Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
809 KB
Nội dung
Tóm Tắt Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phù hợp với sự phát triển của các loại cây ăn quả đã tạo nên nguồn cây trái phong phú, đa dạng. Trong đó, dưa hấu là một loại cây không còn xa lạ với mỗi chúng ta bởi giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế mà nó mang lại vô cùng to lớn. Hải Dương là một trong những tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất dưa hấu mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nông dân trồng dưa, Kim Thành là một huyện tiêu biểu của tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa cây dưa hấu vào sản xuất nông nghiệp. Cây dưa hấu đã trở thành cây trồng chủ đạo tại nhiều địa phương trong huyện, nhất là xã Bình Dân do nơi đây có lợi thế tuyệt đối về trồng dưa. Đất sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã chủ yếu là đất cát pha, loại đất tơi xốp, dễ làm, ít sâu bệnh, cho năng suất chất lượng dưa hấu cao. Với diện tích khoảng 100 ha, chuyên canh 2 vụ/năm xã đã cung cấp gần 8 nghìn tấn dưa cho thị trường trong nước và góp phần xuất khẩu. Cây dưa đã đem lại nguồn thu lớn cho người dân trong xã và góp phần cải thiện đời sống nhân dân đưa nền kinh tế của xã lên tầm cao mới. Tuy nhiên, việc sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã cũng gặp phải những vấn đề khó khăn như: Sản xuất dưa hấu chịu nhiều những rủi ro, thị trường tiêu thụ không ổn định, chịu tác động của nền kinh tế suy thoái,vv… Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. Xã Bình Dân đã có lịch sử trồng dưa từ lâu đời, với diện tích đất cát pha khá lớn là điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây dưa hấu mang lại năng suất cao, chất lượng tốt hơn so với các địa phương xung quanh. Qua điều tra các hộ trồng dưa cho thấy, người dân lựa chọn cây dưa hấu để trồng chủ yếu là do hiệu quả kinh tế cao và điều kiện phù hợp với sản xuất. Kỹ thuật chăm sóc dưa hấu 1 được hình thành là do sự học hỏi lẫn nhau của các hộ chiếm 41,98%. Diện tích trồng dưa hấu phân bố không đồng đều giữa các thôn, năng suất trung bình đạt trên 7 tạ/sào. Hiện nay, người dân mới chỉ trồng dưa hấu theo phong trào mọi người trồng mình cũng trồng theo. Nếu như cứ để người dân nhận thức như vậy thì việc trồng dưa hấu trên đất cát pha sẽ không thể được bền vững trong tương lai. Trong quá trình sản xuất dưa hấu, bên cạnh những thuận lợi về đất đai, lao động, dịch vụ đầu vào thì các hộ dân còn gặp không ít khó khăn như tiêu thụ sản phẩm, vốn, kỹ thuật,… Khó khăn trong tiêu thụ là lớn nhất, chiếm tới 52%. Hiện tượng “được mùa mất giá” thường xuyên xảy ra với những năm có diện tích trồng dưa lớn. Việc tiêu thụ dưa hấu chủ yếu là qua kênh gián tiếp chiếm 79,31%, hộ trồng dưa phụ thuộc vào người thu mua, dễ bị ép giá khi sản lượng dưa lớn mà chưa tìm được thị trường tiêu thụ. Ngoài các khó khăn trên thì hộ trồng dưa hấu còn gặp phải các rủi ro về thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Những năm gần đây, mặc dù giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng nhanh trong khi giá sản phẩm tăng chậm nhưng thu nhập của các hộ nông dân trồng dưa hấu vẫn có xu hướng tăng dần. Tốc độ tăng giá vật tư đầu vào luôn lớn hơn giá sản phẩm đầu ra nhưng năng suất, sản lượng đầu ra lớn nên thu nhập của người nông dân vẫn tăng. Năm 2010 với năng suất 7,6 tạ/sào, giá dưa hấu ổn định ở mức 4.700 đồng/kg, lợi nhuận mà người nông dân thu được là 1,07 triệu đồng/ sào tăng 18,89% so với năm 2008. Doanh thu của các hộ trồng dưa chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chính là giá và năng suất dưa. Theo kết quả điều tra thì kết quả sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Thời tiết, đất cát pha, số năm kinh nghiệm của hộ trồng dưa, giới tính của chủ hộ. Cụ thể thời tiết thuận lợi sẽ giúp cây dưa hấu sinh trưởng, phát triển tốt. Đất cát pha là lợi thế của xã Bình Dân, loại đất này phù hợp với trồng dưa hấu cho chất lượng dưa cao hơn các loại đất khác và giảm 2 chi phí chăm bón. Theo kết quả phân tích số liệu điều tra chúng tôi thấy rằng giữa năng suất dưa và năm kinh nghiệm trồng dưa có mối tương quan khá chặt. Số năm kinh nghiệm càng nhiều thì năng suất dưa càng cao. Năng suất bình quân hộ có ít năm kinh nghiệm nhất là 6,76 tạ/sào, hộ có nhiều năm kinh nghiệm nhất là 8,36 tạ/sào, hộ có từ 5 đến 9 năm kinh nghiệm năng suất đạt 7,78 tạ/ sào. Việc sản xuất dưa hấu có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, biểu hiển của nó ngày càng rõ ràng. Theo khảo sát thực tế của nhóm điều tra cho thấy tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn nan và không đúng quy trình, liều lượng đã gây ra tình trạng nhiễm độc nguồn nước làm ảnh hưởng đến sản xuất dưa hấu theo hướng bền vững. Từ những