PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.2 Thực trạng tiêu thụ dưa hấu trên địa bàn xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
Thành, tỉnh Hải Dương
Sơ đồ 4.1 Các kênh tiêu thụ dưa hấu tại xã Bình Dân
(Nguồn: Ban thống kê xã Bình Dân)
Người trồng dưa xã Bình Dân tiêu thụ dưa hấu dưới hai hình thức là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Mỗi hình thức tiêu thụ đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Tiêu thụ trực tiếp có lợi ở chỗ là được giá cao nhưng quy mô nhỏ, trong khi tiêu thụ gián tiếp lại phù hợp với những hộ có quy mô sản phẩm lớn và thiếu sức lao động. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ các hộ tiêu thụ dưa theo hình thức trực tiếp chỉ có 5,06%.
Tiêu thụ trực tiếp là các hộ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Tiêu thụ gián tiếp là các hộ bán sản phẩm cho các đối tượng trung gian là người thu gom và người bán buôn.
Hộ Sản Xuất N gư ời th u go m N gư ời bá n bu ôn N gư ời tiê u d ùn g 79.31% 5.06% 15.63%
Chúng ta thấy rằng kênh tiêu thụ chính của các hộ sản xuất dưa hấu xã Bình Dân vẫn là tiêu thụ gián tiếp qua người thu gom, người bán buôn rồi mới đến người tiêu dùng. Điều đó thể hiện quy mô sản xuất, tiêu thụ dưa hấu của hộ nông dân trồng dưa ngày càng được mở rộng, khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Hình thức tiêu thụ gián tiếp như vậy giúp cho người trồng dưa không mất nhiều chi phí cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Vì họ được thương lái đến tận nơi thu mua, không mất công vận chuyển đi xa để tiêu thụ. Tuy nhiên, chính vì vậy mà họ bị phụ thuộc nhiều vào người thu mua, dễ bị tư thương ép giá khi mà sản lượng dưa sản xuất ra nhiều mà chưa tìm được thị trường tiêu thụ.
Qua điều tra các hộ nông dân, một thực trạng diễn ra hiện nay đó là người dân trong xã vẫn tập trung sản xuất dưa hấu nhiều trong khi đó lại không tìm thấy được thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân chính là do các hộ trồng dưa chưa có các hoạt động để quảng bá về sản phẩm dưa hấu của mình qua các kênh thông tin. Dưa hấu trồng trên đất pha cát tại xã Bình Dân có chất lượng khác hẳn so với dưa hấu của các vùng khác đó là: nhiều cát hơn, hương vị thơm hơn, ngọt hơn,… nhưng không phải ai cũng biết tới điều đó. Vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền và người dân trồng dưa đó là cần phải xây dựng thương hiệu dưa hấu trồng trên đất pha cát xã Bình Dân, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi qua các phương tiện thông tin để đông đảo người tiêu dùng biết đến. Như vậy, khi dưa hấu Bình Dân đã khẳng định được vị trí trên thị trường thì bài toán tìm thị trường tiêu thụ cho dưa hấu đã tìm được lời giải.
Hiện tại, người dân trồng dưa hấu xã Bình Dân mới chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà dưa hấu mang lại nhưng chưa biết làm thế nào để đảm bảo hiệu quả và giá trị kinh tế mà cây dưa hấu tạo ra là bền vững, lâu dài. Trong tương lai, chúng ta cần tìm những thị trường tiềm năng cho người trồng dưa để không còn xảy ra tình trạng dưa sản xuất ra không có nơi tiêu thụ hoặc giá bán quá thấp không đủ bù đắp cho những chi phí mà người dân đã bỏ ra. Chính quyền địa phương phối hợp với các hộ nông dân liên kết với các vùng, địa phương lân cận
để mở rộng thị trường tiêu thụ cho dưa hấu. Ngoài ra, giúp hộ nông dân tiếp cận với các nhà máy thu mua, chế biến các loại hoa quả. Xây dựng chuỗi cung ứng xuất khẩu dưa hấu ra thị trường nước ngoài.
Trong vụ sản xuất dưa hấu vừa qua, một thực tế rất đau lòng đối với các hộ nông dân trồng dưa trong xã đó là giá bán dưa xuống quá thấp. Vì vậy, nhiều người trồng dưa rơi vào tình trạng là khóc khi được mùa. Dưa hấu sản xuất ra thì nhiều nhưng lại không có đủ thị trường để tiêu thụ. Cho nên, xét về lâu về dài để sản xuất dưa hấu trên đất pha cát xã Bình Dân được bền vững thì cần tìm ra được đầu ra hợp lý và ổn định cho dưa hấu.