Đặc điểm KT-XH

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 34 - 41)

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2 Đặc điểm KT-XH

3.1.2.1 Đặc điểm về dân số lao động

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Bình Dân qua 3 năm 2008 – 2010

(Nguồn: Ban thống kê xã Bình Dân)

Chỉ tiêu

2008 (1) 2009 (2) 2010 (3) Tốc độ phát triển (%)

SL CC SL CC (%) SL CC (%) 2/1 3/2 BQ

1/ Tổng nhân khẩu 4719 100 4282 100 4757 100 90,74 111,09 100,40

Nhân khẩu phi nông nghiệp 250 5,30 279 6,52 425 8,94 111,60 152,33 130,38 Nhân khẩu nông nghiệp 4469 94,70 4003 93,48 4332 91,06 89,57 108,22 98,45

2/ Tổng số hộ 1096 100 1169 100 1289 100 106,66 110,27 108,45

Hộ phi nông nghiệp 35 3,19 40 3,42 50 3,88 114,29 125,00 119,52

Hộ nông nghiệp 1061 96,81 1129 96,58 1239 96,12 106,41 109,74 108,06

3/ Tổng số lao động 2898 100 2947 100 3002 100 101,69 101,87 101,78

Lao động phi nông nghiệp 256 8,83 376 12,76 512 17,06 146,88 136,17 141,42

Lao động nông nghiệp 2642 91,17 2571 87,24 2490 82,94 97,31 96,85 97,08

4/ Một số chỉ tiêu

Bình quân LĐNN/hộ NN 2,49 2,28 2,01 91,57 88,16 89,85

Bình Dân là một xã có dân số ở mức trung bình của huyện Kim Thành, từ năm 2008 đến năm 2010 thì tốc độ tăng dân số bình quân của xã là 0,4%. Ta thấy rằng, từ năm 2008 đến năm 2009 thì dân số giảm 437 người tương đương với 9,26% nhờ thực hiện theo quy định của nhà nước về sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến năm 2010 chính quyền xã lại chưa chú trọng đến việc thúc đẩy người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên dân số tăng 475 người tương đương với 11,09%. Với vị trí là một xã thuộc khu C của huyện Kim Thành nên xã người dân trong xã làm nông nghiệp là chủ yếu, Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương phát triển kinh tế xã hội bên cạnh nông nghiệp giữ vai trò quan trọng thì tập trung phát triển công nghiệp. Chính vì vậy, số khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm và số khẩu phi nông nghiệp có xu hướng tăng.

Qua bảng 3.2 ta thấy: Từ năm 2008 đến năm 2010 dân số của xã có sự biến động tương đối. Năm 2010 dân số của xã là 4757 người, trong đó số nhân khẩu sống trong lĩnh vực nông nghiệp là 4332 người chiếm 91,06%, số nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 8,94%. Tuy nhiên, dân số ở khu vực phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng lên tốc độ tăng bình quân là 30,38%, điều đó cho ta thấy dân số tham gia lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm tốc độ giảm bình quân là 1,55%. Với những đặc điểm của dân số như vậy là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế của xã.

Về lao động năm 2010, số lao động của xã là 3002 lao động và có xu hướng tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 1,78%. Trong tổng số lao động thì lao động nông nghiệp chiếm 82,94% còn lại là lao động phi nông nghiệp năm 2010. Lao động phi nông nghiệp tăng nhanh qua 3 năm, bình quân mỗi năm tăng 41,42%. Điều đó cho ta thấy có sự dịch chuyển lao động ở khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Số lao động trong khu vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân cư của xã. Tạo điều kiện thuận lợi

cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tổng số hộ là 1289 hộ năm 2010, có xu hướng tăng qua 3 năm, bình quân mỗi năm tăng 8,45%, hộ phi nông nghiệp tăng nhanh và tăng là 19,52%. Số nhân khẩu bình quân trên hộ trong những năm qua có chiều hướng giảm đáng kể bình quân mỗi năm giảm 7,47%.