thực tế trên thì nhóm giải pháp đưa ra là: Thực hiện quy hoạch vùng trồng dưa tại địa bàn xã; Xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi; Thực hiện công tác khuyến công, khuyến nông tạo điều kiện cho sản xuất dưa; Tổ chức kênh tiêu thụ phù hợp với điều kiện của địa phương; Giải pháp về chính sách trợ giá đầu vào và hỗ trợ giá đầu ra; Thực hiện liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Để phát triển bền vững sản xuất dưa hấu trong thời gian tới đòi hỏi phải có dự phối hợp đồng bộ giữa các nhóm giải pháp trong đó đặc biệt chú trọng tới hướng giải pháp ba giảm ba tăng. Tăng về diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu; giảm về chi phí, lượng phân bón, thuốc trừ sâu. 3 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững luôn là mục tiêu quan trọng nhất của Đảng và nhà nước trong quá trình hội nhập trong nền kinh tế thế giới. Cụ thể là sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo công bằng kinh tế và công bằng xã hội, gìn giữ và làm phong phú môi trường. Để đạt mục tiêu đó, chúng ta phải khai thác lợi thế của từng vùng để phát huy tiềm năng và lợi thế của từng vùng, lựa chọn quyết định sản xuất sản phẩm nào có lợi thế nhất, phù hợp với chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phù hợp với sự phát triển của các loại cây ăn quả đã tạo nên nguồn cây trái phong phú, đa dạng. Trong đó, dưa hấu là một loại cây không còn xa lạ với mỗi chúng ta bởi giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế mà nó mang lại lợi ích vô cùng to lớn. Chúng ta thấy dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao: hàm lượng nước trên 96%; chứa nhiều acid malic; acid glutamid; arginine; đường glucose; fructose; lyciumanid; bêta-caroten; vitamin A, B, C, protid và các chất khoáng như calci, phosphor, sắt Những thành phần này rất hữu ích cho cơ thể, hơn nữa dễ được hấp thu. Về giá trị kinh tế, cây dưa hấu đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, không những đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đó dưa hấu còn góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Mặc dù, lúa là cây lương thực chủ yếu của nước ta nhưng thực tế hiện nay cho thấy ở một số địa phương việc trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Bởi vậy, họ đã chuyển từ trồng lúa sang chuyên canh các loại cây rau màu, cây ăn quả,…có giá trị kinh tế cao hơn. Như vậy, dưa hấu đã được coi là một trong những cây hoa màu quan trọng thay thế cho cây lúa. Cây dưa hấu đã giúp thay đổi cuộc sống của người nông dân ở những vùng nông thôn 4 nghèo đói còn nhiều khó khăn. Từ việc trồng dưa hấu đã mang lại nguồn thu nhập lớn, ổn định cho họ, giúp họ thoát nghèo để làm giàu, góp phần cải thiện đời sống và phát triển kinh tế bền vững. Do đó dưa hấu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống thường ngày của mỗi người dân nên nhu cầu không ngừng tăng lên. Đó là tín hiệu tốt đối với các hộ nông dân trồng dưa. Dưa hấu là loại cây có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích hợp với khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng giúp trổ nhiều bông cái và cho trái chín sớm, năng suất cao. Cho nên, dưa hấu được trồng phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao như tỉnh Long An, tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, tỉnh Vĩnh phúc, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Hải Dương. Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên Hải Dương đã hình thành những vùng sản xuất dưa hấu mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nông dân trồng dưa, Kim Thành là một huyện tiêu biểu của tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa cây dưa hấu vào sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và huyện nói riêng. Cây dưa hấu đã trở thành cây trồng chủ đạo tại nhiều địa phương trong huyện, điển hình là xã Bình Dân do nơi đây có lợi thế tuyệt đối về trồng dưa. Đất sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã chủ yếu là đất pha cát, loại đất tơi xốp, dễ làm, ít sâu bệnh, cho năng suất chất lượng dưa hấu cao. Với diện tích khoảng 100 ha, chuyên canh 2 vụ/năm xã đã cung cấp gần 8 nghìn tấn dưa cho thị trường trong nước và góp phần xuất khẩu. Cây dưa đã đem lại nguồn thu lớn cho người dân trong xã và góp phần cải thiện đời sống nhân dân đưa nền kinh tế của xã lên tầm cao mới. Tuy nhiên, việc sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã cũng gặp phải những vấn đề khó khăn như: Sản xuất dưa hấu chịu nhiều những rủi ro: thời tiết, khí hậu, tình hình dịch bệnh, được mùa mất giá,… Thị trường tiêu thụ không ổn định, chịu tác động của nền kinh tế suy thoái,vv… 5 Ảnh hưởng của việc trồng dưa hấu tới chất lượng môi trường (sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, phân hóa học trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm). Bài toán phát triển sản xuất dưa hấu trên địa bàn Bình Dân theo hướng bền vững đang đặt ra những câu hỏi mang tính thời sự đối với Đảng bộ, chính quyền và người dân, đó là: 1, Có phải cây dưa hấu là cây trồng hiệu quả sản xuất cao nhất ở vùng Bình Dân? 2, Có phải dưa hấu là cây trồng chủ lực của địa phương giúp phát triển kinh tế nơi đây không? 