Thực trạng sản xuất dưa hấu tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 45 - 53)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Thực trạng sản xuất dưa hấu tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

4.1.1 Thực trạng sản xuất dưa hấu tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương Hải Dương

4.1.1.1 Đánh giá chung về tình hình sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Bình Dân

Xã Bình Dân – huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương vốn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Một diện tích lớn đất canh tác trồng lúa đã được chuyển sang trồng dưa hấu. Nhờ đó mà nhiều hộ vươn lên thành hộ khá, hộ giàu. Do dưa hấu là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với nhiều loại đất, dễ luân canh với cây lúa, lại có giá trị kinh tế cao nên dưa hấu đã trở thành cây trồng điển hình hiện nay của xã Bình Dân. Với diện tích đất pha cát khá lớn là điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây dưa hấu mang lại năng suất cao, chất lượng tốt nên so với các địa phương xung quanh như xã Kim Tân, xã Cẩm La, xã Liên Hòa, xã Kim Đính thì dưa hấu Bình Dân vẫn được người tiêu dùng đánh giá là có hương vị đặc trưng riêng, dưa nhiều cát ngon, ngọt và thơm hơn rất nhiều. Tận dụng được lợi thế từ đất pha cát mà người dân trong xã đã không ngừng mở rộng diện tích trồng dưa. Cây dưa hấu được trồng trên địa bàn xã bắt đầu từ năm 1998 và đến năm 2000 thì dưa hấu đã trở thành cây trồng chủ yếu trên các cánh đồng của xã. Hiện nay, dưa hấu được trồng rộng rãi tại 5 thôn trong xã là: thôn Trung Tuyến, thôn Phát Minh, thôn Tân Tạo, thôn Phong Nội và thôn Phú Nội. Tuy nhiên, diện tích dưa hấu tập trung tại 3 thôn Trung Tuyến, Phát Minh và Tân Tạo là chủ yếu. Với truyền thống trồng dưa lâu đời nên người dân nơi đây có rất nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây dưa hấu.

chủ yếu là do những người dân tự học hỏi lẫn nhau chiếm 41,98%, ngoài ra số người được đi tập huấn chiếm 32,09%, theo lối canh tác truyền thống là 25,93%, Như vậy, người dân trồng dưa ở đây có tinh thần học hỏi để sản xuất dưa đạt hiệu quả cao. Cho nên, đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện rõ rệt, Có thể, cây dưa hấu được đưa vào trồng trên địa bàn xã từ lâu, khi đó người dân còn chưa có điều kiện được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật nên ban đầu sản lượng, chất lượng dưa hấu còn thấp. Tuy nhiên, trải qua một thời gian, với sự nhiệt tình, ham học hỏi, quyết tâm làm giàu từ cây dưa hấu mà những người dân trong xã đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của nhau, hộ trồng sau học hộ trồng trước và cho đến nay thì đã trở thành truyền thống, mỗi người đều có kinh nghiệm sản xuất. Ngoài ra, hiện nay được sự quan tâm của các cấp chính quyền để hỗ trợ, giúp đỡ người dân thì họ đã được tham gia rất nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng các giống dưa mới cho năng suất cao, kỹ thuật trồng dưa hấu sạch để nâng cao năng suất và chất lượng cho cây dưa hấu trên địa bàn xã. Với tổng diện tích đất pha cát là 224,7 ha là một nguồn lực lớn để sản xuất dưa hấu. Bởi vì đất pha cát đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho cây dưa hấu sinh trưởng, phát triển tốt mang lại năng suất cao và chất lượng dưa tốt nhấ. Chính vì vậy mà đây là một trong những lý do mà người dân xã Bình Dân chọn cây dưa hấu để trồng trên đất pha cát.

4.1.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu trong những năm gần đây của xã Bình Dân

Cây dưa hấu đã gắn bó với người dân của xã Bình Dân trong nhiều năm qua. Có rất nhiều lý do để người dân xã Bình Dân lựa chọn dưa hấu là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. Qua khảo sát các hộ trồng dưa chúng tôi nhận thấy có 4 lý do chính: Hiệu quả kinh tế từ dưa hấu cao hơn cây trồng khác, dưa hấu dễ trồng và chăm sóc, điều kiện tự nhiên phù hợp với sản xuất dưa hấu, phong trào trồng dưa trên địa bàn xã phát triển.

