1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu thị trường chứng khoán Việt Nam

94 1,1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu trên ttck Việt Nam
Tác giả Ts. Trần Quốc Tuấn, Cử Nhân Hoàng Thị Bảo Chi, Ts. Lý Hoàng Ánh, Cử Nhân Tô Thị Mỹ Dung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Đề tài khoa học
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Û bất kỳ một môi trường đầu tư nào, trước khi bắt đầu một quyết định đầu tư, lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại Vì vậy, một nguyên tắc chung được tất cả các nhà đầu tư đặt ra là tìm kiếm mức lợi nhuận tối đa trên cơ sở giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất

Đối với Thị trường chứng khoán cũng không nằm ngoài nguyên tắc nói trên, phải thu hút được các nhà đầu tư quan tâm, tham gia và việc tạo lòng tin để cho họ thấy được lợi ích khi đầu tư vào TTCK là điều đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa thiết thực nhất

Đặc biệt ở TTCK Việt Nam, sau hơn 5 năm hoạt động gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn là một kênh thu hút đầu tư còn rất mới mẻ, với nền tảng điều kiện ban đầu chưa thực sự đầy đủ, với kinh nghiệm tổ chức chưa qua nhiều thử thách, việc thu hút đầu tư qua TTCK Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm và thực trạng đang gặp không ít khó khăn Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư trên thị trường vì chưa có kinh nghiệm và thiếu hiểu biết về kiến thức TTCK, nên đã có giai đọan thua lỗ trầm trọng, làm nhiều nhà đầu tư thất vọng và nản lòng với thị trường Hiện nay, mặc dù đã tổ chức những khóa học về phân tích lựa chọn mô hình đầu tư theo các nguyên tắc nêu trên, song mới chủ yếu dừng ở lý thuyết mà chưa có nhiều ứng dụng trong thực tiễn

Từ những yêu cầu nêu trên, nhằm tăng tính ứng dụng về thực tiễn của phương pháp đầu tư và giúp hoạt động đầu tư trên TTCK đạt hiệu quả

hơn Vì vậy, nhóm nghiên cứu chọn đề tài khoa học: “ Giải pháp nâng

cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu trên TTCK Việt Nam”

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC:

- Đề tài tham khảo các nguồn tài liệu sách báo trong và ngoài nước, tạp chí, các trang website, các nguồn tài liệu sưu tầm qua quá

Ơ

Trang 2

trình thực tế tại Trung tâm GDCK, các công ty CK, và các tổ chức liên quan khác…

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận để nâng cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Nghiên cứu cụ thể về các chiến lược quản lý đầu tư của TTCK một số nước trên thế giới và trong khu vực, qua đó rút ra một số bài học gợi ý cho Việt Nam

- Bên cạnh đó, phân tích thực trạng đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua về những mặt thuận lợi và khó khăn, sau đó tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong đầu tư chứng khoán

- Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số nhóm giải pháp kiến nghị nhằm tăng tính ứng dụng thực tiễn của phương pháp đầu tư và giúp hoạt động đầu tư trên TTCK đạt hiệu quả hơn

4 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài này là cơ sở để nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham khảo để phân tích, đánh giá, lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp và hiệu quả nhất Đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro cho họ khi đầu tư cổ phiếu tập trung trên TTCK Việt Nam

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:

+ Phân tích + Tổng hợp

6 NHÓM TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI:

TS Trần Quốc Tuấn – Chủ nhiệm đề tài

Cử nhân Hoàng Thị Bảo Chi – Thư ký đề tài

TS Lý Hoàng Aùnh – Cộng tác viên

Cử nhân Tô thị Mỹ Dung – Cộng tác viên

7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI:

Trang 3

Nội dung đề tài gồm ba chương:

Lời Mở đầu

Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu

trên TTCK

Chương II: Đánh giá về hiệu quả đầu tư cổ phiếu trên TTCK

Việt Nam

Chương III: Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả đầu tư

cổ phiếu trên TTCK Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TRÊN TTCK

1.1 MỨC SINH LỜI VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU:

1.1.1 HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

1.1.1.1 Khái niệm

Trước hết ta cần hiểu khái niệm về hiệu quảû kinh tế là gì?

Hiệu quả kinh tế là một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn ) để đạt được mục tiêu xác định Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

K H C

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế nào đó); K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình đó) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó Và như thế cũng có thể có khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Quan điểm này đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của kinh tế Theo quan điểm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng

ta có thể nêu định nghĩa về hiệu quả đầu tư như sau:

Trang 5

Hiệu quả đầu tư là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử

dụng nguồn vốn để đạt được mục tiêu xác định

Trong đầu tư chứng khoán thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn được thể hiện trong việc mua bán chứng khoán đem lại mức sinh lời (tức là phần chênh lệch giứa kết quả thu được sau một khoảng thời gian và vốn gốc mà nhà đầu tư phải bỏ ra ban đầu)

Khái niệm hiệu quả đầu tư khác với khái niệm kết quả ở chổ là kết quả chỉ là những gì mà mình thu được sau một khoản thời gian đầu

tư Và kết quả đó có thể là lời hoặc lỗ

1.1.1.2 Các tiêu thức đánh giá hiệu quả đầu tư

Dưới đây xin đưa ra một số hiệu quả đầu tư trong việc sử dụng vốn

Thứ nhất: Số vòng quay toàn bộ vốn (SVV )

V KD

TR SV

Với K là kết quả thu được sau quá trình đầu tư với số vốn đầu tư ban đầu bỏ ra là C

Trong đầu tư chứng khoán thì K chính là phần thu về từ thu nhập cổ tức và giá bán chứng khoán đó

Trang 6

- Việc một số nhà đầu tư mong muốn tối đa hóa lợi nhuận của họ và họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro Lợi nhuận có sức thúc đẩy to lớn đối với các nhà đầu tư và là nguồn bù đắp chính cho quá trình đầu tư, do đó cũng là chỉ tiêu quan trọng nhất để so sánh hai khoản đầu tư khác nhau Bên cạnh đó, việc đo lường mức sinh lời trong quá khứ cho phép nhà đầu tư đánh giá khoản đầu tư của họ tốt như thế nào và là cơ sở để dự báo tương lai bất định

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời:

- Về mặt thu nhập, cổ đông của một công ty có thể hy vọng những khoản lợi sau:

 Thu nhập từ sự tăng giá cổ phiếu

 Thu nhập từ phân phối cổ tức

 Thu nhập từ việc được nhận các cổ phiếu thưởng từ công ty ( mặc dù thu nhập này chỉ có ý nghĩa danh nghĩa)

 Cổ phiếu mới này phát hành kèm theo nghiệp vụ nhập dự trữ vào vốn

 Thu nhập từ chứng quyền hay quyền mua cổ phiếu mới…

- Về đầu tư dài hạn nhất là đối với những người có chiến lược kinh doanh chứng khoán là mua và giữ thì hai nguồn thu nhập chính là mức độ tăng giá của cổ phiếu và cổ tức có thể quy trực tiếp ra tiền

- Những quyền lợi khác như quyền bầu cử và ứng cử, quyền được cung cấp thông tin,… cũng có giá trị tiền tệ nhưng không thể quy trực tiếp

ra tiền Theo một cách nào đó, những quyền này thể hiện ra giá cả của cổ phiếu Một tin xấu công bố cho cổ đông sẽ làm giá giảm và ngược lại Mọi tin tức đều được phản ánh vào giá

- Đặc biệt đối với khoản đầu tư cổ phiếu điều quan tâm nhất đến hiệu quả kinh doanh là mức sinh lời, mà mức sinh lời nhà đầu tư nhận được xuất phát từ hai nguồn:

 Thứ nhất: Nhà đầu tư có thể nhận được cổ tức từ việc sở hữu cổ

phiếu Đây là khoản thu nhập định kỳ dưới dạng tiền mặt ( thu nhập) của khoản đầu tư Nó luôn luôn lớn hơn hoặc bằng không

Trang 7

Khoản thu nhập cổ tức của cổ phiếu phổ thông thường được chi trả một năm hoặc nửa năm một lần

 Thứ hai: Ngoài cổ tức, khi nhà đầu tư bán cổ phiếu thì có thể thu

được mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua cổ phiếu đó Mức chênh lệch này được gọi là lợi vốn (hoặc lỗ vốn)

Các thước đo mức sinh lời ( lợi suất đầu tư):

- Mức sinh lời tính bằng giá trị tuyệt đối:

 Tổng mức sinh lời đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu của nhà

đầu tư bằng tổng hai khoản thu nhập cổ tức và mức lãi ( lỗ) vốn:

Khả năng sinh lời tổng thể của cổ phiếu = Thu nhập cổ tức + mức lãi ( lỗ) vốn

 Điểm quan trọng của công thức này là đã tính đến cả hai yếu tố làm nên khả năng sinh lời, thu nhập cổ tức và mức lãi ( lỗ) vốn

do chênh lệch giá Tại một thời điểm nào đó, một chứng khoán có thể có một trong hai thành phần trên bằng 0