Nhìn chung số nhân khẩu/hộ của xã còn cao. Điều đó gây ra áp lực lớn đến sự phát triển kinh tế của các hộ. Vì số lao động của các hộ tương đối thấp năm 2008 bình quân số lao động/hộ là 2,49, năm 2009 bình quân số lao động /hộ là 2,28, sang năm 2010 bình quân số lao động/hộ là 2,01. Mức biến động số lao động/hộ tương đối lớn qua 3 năm có xu hướng giảm bình quân là 10,15%. Nguyên nhân là do người dân trong xã hiện nay chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Hiện nay, khi nhiều nhà máy, khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn huyện thì người dân có xu hướng vào các nhà máy để làm công nhân có thu nhập tương đối cao mà còn đỡ vất vả hơn sản xuất nông nghiệp. Vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phương làm thế nào để cân đối nguồn lao động sản xuất nông nghiệp để phát huy được những lợi thế của xã trong phát triển nông nghiệp bền vững trong thời gian tới. Trong tổng số lao động thì lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn khá nhiều và đang giảm dần do có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nguồn lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp do đó sau mùa vụ số lao động nông nhàn khá cao, tình trạng dư thừa sức lao động khá phổ biến, trong khi đó các ngành nghề khác thu hút sức lao động chưa thực sự phát triển mạnh.

Như vậy, tình hình dân số của xã qua 3 năm cho thấy lực lượng lao động tập trung chủ yếu vào khu vực sản xuất nông nghiệp nên không thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển các nghành nghề và dịch vụ để chuyển cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

3.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế của xã

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2006-2010, trong bối cảnh của nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thách thức xong với sự tập trung lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo và điều hành của HDND – UBND xã, sự cố gắng lỗ lực của các cấp các ngành và nhân dân, nên tình hình hình kinh tế xã Bình Dân vẫn đạt được kết quả cao.

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời từng bước CNH – HĐH nền kinh tế đất nước kết hợp với khai thác triệt để những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta. Những năm qua nền kinh tế của xã đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đặc biệt trong nghành sản xuất nông nghiệp và các nghành kinh tế khác cũng đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay.

Qua bảng 3.2 ta thấy: Tổng giá trị sản xuất của xã qua các năm có xu hướng tăng. Năm 2008 tổng giá trị sản xuất của xã là 32.461triệu đồng, sang năm 2009 tổng giá trị sản xuất là 35.571,30 triệu đồng tăng 9,58% so với năm 2008, sang năm 2010 tổng giá trị sản xuất là 40.088 triệu đồng tăng 12,7 % so với năm 2009, Bình quân qua 3 năm tổng giá trị sản xuất của xã tăng 11,13 %. Tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 12,4%. Như vậy, trong 3 năm qua tăng trưởng kinh tế bình quân của xã tăng tương đối cao là 8,16%. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá từng bước giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, phát triển đa dạng hoá các loại hình công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 3.3: Tình hình kinh tế của xã Bình Dân giai đoạn 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 2009/200 8 2010/200 9 BQ I Tổng giá trị sản xuất Tr đ 32.461 100 35.571,3 0 100 40.08 8 100 109,58 112,70 111,13 1 Ngành Nông - Lâm thủy sản Tr đ 19.375 59.7 21.101,3 0 59,3 23.23 3 58 108,91 110,10 109,50 2 Công nghiệp – TTCN Tr đ 4.984 15,3 5.460 15,4 6.700 16,7 109,55 122,71 115,94 3 Thương mại dịch vụ Tr đ 8.102 25 9.010 25,3 10.15 5 25,3 111,21 112,71 111,96 II Chỉ tiêu bình quân 1 GTSX NN/1 ha canh tác/năm Tr đ/ha/ 65.151 77.4 105.4 118,80 136,18 127,19 2 Thu nhập bình quân/người/ năm Trđ/n gười/ 8.128 8.88 9.94 109,25 111,94 110,59 3 Bình quân lương thực đầu người kg/ng ười/ 455 452 428 99,34 94,69 96,99

4 Tăng trưởng kinh tế % 10,6 9.7 12.4 91,51 127,84 108,16

Trong tổng giá trị sản xuất thì ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm 2010 chiếm 58%. Nhìn chung qua 3 năm ngành nông nghiệp tốc độ tăng bình quân là 9,5%. Điều đó cho ta thấy sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của huyện chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của xã.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng có những bước tăng trưởng khá cao trong những năm qua góp phần đáng kể vào cơ cấu kinh tế của xã. Tốc độ bình quân mỗi năm tăng 15,94 %. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp của địa phương thì quy mô còn nhỏ lẻ. Để đạt kết quả cao trong những năm tới cần phải phát huy tiềm năng trên địa bàn xã để thu hút lao động, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống góp phần vào phát triển kinh tế của xã.