Biểu đồ 4.1: Tổng quan lý do lựa chọn trồng dưa hấu của các hộ được điều tra tại xã Bình Dân

Bảng 4.1 Tình hình sản xuất dưa ở các hộ điều tra năm 2010

Diễn giải ĐVT Thôn

Trung tuyến Phát minh Tân tạo

I, Số hộ điều tra Hộ 28 21 9

1. Tuổi Năm 47,82 44,52 42,44

2. Học vấn Năm 7,35 7,33 8,22

3. Kinh nghiệm Năm 7,25 6,85 4,88

II, Điều kiện sản xuất

1. Tổng diện tích Ha 219,50 138,40 51,50

2. Diện tích bình quân Ha 6,27 4,29 2,53 3. Lao động bình quân Người 2,35 2,05 1,77 III, Kết quả sản xuất

1. Diện tích trồng dưa Ha 8,12 5,12 1,92 2. Năng suất bình quân Tạ 0,76 0,74 0,72 3.Tổng sản lượng dưa Tấn 268,48 134,71 33,15

Bình Dân là một xã có truyền thống trồng dưa hấu từ lâu. Hiện nay, diện tích trồng dưa hấu được tập trung chủ yếu tại 3 thôn Trung Tuyến, Phát Minh và Tân Tạo. Trong đó, Trung Tuyến là thôn có diện tích trồng dưa lớn nhất, bình quân hộ trồng dưa hấu là 6,28 sào mà đất chủ yếu là đất pha cát rất thuận lợi cho cây dưa hấu sinh trưởng phát triển tốt. Mặt khác, trong thôn có nhiều hộ trồng dưa có kinh nghiệm trồng dưa hấu từ lâu nên năng suất dưa hấu khá cao đạt 7,64tạ/sào. Tân Tạo là một thôn có diện tích trồng dưa bình quân hộ là thấp nhất chỉ có 2,53 sào nhưng năng suất dưa hấu đạt được là 7,27 tạ/sào. Điều đó cho thấy diện tích trồng dưa của các hộ phân bố không đều giữa các thôn trong xã, có thôn trồng nhiều, có thôn trồng ít nhưng mức năng suất vẫn đạt được trên 7 tạ/sào. Trong thời gian tới, chính quyền xã cần phải khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng dưa ở những thôn còn trồng dưa ít tiến tới đưa cây dưa hấu trở thành cây trồng chủ đạo của địa phương. Bởi vì, xã Bình Dân có một lợi thế về diện tích đất pha cát lớn để trồng cây dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, người dân mới chỉ trồng dưa hấu theo phong trào mọi người trồng mình cũng trồng theo. Nếu như cứ để người dân nhận thức như vậy thì việc trồng dưa hấu trên đất pha cát sẽ không thể được bền vững trong tương lai. Để các hộ nông dân nhận thức đúng được vai trò của cây dưa hấu trong sản xuất nông nghiệp, nhận thức được cây dưa hấu sẽ là cây trồng chủ đạo mang lại thu nhập ổn định, lợi nhuận cao cho họ thì địa phương cần có phải tiếp xúc trực tiếp lắng nghe ý kiến của người dân để đưa ra chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hợp lý.

4.1.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất dưa hấu

Cây dưa hấu được trồng phổ biến tại xã từ năm 2000 được trồng ở cả 5 thôn của xã tuy nhiên tập trung chủ yếu tại 3 thôn: Trung Tuyến, Phát Minh, Tân Tạo. Trong những năm qua nhờ có cây dưa hấu mà đời sống của nhiều hộ nông dân trong xã đã được cải thiện đáng kể. Chính quyền xã đã xác định dưa hấu là cây hàng hóa mũi nhọn trong cơ cấu cây trồng hàng năm nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Qua điều tra tình hình sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân

trong xã đã thấy được những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất dưa hấu của người dân xã Bình Dân như sau:

