc (các trường hợp chính tả bất quy tắc) chocác em, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như tính kỉ luật, tínhcẩn thận, cần cù, nhẫn nại, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng cho các em lòngyêu quý tiếng mẹ đẻ, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp
Theo tờ trình Quốc hội về chủ trương đổi mới chương trình sách giáokhoa của giáo dục phổ thông số 1004/CP-QHQH ngày 3/11/2000, một trongnăm định hướng đổi mới giáo dục phổ thông là “Chương trình tạo cơ hội vàđiều kiện học tập cho mọi trẻ em, bồi dưỡng những học sinh có năng lực đặcbiệt” Đây là một định hướng phù hợp với xu thế giáo dục trên thế giới vàphù hợp với thực tiễn dạy học Một số công trình nghiên cứu về sự phát triểncủa học sinh trong quá trình giáo dục đã cho thấy: mỗi học sinh là một cá
Trang 2nhân , có nhu cầu và năng lực phát triển, khả năng nhận thức không hoàntoàn giống nhau, do đó có sự phân hóa về trình độ và hứng thú học tập ở các
em Năng lực của các em sẽ được phát triển nếu môi trường, phương phápgiáo dục thích hợp Ngược lại, nếu năng lực không kịp thời bồi dưỡng, nângcao thì khả năng nhận thức của học sinh cũng sẽ không phát triển được Cáckết quả nghiên cứu cũng cho thấy số học sinh được xem là phát triển(cónăng lực nhận thức, tư duy, vốn sống … nổi trội hơn các em khác) chiếm từ5%- 10% trong tổng số học sinh đến trường
Thực tế trước đây chúng ta vẫn áp dụng một chương trình chuẩn chotất cả các đối tượng học sinh, cho mọi vùng miền trong giờ học chính khóa.Việc làm này xuất hiện nhiều bất cập Có những nội dung với học sinh này
là rất dễ nhưng với học sinh khác lại không hề đơn giản Có những nội dungrất quen thuộc với học sinh thành phố nhưng khi dạy cho học sinh miền núilại gặp nhiều khó khăn
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và những định hướng đổi mới nhưtrên, từ năm 2000- 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa dạy học tự chọn thànhmột bộ phận của chương trình giáo dục Ở Tiểu học, dạy học tự chọn đượcđưa vào buổi học thứ hai trong ngày Tại Hội nghị giao ban Giáo dục Tiểuhọc trong 2 ngày 16 và 17/10/2006 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, lãnhđạo Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương đều đề nghị Bộ tiếp tục triểnkhai đại trà chương trình học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáodục, giúp học sinh phát triển toàn diện, phát triển năng lực của từng cá nhânđồng thời giải quyết được vấn đề dạy thêm, học thêm Năm học 2008-2009 ,trong Văn bản “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 đối vớiGiáo dục Tiểu học số 7720/BGDĐT - GDTH, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉđạo như sau:
Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày:
- Buổi học thứ nhất: dạy theo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình
và sách theo quy định cho mỗi lớp
Trang 3- Buổi học thứ hai: tập trung vào các nội dung thực hành kiến thức đã học và
tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợcho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầuhọc tập hoặc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Toán, môn Tiếng Việt,
có năng khiếu về Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục; dạy học các môn học tự chọnNgoại ngữ, Tin học, tiếng Dân tộc; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Đối với những trường ở vùng khó khăn, việc tổ chức dạy học 2buổi/ngày có thể chỉ nhằm tăng thêm thời lượng học tập, tạo điều kiện thuậnlợi cho học sinh đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chươngtrình không thêm nội dung dạy học
Mặc dù đã có nhiều quy định rõ ràng về dạy học 2 buổi/ngày nhưngtrong quá trình thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn về cách thức thựchiện, nguồn tài liệu dạy học… Một số giáo viên, thậm chí ở cả cấp lãnh đạotrường quan niệm giờ học tự chọn là giờ học thêm, làm cho chương trìnhquá tải lại càng quá tải hơn, gây áp lực cho học sinh Các em học hai buổitrên lớp, buổi tối về còn phải làm bài tập khiến cho việc học đối với các emthật nặng nề Mặt khác, nguồn tài liệu dạy học trong giờ học tự chọn hiệnnay chưa có nhiều, nhiều giáo viên vừa dạy vừa phải tìm tài liệu, mất nhiềuthời gian Bên cạnh đó, nhiều giáo viên tự lựa chọn tài liệu vào dạy học tựchọn một cách tùy tiện, nhiều khi không đúng với mục tiêu dạy học đề ra…
Do đó, việc đầu tư để tiếp tục bổ sung các nội dung, các chủ đề tự chọn và tổchức biên soạn tài liệu sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn triển khai dạy học
tự chọn giúp học sinh, giáo viên có thêm nguồn tài liệu dạy học phong phú
để lựa chọn là một nhu cầu cấp thiết
Thực tiễn dạy học chính tả trong giờ học tự chọn hiện nay có nhiềuđiểm chưa tốt Trong các giờ học tự chọn phân môn Chính tả, một số giáoviên chưa linh hoạt, trong các giờ tự chọn vẫn lặp lại y nguyên các bài tậptrong sách giáo khoa vì thế không gây được hứng thú cho học sinh Còn một
số giáo viên có quan điểm rằng phân môn chính tả không quan trọng như
