PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 69 - 72)

5.1 Kết luận

Trong những năm qua sản xuất dưa hấu tại xã Bình Dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nhưng so với tiềm năng của một xã có nhiều lợi thế đã kể trên thì kết quả đó vẫn chưa tương xứng. Bởi lẽ, người nông dân trong xã còn chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của cây dưa hấu trong sản xuất nông nghiệp do trình độ học vấn chưa cao, thói quen trong sản xuất. Hiện nay, trồng dưa hấu tại xã diễn ra theo phong trào, tức là người dân thấy một số hộ ban đầu trồng dưa mang lại thu nhập cao nên họ theo đó trồng theo. Nếu như người dân vẫn còn tư tưởng như vậy trong sản xuất thì không thể phát triển bền vững lâu dài được. Vấn đề là phải làm cho các hộ nông dân nhận thấy được những lợi thế thực sự khi phát triển cây dưa hấu có như vậy thì họ mới xác định được sẽ gắn bó lâu dài với cây dưa hấu trên những mảnh đất của mình.

Giá bán dưa hấu hiện nay chưa ổn định tăng giảm thất thường làm cho người trồng dưa hấu không an tâm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là bán buôn cho các thương lái nên dễ bị ép giá trong khi đó có rất nhiều thị trường tiêu thụ tiềm năng nhưng người nông dân chưa biết đến do thiếu thông tin. Vậy nên để nâng cao thu nhập cho người trồng dưa hấu cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ đưa sản phẩm dưa hấu tới tận tay người tiêu dùng. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, giá cả vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp khá cao nên chi phí sản xuất lớn nhưng nhìn chung việc sản xuất dưa hấu vẫn mang lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân trồng dưa hấu. Điều đó chứng tỏ về lâu dài sự phát triển của sản xuất dưa hấu ngày càng được khẳng định.

Để phát triển bền vững sản xuất dưa hấu trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các nhóm giải pháp trong đó đặc biệt chú trọng tới

hướng giải pháp ba giảm ba tăng. Tăng về diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu; giảm về chi phí, lượng phân bón, thuốc trừ sâu. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn hiện nay Đảng bộ và chính quyền xã Bình Dân cần nhận thấy bộ mặt nông thôn đang có nhiều bước chuyển biến tích cực và để phát huy nó cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan liên quan với người nông dân. Cần phải thực thi các biện pháp đã đề ra cụ thể để thúc đẩy nông nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương. Hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu ngày càng phát triển lớn mạnh hướng theo chiều sâu và bền vững, đảm bảo an toàn môi trường.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương có một vai trò rất quan trọng đến định hướng sản xuất và phát triển của cây dưa hấu theo hướng bền vững. Để làm được điều đó thì chính quyền địa phương nên có những hành động cụ thể:

Một là, quy hoạch sản xuất dưa theo vùng. Điều đó giúp cho việc quản lý

sản xuất dễ dàng và có thể cơ giới hóa sản xuất, giúp cho diện tích dưa ổn định hơn, tránh tình trạng nhỏ lẻ manh mún như hiện nay.

Hai là, thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến công theo định hướng

phát triển chung của toàn huyện xong vẫn đảm bảo tính phù hợp của chúng. Công tác khuyến nông cần được chú trọng hơn nhất là trong vấn đề chuyển giao khoa học kỹ thuật tiến bộ và xây dựng cho bà con phương thức canh tác tốt nhất, có thể phát huy các lợi thế tiềm năng của vùng.

Ba là, thực hiện liên kết 4 nhà bền vững bằng việc : Tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp, cơ sở chế biến thực phẩm thu mua sản phẩm dưa hấu của bà con nông dân trên cơ sở các hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên doanh nghiệp và người dân. Làm được điều đó cũng chính chính quyền địa phương đã ổn định được khâu tiêu thụ sản phẩm giúp người dân yên tâm sản xuất không lo “được

mùa mà lại mất giá”.

Theo điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng việc sản xuất dưa hấu có tác động không nhỏ đến môi trường. Sau nhiều năm sản xuất tình trạng đất nhiễm bệnh khá phỏ biến, nguồn nước có xu thế ô nhiễm do thuốc trừ sâu, thân cây dưa chưa được xử lý. Vì vậy để hạn chế những tác động tới môi trường thì UBND xã cần có những biện pháp hạn chế những tác động đó như; khuyến cáo người dân vứt bao bì, vỏ thuốc sâu đúng nơi quy định, cần xử lý thân cây dưa như ủ hoai mục để làm phân xanh tránh tình trạng xả thẳng xuống kênh, mương gây tắc nghẽn dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước, tránh lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn nan.

5.2.2 Đối với người dân

Để cây dưa thực sự là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao thì người sản xuất cần có những biện pháp cụ thể như là:

Ổn định diện tích gieo trồng dưa hấu trên đất pha cát. Vì đây chính là loại đất rất phù hợp với cây dưa hấu. Cần tiến hành sản xuất tập chung tránh manh mún khiến chi phí sản xuất cao, khó áp dụng cơ khí hóa sản xuất.

Cần thay đổi phương thức sản xuất theo hướng tiến bộ hơn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tham gia thường xuyên hơn các lớp tập huấn về trồng và chăm sóc cây dưa hấu. Tuy nhiên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cần có sự đồng bộ, tránh tình trạng “mạnh ai người ấy làm” để đạt hiệu quả cao.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: đất, nước, tránh lạm dụng thuốc sâu bệnh, xử lý chất thải đúng quy định của địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”. (Trang 69 - 72)