 Do khó có thể thu thập được dữ liệu về thuế và về chi phí giao dịch nên trong các tính toán về mức sinh lời thường không đề cập đến các chi phí thuế và phí giao dịch mặc dù những chi phí này rất quan trọng và có thể làm giảm đáng kể thu nhập của cá nhân nhà đầu tư

- Mức sinh lời tính theo phần trăm - Tỷ suất sinh lời:

Khi đo lường mức sinh lời cần đo cả yếu tố thu nhập và yếu tố biến động giá Tỷ suất sinh lời tổng thể cho một kỳ nắm giữ chứng khoán bằng tổng cộng tất cả những khoản thu nhập bằng tiền mặt và những khoản sinh lời về vốn chia cho khoản tiền phải bỏ ra để đầu tư ( vốn gốc) và nó là cơ sở để so sánh các khoản đầu tư khác nhau Ta có công thức sau:

1 1

P P DIV

R

Trang 8

R1 là mức sinh lời trong giai đoạn từ khi mua ( thời điểm 0) tới

thời điểm 1 năm sau

DIV1 là cổ tức thu được trong giai đoạn này

P0 là giá mua

P1 là giá tại thời điểm 1 năm sau

gọi là tỷ lệ lãi vốn

Công thức trên giả định rằng cổ phiếu được mua ở đầu kỳ và bán ở cuối kỳ, rằng cổ tức hay lãi được lĩnh ở cuối kỳ Đối với các công ty niêm yết trên TTGDCK ở Việt Nam , thực tế các công ty thường phân bổ nhiều lần cổ tức trong 1 năm và lần cuối cùng của năm trước thường vào khoảng quý II của năm sau đó, khi đã được Đại hội cổ đông thông qua các báo cáo tài chính của năm trước Thay đổi giá trong kỳ (P1 – P0) bằng chênh lệch giữa thời điểm năm trước ( giả định giá bán ra) và thời điểm năm sau ( giả định giá mua vào) Mức chênh lệch này có thể âm hoặc dương Mặt khác, chi phí giao dịch và thuế không được tính trong công thức này

- Mức sinh lời bình quân số học ( trung bình cộng) và mức sinh lời trong một khoảng thời gian ( trung bình nhân):

Để tính mức sinh lời của một danh mục đầu tư có nhiều chứng khoán thành phần hay để tính mức sinh lời của một chứng khoán qua nhiều kỳ, người ta phải dùng đến các công thức tính trung bình

Trung bình cộng ký hiệu R và bằng:

Trong đó: R là mức sinh lời bình quân năm

R R R1, 2, 3, , Rt là mức sinh lời từng năm trong khoảng

thời gian t năm

Trung bình số học thích hợp để đo lường khuynh hướng tập trung của mức sinh lời tính vào một thời điểm nhất định Tuy nhiên nếu dùng

Trang 9

trung bình số học để tính trung bình mức sinh lời theo chiều thời gian thì có thể sẽ có kết quả không chính xác

Trong trường hợp này mức sinh lời trong một khoảng thời gian hay trung bình nhân sẽ chính xác hơn Trung bình nhân mô tả mức sinh lời gộp theo chiều thời gian, đo lường mức sinh lời qua nhiều kỳ

Giả sử toàn bộ cổ tức lại được tái đầu tư và cũng thu được một mức sinh lời tương tự như mức sinh lời của khoản vốn gốc, ta gọi khoảng thời gian đầu tư là t năm thì tổng mức sinh lời là:

Công thức xác định như sau:

- Khi đo lường hiệu quả đầu tư theo thời gian thì trung bình nhân chính xác hơn và đáng tin cậy hơn

- Nói chung thì R≥ Rt hàng năm và khi mức độ biến động của sinh lời càng cao thì chênh lệch giữa hai giá trị trung bình này càng lớn

1.1.2.3 Suất sinh lời kỳ vọng

- Chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đầu tư: suất sinh lời thực hiện và suất sinh lời kỳ vọng

Trang 10

 Suất sinh lời thực hiện là mức sinh lời đã xảy, nhà đầu tư đã thu được

 Suất sinh lời kỳ vọng từ một tài sản là mức sinh lời mà nhà đầu tư dự đoán sẽ đạt được trong tương lai Đó là mức sinh lời dự kiến Điều này có thể xảy ra hoặc không xảy ra Nhà đầu

tư có ý định mua một tài sản nào đó nếu suất sinh lời kỳ vọng chấp nhận được, tuy nhiên họ cần phải hiểu rằng kỳ vọng của họ có thể không bao giờ thành hiện thực

Để ước lượng suất sinh lời kỳ vọng, người ta thừơng dùng 2 phương pháp:

- Thứ nhất, số những khả năng suất sinh lời sẽ xảy ra trong tương lai là rất nhiều, có thể là vô số Nhà phân tích gán cho từng khả năng ấy một xác suất có thể xảy ra Suất sinh lời kỳ vọng khi ấy sẽ là:

Trong đó: E(R ): suất sinh lời kỳ vọng

Rk: suất sinh lời đối với khả năng k

Pk: xác suất xảy ra Rk trong thực tế

Từ công thức trên, có thể nói suất sinh lời kỳ vọng của một chứng khoán bằng trung bình có trọng số tất cả những suất sinh lời có thể xảy ra, trong đó trọng số là xác suất của mỗi suất sinh lời khả năng đó

- Thứ hai ( cách này thường dùng hơn), người ta giả định rằng phân phối xác suất suất sinh lời trong quá khứ, đã thực hiện sẽ lặp lại trong tương lai Nếu lịch sử lặp lại, thì khi đó suất sinh lời kỳ vọng sẽ bằng trung bình cộng suất sinh lời đã thực hiện trong thời gian trước đó

Trong đó: E(R): Suất sinh lời kỳ vọng

R: Suất sinh lời trung bình

Rt: Suất sinh lời của kỳ t

Trang 11

n: Số năm trong kỳ tính toán

Trên thị trường chứng khoán có 2 cách thức giao dịch: giao dịch khớp lệnh định kỳ (fixing) và giao dịch liên tục Giao dịch định kỳ chỉ khớp lệnh một vài lần trong ngày ( Ví dụ như Trung tâm GDCK TPHCM của Việt Nam hiện nay giao dịch 3 lần/ ngày) Những thị trường đã phát triển lựa chọn giao dịch liên tục, nghĩa là mỗi lần khớp lệch chỉ tốn chưa đến 30 giây…

- Với trường hợp thứ nhất, việc ước lượng suất sinh lời theo kiểu truyền thống là thích hợp

- Với trường hợp giao dịch liên tục 24h/ 24h, việc lựa chọn giá tham chiếu cũng rất khó khăn , và suất sinh lời thực sẽ phụ thuộc vào số lần (n) gộp lợi nhuận vào vốn trong kỳ Nếu số kỳ tăng lên vô hạn thì suất sinh lời thực sẽ được ước lượng bằng công thức:

Rr =eR – 1

Trong đó: Rr: suất sinh lời thực

R: suất sinh lời danh nghĩa

e: hằng số e tự nhiên

Theo định nghĩa, suất sinh lời thực qua n kỳ sẽ bằng Rr trong công thức sau:

0

nP

P )

Trong đó: Rr: suất sinh lời thực

e: hằng số tự nhiên e

Pn: giá tại thời diểm n

P0: giá tại thời điểm 0

Công thức cuối cùng Rr = ln (Pn/ P0) được sử dụng rộng rãi trên thị trường tài chính Nó rất tiện cho việc tính toán và giảm bớt được khá nhiều bước trong tính toán, nhất là với những thị trường giao dịch liên tục và sôi động Tuy nhiên, trong nghiên cứu này sẽ chỉ dùng cách tính thông thường, bởi thị trường giao dịch gián đoạn, định kỳ, không liên tục

Trang 12

Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của khoản đầu tư bằng 0

NPV được tính như sau:

NPV = Giá trị hiện tại của – Đầu tư ban đầu dòng tiền dự kiến trong tương lai

Việc sử dụng tỷ suất sinh lời nội bộ gặp một số khó khăn sau:

- Vấn đề tính toán ( không tính được tỷ suất sinh lời nội bộ, hoặc sẽ tính được 2 tỷ suất sinh lời nội bộ)

- Tỷ suất sinh lời nội bộ giả định rằng tất cả các khoản thu nhập đều được tái đầu tư

- Hoặc có một số trường hợp kết luận căn cứ trên IRR mâu thuẫn với kết luận căn cứ trên dòng thu nhập thuần hiện giá (NPV)…

Tỷ suất sinh lời của một danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư bao gồm toàn bộ chứng khoán trong danh mục đó