Trang 4phân môn Tập đọc, Tập làm văn… nên trong giờ tự chọn giáo viên lại chỉchú ý đến các phân môn kia mà bỏ qua Chính tả hoặc cho làm bài tập quaquýt, chiếu lệ Chính vì vậy mà hiện nay, ở cả 3 miền tình trạng học sinhviết sai chính tả là quá phổ biến Tác giả Hoàng Trọng Canh cho biết: Theođiều tra sơ bộ của chúng tôi tại 10 trường tiểu học ở địa bàn 2 tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh thì sai chính tả đang là một chứng bệnh phổ biến trong họcsinh…Qua 3446 bài Tiếng Việt của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 thì có tới
3171 bài phạm sai chính tả ( chiếm 92%) Trung bình từ 21,3 âm tiết thì có 1
âm tiết viết sai chính tả ( chiếm 4,7%)( Theo “Chữ quốc ngữ với vấn đề luyện chính tả ở trường phổ thông hiện nay”, Ngữ học trẻ,1996 Học sinh miền Bắc thường dễ lẫn các phụ âm đầu như l/n, (d/gi)/r, s/x, ch/tr, c/k/q…
và các vần như ươu/iêu, ưu/iu, uơ/ua… Học sinh miền Trung dễ lẫn hai
thanh điệu hỏi/ngã Học sinh miền Nam dễ lẫn các phụ âm đầu như
(d,gi)/nh, v/d… và một số vần như ưc/ưt, ên/ênh, in/inh,êt/êch, it/ich,ong/ông, ươn/ương, at/ac, ăt/ăc, ât/âc, et/ec, iêt/iêc, uôt/uôc, ươt/ươc, uc/ut, an/ang, ăn/ăng… Nhưng thực tế hiện nay, học sinh miền Nam còn mắc thêm các lỗi phụ âm đầu như tr/ch, s/x, l/n… như các bạn học sinh miền
Bắc Như vậy, học sinh miền Nam phải luyện tập các bài tập để chữa các lỗivốn mắc của mình và phải làm thêm các bài tập để chữa lỗi như các bạn họcsinh miền Bắc
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng
bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn” với mong muốn
đề tài có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phầncải tiến nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề dạy học Chính tả nói chung và dạy học Chính tả lớp 2 nóiriêng đã được nhiều chuyên gia như PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh, TS TrầnThị Minh Phương, tác giả Vũ Khắc Tuân công bố nhiều báo cáo, cuốn sách
có giá trị cao cả về lí luận và thực tiễn
Trang 5Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ của nhiều tácgiả đã bàn tới vấn đề xây dựng bài tập chính tả cho học sinh nhưng chủ yếu
là để sửa các lỗi chính tả do phương ngữ ở các vùng miền nhất định
Vấn đề xây dựng bài tập Chính tả cho các lớp đã được các tác giảnghiên cứu và xây dựng Có các cuốn như: Tự đánh giá và kiểm tra mônTiếng Việt cuối cấp Tiểu học ( PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh ); Tiếng Việt 3nâng cao ( GS.TS Lê Phương Nga (chủ biên) – TS Trần Thị Minh Phương– TS Lê Hữu Tỉnh ); Tiếng Việt 4 nâng cao ( Đặng Thị Lanh (chủ biên) -
Lê Phương Nga- Trần Thị Minh Phương ); Tiếng Việt 5 nâng cao ( ĐặngThị Lanh (chủ biên) - Nguyễn Thị Lương - Lê Phương Nga - Trần Thị MinhPhương); Bài tập thực hành Tiếng Việt 2,3,4,5 ( Lê Hữu Tỉnh – Lê PhươngNga – Trần Mạnh Hưởng)và một số các công trình, cuốn sách của một sốtác giả khác
Tuy nhiên, các công trình, cuốn sách này chưa đưa ra bài tập chính tảcho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn một cách đầy đủ Các bài tập chính
tả trong các cuốn sách, công trình trên hoặc chỉ theo hình thức tự luận hoặctrò chơi hoặc trắc nghiệm khách quan chưa có công trình nghiên cứu nàoxây dựng hệ thống bài tập theo cả 3 hình thức trên để đảm bảo các nguyêntắc của dạy học tự chọn
3 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở xây dựng bài tậpchính tả cho học sinh lớp 2
Tìm hiểu những nội dung dạy học chính tả trong chương trình SGKTiếng Việt 2
Tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả của học sinh tiểu học
Xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 để dạy trong giờ học,ngoài giờ chính khóa
Trang 6Tổ chức thực nghiệm các bài tập chính tả đề xuất nhằm kiểm tra tínhkhả thi của đề tài.
5 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung dạy học phân môn Chính tả lớp 2, các dạng bài tập nhằmkhắc phục các lỗi cho học sinh lớp 2
6 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung dạy học chính tả lớp 2,các bài tập chính tả cho học sinh lớp 2
7 Giả thuyết khoa học
Lỗi chính tả sẽ giảm, chất lượng học chính tả của học sinh lớp 2 sẽđược cải thiện nếu các em được học tập bằng các bài tập chính tả phù hợpvới đặc điểm mắc lỗi, khả năng của mình và với một phương pháp dạy họctích cực
8 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra
Phương pháp phân tích, thống kê
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
9 Đóng góp của khóa luận
Xác lập nội dung dạy học chính tả ở lớp 2, các dạng bài tập chính tảcho giờ học tự chọn
Xây dựng các bài tập chính tả cho giờ học tự chọn và bước đầu thựcnghiệm thực hiện các bài tập đó
10 Bố cục của khóa luận
- Mở đầu: Lí do chọn đề tài, Lịch sử nghiên cứu vấn đề, Mục đích nghiêncứu, Nhiệm vụ nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Giả thuyết khoa học,Phương pháp nghiên cứu, Đóng góp của khóa luận và Bố cục của khóa luận
- Nội dung gồm 3 chương:
Trang 7 Chương I: Cơ sở khoa học của việc xây dựng bài tập chính tả cho họcsinh lớp 2 để dạy học trong giờ học tự chọn.