a, Thuận lợi

Trước hết, hệ thống cơ sở hạ tầng trong xã được đảm bảo, Giao thông thuận lợi, có trục đường 388 bắt nguồn từ thị trấn Phú Thái chạy qua địa bàn xã nối liền với huyện An Hải – Hải Phòng. Có trục đường WB2 được trải nhựa, nối liền với các tuyến đường bê tông xi măng trong các khu dân cư. Đây là huyết mạch giao thông quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản trong đó có dưa hấu cho nông dân. Dưa hấu là một loại nông sản dễ bị vỡ dập trong khi vận chuyển nếu không cẩn thận. Tuy nhiên, địa phương đã xây dựng hệ thống đường giao thông thuận tiện cho các thương lái đưa xe ô tô về tận ruộng để thu gom, người dân không phải mất công vận chuyển dưa đi xa. Bên cạnh đó, gần Hải Phòng là một thị trường tiêu thụ dưa khá lớn.

Thứ hai, người dân xã Bình Dân có tinh thần lao động cần cù, ham học hỏi nên đã mạnh dạn chuyển sang trồng dưa để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề này thuộc về trình độ nhận thức, tư duy của mỗi người dân. Các hộ trồng dưa trong xã có ý thức đầu tư thâm canh cao cho dưa hấu so với nhiều cây trồng khác. Với những thành quả mà các hộ nông dân đạt được từ trồng dưa hấu đã khẳng định được quyết định chuyển từ trồng lúa sang chuyên canh trồng dưa hấu là một quyết định hoàn toàn đúng đắn của người dân xã Bình Dân.

Thứ ba, việc sản xuất dưa không phải gặp khó khăn về dịch vụ đầu vào. Hiện nay, trên địa bàn xã các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp rất đa dạng và phong phú đã cung cấp đầy đủ về: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Một điểm đáng lưu ý là người dân không phải lo về các chi phí đầu vào cho sản xuất dưa do các cửa hàng này sẵn sàng cung cấp các yếu tố đầu vào mà không bắt buộc người dân phải thanh toán ngay các chi phí đó. Cho nên, có nhiều hộ dù không có vốn nhưng vẫn có thể trồng dưa, tất cả các chi phí đó sẽ được người dân trả khi họ thu hoạch xong dưa hấu. Sự linh hoạt trong cung ứng các yếu tố

đầu vào này có ý nghĩa quan trọng giúp người nông dân không phải lo lắng quá nhiều đến các chi phí phải bỏ ra để sản xuất dưa. Nhờ đó, họ yên tâm sản xuất và mang lại giá trị kinh tế cao từ cây dưa hấu.

Thứ tư, quỹ đất cho sản xuất cây dưa hấu là tương đối lớn, đặc biệt là diện tích đất pha cát tập trung chủ yếu đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho cây dưa hấu sinh trưởng, phát triển nên sẽ mang lại năng suất cao nhất cho các hộ trồng dưa. Qua điều tra các hộ cho thấy việc người dân chọn cây dưa hấu để trồng trên đất pha cát thì chủ yếu người dân cho rằng điều kiện tự nhiên của xã đặc biệt là chất đất pha cát rất phù hợp cho trồng cây dưa hấu và mang lại thu nhập cao trong thời gian ngắn.

b, Khó khăn

Qua điều tra các hộ cho thấy, đa số nông dân trồng dưa hấu hiện nay đều theo tập quán, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những kiến thức về canh tác và phòng từ sâu bệnh của nông dân hầu như do tự tìm hiểu, học hỏi từ nông dân khác. Do đó dẫn đến tình trạng là còn quá lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vào sản xuất dưa. Có không ít hộ nông dân cứ định kỳ 3 – 5 ngày phun thuốc một lần, mỗi lần phun hỗn hợp 4 - 5 loại thuốc cả sâu lẫn bệnh trong khi chưa xác định được đối tượng gây hại thậm chí trước khi thu hoạch 3 - 5 ngày vẫn còn tiếp tục phun thuốc. Việc đầu tư phân bón quá nhiều nhất là phân Ure và NPK kết hợp với tưới nước không hợp lý là một trong những nguyên nhân làm cho sâu bệnh phát triển, vì vậy người dân đều phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ.