Do vậy, suất sinh lời kỳ vọng của một danh mục bằng trung bình có trọng số của suất sinh lời của toàn bộ các chứng khoán thành phần Công thức như sau:

E(Rp) = x1 E (R1) + x2E(R2)+….+ xnE(Rn) =

1

n

i 

 xi E(Ri) Trong đó: E (Rp): suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư p

xi: tỷ trọng của chứng khoán i trong danh mục

n: số loại chứng khoán trong danh mục

E(Ri): suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán i

1.1.3 Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu:

1.1.3.1 Khái niệm về rủi ro:

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được định nghĩa là khả năng xảy ra nhiều kết quả ngoài dự kiến, hay nói cách khác, mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai có thể khác với dự tính ban đầu Độ chắc chắn (hay độ dao động) của lợi suất đầu tư càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại

Trang 13

Theo các lý thuyết trước đây, người ta chỉ quan niệm rủi ro là những yếu tố làm cho mức sinh lời giảm đi Nhưng hiện nay, quan niệm này đã thay đổi Người ta cho rằng tất cả mọi yếu tố làm cho mức sinh lời thay đổi so với dự tính, dù làm tăng hay giảm, đều được gọi là rủi ro

1.1.3.2 Các loại rủi ro:

Chúng ta biết rằng sự dao động của thu nhập, dao động của giá chứng khoán hay cổ tức ( lãi suất ) là những yếu tố cấu thành rủi ro Một số rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát của công ty phát hành và ảnh hưởng đến nhiều công ty cùng một lúc Một số rủi ro phát sinh từ nội tại của công ty và công ty có thể kiểm soát ở mức tương đối

Rủi ro có hệ thống:

- Là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán được gọi là rủi ro có hệ thống

- Những yếu tố đó là : Những biến động về kinh tế, chính trị, và xã hội là nguồn gốc của rủi ro hệ thống Aûnh hưởng của chúng tác động đến giá của hầu như toàn bộ các cổ phiếu (hay toàn bộ trái phiếu) trên thị trường Chẳng hạn khi kinh tế suy thoái và lợi nhuận của các công ty đều giảm, giá cổ phiếu của hầu hết các công ty niêm yết trên thị trường sẽ có

xu hướng giảm

Rủi ro không có hệ thống (phi hệ thống):

- Là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một ngành hay tới một công ty, một hoặc một số chứng khoán

- Các nhân tố như khả năng quản trị, sở thích của người tiêu dùng,

bị kiện tụng, đình công của công nhân là các nhân tố gây ra rủi ro không hệ thống của công ty Các nhân tố rủi ro không hệ thống hầu như độc lập với các nhân tố ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán Vì các nhân tố này chỉ ảnh hưởng đến một công ty hay một ngành nên chúng cần được đánh giá trong bối cảnh cụ thể của công ty hay ngành đó

Trang 14

1.1.3.3 Các nhân tố hình thành rủi ro trong hoạt động đầu tư

a Nguyên nhân hình thành rủi ro hệ thống:

Rủi ro thị trường: Gía cả cổ phiếu có thể dao động mạnh trong

một khoảng thời gian ngắn mặc dù lợi nhuận của hoạt động kinh doanh công ty hầu như không thay đổi Không hiếm khi người ta thấy giá cổ phiếu giảm trong khi lợi nhuận của công ty phát hành cổ phiếu đó lại đang tăng lên và ngược lại giá cổ phiếu tăng trong khi lợi nhuận công ty giảm Nguyên nhân của nó có thể rất khác nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng (nói cách khác là sự thay đổi tâm lý của nhà đầu tư) Những thay đồi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu thường chủ yếu là do sự dánh giá của các nhà đầu tư về chúng thay đổi và gọi là rủi ro thị trường

 Rủi ro thị trường có nguồn gốc là do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình Sự đánh giá rằng lợi nhuận của các công ty nói chung có xu hướng sụt giảm có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thường bị giảm giá Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực tế xảy ra, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội

 Bên cạnh đó các sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó Những sụt giảm đầu tiên của giá chứng khoán trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu

tư và họ sẽ cố gắng rút vốn bằng cách bán chứng khoán Những phản ứng dây chuyền làm tăng vượt số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị nội tại của chứng khoán

 Vấn đề rủi ro thị trường chỉ nhấn mạnh đến phản ứng tiêu cực Tuy nhiên vẫn có thể có hiện tượng mua vào rất nhiều khi có những sự kiện bất thường xảy ra, lúc đó giá cả chứng khoán sẽ tăng lên Các nhà đầu tư hầu như không coi việc

Trang 15

tăng giá là một rủi ro Tăng giá chỉ là rủi ro đáng kể đối với trường hợp bán khống mà thôi

Rủi ro lãi suất thị trường: Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định

trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung Những biến động về lãi suất này thường là kết quả thay đổi chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương

 Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất chuẩn ( có thể là lãi suất trái phiếu Chính phủ), khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty Nói cách khác, sự thay đổi về chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán Chính phủ sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán công ty

 Các nhà đầu tư thường coi các chứng khoán của Chính phủ gần như là không rủi ro Các loại trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài thì không có rủi ro thanh toán ( nhưng vẫn có rủi ro về giá cả) Các mức lãi suất trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn khác nhau được dùng làm chuẩn để xác định lãi suất trái phiếu công ty có thời gian đáo hạn tương tự Do vậy, những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất

 Mặt khác, thay đổi lãi suất chứng khoán chính phủ sẽ ảnh hưởng đến cung cầu chứng khoán chính phủ Ví dụ khi chính phủ thâm hụt ngân sách trầm trọng sẽ đòi hỏi bổ sung, tăng cường nguồn tài trợ Phát hành thêm trái phiếu chính phủ là một giải pháp, tuy nhiên giải pháp này làm tăng cung chứng khoán chính phủ Nhà đầu tư tiềm năng của đợt phát hành sẽ

so sánh và chỉ mua nếu lãi suất của chứng khoán mới cao hơn lãi suất của chứng khoán hiện đang lưu hành

 Một khi lãi suất trái phiếu chính phủ tăng, nó sẽ trở nên hấp dẫn hơn và các loại chứng khoán khác sẽ bị kém hấp dẫn đi Kết quả là, một số nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu chính phủ thay vì mua trái phiếu công ty, và do vậy lãi suất trái phiếu

Trang 16

công ty cũng phải tăng lên Lãi suất trái phiếu công ty tăng sẽ dẫn đến giá của trái phiếu giảm và cũng làm cho giá của các loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi giảm xuống như một phản ứng dây chuyền, làm ảnh hưởng đến mức sinh lời của toàn bộ các chứng khoán trên thị trường

 Như vậy, ta thấy sự ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất do các loại công cụ có liên hệ với nhau Sự tăng lên của lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống Kết quả trực tiếp của việc tăng lãi suất chuẩn là giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống Tương tự lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của các loại chứng khoán tăng lên

Rủi ro lạm phát ( sức mua): Rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có

thể được định nghĩa là những biến cố về số tiền thu được hiện nay của nhà đầu tư Rủi ro lạm phát( hay sức mua) là biến cố về sức mua của đồng tiền thu được Hay nói khác đi rủi ro sức mua là tác động của lạm phát và thiểu phát đối với khoản đầu tư

Ảnh hưởng của lạm phát đối với nhà đầu tư và đối với công ty niêm yết như sau:

 Đối với nhà đầu tư: Nếu chúng ta cho rằng đầu tư là một sự trì hoãn tiêu dùng, chúng ta sẽ thấy rằng, khi một người mua một cổ phiếu, anh ta phải bỏ qua những cơ hội mua sắm các hàng hóa và dịch vụ trong suốt thời gian mà anh ta nắm giữ cổ phiếu đó Ví dụ như trong khoảng thời gian đó, giá của những sản phẩm và dịch vụ mà nhà đầu tư muốn mua tăng lên, nhà đầu tư sẽ bị giảm bớt sức mua Cả lạm phát và thiểu phát sẽ ảnh hưởng đến sức mua, tuy nhiên nói chung khi nói đến rủi ro sức mua người ta chỉ có ý đề cập đến lạm phát, bởi

vì ảnh hưởng của thiểu phát đối với sức mua không phổ biến lắm

Cũng giống như lãi suất, lạm phát ảnh hưởng đến tất cả mọi chứng khoán Aûnh hưởng này thể hiện ở tỷ suất sinh lời kỳ vọng Khi lạm phát tăng lên thì tỷ suất sinh lời kỳ vọng cũng đòi hỏi phải tăng lên tương ứng, sao cho tỷ suất sinh lời thực ít ra là không giảm

