Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 29 - 33)

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn: Google map

Xã Bình Dân nằm ở phía Nam của huyện Kim Thành cách quốc lộ 5A khoảng 8km. Về địa giới hành chính; Bình Dân được xác định danh giới:

+ Phía Bắc giáp xã Kim Tân; + Phía Tây giáp xã Kim Đính;

+ Phía Đông Bắc giáp xã Cẩm La; + Phía Đông Nam giáp xã Đồng Gia; + Phía Nam giáp xã Liên Hòa;

+ Phía Tây Nam giáp huyện Thanh Hà.

Xã Bình Dân được có hệ thống sông ngòi bao quanh đảm bảo cung cấp lượng nước tưới tiêu đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp, cụ thể:

+ Phía Tây có sông Rạng;

+ Phía Bắc có sông Chuẩn Thừng chạy qua;

+ Trên địa bàn xã có hệ thống kênh đào nối liền giữa Bình Dân và xã Liên Hòa.

3.1.1.2 Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế. Cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển tốt phải có môi trường thuận lợi, đó chính là đất đai. Thông qua đất cây trồng hút chất dinh dưỡng và thực hiện các chức năng khác. Đất là nguồn tài nguyên hữu hạn, đất đai không thể sinh sôi nẩy nở, chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra đó là cần phải sử dụng đất đai, sử dụng đúng mục đích. Xác định khả năng sản xuất và sức sản xuất để có thể khai thác hết hiệu quả của đất để tăng khối lượng sản phẩm, tận dụng các chi phí vật chất và nguồn lực lao động.

Năm 2010 xã Bình Dân có tổng diện tích đất tự nhiên là 429 ha, trong đó đất nông nghiệp là chủ yếu 220,4ha, giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp đạt 105.400.000 đồng, tăng 36% so với năm 2009. Nhờ áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên hệ số sử dụng đất nông nghiệp của xã là 3 lần. Diện tích đất tự nhiên của xã chủ yếu để sản xuất nông nghiệp chiếm 60,54%. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết khí hậu của xã cũng thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Bình Dân qua 3 năm 2008 – 2010

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

DT CC DT CC DT CC

2009/2008 2010/2009 BQ

(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)

1 Tổng diện tích đất tự nhiên 422,7 100,0 427,71 100,0 429 100,0 101,19 100,30 100,74

1. Đất nông nghiệp 272,3 64,42 275,52 64,42 259,71 60,54 101,18 94,26 97,66

Đất để sản xuất Nông nghiệp 255,87 60,53 258,93 60,54 244,89 57,08 101,20 94,58 97,83 * Đất trồng cây hàng năm 215,72 51,03 218,3 51,04 222,76 51,93 101,20 102,04 101,62 - Đất trồng lúa – màu 205,98 48,73 208,3 48,70 213,96 49,87 101,13 102,72 101,92 - Đất trồng cây hàng năm khác 9,74 2,30 10 2,34 8,8 2,05 102,67 88,00 95,05 * Đất trồng cây lâu năm 40,15 9,50 40,63 9,50 22,13 5,16 101,20 54,47 74,24

1. Đất nuôi trồng thuỷ sản 8,3 1,96 8,4 1,96 8,73 2,03 101,20 103,93 102,56

1. Đất nông nghiệp khác 8,13 1,92 8,19 1,91 6,09 1,42 100,74 74,36 86,55

2 Đất phi nông nghiệp 147,65 34,93 149,4 34,93 168,23 39,21 101,19 112,60 106,74

2. Đất ở 31,32 7,41 31,7 7,41 58,64 13,67 101,21 184,98 136,83

2. Đất chuyên dùng 75,04 17,75 75,93 17,75 73,22 17,07 101,19 96,43 98,78

2. Đất sông suối và mặt nước chuyên 36,18 8,56 36,61 8,56 31,92 7,44 101,19 87,19 93,93

2. Đất khác 5,11 1,21 5,16 1,21 4,45 1,04 100,98 86,24 93,32

3 Đất chưa sử dụng 2,75 0,65 2,79 0,65 1,06 0,25 101,45 37,99 62,08

Với tổng diện tích tự nhiên là 429 ha trong đó bao gồm các loại đất sau: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. Đất phi nông nghiệp gồm: đất ở, đất chuyên dùng, đất sông suối mặt nước chuyên dùng, đất khác. Trong điều kiện kinh tế hiện nay xã được sự đồng ý của ủy ban nhân dân huyện Kim Thành xã đã bán một phần đất sản xuất nông nghiệp gần các trục đường chính để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu đất đai qua ba năm (2008-2010) có sự biến đổi tương đối, được thể hiện qua bảng 3.1.

Qua bảng 3.1 ta thấy sự biến động về đất đai của xã Bình Dân, về đất nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2010 giảm bình quân 2,34%. Cụ thể năm 2008 đến năm 2009 từ 272,3ha tăng lên 275,52ha tức là tăng 3,22ha tương đương 1,18%, từ năm 2009 đến năm 2010 giảm từ 275,52ha xuống 259,71ha tức là giảm 15,81ha tương đương 5,74%. Đất trồng cây hàng năm tăng bình quân 1,62%, đất trồng cây lâu năm giảm bình quân 25,76% . Từ năm 2008 đến năm 2009 tăng không đáng kể nhưng từ năm 2009 đến năm 2010 giảm mạnh 18,5ha tương đương với 45,53%. Do người dân chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản làm cho đất nuôi trồng thủy sản tăng cũng một phần từ đất trồng lúa chuyển đổi sang. Cụ thể từ năm 2008 đến năm 2009 diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 0,1ha tương đương 1,2%, từ năm 2009 đến năm 2010 tăng 0,33 ha tương đương 3,93%, từ năm 2008 đến năm 2010 bình quân tăng 2,56%.

Về đất phi nông nghiệp cũng có sự biến đổi, giữa năm 2008 và năm 2009 tăng 1,75ha tương đương 1,19%, giữa năm 2009 và năm 2010 tăng mạnh hơn là 18,83ha tương đương tăng 12,6%, từ năm 2008 đến năm 2010 tăng bình quân là 6,72%. Diện tích đất ở cũng tăng cụ thể từ năm 2008 đến năm 2009 tăng 0,38ha tương đương 1,21%, từ năm 2009 đến 2010 tăng đột biến 26,94ha tương đương 84,98%, từ năm 2008 đến năm 2010 bình quân 36,83%. Sở dĩ diện tích đất ở có sự tăng mạnh như vậy là do năm 2010 dân số của xã tăng nên nhu cầu đất ở tăng theo. Một phần do dự án mở rộng tuyến đường giao thông WB2 nên các hộ nông dân chuyển đổi từ đất

nông nghiệp sang đất ở đặc biệt là khu vực gần đường giao thông.

Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 thì đất chuyên dùng, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất khác đều giảm. Trong đó, đất chuyên dùng giảm bình quân 1,22%, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm bình quân 6,07%, đất khác giảm bình quân 6,68%. Đặc biệt là đất chưa sử dụng giảm bình quân 37,92%. Diện tích đất hoang hóa chưa khai thác sử dụng năm 2010 giảm còn 1,06 ha chiếm một tỷ lệ nhỏ là 0,25% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng giảm chủ yếu do các vùng đất cao được cải tạo, khắc phục nước tưới đưa vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất cây rau. Điều đó cho thấy xã Bình Dân đã biết khai thác sử dụng khá tốt nguồn tài nguyên đất đai.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w