Ngoài ra, chưa có một đánh giá cụ thể nào ở cấp xã về canh tác cây dưa hấu, thiếu sự quy hoạch, diện tích gieo trồng hàng năm biến động lớn phụ thuộc vào kết quả gieo trồng năm trước. Hiện tượng “được mùa mất giá” thường xuyên xảy ra với những năm có diện tích gieo trồng dưa lớn. Năm 2010 vừa qua là một điển hình về hiện tượng này, giá dưa hấu xuống thấp chỉ còn từ 2.000 – 3.000đồng/ kg nên người dân vô cùng lo lắng, băn khoăn không biết có nên tiếp tục trồng dưa

không? Bởi vì, trong những năm gần đây giá cả vật tư liên tục tăng nhanh. Trong khi đó giá đầu ra của sản phẩm lại thấp như vậy thì sẽ không bù đắp được những chi phí nên không mang lại hiệu quả cho người trồng dưa.

Biểu đồ 4.1 Khó khăn trong sản xuất dưa hấu

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua điều tra những khó khăn mà hộ nông dân gặp phải thì khó khăn lớn nhất hiện nay là tiêu thụ sản phẩm chiếm tới 52%. Câu chuyện người dân vui khi mất mùa và khóc khi mất mùa đã không còn xa lạ đối với sản xuất nông nghiệp. Do còn chịu ảnh hưởng của lối canh tác truyền thống, tư tưởng lạc hậu nên các hộ nông dân thường sản xuất theo phong trào. Đối với sản xuất dưa hấu cũng tương tự như vậy. Trong một số năm trở lại đây nhận thấy được những giá trị kinh tế mà cây dưa hấu mang lại nên người dân trong xã đã chuyển đổi phần lớn diện tích sang trồng dưa hấu. Diện tích, sản lượng dưa hấu không ngừng tăng lên trong khi đó người dân lại chưa tìm được thị trường tiêu thụ nên dẫn đến tình trạng bị tư thương ép giá. Đặc biệt trong năm vừa qua giá dưa hấu bị giảm nhanh chóng xuống còn 2.000 – 3.000đồng/kg. Bài toán tìm đầu ra cho dưa hấu đang làm đau đầu các cấp chính quyền của địa phương và là nỗi lo lắng lớn nhất hiện

nay của người trồng dưa hấu. Làm thế nào để có một thị trường tiêu thụ dưa hấu ổn định? Đó là một câu hỏi lớn đang được đặt ra đối với các hộ nông dân trong xã mà chưa tìm được câu trả lời. Để phát triển sản xuất dưa hấu theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân thì vấn đề tìm thị trường tiêu thụ là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, thì chúng ta thấy rằng các hộ nông dân trồng dưa trong xã gần như không gặp khó khăn nhiều về lao động. Bởi vì người dân nơi đây có kinh nghiệm trồng dưa hấu từ lâu nên vấn đề sử dụng lao động cho sản xuất dưa hấu không phải là khó khăn lớn.

Bên cạnh đó người dân chưa được tham gia nhiều vào các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng dưa nên có nhiều biện pháp canh tác hiệu quả tốt nhưng chưa được áp dụng vào sản xuất như: xử lý hạt giống, xử lý đất, bấm ngọn, tỉa cành… Những nguồn tài liệu đề cập đến kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh cho dưa hấu còn rất hạn chế so với nhiều cây trồng khác nên gây khó khăn cho công tác chỉ đạo sản xuất. Do chịu ảnh hưởng của lối canh tác truyền thống trong nông nghiệp nên người dân trồng dưa chưa có sự sáng tạo, linh hoạt, chủ động trong sản xuất. Đó là chưa xây dựng được công tác luân canh hợp lý nên thường nông dân chỉ canh tác 1 vụ dưa, vụ sau phải đổi đi thê đất khác làm tăng đáng kể chi phí sản xuất. Tuy nhiên, có những hộ do nhận thấy việc trồng dưa mang lại hiệu quả kinh tế cao nên chỉ chuyên canh trồng dưa một năm trồng 2 vụ thậm chí có hộ trồng 3 vụ. Trồng như vậy sẽ không để đất có thời gian nghỉ ngơi để sản xuất tiếp nên làm cho chất đất nhanh chóng bị bạc màu, hết chất dinh dưỡng nên trong tương lai sẽ làm giảm năng suất cũng như chất lượng của dưa hấu.

Cũng như nhiều loại cây trồng khác, dưa hấu phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên trong quá trình sản xuất dưa người dân xã Bình Dân đã gặp phải rất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w