Trang 17

 Đối với công ty niêm yết: Rủi ro lạm phát ảnh hưởng đến các công ty niêm yết theo những cách khác nhau và có hậu quả cũng khác khau Trường hợp thứ nhất, chi phí đầu vào tăng nhanh hơn giá cả và dịch vụ tiêu thụ thì lợi nhuận công ty sẽ giảm xuống và giá cổ phiếu sẽ giảm Ngược lại, nếu chi phí đầu vào tăng nhưng giá cả sản phẩm và dịch vụ còn tăng nhanh hơn thì lợi nhuận ròng không giảm mà lại tăng, do vậy giá cổ phiếu sẽ tăng

b Nguyên nhân hình thành rủi ro không hệ thống ( phi hệ thống):

Rủi ro không hệ thống (phi hệ thống) là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với toàn bộ thị trường Những yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công và nhiều yếu tố khác là nguyên nhân gây

ra sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu công ty Do những yếu tố này chỉ ảnh hưởng tới một ngành hay một công ty cụ thể nên chúng phải được xem xét cho từng công ty

Sự không chắc chắn đối với khả năng thanh toán của công ty có thể là do (1) môi trường của hoạt động kinh doanh và (2) tình trạng tài chính công ty Chúng được gọi là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ( hay rủi

ro về cơ cấu tài chính công ty)

- Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro do những biến

động của môi trường kinh doanh đặc thù gây ra, ảnh hưởng tới lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tới cổ tức đã dự kiến

Rủi ro kinh doanh có thể chia làm hai loại:

 Rủi ro có nguyên nhân từ bên trong công ty ( chính sách quản trị kinh doanh)

 Rủi ro có nguyên nhân bên ngoài công ty ( môi trường kinh doanh)

Rủi ro kinh doanh bên trong công ty gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh mà công ty đang tiến hành Mỗi công ty có một hệ thống các rủi ro kinh doanh với mức độ rủi ro khác nhau riêng của mình Một sự thay đổi lãnh đạo không đúng lúc và đúng người, một chính sách

Trang 18

marketing không hiệu quả, một dự báo sai lầm về tính mùa vụ của sản phẩm dẫn đến tồn kho quá nhiều… có thể làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty

Rủi ro kinh doanh bên ngoài là kết quả của những ảnh hưởng môi trường kinh doanh đến lợi nhuận của công ty Mỗi công ty phải đối mặt với một hệ thống yếu tố rủi ro bên ngoài khá riêng biệt, phụ thuộc vào môi trường hoạt động riêng biệt của chính họ Chẳng hạn như:

 Sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành trên thị trường làm công ty mất thị phần đáng kể

 Sự thay đổi trong chính sách thuế của chính phủ cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Ví dụ chính phủ nâng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xe hơi và rượu…

 Những chính sách tiền tệ của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các công ty cũng như mức độ sẵn sàng của các nguồn vốn Chẳng hạn nếu lãi suất tăng cao thì một số người tiêu dùng mua trả chậm sẽ không mua nữa, những nhà bán lẻ cũng như sản xuất bị ảnh hưởng

 Chất lượng hàng hóa và dịch vụ của công ty rất kém không đáp ứng yêu cầu của thị trường

 Gặp rủi ro khi nhà cung cấp hủy hợp đồng cung ứng nguyên liệu quan trọng, làm nhà máy phải hoạt động cầm chừng…

 Chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng đến doanh thu công ty, doanh thu của một số ngành có xu hướng là biến đổi theo chu kỳ, trong khi đó, một số ngành khác lại không có tính chu kỳ

 Yếu tố về dân số học như tuổi thọ, giới… cũng ảnh hưởng đến thu nhập

 Yếu tố chính trị cũng là một trong những rủi ro bên ngoài hoạt động công ty

Trang 19

- Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính là sự biến động về lợi nhuận của

các cổ đông khi công ty vay nợ Sự biến động tài chính này chính là một rủi ro khác ngoài rủi ro kinh doanh của công ty Khi một công ty huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu thì các khoản thanh toán lãi suất phải được thực hiện trước khi tính thu nhập của cổ phiếu thường, và các khoản thanh toán lãi suất này được coi là nợ cố định

 Giống như đòn bẩy hoạt động, trong thời gian công ty hoạt động tốt thì thu nhập của cổ phiếu thường sẽ tăng theo một tỷ lệ phần trăm lớn hơn thu nhập hoạt động do những chi phí tài chính cố định này Hơn nữa công ty đã tăng nợ do những nghĩa vụ theo hợp đồng cố định, làm tăng rủi ro tài chính và nguy cơ mất khả năng thanh toán cao hơn

 Để xác định rủi ro tài chính của một công ty, người ta thường sử dụng hai loại hệ số:

Loại thứ nhất: Là các hệ số của bảng cân đối kế toán, những hệ số này cho biết tỷ lệ vốn nợ so với vốn cổ phần, nợ dài hạn so với tổng vốn

Loại thứ hai: Là nhóm các hệ số về các dòng thu nhập hoặc dòng tiền sẵn có để thanh toán các chi phí tài chính cố định

Việc tính toán và phân tích các hệ số này sẽ đem lại một đánh giá khái quát về hai vấn đề cơ bản:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán nợ dài hạn

Trên đây là một số rủi ro chính mà nhà đầu tư cổ phiếu gặp phải Việc phân loại cũng chỉ là tương đối Các rủi ro tác động qua lại với nhau, là nguyên nhân và là kết quả của nhau Cũng khó định lượng tác động của từng loại rủi ro Vậy nên, người ta thường tìm cách đo lường một cách gần đúng rủi ro tổng thể ( toàn bộ rủi ro) mà không đo, và cũng không thể đo chúng một cách riêng lẻ, từng rủi ro một

1.1.3.4 Đo lường rủi ro:

Trang 20

a Đo lường rủi ro theo phương pháp tính phương sai và độ

lệch chuẩn (δ)

Khó có thể dự báo một cách chính xác rằng giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm, và tăng giảm bao nhiêu, cũng khó có thể dự báo một cách chính xác rằng công ty sẽ phân bổ cổ tức là bao nhiêu Đơn giản là vì không thể

đo lường một cách chính xác những tác động kinh tế xã hội đối với công ty và đối với giá chứng khoán

Sự tồn tại của sự không chắc chắn này không có nghĩa là không thể

đo lường rủi ro của chứng khoán Sự không chắc chắn này buộc nhà phân tích tài chính không những phải thận trọng trong việc dự báo khả năng sinh lời mà còn phải đo lường mức độ rủi ro kèm theo khả năng sinh lời kỳ vọng đó

Lượng hóa rủi ro còn cần thiết để có thể có cơ sở thống nhất cho việc diễn giải và so sánh giữa các chứng khoán với nhau Việc đo lường sự biến thiên của suất sinh lời chính là đo lường độ phân tán của suất sinh lời Phương tiện thích hợp nhất ở đây là phương sai và độ lệch chuẩn (δ)

- Thứ nhất, số những khả năng suất sinh lời sẽ xảy ra trong tương lai là rất nhiều, có thể là vô số Nhà phân tích gán cho từng khả năng ấy một xác suất có thể xảy ra, có thể trở thành hiện thực

Theo cách này công thức để đo phương sai và độ lệch chuẩn như sau:

R : Trung bình suất sinh lời

δ2 ( R) : Phương sai của suất sinh lời kỳ vọng

δ : Độ lệch chuẩn của suất sinh lời kỳ vọng

pi : Xác suất gán cho suất sinh lời Ri có thể xảy ra trong thực tế, do vậy ∑pi = 1

Ri : Suất sinh lời trường hợp i

n :Số trường hợp suất sinh lời khác nhau

Trang 21

Trong trường hợp căn cứ vào chuỗi suất sinh lời quá khứ, người ta ước lượng phương sai như sau:

R : Trung bình suất sinh lời

δ2 ( R): Phương sai của suất sinh lời kỳ vọng

Ri: Suất sinh lời trong từng năm

n: Số năm trong kỳ tính toán

Mức độ biến động của suất sinh lời thực tế xung quanh suất sinh lời trung bình kỳ vọng được đo bằng phương sai và được coi là mức độ rủi ro tổng thể ( bằng rủi ro hệ thống + rủi ro phi hệ thống) Phương sai hay độ lệch chuẩn càng thấp chứng tỏ rằng đại đa số suất sinh lời thực tế tập trung xung quanh suất sinh lời kỳ vọng, và ngược lại nếu phương sai và độ lệch chuẩn càng cao chứng tỏ có nhiều suất sinh lời thực tế của các kỳ nằm xa suất sinh lời kỳ vọng, và như vậy rủi ro sẽ cao hơn

Một cách cực đoan, khi phương sai và độ lệch chuẩn suất sinh lời của một chứng khoán bằng 0 thì chứng khoán đó không có rủi ro Tuy nhiên trên thực tế, hầu như không bao giờ có trường hợp này