Chương II: Tổ hợp bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 để dạy họctrong giờ học tự chọn
Chương III: Thực nghiệm
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 8NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG BÀI TẬP
CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG GIỜ HỌC TỰ CHỌN
1 Nhiệm vụ, vai trò của phân môn Chính tả ở tiểu học
Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có các phân môn như: Tập đọc,Luyện từ và câu, Tập viết, Kể chuyện, Chính tả Phân môn Chính tả cónhiệm vụ: “Cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các
em có kĩ năng và thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện cho học sinh một
số phẩm chất: tính kỉ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn,đẹp đẽ) đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt, cách biểuthị tình cảm tốt đẹp trong đó có việc viết đúng chính tả”
Chất lượng học tập của các phân môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ,chi phối nhau, phân môn này có ảnh hưởng, hỗ trợ cho phân môn kia Nếuhọc tập tốt phân môn Chính tả, học sinh có một công cụ hết sức đắc lực vàhữu ích để ghi chép bài chính xác, nhanh đẹp Nếu các em học yếu phânmôn Chính tả, các em sẽ gặp nhiều khó khăn, sai sót trong việc ghi chép bàihọc, làm bài tập…
2 Các nguyên tắc xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn
2.1 Bám sát mục tiêu, chương trình chính tả âm vần lớp 2
Việc xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 để dạy học tronggiờ học tự chọn trước hết phải dựa vào mục tiêu dạy học Tiếng Việt nóichung và phân môn Chính tả nói riêng
Mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt nói chung và phân mônChính tả nói riêng là trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp bằng tiếngViệt, hình thành và phát triển các kĩ năng tiếng Việt cho học sinh trong đó
Trang 9chú ý tới kĩ năng viết (có kết hợp với kĩ năng nghe) Bên cạnh đó, Chính tảcòn cung cấp cho học sinh một số kiến thức về chữ viết như: cấu tạo chữ, vịtrí dấu thanh, quy tắc chính tả… Do đó, đòi hỏi việc xây dựng các bài tậpchính tả rất thiết thực nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng các kĩ năng sửdụng tiếng Việt của học sinh
Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi xây dựng hệ thống các bài tậpchính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn theo nội dung của từngtuần Chương trình chính tả lớp 2 được dạy trong 35 tuần Mỗi tuần có 2 tiếtchính tả.Ngoài ra, trong mỗi một kì còn có một tuần giữa kì và một tuầncuối kì dành cho ôn tập và kiểm tra Nội dung chương trình chính tả âm vầnlớp 2 cụ thể như sau:
2 Phân biệt l/n, an/ang Bảng chữ cái 11
3 1 Phân biệt ng/ngh, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 24
2 Phân biệt ng/ngh, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 29
2 Phân biệt ai/ay, s/x, dấu hỏi/dấu ngã 54
2 Phân biệt c/k, l/n, dấu hỏi/dấu ngã 84
2 Phân biệt iê/yê/ya, r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã 102
13 1 Phân biệt iê/yê, r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã 106
2 Phân biệt iê/yê, r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã 110
Trang 1014 1 Phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc 114
16 1 Phân biệt ui/uy, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 131
2 Phân biệt ao/au, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 136
Trang 1134 1 Phân biệt tr/ch, o/ô, dấu hỏi/dấu ngã 135
2.2 Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm
Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế , muốnviết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của các từ rất quan trọng Hiểu nghĩa củacác từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả Có thểhiểu rằng chính tả tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa Do đó, các bàitập chính tả đưa các từ vào các trường hợp sử dụng tức là mỗi từ gắn vớimột nghĩa xác định giúp học sinh ghi nhớ tốt, nhanh hơn
Mục đích dạy học chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viếtthành thạo, thuần thục chữ viết tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghĩa làgiúp học sinh hình thành các kĩ xảo chính tả Hình thành cho học sinh kĩ xảochính tả nghĩa là giúp học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hóa, khôngcần phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả, không cần đến sự tham gia của ýchí Để đạt được điều này, có thể tiến hành theo hai cách: có ý thức và không
có ý thức Cách không có ý thức tốn nhiều thời gian, công sức và không thúcđẩy sự phát triển tư duy chỉ củng cố máy móc ở một mức độ nhất định Cách
có ý thức là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao Đối với học sinh tiểu họccần vận dụng cả hai cách nói trên Do hoạt động của hệ thông tín hiệu thứnhất tương đối chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan – hình tượng được pháttriển hơn trí nhớ từ ngữ logic Các em nhớ và giữ gìn chính xác những biểutượng về sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa,những lời giải thích dài Ghi nhớ máy móc của các em thường chiếm ưu thế
Do đó, cách không có ý thức chủ yếu được vận dụng ở các lớp đầu cấp Tiểu
Trang 12học Các bài tập chính tả trong khóa luận không đưa ra các quy tắc viết đúngchính tả mà cho học sinh thực hành luyện tập làm các bài chính tả Từ đóhình thành ở các em kĩ năng viết thành thạo, thuần thục chữ viết tiếng Việttheo chuẩn chính tả, nghĩa là hình thành kĩ xảo chính tả Khi các em làm bàitập chính tả một cách tích cực, chủ động thì các em sẽ tự nhận biết được viếtnhư thế nào là viết đúng và viết khác đi thì sai, từ đó các em ghi nhớ cáchviết đúng sâu sắc hơn, bền vững hơn.
Lệnh bài tập ngắn gọn, rõ ràng, tránh dài dòng, rườm rà dẫn đến gâyrối cho học sinh Ngữ liệu bài tập phải cụ thể, không nên gây ra những từngữ khó hiểu, quá sức đối với các em Từ ngữ sử dụng trong bài tập phải rõràng, không nên đưa ra quá nhiều từ Hán Việt hoặc những từ ngữ mà vốn từcủa các em chưa có
Tính sư phạm thể hiện ở tính vừa sức Những ngữ liệu đưa ra trongbài tập phải là những gì học sinh được học hoặc gần gũi với các em để đảmbảo tính khả thi của bài tập Tuy nhiên tránh những bài tập quá dễ khiến các
em không thấy hứng thú Tính sư phạm còn thể hiện ở tính giáo dục Các bàitập còn phải hướng đến mục đích giáo dục: giáo dục tình yêu thiên nhiên,tình yêu quê hương đất nước… Tính giáo dục còn thể hiện ở việc người ra
đề phải biết chọn những từ ngữ mang tính thẩm mĩ, tránh sử dụng những từngữ không hay, mang nghĩa tiêu cực,… gây ảnh hưởng xấu đến học sinh
2.3 Đảm bảo tính giao tiếp
Cũng giống như chương trình chính khóa, môn Tiếng Việt trong dạyhọc tự chọn lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản Nguyên tắc đòihỏi việc dạy tiếng như một công cụ giao tiếp, hình thành và phát triển ở họcsinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếptrong môi trường hoạt động lứa tuổi
Các bài tập chính tả được xây dựng nhằm hình thành, phát triển ở họcsinh những kĩ năng viết đúng chính tả để học tập các môn khác và để giao
Trang 13tiếp Ngữ liệu của các bài tập có tần số chính tả cao, chữa được nhiều lỗichính tả cho học sinh từ đó đảm bảo được mục tiêu giao tiếp
2.4 Đảm bảo tính tích hợp
Tích hợp các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau, phânmôn khác nhau trong cùng một nội dung Cụ thể là, môn Tiếng Việt phảitích hợp một cách tổng hợp các mạch kiến thức tiếng Việt và các kĩ năngnghe, nói, đọc, viết, tích hợp được tiếng Việt và các kĩ năng sống, tích hợpđược tiếng Việt và các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác
Do đó, các bài tập đã sử dụng nhiều ngữ liệu tích hợp các kiến thức về
tự nhiên và xã hội, những kinh nghiệm, quan niệm về đạo đức, cách sống…
Ví dụ
- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên của thế giới
Hồ Gươm nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội.
Qua việc làm các bài tập chính tả có các ngữ liệu trên, học sinh vừabiết được quy tắc viết hoa tên địa lí Việt Nam, biết được Hạ Long là di sảnvăn hóa thế giới, thủ đô của nước Việt Nam là Hà Nội và vị trí địa lí của hồGươm
Qua việc giải câu đố sau, học sinh biết truyền thuyết về hồ Gươm
Nước xanh, xanh đến lạ lùng Rùa thiêng ẩn hiện vẫy vùng đâu đây Mỗi khi ngắm mặt hồ này Nhớ Người cứu nước với cây gươm thần.