3, Phát triển sản xuất dưa hấu theo hướng bền vững là vấn đề tất yếu? 4, Cần đánh giá chi phí cơ hội của việc sản xuất dưa hấu/ năm cho người nông dân? Xuất phát từ những lí do và các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở khảo sát thực trạng sản xuất dưa hấu ở các hộ nông dân xã Bình Dân, phân tích kết quả và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, từ đó có căn cứ khoa học đề xuất giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đặc điểm kinh tế, kĩ thuật sản xuất dưa hấu, phát triển sản xuất dưa hấu theo hướng bền vững; - Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu ở các hộ nông dân xã Bình 6 Dân; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững ở các hộ điều tra tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là cây dưa hấu, đất pha cát trồng dưa hấu, hộ nông dân sản xuất dưa hấu. - Phát triển sản xuất bền vững của các hộ nông dân trồng dưa và các vấn đề kinh tế. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi về nội dung Đề tài tập nghiên cứu tình hình sản xuất dưa hấu, từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững. 1.3.2.2 Phạm vi về không gian Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. 1.3.2.3 Phạm vi về thời gian Tổng quan tài liệu được sử dụng các số liệu của những năm trước, khảo sát thực trạng tiến hành vào vụ sản xuất dưa hấu từ năm 2008 - 2010. Định hướng và giải pháp được áp dụng vào các vụ sản xuất dưa hấu trong thời gian tới. Đề tài thực hiện từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2011. 7 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Lý luận về sản xuất Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố (đầu vào) tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất: Q = f(X1, X2,…Xn) Trong đó: Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1,X2,…Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất. Mối quan hệ giữa các yếu tố và sản phẩm: + Sản phẩm cận biên MP của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi, được biểu thị bằng đơn vị riêng của nó, Khi sản phẩm biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất. + Sản phẩm bình quân AP của yếu tố đầu vào thay đổi: AP = Q/X trong đó: Q là tổng sản phẩm X là lượng yếu tố đầu vào thay đổi Khi các yếu tố đầu vào ngày càng được sử dụng nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. + Vốn sản xuất: Là tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình sản quá trình sản 8 xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật. + Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất. + Đất đai: Yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định, lại bị giới hạn bởi quy mô nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại tài nguyên khác trong long đất như khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất. + Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội. + Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, mối quan hệ cân đối, tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm… cũng có tác động tới quá trình sản xuất. 2.1.1.2 Tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng và phát triển là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với xã hội loài người trên thế giới và trong từng quốc gia. Có nhiều quan điểm về tăng trưởng và phát triển nhưng theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng thể hiện sự lớn lên hay mở rộng của hiện tượng kỳ sau so với kỳ trước, còn phát triển không 9 những lớn lên, mở rộng rộng ra mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng sản phẩm, cơ cấu hợp lý hơn. Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động. Tăng trưởng kinh tế là phạm trù cơ bản nhất của lý luận kinh tế, là tiền đề vật chất và cơ sở kinh tế của sự tồn tại và phát triển của mọi hình thái xã hội. Đã có rất nhiều nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế học cổ điển và hiện đại. Trong tác phẩm “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Chiến lược phát triển, tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định. Khái niệm tăng trưởng này được áp dụng cho mọi quy mô cấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho từng ngành, cho các doanh nghiệp, cho cấp độ gia đình và cấp độ cá nhân. Tăng trưởng kinh tế có thể hiểu như là kết quả của mọi hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Lượng của cải có thể được tính bằng hiện vật hay bằng tiền. Để phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chênh lệch giữa các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ cụ thể. Ngoài ra tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của các đại lượng trong các giai đoạn với nhau và được đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm. Phát triển được coi như tiến trình biến chuyển của xã hội, là chuỗi những biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tồn tại và phát triển của một xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong qua khứ. Phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội… Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn 10 [...]