Các tổ chức tài chính và các công ty tư vấn tài chính rất hay đo lường rủi ro tổng thể của các thị trường và so sánh chúng với nhau Độ lệch chuẩn suất sinh lời các thị trường mới nổi thường cao hơn nhiều so với các thị trường phát triển

Phương pháp đo rủi ro bằng phương sai cũng chỉ là một trong các cách đo rủi ro một cách gần đúng mà thôi, bởi vì còn có những phương pháp khác có thể được sử dụng để đo lường sự rủi ro

b Đo lường rủi ro hiện đại ( đo lường hệ số β):

Đã có rất nhiều cố gắng tìm kiếm cách đo lường rủi ro Một trong các hướng quan trọng nhất là đo lường hệ số β, cũng như việc áp dụng nó vào mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)

Trang 22

Định nghĩa hệ số (β):

- Hệ số bêta (β) của một chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư là chỉ số rủi ro hệ thống của tài sản đó và được xác định bằng phương pháp

thống kê Hệ số β được tính toán dựa trên số liệu quá khứ về lợi suất đầu

tư của chứng khoán đó và lợi suất của danh mục thị trường

- Những chứng khoán không có rủi ro thì hệ số β bằng 0

- Danh mục đầu tư thị trừơng có hệ số β bằng 1

- Nếu chứng khoán i nào đó có hệ số bêta giống như danh mục đầu

tư thị trường (bằng 1) thì lợi suất ước tính (lợi suất kỳ vọng) của nó bằng lợi suất ước tính của danh mục thị trường

1.2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ MỨC SINH LỜI KỲ VỌNG (ĐO

LƯỜNG SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO)

a Mô hình CAPM (mô hình định giá tài sản vốn) :

- CAPM sử dụng hệ số bêta để liên kết khả năng sinh lợi với hệ số bêta CAPM cho phép nhà đầu tư có thể đánh giá ảnh hưởng của việc đầu

tư vào một chứng khoán cụ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến suất sinh lời kỳ vọng và rủi ro của danh mục đầu tư của họ Người ta cũng sử dụng CAPM để đánh giá mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận trong những quyết định đầu tư khác nhau CAPM có thể diễn đạt dưới dạng một công thức hoặc một đồ thị, còn gọi là đường thị trường chứng khoán ( Security Market Line – SML)

- Coi bêta là phương tiện để đo rủi ro không phân tán được, mô hình định giá tài sản vốn tính suất sinh lời kỳ vọng của một chứng khoán theo công thức sau:

Rs = Rf + βs ( Rm – Rf)

Trong đó:

Rs: suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán s

Rf: suất sinh lời của đầu tư phi rủi ro ( thường là suất sinh lời của tín phiếu kho bạc)

Trang 23

β: hệ số bêta ( rủi ro hệ thống ) của chứng khoán s

Rm: suất sinh lời trung bình của tất cả mọi chứng khoán trên thị trường ( trên thị trường cổ phiếu là chỉ số thị trường tiêu biểu nhất)

Đường thị trường chứng khoán

Khi mô hình định giá vốn được vẽ trên đồ thị thì trở thành đường thị trường chứng khoán Do dựa trên CAPM, đường SML sẽ là một đường thẳng Chẳng hạn, nếu bê ta bằng 1,25 và lãi suất phi rủi ro là 6% thì đường SML sẽ có hình dạng sau:

Đồ thị 1.3 Đường thị trường với bêta = 1,25, lãi suất phi rủi ro = 6%

b Mô hình thị trường Market Model:

- Mô hình thị trường Market Model được W.F.Sharpe xây dựng vào năm 1960, mô hình này khắc phục những nhược điểm của mô hình Markowitz và đơn giản hơn nhiều

Cũng như tất cả những mô hình tài chính khác, mô hình của Sharpe dựa trên một nguyên tắc ( giả thuyết, giả định) rằng suất sinh lời của các chứng khoán tương quan với nhau chỉ khi chúng cùng phụ thuộc vào biến động của thị trường chứng khoán Theo mô hình này thì khi chỉ số tăng, đa số các chứng khoán cũng tăng giá Ngược lại, khi chỉ số giảm đa số chứng khoán cũng sẽ giảm giá

Với lập luận đó, Sharpe xây dựng “mô hình thị trường” dưới dạng một hàm hồi quy trong đó biến độc lập là suất sinh lời của danh mục đại diện cho toàn bộ thị trường, còn biến phụ thuộc là suất sinh lời của chứng khoán i Tại các nước, vì thị trường chứng khoán bao gồm rất nhiều chứng khoán khác nhau nên người ta coi danh mục thị trường đồng nghĩa với danh mục cổ phiếu lập chỉ số chính của thị trường cổ phiếu Công thức của mô hình thị trường như sau:

Rit = αi + βiRMt + eit

Trong đó: Rit: suất sinh lời của chứng khoán i tại kỳ t

αi: hằng số Hằng số nàylà suất sinh lời của chứng khoán i khi suất sinh lời của thị trường bằng 0

Trang 24

βi : Độ dốc của đường hồi quy Hệ số này cho thấy mức độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với chỉ số thị trường chứng khoán

RMt: suất sinh lời của danh mục thị trường hay của chỉ số chứng khoán trong kỳ t

eit: Phần suất sinh lời dư của chứng khóan i trong kỳ t Những đặc điểm này cho thấy chúng độc lập với nhau và độc lập với thị trường Trung bình của những phần dư này bằng 0

Hệ số bêta được tính bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất như sau:

2

( )

S M S

Trong đó: βs là hệ số bêta của chứng khoán s

Rs là suất sinh lời của chứng khoán s

RM là suất sinh lời của thị trường

Theo mô hình thị trường kể trên ta có:

 Var (Rit) = Var(βiRMt) + Var (eit)

Mặt khác, Var (βiRMt)= β2Var (RMt) nên

 Var (Rit )= βi2 Var (RMt)+ Var (eit)

 Var (eit) = Var (Rit) – βi 2

Var (RMt)

c Độ thanh khoản:

Trang 25

Khái niệm: Thị trường có độ thanh khoản cao có rất nhiều lợi ích

Trước hết thị trường đó cho phép Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ tiền tệ một cách thuận lợi và giúp cho thị trường ổn định hơn Nó cho phép các tổ chức tài chính chịu đựng được một tỷ lệ nợ lớn hơn Về phía các nhà đầu tư, thị trường có độ thanh khoản tốt sẽ hấp dẫn hơn

- Đứng trên góc độ kinh tế vi mô, khái niệm độ thanh khoản có nhiều nghĩa khác nhau Với người tham gia thị trường, một tài sản tài chính gọi là có thanh khoản cao khi có thể bán ra một số lượng lớn mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá

- Độ thanh khoản thể hiện dưới 5 đặc trưng sau đây:

 Mức độ chặt chẽ

 Tính nhanh chóng

 Độ sâu

 Độ rộng

 Khả năng điều chỉnh để lập lại cân bằng

Khi đề cập đến phương pháp đo độ thanh khoản người ta phân biệt

4 loại thanh khoản sau đây: thanh khoản của một tài sản, thanh khoản của thị trường của một tài sản, thanh khoản của thị trường tài chính, thanh khoản của một tổ chức tài chính

Đo lường độ thanh khoản: Việc đo lường độ thanh khỏan chia làm

các nhóm phương pháp:

Các phương pháp đo tác động thị trường:

Mô hình CAPM cho phép giải thích những biến động của thị trường Rủi ro hệ thống không thể phân tán được vì chúng ảnh hưởng đến tất cả mọi chứng khoán một cách hệ thống Hệ số bêta của cổ phiếu dùng để chỉ tương quan biến động suất sinh lời của cổ phiếu so với thị trường Bêta càng cao thì rủi ro hệ thống càng lớn Rủi ro phi hệ thống là rủi ro chỉ liên quan đến duy nhất một chứng khoán, có thể nói đó là phần rủi ro còn lại với chứng khoán đó khi đã loại bỏ rủi ro thị trường

Ri = α + βRm + ui (*) Trong đó: α: suất sinh lời phi rủi ro

Ri: suất sinh lời tính theo ngày của chứng khoán i

Trang 26

Rm: suất sinh lời của thị trường

β hệ số của hàm hồi quy, thể hiện mức rủi ro hệ thống

ui: phần dư của hàm hồi quy hay rủi ro phi hệ thống

Trong cách tiếp cận này quan niệm phần dư của hàm hồi quy trên đây được sử dụng để đo biến động liên quan đến khối lượng giao dịch

ui2 = γ1 + γ2Vi + ei

Trong đó: ui2: bình phương phần dư từ hàm thị trường (*) ở trên

V: phần trăm biến động khối lượng giao dịch tính bằng tiền

ei: phần dư còn lại của chính hàm hồi quy này

Như vậy, mô hình đo độ thanh khoản dựa trên tác động của thị trường sử dụng hàm hồi quy của suất sinh lời của chính thị trường Trong hàm trên nếu γ2 càng nhỏ thì tác động của quy mô giao dịch lên biến động giá của thị trường càng nhỏ, và do vậy độ thanh khoản càng cao Hệ số này càng nhỏ thì bề rộng của thị trường càng lớn