Trang 14Bé ăn ngọt lịm (Cây mía)
Hay
Cùng họ hàng với táo
Da vàng quả lại dài
Ăn vào liền hết khát
Đoán được đúng mới tài (Quả lê)
- Các ngữ liệu trong các bài tập chính tả trong khoá luận còn tích hợp
cả các kiến thức về kinh nghiệm, quan niệm về các vấn đề như đạo đức,cách sống…
Ví dụ như
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ở hiền gặp lành.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Miệng nói tay làm.
Đó là những quan niệm của xã hội về công lao của cha mẹ, về cáchsống và cách làm việc đúng Học sinh được học các quan niệm trên thôngqua việc làm bài tập chính tả
Hay những kinh nghiệm về nông nghiệp của ông cha ta đã đúc rút được Ruộng cao trồng mầu.
Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
2.5 Đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy không đi vào trình bày cácvấn đề lí thuyết, nhiệm vụ, nội dung dạy học được xây dựng dưới dạng hệthống bài tập để học sinh thực hành nhằm tích cực hóa các hoạt động của
Trang 15học sinh để hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, thựchiện mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
Các bài tập chính tả được xây dựng theo nguyên tắc này, không đitrình bày lí thuyết mà được xây dựng thành các bài tập thực hành để rèn kĩnăng viết cho học sinh
2.6 Đảm bảo tính hấp dẫn, thú vị
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải gây được hứng thúhọc tập cho học sinh bằng cách khai thác triệt để tính hấp dẫn của TiếngViệt – nội dung dạy học, sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy họclinh hoạt, đa dạng, vui và thú vị, thiết lập được những quan hệ tốt đẹp, tíchcực giữa thầy – trò, trò – trò
Tài liệu dạy học tự chọn phải dựa vào và hỗ trợ cho nội dung dạy họcbắt buộc Tính mềm dẻo, vừa sức, dễ bổ sung của dạy học tự chọn tạo điềukiện cập nhật hóa các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn học, khắc phục
sự chậm trễ trong chỉnh lí sách giáo khoa Dạy học tự chọn môn Tiếng Việtphải phối hợp với nội dung dạy học bắt buộc để góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện ở tiểu học Tuân thủ nguyên tắc này nghĩa là phảitriệt để sử dụng những kiến thức, kĩ năng các em đã có khi học chương trình
cơ bản để dạy học chương trình tự chọn
Các bài tập chính tả trong khóa luận kích thích được hứng thú và gợiđược nhu cầu học tập của học sinh Ngoài những bài tập dạng tự luận trongSGK Tiếng Việt 2, khóa luận còn bổ sung thêm một số dạng bài tập mới tiếtkiệm được thời gian, gây được hứng thú học tập như các các bài tập trắcnghiệm khách quan bài tập được tổ chức dưới dạng trò chơi… Ngữ liệu củacác bài tập có tần số chính tả cao, từ đó học sinh sẽ không phải làm nhiềubài tập, giảm áp lực học Chúng tôi sử dụng nhiều câu đố để làm ngữ liệucho các bài tập hoặc qua lời giải câu đố để luyện cho học sinh viết đúngchính tả
Trang 162.7.Tính tự nguyện:
Không bắt buộc học sinh học nhiều áp lực như giờ học chính khóa
mà các bài tập chính tả có thể xây dựng dưới hình thức trò chơi học tập đểkích thích sự hứng thú đối với học sinh
3 Đặc điểm của hệ thống bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn
3.1 Các dạng bài tập chính tả
Theo Nguyễn Minh Thuyết( Hỏi-đáp dạy học Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục, 2008), trong chương trình chính tả âm vần trong SGK Tiếng Việt
lớp 2 có 5 dạng bài tập chủ yếu sau:
Dạng 1: Điền 1 kí hiệu (chữ ghi âm đầu , âm chính hoặc vần, dấu thanh dễ
b iêt hay iêc? làm …iệc bữa …iệc
thời …iết thương …iếc
Dạng 2: Điền tiếng vào chỗ trống để hoàn chỉnh 1 từ (hoặc cụm từ)
Điền vào chỗ trống l hay n?
- ( Trăng) Mồng một …ưỡi trai,
Trang 17Mồng hai …á …úa
- Đêm tháng …ăm chưa …ằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Dạng 4: Thi tìm trong và ngoài bài đọc những tiếng chứa các âm, vần dễ lẫn.
Ví dụ: Bài 2 ( tr 25, T2)
Thi tìm từ ngữ chỉ các loài vật:
- Có tiếng bắt đầu bằng ch M: chào mào
- Có tiếng bắt đầu bằng tr M: trâu
Dạng 5: Dựa vào nghĩa đã cho, tìm các tiếng chứa những âm, vần, thanh dễ lẫn.
Ví dụ : Bài 3 ( tr 16, T2)
Tìm các từ:
Chứa tiếng có âm s hay âm x có nghĩa như sau:
- Mùa đầu tiên trong 4 mùa.
- Giọt nước đọng trên lá buổi sớm.
Ngoài ra, trong chương trình chính tả lớp 2 còn có thêm 3 dạng bài tập
Dạng 6: Tìm lời giải cho câu đố mà lời giải đó là tiếng hay từ chứa âm, vần,
Trang 18Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường bắc sơn, đình cả, thái nguyên
Đường qua tây bắc, đường lên điện biên
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…
Hệ thống các bài tập chính tả trong khóa luận đã sử dụng cả 8 dạngtrên, nhưng có tác động vào các dạng đó là thay ngữ liệu mới Ngoài ra,chúng tôi còn bổ sung thêm được một số dạng bài tập chính tả khác
Dạng 1: Khoanh vào các chữ cái trước từ ngữ viết sai hoặc từ ngữ viết đúng
Ví dụ:
1 Khoanh vào các chữ cái trước từ ngữ viết sai chính tả:
a nổi loạn c thuồng nuồng
b săn lùng d nẵng hoa
2 Khoanh tròn chữ cái đặt trước từ ngữ ghi đúng chính tả:
a ghặt lúa c gà gô e.gửi thư
b ghi nhớ d gé thăm g ghầy yếu
- Đây là một dạng bài tập trắc nghiệm khách quan Bài tập đưa ra các
từ ngữ bao gồm cả từ viết đúng và viết sai âm, vần, thanh dễ lẫn, sau đó yêucầu học sinh khoanh vào chữ cái đặt trước các từ ngữ viết đúng hoặc viếtsai tùy theo yêu cầu của đề bài Dạng bài tập này có ưu điểm là dễ xâydựng, có thể đưa ra nhiều câu cùng một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi câu Dạng bài tập này sẽ trở nên thú vị hơn nếu được tổ chức dưới dạng trò chơivui học Tiếng Việt
Dạng 2: Nối tiếng ở cột bên trái với tiếng ở cột bên phải để tạo thành từ
viết đúng chính tả
Ví dụ: Nối tiếng ở cột bên trái với tiếng ở cột bên phải để tạo thành từ viết đúng chính tả.
