Giải pháp về chính sách các chính sách trợ giá đầu vào: phân bón, giống, kỹ thuật,…và hỗ trợ đầu ra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 65 - 67)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.5 Giải pháp về chính sách các chính sách trợ giá đầu vào: phân bón, giống, kỹ thuật,…và hỗ trợ đầu ra

giống, kỹ thuật,…và hỗ trợ đầu ra

Trước hết phải khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. Nói cách khác vốn đầu tư đóng một vai trò hết

các gia đình đều thiếu vốn hoặc gặp những khó khăn gián tiếp liên quan đến vốn. Hiện nay, trong sản xuất dưa hấu hầu hết các hộ nông dân mua các vật tư, phân bón, thuốc sâu theo hình thức mua chịu là chủ yếu. Theo điều tra cho thấy phần lớn người nông dân không mất tiền ngay để trả cho những chi phí này mà đến khi thu hoạch xong vụ dưa họ mới thanh toán cho các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Đây được coi là một hình thức tạo điều kiện thuận lợi để những hộ trồng dưa mà không có vốn đầu tư ban đầu thì vẫn có thể trồng được dưa hấu.

Trong những năm gần đây, khi giá cả lạm phát tăng cao, thu nhập của người nông dân tăng không đáng kể. Do đó, họ gặp phải rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất dưa hấu thì khó khăn mà người nông dân đang gặp phải đó là giá các yếu tố đầu vào tăng cao trong khi đó giá đầu ra lại không tăng đáng kể, thị trường tiêu thụ còn chưa được mở rộng. Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá đầu vào về: giống, phân bón, vật tư,… cho hộ trồng dưa hấu để giảm chi phí sản xuất góp phần tăng lợi nhuận cho người người nông dân. Tuy nhiên, nếu chỉ trợ giá đầu vào thì mới chỉ giải quyết được một phần khó khăn của người trồng dưa. Khó khăn lớn nhất mà hộ nông dân trồng dưa hấu đang gặp phải là thị trường tiêu thụ, đầu ra cho dưa hấu. Người dân sẽ phải làm như thế nào khi mà họ trồng dưa ra lại không có nơi tiêu thụ, không tìm thấy thị trường nên bị tư thương ép giá? Đó là câu hỏi đang được đạt ra với người trồng dưa xã Bình Dân.

Qua số liệu điều tra cho thấy giá dưa hấu có xu hướng giảm dần từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2010, giá dưa hấu giảm 1.500 – 2.000đồng/kg so với cùng thời điểm năm trước. Cùng với đó, giá giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nilon để quây phủ ruộng cũng tăng lên gấp nhiều lần làm chi phí để chăm sóc 1 sào dưa hấu tăng lên khoảng 200.000 đồng. Chính vì vậy, mặc dù chất lượng dưa hấu đảm bảo, sản lượng tăng nhưng lãi của người trồng dưa hấu lại ít hơn, thậm chí là thua lỗ. Bài toán phát triển dưa hấu theo hướng bền vững vẫn đang đi tìm lời giải. Hướng bền vững đó làm để người nông dân xã Bình Dân

tiếp tục phát huy lợi thế đất pha cát để trồng dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một thực trạng đang diễn ra khá phổ biến đó là, những năm trước dưa hấu được mùa, giá bán ổn định, lợi nhuận cao nên người dân đổ xô đi trồng dưa hấu nên sản lượng dưa tăng mạnh khiến giá bán hạ. Bên cạnh đó, quan hệ cung – cầu về dưa hấu bị mất cân đối do yếu tố về thời tiết, khí hậu và thị trường tiêu thụ. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì người dân nơi đây sẽ không sản xuất dưa hấu nữa mà sẽ chuyển sang trồng những cây trồng khác. Bởi vậy, hướng giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu bền vững tại xã Bình Dân đó là Nhà nước có chính sách trợ giá đầu vào, đầu ra để giảm chi phí sản xuất làm cho tốc độ tăng của đầu ra lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí đầu vào thì thu nhập của người trồng dưa mới được ổn định lâu dài.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w