Phương pháp dựa trên khối lượng giao dịch:

Theo truyền thống, khối lượng giao dịch dưới dạng giá trị tuyệt đối thường được dùng để đo lường độ rộng thị trường Tuy nhiên, nếu diễn đạt khối lượng giao dịch dưới dạng giá trị tương đối, trong so sánh với tổng khối lượng hay tổng giá trị của chứng khoán đang lưu hành trên thị trường thì ý nghĩa đo lường thanh khoản sẽ cao hơn

i i n

P xQ T

SxP

 

Trong đó: Tn: là tỷ số vòng quay vốn

Pivà Qi là giá và khối lượng giao dịch của chứng khoán i trong một kỳ nào đó

S: là số lượng chứng khoán i đang lưu hành

P là giá trung bình của chứng khoán i trong kỳ

Về phạm vi áp dụng, có thể dễ dàng ước lượng tỷ số vòng quay vốn trên thị trường cổ phiếu tập trung, nhưng sẽ khó khăn hơn khi phải ước lượng tỷ số này trên thị trường OTC, thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ

Trang 27

Phương pháp đo chi phí:

Trên thị trường điều hành bởi những người giao dịch tự doanh, chênh lệch giá mua bán bao gồm các chi phí sau:

- Chi phí thực hiện lệnh

- Chi phí cho sự bất đối xứng thông tin

- Chi phí lưu kho hàng hóa

- Chi phí do cơ cấu thị trường có tính chất thiểu số độc quyền

Phương pháp này thường dùng công thức đơn giản sau:

S = (PA – PB) S= (PA – PB) / [ ((PA + PB)) /2]

Trong đó: PA là giá chào bán và PB là giá đặt mua

Công thức thứ 2 thường dùng hơn vì nó được tính bằng phần trăm chi phí giao dịch trên giá, do vậy dễ so sánh giữa các thị trường với nhau Phương pháp này thích hợp với thị trường điều hành bởi tự doanh hơn là thị trường thông qua môi giới

Phương pháp dựa trên giá:

Hệ số hiệu quả thị trường dựa trên một thực tế là vận động của giá cả sẽ liên tục, đều, trơn hơn nếu thị trường có độ thanh khoản cao, ngược lại nếu thị trường có độ thanh khoản thấp thì giá sẽ gãy, đứt, thay đổi tăng lên hay giảm xuống đột ngột hơn Cách đo hệ quả hệ số thị trường như sau:

( ) ( )

t t

Var R MEC

TxVar r

Trong đó:

Var (Rt): phương sai của suất sinh lời dài hạn

Var(rt): phương sai của suất sinh lời ngắn hạn

T: số kỳ ngắn hạn trong 1 kỳ dài hạn

Trong phương pháp này hệ số có xu hướng gần 1 và nhỏ hơn 1 nếu thị trường có khả năng tự điều chỉnh tốt để lập lại cân bằng

Trang 28

1.3 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ

PHIẾU

- Ở đây có hai chiến lược chính là quản lý thụ động và chiến lược quản lý chủ động Tuy nhiên, trên thực tế tồn tại một dạng kết hợp như vậy, song thực chất nó vẫn mang nội dung của quản lý chủ động vì mục đích của chiến lược này là tìm ra những lĩnh vực hoặc chứng khoán bị đánh giá thấp

Chiến lược quản lý thụ động:

- Đây là chiến lược mua cổ phiếu dựa theo một chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dài khoản đầu tư… Tuy nhiên điều này không có nghĩa chỉ đơn thuần mua và nắm giữ cổ phiếu lâu dài mà đôi khi danh mục cũng cần được cơ cấu lại khi phải tái đầu tư các khoản cổ tức nhận về và do có một số cổ phiếu bị hợp nhất hoặc trượt khỏi danh sách trong chỉ số chuẩn

- Mục đích của chiến lược này không phải để tạo ra danh mục vượt trội chỉ số chuẩn ( chỉ số mục tiêu), mà tạo ra danh mục cổ phiếu có số lượng và chủng loại cổ phiếu gần giống với chỉ số chuẩn nhằm thu được mức lợi suất đầu tư tương đương với lợi suất của chỉ số đó

- Hiệu quả của danh mục này được đánh giá dựa trên khả năng của người quản lý danh mục trong việc tuân theo chỉ số chuẩn, tức là khả năng giảm thiểu những sai lệch so với chỉ số chuẩn

Chiến lược quản lý chủ động:

Mục tiêu của chiến lược này là nhằm thu được lợi suất đầu tư cao hơn lợi suất của danh mục thụ động chuẩn hoặc thu được mức lợi nhuận trên trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định

Chiến lược quản lý danh mục đầu tư hỗn hợp:

Danh mục đầu tư tổng thể được xây dựng trên cơ sở kết hợp danh mục chứng khoán rủi ro với danh mục phi rủi ro Nguyên lý của danh mục đầu tư được xây dựng trên nguyên lý mô hình CAPM Về cơ bản, phương pháp quản lý danh mục tổng thể được dựa trên nguyên tắc quản lý danh

Trang 29

mục cổ phiếu Do vậy, chúng cũng được chia làm hai phương pháp , đó là quản lý thụ động và quản lý chủ động

1.4 XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CÓ HIỆU QUẢ

1.4.1 Xây dựng quy trình quản lý danh mục đầu tư có hiệu quả:

Một số công đoạn của quy trình xây dựng và quản lý DMĐT hiệu quả cần phải tuân thủ :

 Xây dựng mục tiêu đầu tư ( Investment Objectives ) : Xây

dựng mục tiêu bao giờ cũng là khâu đầu tiên của một quá trình quản trị Và quy trình xây dựng danh mục đầu tư cũng bắt đầu bằng việc xây dựng mục tiêu đầu tư Mục tiêu đầu tư thường phải đề cập đến 3 yếu tố cơ bản như : yêu cầu về lợi nhuận ( return requirement ), mức độ chấp nhận rủi ro ( Risk Tolerance ) và thời hạn thu hồi vốn ( time horizon ).Ngoài ra mục tiêu đầu tư còn có thể đề cập đến những hạn chế ( constraints ) hay những ưu tiên ( Preferences ) trong hoạt động đầu tư Mỗi nhà đầu tư dù là tổ chức hay cá nhân tùy

Phân bổ tài sản Asset Allocation

Lựa chọn chiến lược đầu tư Investment Strategy

Lựa chọn chứng khoán Security selection

Mục tiêu đầu tư Investment Objectives

Đo lường hiệu quả Performance Measurement

Trang 30

theo những đặc thù , điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mình có thể có những mục tiêu đầu tư rất khác nhau Việc xây dựng mục tiêu đầu tư đóng vai trò rất quan trọng bởi vì : mục tiêu là cơ sở để xây dựng danh mục đầu tư, là cơ sở để điều chỉnh danh mục đầu tư và là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động của danh mục đầu tư

 Chính sách phân bổ tài sản ( Asset Allocation ): được hiểu

là quyết định tỉ lệ phân bổ ngân qũy đầu tư của nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân vào các loại tài sản đầu tư chính như : tiền mặt và các công cụ tương đương tiền mặt, các công cụ thị trường tiền tệ , trái phiếu , cổ phiếu , bất động sản … ) để đạt được các mục tiêu đầu tư đã đặt ra Quyết định phân bổ tài sản là đặc biệt quan trọng, vì nó chi phối việc thực hiện của hầu hết toàn bộ danh mục đầu tư Thậm chí có nhiều quan điểm cho rằng việc phân bổ tài sản quyết định đến hơn 50 %

sự thành công hay thất bại của DMĐT

 Lựa chọn chứng khoán đầu tư ( Security Selection ) : Đây là

công đoạn trong đó nhà quản trị đầu tư phải sử dụng nhiều kỹ thuật, phương pháp và chiến lược khác nhau để lựa chọn các chứng khoán cụ thể vào DMĐT Có thể nói đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình xây dựng DMĐT Nhưng đây là một công việc mang tính chất liên tục, nhà đầu tư không chỉ thực hiện lựa chọn chứng khoán 1 lần duy nhất trong tòan bộ quá trình đầu tư mà còn phải thường xuyên điều chỉnh DMĐT khi thị trường có những biến động hay đưa ra quyết định mua bán kịp thời khi phát hiện có những chứng khoán bị định giá sai