A B
Trang 19Dạng 3: Cho các từ, yêu cầu tìm các tiếng chứa âm, vần, thanh dễ lẫn.
Ví dụ: Tìm những chữ có chứa ươn hay ương trong các từ sau:
- yêu thương, vườn cây, ngôi trường, bay lượn, sung sướng, hương thơm, con đường.
- Bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh tìm trong các từ đó tiếngnào chứa âm, vần, thanh dễ lẫn theo yêu cầu của đề bài Để làm được, họcsinh phải đọc các tiếng trong từ đó xác định xem tiếng nào chứa âm, vần,thanh dễ lẫn theo yêu cầu của đề bài, sau đó ghi lại tiếng đó Việc đó mấtnhiều thời gian hơn nhưng sẽ kích thích tính tích cực chủ động của học sinh
Dạng 4: Cho 2 từ có tiếng chứa âm, vần, dấu thanh dễ lẫn yêu cầu tìm từ
viết đúng, đánh dấu thanh đúng
Ví dụ: Gạch chân dưới những từ viết đúng chính tả:
a dãi lụa/ dải lụa c giả vờ/giã vờ
b quả vải/quả vãi d ngọn lửa/ngọn lửa
Trang 20- Đây cũng là một dạng của trắc nghiệm khách quan Bài tập đưa ra 2
từ chứa tiếng có âm, vần hay thanh dễ lẫn đặt cạnh nhau Học sinh sẽ sosánh xem từ nào viết đúng chính tả và gạch chân
Dạng 5: Cho 2 tiếng dễ lẫn, yêu cầu ghép một trong hai tiếng đó với một
+ Trường hợp 1 và 2, học sinh sẽ ghép lần lượt tiếng thứ nhất và tiếngthứ ba với tiếng thứ hai.Tiếng nào ghép với tiếng thứ hai tạo thành từ ngữ cónghĩa, viết đúng chính tả thì là đúng Sau đó, học sinh sẽ viết lại từ ngữ ghépđược vào chỗ chấm bên cạnh Như vậy, dạng bài tập này khó hơn dạng bàitập ghép đôi ở chỗ học sinh không chỉ đơn thuần ghép các tiếng mà còn phảighi lại từ ngữ viết đúng chính tả
+ Trường hợp 3, học sinh có thể ghép thành từ cân nặng hoặc nặng cân đều đúng Ở dạng bài tập này, tiếng thứ hai có thể đứng trước hoặc đứng
sau trong từ ngữ ghép được
Dạng 6: Trò chơi học tập
- Nội dung trò chơi học tập
Trò chơi học tập phải gắn với các tri thức và kĩ năng của một môn học hoặcmột lĩnh vực tri thức, kĩ năng nào đó Nói cách khác, khi sáng tạo ra các tròchơi học tập, phải dựa vào các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt
- Luật trò chơi:
Trang 21Trò chơi học tập cần phải có luật trò chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thựchiện, không dòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện Ngoài ra, trò chơi họctập nên diễn ra trong thời gian ngắn, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
1 Nêu luật chơi và cách tính điểm
- GV phát cho các nhóm HS các thẻ màu đỏ (Đúng), thẻ màu xanh ( Sai )
- GV đưa ra các thẻ ghi các từ viết đúng hoặc viết sai chính tả
- Các nhóm thảo luận và khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” của GV, các nhóm giơthẻ: màu đỏ hoặc màu xanh
- Một nhóm HS có nhiệm vụ quan sát kết quả giơ thẻ của các nhóm Mỗilần giơ thẻ đúng được 1 điểm, giơ thẻ sai không được tính điểm
- Sau 5 lượt giơ thẻ như vậy, nhóm HS đó sẽ tổng kết lại số điểm và thôngbáo nhóm thắng cuộc
2 Tiến hành chơi
- GV chia lớp thành các nhóm đôi, phổ biến luật chơi và cách tính điểm chocác nhóm
- Các nhóm nhận các thẻ từ và lưu ý: màu đỏ là đúng và màu xanh là sai
- GV gắn thẻ từ có ghi từ viết đúng hoặc viết sai chính tả lên bảng Cácnhóm quan sát và thảo luận thật nhanh
- Khi GV hô “Bắt đầu ” thì các nhóm giơ thẻ Đúng thì giơ thẻ màu đỏ, saithì giơ thẻ màu xanh
Trang 22- Nhóm HS sẽ quan sát các đội giơ thẻ và tính điểm cho các đội, ghi sốđiểm của các đội lên bảng.( đánh dấu nhóm nào nhanh nhất trong mỗi lượtchơi )
- Sau 5 lượt chơi, nhóm HS đó sẽ tổng kết lại số điểm và thông báo nhómthắng cuộc.( đúng nhiều nhất và nhanh nhất )
Dạng 7: Giải đố chữ
- Bài tập yêu cầu học sinh tìm được từ (chữ) phù hợp với câu đố
Ví dụ: Vốn là bạn của mây bông
Bớt sắc sáng giữa tầng không đêm về
(Là những chữ gì?)
Đây là một kiểu bài tập thú vị tích hợp được cả kiến thức về chữ viếtghi âm và sự hiểu biết về nghĩa của từ Những cách gọi đầu (phụ âm đầu);đuôi (vần hoặc âm cuối); nặng, huyền, sắc … tạo ra những cách hiểu đồng
âm thú vị
Dạng 8: Trong SGK Tiếng Việt 2 chỉ có một bài tập ở dạng chữa lỗi sai tên
riêng Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng dạng bài tập này để tìm và sửa lỗisai âm, vần hoặc thanh dễ lẫn cho học sinh
Ví dụ: Gạch chân dưới những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau:
Chên nương, mỗi người một việc Người lớn đánh châu ra đồng Các
cụ già nhặt cỏ, đốt lá Mấy trú bé tìm trỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.