Qua 3 năm ngành thương mại dịch vụ có bước phát triển nhảy vọt. Năm 2010 tổng giá trị ngành dịch vụ 10,155 triệu đồng chiếm 25,3% tổng giá trị sản xuất. Tốc độ bình quân qua 3 năm tăng 11,96%. Điều đó đã chứng tỏ nhân dân đã biết chú trọng đến ngành thương mại và dịch vụ nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ.

Các chỉ số thu nhập bình quân đầu người, bình quân lương thực/người của người dân trong xã có bước khởi sắc, bình quân qua 3 năm bình quân thu nhập đầu người tăng 10,59 %. Điều đó cho thấy đời sống của người dân không ngừng được nâng cao mà từng bước hoà mình vào xu thế phát triển kinh tế của đất nước. Bình quân lương thực/người giảm 3,01%. Con số này cho ta thấy ngành trồng trọt đang có xu hướng giảm và các ngành khác tăng lên phát triển theo xu hướng sản xuất hàng hoá.

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở kỹ thuật có vị trí hết sức quan trọng trong bất cứ nền sản xuất nào. Việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển sản xuất giảm nhẹ sức lao động cho người dân, làm tăng năng suất lao động, góp phần cải thiện nền sản xuất, củng cố hoàn thiện mối quan hệ sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hóa.

Xã Bình Dân hiện có hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, vững chắc. Trong những năm gần đây chính quyền địa phương đã đầu tư nhiều cho xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng của xã.

Điện: hệ thống điện lưới đã được cung cấp tới từng hộ gia đình, mọi người dân đều có đủ điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hợp tác xã điện thường xuyên tổ chức sửa chữa, thay thế và duy tu bảo dưỡng hệ thống điện hạ thế.

Giao thông: hệ thống đường giao thông của xã rất thuận lợi. Xã có trục đường 388 bắt nguồn từ thị trấn Phú Thái chạy qua nối liền với huyện An Hải - Hải Phòng. Có trục đường WB2 đã được trải nhựa, nối liền với các tuyến đường bê tông xi măng trong các khu dân cư. Đây là huyết mạch giao thông quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Hiện nay, các con đường trong xã đều đã được bê tông hóa, việc giao lưu hàng hóa, đi lại của người dân địa phương với các vùng khác không còn khó khăn. Hàng năm, xã đều đầu tư nâng cấp đường xá đi lại cho người dân với khoản tiền được tại trợ từ những dự án của nhà nước và từ quỹ xây dựng cỏ bản. Để phục vụ cho kinh tế phát triển cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề đi lại địa phương đang tích cực cải thiện mạnh mẽ vấn đề hạ tầng giao thông, đây là nhìn nhận trong chiến lược dài hạn của địa phương.

Thủy lợi: hệ thống thủy lợi được xây dựng kiên cố. Thủy lợi có vai trò rất quan trọng để phục vụ cho phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp. Xã Bình Dân có 1 trạm bơm điện. Một trạm bơm điện của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện đóng trên địa bàn xã. Với trên 10km kênh mương các loại, Các hệ thống tưới tiêu trên hàng năm được lạo vét, tu sửa, vận hành và khai thác hợp lý phục vụ cho công tác sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống dân sinh: Trong xã chỉ có một trạm xá, việc điều trị bệnh cho người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị và bác sỹ, y tá nên chủ yếu bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện đa khoa của

huyện Kim Thành hoặc bệnh viện của tỉnh. Trong những năm vừa qua việc chăm sóc sức khỏe của người dân được địa phương chú trọng như việc tiêm chủng đều đặn, nâng cấp trang thiệt bị của trạm xá và tăng theo cơ số thuốc đảm bảo nhu cầu chữa bệnh của người dân.

Trong xã, hệ thống trường học mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, một phần của địa phương đã xây dựng phục vụ đủ cho lượng học sinh đến trường, việc quan tâm tiếp theo của địa phương là chất lượng dạy và học. Bởi vậy, chính quyền xã có sự hỗ trợ cho việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học và có chính sách khuyến khích phát triển giáo dục của địa phương như là xây dựng quỹ khuyến học của xã.

Hiện tại, xã có một đài truyền thanh là kênh cung cấp mọi thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w