 Lựa chọn chiến lược quản lý đầu tư danh mục đầu tư (

Portfolio Management Strategy – Investment Strategy ) : ta

thấy trong mô hình này việc lựa chọn chiến lược đầu tư xuất hiện với tư cách là một công đoạn độc lập trong quy trình xây dựng và quản lý DMĐT Có quan điểm cho rằng nó thuộc công đoạn phân bổ tài sản, cũng có quan điểm cho rằng nó thuộc công đoạn lựa chọn chứng khoán Tuy nhiên dù là một công đoạn độc lập hay thuộc công đoạn nào thì việc lựa chọn chiến lược đầu tư vẫn là một khâu quan trọng, nó là cầu nối

Trang 31

truyền dẫn mục tiêu đầu tư và chính sách phân bổ tài sản đến công đoạn thực hiện cụ thể là lựa chọn chứng khoán Nó là kim chỉ nan hướng dẫn quan trọng khi tiến hành xây dựng danh mục đầu tư và toàn bộ quá trình điều chỉnh danh mục

đầu tư sau đó

a Quản lý thụ động:

- Về mặt kỹ thuật, có ba phương pháp chính xây dựng danh mục cổ phiếu thụ động như sau:

- Lặp lại hoàn toàn một chỉ số nào đó: theo phương pháp này, tất cả các loại cổ phiếu nằm trong chỉ số được mua vào theo một tỷ lệ bằng tỷ trọng vốn mà cổ phiếu đó chiếm giữ trong chỉ số này Phương pháp này giúp nhà quản lý chắc chắn thu được kết quả đầu tư gần giống với kết quả của chỉ số, nhưng nó cũng tồn tại hai vấn đề:

 Vì phải mua nhiều cổ phiếu nên phải chi nhiều phí giao dịch, dẫn đến lợi suất đầu tư có thể giảm vì chi phí quá nhiều

 Trong quá trình nắm giữ danh mục đầu tư đó, nhà quản lý sẽ được nhận cổ tức từ việc sở hữu cổ phiếu Tuy nhiên, mỗi công ty có một chiến lược chi trả cổ tức vào các thời điểm khác nhau nên luồng cổ tức nhận về rải rác dẫn đến việc tái đầu tư cổ tức bị phân tán, do vậy có thể bị lỡ những cơ hội đầu tư tốt và phát sinh nhiều phí giao dịch

 Phương pháp chọn nhóm mẫu: Với phương pháp này, nhà quản lý chỉ cần chọn một nhóm các chứng khoán đại diện cho chỉ số chuẩn theo tỷ lệ tương ứng với tỷ trọng vốn của từng cổ phiếu đó trong chỉ số chuẩn

 Phương pháp này có ưu điểm hạn chế chi phí giao dịch vì số lượng chứng khoán mua vào ít, nhưng không bảo đảm chắc chắn rằng lợi suất đầu tư đạt được sẽ tương đương với lợi suất thu nhập của chỉ số chuẩn

Trang 32

 Phương pháp lập trình bậc 2: Phương pháp này khá phức tạp, thường chỉ các nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng Trong phương pháp này, các thông tin quá khứ về tình hình biến động giá cổ phiếu và mối tương quan giữa các loại giá cổ phiếu khác nhau được đưa vào chương trình máy tính để chọn lọc, xác định thành phần của danh mục sao cho giảm thiểu chênh lệch lợi suất của danh mục so với chỉ số chuẩn Tuy nhiên, phương pháp này cũng nảy sinh vấn đề là khi thông tin quá khứ về giá cả và mối tương quan giữa chúng có sự thay đổi thường xuyên thì lợi suất danh mục sẽ có chênh lệch lớn

so với chỉ số

b Quản lý chủ động:

Quy trình quản lý danh mục đầu tư chủ động có thể tóm lược như sau:

- Xác định mục tiêu của khách hàng đặt ra: khách hàng đầu tư có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể cho khoản đầu tư của mình

- Lập ra một danh mục chuẩn ( hay còn gọi là danh mục thông thường) để làm căn cứ so sánh cho danh mục chủ động trên đây

- Xây dựng một chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối ưu thỏa mãn nhu cầu người đầu tư theo quy trình sau:

- Theo dõi, đánh giá các biến động của cổ phiếu trong danh mục và tái cấu trúc danh mục khi cần thiết

c Quản lý danh mục đầu tư hỗn hợp:

Trang 33

Về cơ bản, phương pháp quản lý danh mục tổng thể được dựa trên nguyên tắc quản lý danh mục cổ phiếu Do vậy cũng được chia làm hai phương pháp, đó là: thụ động và chủ động

- Phương pháp thụ động: Có thể áp dụng các phương pháp như đã

nêu trên phần quản lý danh mục cổ phiếu thụ động Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác cao người ta thường lập danh mục có mức đa dạng hóa tối đa và độ rủi ro tương đương rủi ro danh mục thị trường

Phương pháp này có thể thực hiện theo quy trình sau:

- Trước hết, cần thiết lập danh mục cổ phiếu thụ động theo nguyên tắc:

 Rủi ro của danh mục này tương đương với rủi ro danh mục thị trường, tức là βs = 1

 Đa dạng hóa tối đa danh mục này: xác định số lượng cổ phiếu cần mua ( dựa trên khối lượng đầu tư, chi phí giao dịch và yêu cầu của khách hàng)

- Xác định mục tiêu rủi ro của toàn bộ danh mục để có chiến lược đầu tư:

 Nếu mục tiêu rủi ro khách hàng yêu cầu là: βp = 1 thì đầu tư toàn bộ tiền vào danh mục cổ phiếu

 Nếu mục tiêu βp < 1 thì đầu tư một phần tiền vào danh mục cổ phiếu, một phần vào tín phiếu

 Nếu mục tiêu βp > 1 thì vay thêm tiền để đầu tư toàn bộ vào danh mục cổ phiếu

- Phương pháp chủ động: Nhìn chung quy trình cũng lặp lại những

bước như trong quy trình quản lý danh mục rủi ro cổ phiếu chủ động Tuy nhiên, có những điểm khác về mặt kỹ thuật:

Đối với bước xây dựng một chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối ưu thỏa mãn nhu cầu người đầu tư : Nguyên tắc xây dựng danh mục hỗn hợp chủ động dựa trên nguyên lý mô hình CAPM, nhưng có thể tiến hành theo một số cách:

- Phương pháp thủ công: trên cơ sở hệ số bêta đặt ra cho danh mục tổng thể, tính toán xác định số lượng đầu tư vào từng danh mục cổ phiếu và tín phiếu Tại đây, nguyên tắc thiết lập gần giống như danh mục cổ phiếu thụ động:

Trang 34

+ βs = 1

+ Lựa chọn cổ phiếu và đa dạng hóa tối đa

- Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học:

+ Ứng dụng công nghệ phần mềm để xây dựng đường cong hiệu quả cho danh mục cổ phiếu theo mô hình Markowitz

+ Xác định danh mục tối ưu

Đối với bước: theo dõi, đánh giá các biến động của cổ phiếu trong danh mục và tái cấu trúc danh mục khi cần thiết:

- Người quản lý có thể hoán chuyển từ chứng khoán rủi ro sang chứng khoán phi rủi ro hoặc ngược lại, tùy theo diễn biến cụ thể (chẳng hạn chuyển từ cổ phiếu sang tín phiếu khi thấy tình hình lạm phát cao)

1.4.2 Phương pháp đánh giá quản lý danh mục đầu tư đa hợp:

- Chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quát những phương pháp hiện đại chủ yếu đang được áp dụng để đánh giá kết quả quản lý danh mục đầu tư hỗn hợp

a Phương pháp Treyner:

- Treyner là người đầu tiên thiết lập phương pháp đánh giá động thái danh mục đầu tư đa hợp để định lượng cả yếu tố lợi nhuận lẫn rủi ro của danh mục

- Phương pháp Treyner áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư nói chung, không phân biệt những mức ngại rủi ro khác nhau của cá nhân từng nhà đầu tư Treyner triển khai thành công công thức đánh giá động thái của lợi nhuận thông qua hệ số T như sau:

Trang 35

Như vậy, bất kỳ nhà đầu tư nào T càng lớn thì càng tốt

Tuy nhiên, khi đánh giá kết quả hoạt động của danh mục cần có một hệ số chuẩn để so sánh Treyner chọn Tm của danh mục thị trường làm chuẩn

- Nếu hệ số T của danh mục > Tm thì danh mục đó đạt hiệu quả cao hơn mức bình quân của thị trường và ngược lại

b Phương pháp Sharpe:

Tương tự như Treyner, Sharpe cũng đưa ra một phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư Phương pháp đánh giá này triển khai từ mô hình định giá tài sản vốn ( CAPM) cũng do chính ông

ta lập nên, về mặt lý luận tập trung xoay quanh đường tuyến tính biểu diễn thị trường vốn ( CML)

Phương pháp Sharpe đánh giá hiệu quả của danh mục thông qua một hệ số, ký hiệu là S được tính bằng công thức:

αi : độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận ( thực tế) của danh mục