2.2 Ngữ liệu của các bài tập chính tả
2.2.1 Ngữ liệu có tần số chính tả cao
Để cho bài tập trở nên thú vị, hấp dẫn với học sinh hơn, trong phạm vikhóa luận, chúng tôi đã lựa chọn những ngữ liệu có tần số chính tả cao
- Ví dụ như bài tập:
Điền vào chỗ trống tr hoặc ch (Tuần 3)
- …ưa đến…ưa mà …ời đã nắng …ang …ang
Trang 23- …ong …ạn mẹ em để …én ,bát,…ai, lọ , xoong nồi.
Ngữ liệu thứ nhất có 9 chữ nhưng có tới 5 chữ chứa tr và ch Ngữ liệuthứ hai có 11 chữ có 4 chữ chứa tr và ch Những ngữ liệu như trên được gọi
là ngữ liệu có tần số chính tả cao
- Hay như bài tập sau:
Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng và giải câu đố sau
Cây bò trên đất
Lá ráp qua tròn Ruột đo như son
Vo ngoài xanh thâm?
Chỉ với 4 câu thơ, ta có tới 4 chữ chứa thanh hỏi và thanh ngã Bài tập
3 phần b trang 33 – Tiếng Việt 2 cũng có 4 chữ chứa thanh hỏi và thanhngã nhưng ngữ liệu lại dài đến 8 câu thơ
Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Văng từ vườn xa Em đứng ngân ngơ
Chim cành tho the Nghe bầy chim hót
Ríu rít đầu nhà Bầu trời cao vút
Tiếng bầy se sẻ Trong lời chim ca
Thanh Quế
- Việc sử dụng các ngữ liệu có tần số chính tả cao sẽ tiết kiệm đượcthời gian, học sinh sẽ không phải làm nhiều bài tập phân biệt Do đó, việchọc của học sinh sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn
2.2.2 Câu đố, thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2 - đầu cấp tiểu học rấtthích câu đố Câu đố được sử dụng như một ngữ liệu để điền các âm, vầnhoặc thanh dễ lẫn Ví dụ như các bài tập sau:
Trang 24Điền s hay x vào chỗ trống và giải câu đố sau:
(Tuần 11)
a Con gì lách chách b Cái mỏ …inh …inh
Hay bắt tìm …âu Hai chân tí …íu
Cho cây …anh màu Lông vàng mát dịu
Quản đêm khó nhọc? Chiếp chiếp …uốt ngày?
Là con gì? Là con gì?
Hay lời giải câu đố có tiếng chứa âm, vần hoặc thanh dễ lẫn Ví dụ như:
Giải các câu đố sau( Tuần 12)
a Con gì mào đỏ b Bốn chân mà chỉ ở nhà
Lông mượt như tơ Khi nào khách tới kéo ra mời ngồi?
Sáng sớm tinh mơ Là cái ghế
Gọi người thức dậy?
Là con gà trống
Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi đã sử dụng 52 câu đố Chươngtrình lớp 2 có 35 tuần học, mỗi tuần chúng tôi xây dựng khoảng 5-6 bàichính tả âm vần , như vậy trung bình mỗi tuần sẽ có ít nhất một bài sử dụngcâu đố Do đó, học sinh sẽ rất thích thú với việc làm bài tập chính tả Sáchgiáo khoa Tiếng Việt 2 cũng sử dụng câu đố nhưng với số lượng ít Có mộtbài là giải câu đố: Bài 3 (trang 26 – T2)
Giải các câu đố sau:
a Tiếng có âm ch hoặc tr?
Chân gì ở tít tắp xa Gọi mà chân đấy nhưng mà không chân?
( Là chân gì?)
b Tiếng có vần uôc hay uôt?
Có sắc – để uống hoặc tiêm Thay sắc bằng nặng – là em nhớ bài.
(Là tiếng gì?)
Trang 25Và câu đố được sử dụng làm ngữ liệu cũng chỉ có một bài: Bài 3 (trang 85– T2)
Điền vào chỗ trống ên hay ênh?
Cái gì cao lớn l… khênh Đứng mà không tựa ngã k… ngay ra?
Câu đố
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao được sử dụng nhiều để làm ngữ liệu chocác bài tập
Trong Sách giáo khoa:
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Tục ngữ
- Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Tục ngữ
- Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Ca daoHay trong khóa luận:
Trang 26Chúng tôi trong phạm vi khóa luận đã lựa chọn được nhiều ngữ liệu
có tần số chính tả cao từ cả chương trình cũ và chương trình mới
Trong chương trình 165 tuần có một số ngữ liệu hay, có tần số chính tả caođược sử dụng trong khóa luận:
- Con nghé con nghiêng đôi mắt nhìn mẹ ngẫm nghĩ.
- Hàng ngày , các bạn trẻ cần năng tập thể dục ,tắm rửa sạch sẽ để cho thân thể được khoẻ mạnh.
- Những con bói cá mỏ dài, lông sặc sỡ Những con quốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ.
- Thầy giáo em tuy đã già nhưng da dẻ vẫn hồng hào vì thầy chăm tập thể dục và giữ gìn sức khỏe Giọng của thầy sang sảng, dáng đi nhanh nhẹn.
- Các ngữ liệu sau cũng được coi là ngữ liệu hay, được lấy từ chươngtrình mới hiện hành:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
( Trần Đăng Khoa – Tiếng Việt 2, tập 2)
Tự xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm Đôi bạn sống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng
(Định Hải, Tiếng Việt 2, tập 1 )
Trang 27Chương II
HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2
ĐỂ DẠY TRONG GIỜ HỌC TỰ CHỌN
4 Điền vào chỗ trống c hoặc k:
Bạn ….im …ể lại chuyện …ác bạn đi …âu …á
( Tiếng Việt 4, 165 tuần)