... ngành sản xuất cụ thể 13 2.1.1.4 Phát triển sản xuất dưa hấu 2.1.1.4.1 Quan điểm phát triển sản xuất dưa hấu Theo quan điểm phát triển, phát triển sản xuất dưa hấu là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về sản phẩm dưa hấu * Quan điểm phát triển sản xuất dưa hấu. .. thiết phải tính đến lợi thế so sánh của nó, có như vậy mới phát huy được tiềm năng của vùng, của địa phương, mặt khác mới nâng cao được tính hiệu quả và bền vững của việc phát triển kinh tế Phát triển sản xuất dưa hấu phải theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa + Sản xuất dưa hấu không thể phát triển nếu chỉ dựa trên phát triển sản xuất truyền thống với quy mô nhỏ, kỹ thuật chăm sóc lạc hậu mà phải hướng. .. môi trường sinh thái: Phải quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm môi trường do việc phát triển quy mô lớn - Phát triển sản xuất dưa hấu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước + Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phát triển sản xuất dưa hấu phải theo hướng sản xuất hàng hóa Do đó, đi đôi với việc phát triển sản xuất cần phải chú ý mở rộng thị trường,... giai đoạn hiện nay: - Phát triển sản xuất dưa hấu phải đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường + Về mặt hiệu quả kinh tế: Phát triển sản xuất dưa hấu nhằm đảm bảo sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tăng, nâng cao năng suất lao động của người trồng dưa trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho nguời lao động + Hiệu quả xã hội: Phát triển sản xuất nhằm tạo việc... vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) cùng hệ thống các dịch vụ khác như dịch vụ khoa học kỹ thuật… 14 - Phát triển sản xuất dưa hấu phải tính đến việc khai thác lợi thế so sánh + Phát triển sản xuất dưa hấu phải được đặt trong sự phát triển tổng thể kinh tế nói chung và phát triển sản xuất của vùng, địa phương vì vậy phát triển ngành nào, loại cây trồng nào, hoặc sản phẩm nào, tốc độ tăng trưởng... sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người Điều quan trọng của phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà sản xuất khác đi, sản xuất phải đi đôi với việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường Phát triển bền vững: Theo tổ chức lương thực và nông... kém làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và vững chắc 2.1.1.3 Phát triển bền vững Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng người... trong tỉnh Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang có kế hoạch phát triển diện tích cây dưa hấu lên 5.000 ha Với khả năng phát triển tốt trên vùng đất cát khô và nhiệt đội cao, để phát triển cây dưa hấu trên diện rộng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Quảng Trị, các ngành chức năng và chính quyền tỉnh cần có định hướng, giải pháp cụ thể cho khâu tiêu thụ dưa hấu, quy hoạch thành... của xã cũng thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp 30 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Bình Dân qua 3 năm 2008 – 2010 Chỉ tiêu 1 1 1 1 2 2 2 2 2 3 Tổng diện tích đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất để sản xuất Nông nghiệp * Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng lúa – màu - Đất trồng cây hàng năm khác * Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất ở Đất. .. phải hướng tới sản xuất theo quy mô phù hợp với trình độ thâm canh cao, kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến như giống mới, phân bón… cho phép tăng năng suất tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu * Nội dung phát triển sản xuất dưa hấu: Nội dung của phát triển xuất dưa hấu bao gồm nhiều nội dung cơ bản như quy mô sản xuất, năng . triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững ở các hộ điều tra tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dưa. thoái,vv… Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. Xã. hình sản xuất dưa hấu, từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững. 1.3.2.2 Phạm vi về không gian Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn xã Bình Dân,