đó trong cùng khoảng thời gian

Phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục này gần tương tự như phương pháp Treyner Tuy nhiên , có khác biệt là nó sử dụng mức rủi ro

tổng thể thông qua độ lệch chuẩn (αi ) thay vì chỉ sử dụng rủi ro hệ thống

(βi)

- Nếu S càng lớn thì danh mục càng hiệu quả Vì thước đo rủi ro ở đây là độ lệch chuẩn nên phương pháp này đánh giá kết quả quản lý danh mục trên cơ sở cả lợi suất đầu tư lẫn mức độ đa dạng hóa

Trang 36

So sánh hai phương pháp Treyner và Sharpe:

- Cả hai phương pháp đều mang lại kết quả đánh giá tương tự vì rủi

ro tổng thể của danh mục đa dạng hóa hoàn hảo bằng chính rủi ro hệ thống của nó

- Đối với những danh mục có độ đa dạng hóa không hoàn hảo thì dùng phương pháp Treyner sẽ cho ra kết quả đánh giá xếp hạng cao hơn

so với dùng phương pháp Sharpe

- Hai thước đo cung cấp các thông tin khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau, do đó nên sử dụng cả hai

- Riêng trường hợp danh mục có độ đa dạng hóa hoàn hảo thì hai phương pháp đều đem lại kết quả xếp hạng tương tự

- Tuy nhiên, điểm bất lợi của cả hai phương pháp trên là ở chỗ chúng đưa ra một kết quả xếp hạng tương đối chứ không phải là tuyệt đối

d Phương pháp Jensen:

Phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của Jensen cũng được triển khai căn cứ trên mô hình định giá tài sản vốn ( CAPM) Mô hình CAPM cho ta công thức:

E(Rj) = Rf + βj [ E (RM) – Rf] (1)

Trong đó:

E (Ri): tỷ suất lợi nhuận ước tính của danh mục i

Rf: lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn

βj: mức độ rủi ro hệ thống của chứng khoán hay một danh mục

j

E (RM): lợi nhuận ước tính của danh mục thị trường

- Nếu Rj = Rf + βj [ RM – Rf] (2) thì có nghĩa nhà quản lý danh mục i đạt được kết quả trung bình, xếp hạng ngang với danh mục thị trường

- Nếu Rj > Rf + βj [ RM – Rf] (3) thì chứng tỏ danh mục i hoạt động tốt hơn danh mục thị trường, hay tốt hơn mức trung bình của thị trường

- Nếu Rj < Rf + βj [ RM – Rf] (4) thì chứng tỏ danh mục i hoạt động kém hơn danh mục thị trường, hay kém hơn mức trung bình của thị trường

Trang 37

1.5 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI, CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Kinh nghiệm các nước về chiến lược quản lý đầu tư:

Trang 38

Trong quân sự và kinh doanh việc hoạch định chiến lược luôn đóng vai trò rất quan trọng, đôi khi nó quyết định phần lớn việc thành hay bại cũng như kinh doanh chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ Thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong ngắn hạn luôn có những biến động bất thường nằm ngoài dự báo của cả những chuyên gia lão luyện nhất, khiến nhiều người có cảm giác nó như một trò chơi may rủi, không thể “ đem thành bại mà luận anh hùng” Tuy nhiên, thực tế thị trường chứng khoán của các quốc gia phát triển cho thấy những nhà đầu tư có những thành công nổi bật, ổn định và lâu dài thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp có chiến lược đầu tư được hoạch định cẩn trọng,đúng đắn và kiên trì theo đuổi chiến lược đó Ở phần này chúng ta không đề cập nhiều đến chiến lược đầu tư vào từng chứng khoán cụ thể mà chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu những chiến lược quản trị toàn bộ danh mục đầu tư Chúng ta cũng dành cơ hội này để nghiên cứu và học hỏi những kinh nghiệm hoạch định và thực thi các chiến lược quản lý đầu tư của một số trường phái đầu

tư và tổ chức đầu tư tiêu biểu

Trước hết ta tham khảo các chiến lược đầu tư thành công của Buffett

- Ông ta hoạch địch các chiến lược sau:

1 Xây dựng các nguyên tắc đầu tư thơng thường

2 Hiểu thấu vấn đề thơng qua các bản báo cáo thường niên

3 Nắm bắt thơng tin từ các báo cáo nghiên cứu về chứng khốn

Chiến lược 1:

Xây dựng các nguyên tắc đầu tư thơng thường

- Mua cổ phiếu của các cơng ty cĩ sản phẩm được ưa chuộng và thị phần thị trường lớn

- Mua cổ phiếu của các cơng ty được quản lý tốt

-

Các chiến lược và lý lẽ đầu tư của Buffett

- Chiến lược mua những cổ phiếu cá biệt

- Mua các cơng ty cĩ tiềm năng dài hạn trong thời kỳ các chỉ số chứng khốn đều giảm (bear market)

Những nguyên tắc đầu tư thơng thường của Buffett

- Ghi chép các ý tưởng, lập kế hoạch đầu tư và nghiêm chỉnh chấp hành

kế hoạch đã đưa ra

Trang 39

- Nghiên cứu số lượng và lãi bán hàng của công ty mình quan tâm và nguồn gốc của chúng

- Tập trung vào các công ty đó Nắm vững sản phẩm hoặc dịch vụ công

ty cung cấp, vị thế của công ty trong ngành và so sánh với các đối thủ cạnh tranh

- Học càng nhiều càng tốt các cách quản lý công việc kinh doanh

- Khi thấy giá trị cổ phiếu ( chứng khoán) lớn, đừng do dự về những dự báo của thị trường chứng khoán hoặc nền kinh tế

- Nếu không tìm được khoản đầu tư như tiêu chuẩn của mình hãy chờ đợi Rất nhiều nhà đầu tư đã sai làm mua những cổ phiếu giá quá cao

Hiểu thấu vấn đề thông qua các bản báo cáo thường niên

Bước 1: Thu thập thông tin

Bước 2: Đánh giá thông tin

- Đằng sau các bảng báo cáo đầu tư thường niên

- Hiểu rõ về kinh doanh

- Mục tiêu công ty và kế hoạch để đạt mục tiêu

- Nguồn vốn và độ thanh khoản

- Tác dụng của việc mua lại cổ phiếu

- Rủi ro kinh doanh

- Báo cáo kiểm toán

Chiến lược 3:

Nắm bắt thông tin từ các báo cáo nghiên cứu về chứng khoán

- Tìm kiếm thành tích trong tăng doanh số

- Nguồn thu của chủ đầu tư và các nguồn tiền mặt nhàn rỗi

- Tìm kiếm các con số lợi nhuận cận biên cao

- Tuân theo xu hướng của giá trị thu nhập ròng

- Chú ý lợi nhuận trên vốn ( Return on Equity –ROE)

Thu nhập ròng ROE = -

Vốn cổ phiếu thường

- Mua các công ty có khoản nợ hợp lý (Reasonable debt)

Trang 40

- Lãi và tốc độ tăng trưởng của cơng ( Investment return và Growth rate)

Theo cách này chúng ta có thể chia các cổ phiếu thành hai nhóm : nhóm tăng trưởng ( Growth ) và nhóm không tăng trưởng ( non – Growth ) hay còn gọi là nhóm giá trị ( Value stock ) Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của các công ty được kỳ vọng là có tiềm năng tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức độ tăng trưởng của toàn thị trường hay của các đối thủ khác trong cùng ngành Ngược lại cổ phiếu không tăng trưởng ( non – growth stock ) hay cổ phiếu giá trị ( Value –stocks ) là cổ phiếu của các công ty có mức độ tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình của các công ty khác trong nền kinh tế

Cổ phiếu tăng trưởng thường được phân biệt bởi những đặc trưng sau :

 Tốc độ tăng trưởng ( Sustainable growth ) cao cả trong quá khứ và dự báo Ta có thể xem xét tốc độ tăng trưởng của công ty trong các năm gần nhất rồi so sánh với tốc độ tăng trưởng bình quân của các công ty khác trên thị trường Chúng

ta đều biết, tốc độ tăng trưởng : g = lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE ) × tỷ lệ giữ lại lợi nhuận ( retention rate ) Do vậy các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thường là các công ty có

Ngày đăng: 05/04/2013, 08:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  sau  đây  thể  hiện  mức  sinh  lợi  của  các  cổ  phiếu  được  tính trên biến  động giá mà không tính đến thu nhập cổ tức bằng  tieàn - Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu thị trường chứng khoán Việt Nam
ng sau đây thể hiện mức sinh lợi của các cổ phiếu được tính trên biến động giá mà không tính đến thu nhập cổ tức bằng tieàn (Trang 64)
Bảng 3: Rủi ro biến động giá tính bằng độ lệch chuẩn suất sinh  lợi. - Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cổ phiếu thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 3 Rủi ro biến động giá tính bằng độ lệch chuẩn suất sinh lợi (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w