Trang 28BẢNG CHỮ CÁI
1 Dòng nào ghi đúng thứ tự bảng chữ cái ?
a a , ă â, b, c c ă, â, a, b, c
b a, ă, â, b, c d â, ă, a, c, b
2 Bạn Dũng xếp tên các bạn trong bàn theo thứ tự của bảng chữ cái như
sau: Bình, Cúc, An, Dũng Dũng xếp sai hay xếp đúng Nếu sai, em hãy giúpbạn xếp lại cho đúng
PHÂN BIỆT l/n
1 Điền vào chỗ trống l hoặc n:
- Giọt sương…ong…anh - Gấu đi…ặc…è
- Ăn uống …o…ê - Mặt đất …ứt…ẻ
2 Tìm từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(lặng , nặng) …yên , …nhẹ
(làng ,nàng) xóm…, …tiên
PHÂN BIỆT an/ ang
1 Điền vào chỗ trống an hoặc ang:
- Dây khoai l… l…khắp vườn - Cửa h…nhà em b… hoa quả
- T… b… xòe rộng một góc sân - Dân l… d… h… ngang đắp đập
2 Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
Ở thành phố quê hương tôi, nhà cửa…(sang, san) sát phố xá dọc(ngang, ngan) thẳng …(hàng ,hàn) ngay lối
TUẦN 2
PHÂN BIỆT s/x
1 Điền vào chỗ trống s hay x:
Ngay…át dưới chân đồi ,con…ông Vạn nước …anh ngắt chảy qua Chiều chiều người …uống quảy nước làm bến Đăng nhộn nhịp hẳn lên
Theo Trương Nhuận
2 Nối tiếng ở cột bên trái với tiếng ở cột bên phải tạo thành từ ngữ thích hợp:
Trang 29xong cửa sổ chuyện song xuôi
ca
3 Trò chơi: Tìm tên các loài cây bắt đầu bằng s/x.
I Mục đích:
Cung cấp cách viết tên một số loài cây bắt đầu bằng s hoặc x nhằm củng cố
và mở rộng nội dung các bài chính tả luyện viết đúng các từ bắt đầu bằng shoặc x trong SGK Tiếng Việt 2
1 Nêu cách chơi và tính điểm:
- GV phát cho HS mỗi nhóm 20 thẻ từ hình quả
- Khi GV hô “Bắt đầu” thì các nhóm thảo luận tìm tên các loài cây bắt đầubằng s và x vào các thẻ từ hình quả
- Thời gian là 2 phút Hết 2 phút các nhóm lên gắn các thẻ từ đó vào hìnhcây trên bảng
- GV cùng một nhóm ban giám khảo HS lần lượt đọc tên các cây của cácnhóm xem tên nào viết đúng thì tức là thu hoạch được 1 kg quả , tên nào viếtsai thì không được tính
- Kết thúc cuộc chơi nhóm nào thu hoạch được nhiều kg quả nhất thì nhóm
đó chiến thắng
2 Thực hành chơi:
- GV chia lớp thành 2 nhóm lên ngồi ở dãy bàn đầu để tham gia trò chơi, cửmột bạn giám khỏa gồm 4 HS từ 4 tổ
Trang 30- GV phổ biến cho các nhóm cách chơi và cách tính điểm.
- Các nhóm thảo luận và ghi tên các loài cây bắt đầu bằng s và x vào thẻ từhình quả, mỗi loài cây chỉ được xuất hiện một lần
- Sau 2 phút các nhóm gắn các thẻ từ đó lên hình cây trên bảng của nhómmình GV, ban giám khảo và HS dưới lớp kiểm tra kết quả của 2 nhóm Sau
đó, 1 HS trong ban giám khảo thông báo kết quả, nhóm thắng cuộc trò chơi
- 2 HS trong ban giám khảo ghi tên lại tất cả các loài cây mà 2 đội đã tìmđược lên bảng Yêu cầu HS dưới lớp đọc đồng thanh và chép vào vở
PHÂN BIỆT ăn/ ăng
1 Điền vào chỗ trống ăn hoặc ăng:
- Món m… xào này m… – Tr… sắp l…
- Chiếc kh… tr… tinh
2.Ghép các tiếng sau để tạo thành từ thích hợp:
trăng trăng răng ăn
ông con hàm cơm
trăn trăn răn ăng
…i bài con …à
2 Giải câu đố sau:
Lấp la lấp lánh Treo ở trên tường Trước khi đến trường
Bé soi chải tóc
(Là cái gì?)
Trang 313 Khoanh tròn chữ cái đặt trước chữ ghi đúng chính tả:
a ghặt lúa c gà gô e.gửi thư
b ghi nhớ d gé thăm g ghầy yếu
4 Điền vào chỗ trống c hay k:
Viết … trước a , ô , ơ , u
Viết …trước e , ê , i
ÔN BẢNG CHỮ CÁI
1 Xếp tên 5 bạn Hà , Linh , Dung , Bình theo đúng thứ tự bảng chữ cái
2 Bạn Nam được giao nhiệm vụ lập danh sách các bạn trong tổ Nhưng
trong tổ có 3 bạn có tên như sau: Nguyễn Hải Anh , Lê Đức Anh , Đỗ ĐứcAnh mà bạn Nam chưa biết xếp thế nào Em hãy giúp bạn Nam xếp tên 3bạn kia theo bảng chữ cái
TUẦN 3
PHÂN BIỆT ng/ngh
1 Điền ng hay ngh vào các câu sau:
- Con gà …ủ dưới gốc cây …ô
- Con …é con ….iêng đôi mắt nhìn mẹ …ẫm …ĩ
2 Nối tiếng ở cột bên trái với tiếng ở cột bên phải để tạo thành từ ngữ đúng:
giấc ngoan lắng ngủ
bé nghe
suy nghĩ
3 Điền vào chỗ trống ng hay ngh và giải câu đố sau:
…ề gì tay lấm chân bùnCho ta hạt gạo ấm no mỗi ngày ?
( Là nghề gì?)
PHÂN BIỆT tr/ ch
1 Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:
Trang 32- …ưa đến…ưa mà …ời đã nắng …ang …ang.
- …ong …ạn mẹ em để …én ,bát,…ai, lọ , xoong nồi
(Tiếng Việt 4 - 165t)
2 Ghép các tiếng để tạo thành từ ngữ thích hợp:
triều triều trung trung
thủy … buổi … thu … kết …
chiều chiều chung chung
3 Khoanh vào chữ cái đặt trước từ ngữ viết sai chính tả ?
a.trú bác b trung bình c cây tre
d chiều đình e trú ý g cha mẹ
PHÂN BIỆT THANH HỎI/ THANH NGÃ
1 Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng trong đoạn sau
Hàng ngày, các bạn tre cần năng tập thê dục ,tắm rưa sạch se đê cho thân thê được khoe mạnh.
(Tiếng Việt 4 – tập1- 165t )
2.Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
Chú Quảng …(kể , kễ) cho tôi nghe cách đánh cá đèn lạ lùng thậtđó… (chẳng, chẵng) cần … (lưỡi,lưởi) câu ….(chẳng, chẵng) cần mồi (chỉ,chĩ) …dùng ánh sáng để …(nhử, nhữ ) cá Người ta đốt đèn ….(giữa,giửa) biển
3 Gạch dưới những từ ngữ viết sai chính tả và viết lại cho đúng:
đổ xanh , đỗ rác , ăn cổ , kĩ niệm , sữa chữa , hộp sửa
TUẦN 4
PHÂN BIỆT iê/yê
1.Điền vào chỗ trống iê hay yê và giải câu đố sau:
Trang 33cánh thuyền bãi diều
PHÂN BIỆT d ( gi )/ r
1 Điền vào chỗ trống d, gi hoặc r:
con …án chòm …âu
…a đình con …ê
2 Tìm từ chứa tiếng có âm đầu d, gi hoặc r:
PHÂN BIỆT ân/âng
1 Điền vào chỗ trống ân hay âng:
Trang 34vầng dâng tầng
3 Tìm từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng.
TUẦN 5
PHÂN BIỆT ia/ya
1 Điền vào chỗ trống ia hay ya:
đêm khu cây m… ý ngh… t…nắng
2 Giải câu đố sau:
- Không phát ra tiếng động và tiếng ồn ào
- Trái nghĩa với nhẹ
2 Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(lặng , nặng ) …yên, nhẹ ,im….,bệnh…
(lung , nung) ….linh, ….tung,…nóng,…vôi.
3 Giải các câu sau:
Da vàng quả lại dài
Ăn vào liền hết khát Đoán được đúng mới tài
( Là quả gì?)
Trang 35b Cây gì không lá không hoa
Sáng ngày sinh nhật ,cả nhà vây quanh
( Là cây gì?)
PHÂN BIỆT en/eng
1 Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
Âm thanh rất thân…(quen, queng)
Tiếng…vang dòn dã ( kèn,kèng )
Đàn cá …chúc nhau ( chen, cheng )
Quẫy mình ăn vội vã
2 Giải câu đố sau:
PHÂN BIỆT i/iê
1 Điền i hay iê vào chỗ trống và giải câu đố
Xanh trên ch… dưới
Cứ nghe tên nhauChẳng th u chẳng thừa
( Là quả gì? )
Chăm chỉ suốt ngàyBay khắp vườn cây T…m hoa k…m mật
( Là con gì?)
2 Điền vào chỗ trống i hoặc iê để tạo thành từ thích hợp
cái k…m con ch…m
Trang 36kim t…m ch a quà
TUẦN 6
PHÂN BIỆT ai/ay
1 Ghép những tiếng sau để tạo thành từ ngữ mới:
chảy nai tai
đầu … hôm … bàn …
chải nay tay
2 Điền vào chỗ trống ai hay ay:
Ng… hôm qua ở l……
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn lên m…
Đợi đến ng… tỏa hương
3 Tìm từ ngữ có chứa vần ai hoặc ay có nghĩa như sau:
- Bộ phận nằm ở 2 bên đầu ,dùng để nghe
- Bộ phận nối liền với vai dùng để cầm nắm các vật
Trang 37nắm sương
3 Gạch chân dưới những từ ngữ viết sai và viết lai cho đúng
Tự sa sưa thủa nào Đôi bạn xống bên nhau Trong rừng sanh xâu thẳm Đôi bạn xống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng
( Theo Định Hải )
PHÂN BIỆT THANH HỎI/ THANH NGÃ
1 Điền dấu chấm hỏi và dấu chấm ngã vào những chữ in nghiêng và giải câu đố sau:
Vo ngoài xanh thâm (Là cây gì?)
2 Nối tiếng ở cột bên trái với tiếng ở cột bên phải để tạo thành từ thích hợp:
đỗ xanh
đổ rác
nghỉ ngợinghĩ ngơi
3 Gạch chân dưới những từ viết sai và viết lại cho đúng:
Trang 38Những con bói cá mõ dài, lông sặc sở những con quốc đen trùi trũilen lõi giữa các bụi ven bờ.
(Tiếng Việt 4 ,T1, 165T )
TUẦN 7
PHÂN BIỆT ui/uy
1 Điền vào chỗ trống uy hay ui:
cái m… tàu th… ngọn n… nh… hoa
2 Tìm từ ngữ có chứa vần ui hay uy có nghĩa như sau:
- Phương tiện giao thông hoạt động trên mặt nước hoạt động bằng động cơ
- Không may mắn (theo cách nói của người miền Nam)
- Bộ phận ở giữa mặt dùng để thở ,ngửi
3 Gạch chân dưới các từ ngữ viết đúng chính tả:
thủi thủ thủy triều cái túi
vui vẻ tui nhiên cúy xuống
4 Giải câu đố sau:
a Băng rừng dày b Thân tôi bằng sắt
Trên đồng cỏ Nổi được trên sông
Địu con nhỏ Chở chú hải quân
Trong túi mềm Tuần tra trên biển
PHÂN BIỆT tr/ch
1 Điền vào chỗ trống ch hoặc tr:
- Công …a như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước …ong nguồn chảy ra
- Trời …ong xanh, nước …ong vắt, bầu không khí …ong lành
- Gió thổi làm …ong …óng quay tít
2 Gạch chân dưới những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau:
Trang 39Chên nương, mỗi người một việc Người lớn đánh châu ra đồng Các
cụ già nhặt cỏ, đốt lá Mấy trú bé tìm trỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm
3 Giải câu đố sau:
Vốn là bạn của mây bôngBớt sắc sáng giữa tầng không đêm về?
( Là gì?)
4.Tìm tên các đồ vật dùng trong nhà có tiếng bắt đầu bằng ch?
PHÂN BIỆT iên/iêng
1 Điền iên hoặc iêng vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
thiêng nga, miến bánh, tiến nói, điềng từ, nghiên ngả
3 Giải câu đố sau:
Cái gì chúm chím đáng yêuThốt lời chào hỏi, nói nhiều điều hay?
( Là cái gì?)
TUẦN 8
PHÂN BIỆT ao/au
1 Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
( sáo, sáu ): chim …, số …., điểm …, huýt …., cây …, thứ …
( cao, cau ): … thấp, cây … , quả …, hươu … cổ.
2 Điền vào chỗ trống ao hoặc au:
Trang 40- Một ông s… sáng
Hai ông sáng s…
- Tiền trao ch… múc
3 Tìm từ chứa tiếng có vần au hoặc ao có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với thấp
- Số liền trước số 7
4 Giải câu đố sau:
Để nguyên lấp lánh trên trờiBớt đầu thành chỗ cá bơi hàng ngày?
3 Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo thành từ:
( dán, gián, rán ): hồ …, … cá, … giấy, con …
( ra, gia, ra ): đi …, … thịt, … vào, … đình.
PHÂN BIỆT uôn/ uông