Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
335,5 KB
Nội dung
Thực hành nghề nghiệp lần 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong tiến trình xây dựng đất nước đi theo con đường CNXH với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể hoạt động kinh doanh, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Do vậy mỗi doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô và tình hình sản xuất của doanh nghiệp đó, đảm bảo việc bảo toàn hàng và tăng tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với khách hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiệu đời sống của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để tích lũy mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta đang đua nhau cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh vị thế đứng đầu trên thị trường. Trong điều kiện khi mà khoa học kỹ thuật và công nghệ trở thành một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để chiếm lĩnh thị trường về một ngành hàng nào đó không phải là một công việc dễ dàng mà chắc hẳn doanh nghiệp đó phải có một cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp và phương pháp lãnh đạo hiệu quả nhất. Vì bộ máy quản trị là cơ quan đầu não của doanh nghiệp, là nơi đưa ra các chủ trương chính sách, đường lối hoạt động cho toàn doanh nghiệp. Muốn vậy, công tác xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy phải được chú trọng một cách thích đáng. Vấn đề này không phải chỉ đặt cho riêng mỗi doanh nghiệp, mà đó là vấn đề chung của toàn xã hội. Một vấn đề đáng chú ý nữa là: trong một cơ cấu kinh tế, mỗi thành phần kinh tế, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc điểm khác nhau. Để có một cơ cấu kinh tế hợp lý, ở công ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo hiệu quả năng động là việc hết sức quan trọng nên đã được ban lãnh đạo đặc biệt chú trọng và quan tâm vì nó có góp phần tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao ưu thế và thúc đẩy sự phát triển của công ty, đồng thời khẳng định thương hiệu của mình với khách hàng, nhằm tạo lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp mình Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 1 Thực hành nghề nghiệp lần 1 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức bộ máy quản trị vận dụng lý luận đã học tại trường và qua thời gian thực tập thực tế tại công ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU, em quyết định chọn đề tài: “Khảo sát hoạt động tổ chức và lãnh đạo tại công ty THHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU” để viết chuyên đề báo cáo của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đây là đề tài nghiên cứu lí thuyết nhằm tìm hiểu cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU. Đưa ra một số nhận định về cơ cấu tổ chức và đông một ý kiến nhỏ của cá nhân cho sự phát triển của công ty. Khái quát những kiến thức có liên quan đến đề tài công tác tổ chức bộ máy quản trị một số lý luận cũng như khái niệm cơ bản về tổ chức, quản trị bộ máy, sơ đồ tổ chức. Trên cơ sở đánh giá, phân tích và đánh giá thực trạng mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty, đưa ra một số đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản trị, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ. 3. Nội dung nghiên cứu: Khảo sát hoạt động tổ chức và lãnh đạo tại công ty THHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU trong một tháng thực hành nghề nghiệp. 4. Bố cục đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức và lãnh đạo. Chương 2: Giới thiệu khái quát và thực trạng tổ chức và lãnh đạo của công ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU. Chương 3: Một số nhận định và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau: Phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát khoa học. Phương pháp thu thập số liệu thực tế, lưu trữ nội bộ phân tích tổng hợp và đưa ra giải pháp. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài: Do giới hạn về thời gian nên đề tài này tập trung nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận của môn học và thực tế tại công ty kiến tập, qua đó: - Tìm hiểu hoạt đông kinh doanh của công ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU. - Tìm hiểu về cơ cấu hoạt động của công ty. Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 2 Thực hành nghề nghiệp lần 1 - Đưa ra một số nhận định về cơ cấu tổ chức cho công ty. Phạm vi thời gian: - Thời gian nghiên cứu đề tài, hoạt động kinh doanh từ khi thành lập tới nay. - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/4/2013 đến ngày 10/5/2013. Phạm vi không gian: - Đề tài báo cáo tập trung tình hình hoạt động của công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng và tầm quan trọng của công tác tổ chức 1.1.1 Khái niệm và yêu cầu của công tác tổ chức bộ máy và lãnh đạo 1.1.1.1 Khái niệm và yêu cầu của tổ chức bộ máy Tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quản trị. Một khi mục tiêu, các chiến lược và kế hoạch của tổ chức đã được xác định, nhà quản trị cần phải xây dựng một cấu trúc tổ chức hiệu quả nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu. Chức năng tổ chức đứng ở vị trí thứ hau trong tiến trình quản trị, nhưng nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của tổ chức. Nói cách khác, tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quản trị. • Tổ chức: Theo cách phân loại các yếu tố sản xuất thì tổ chức là sự kết hợp với các yếu tố sản xuất. Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 3 Thực hành nghề nghiệp lần 1 Theo quá trình phát triển thì tổ chức là sự liên kết tất cả các cá nhân, quá trình hoạt động trong hệ thống để thực hiện các mục tiêu đề ra. Theo mối quan hệ tổ chức bao gồm sự xác định cơ cấu và liên kết các hoạt động khác nhau của tổ chức. Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ thì tổ chức có các nghĩa sau đây: Làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định. Làm những gì cần thiết đến tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được một hiệu quả lớn nhất. Làm công tác tổ chức bộ máy cán bộ. Tổ chức theo từ gốc Hy Lạp “Organnon” nghĩa là “hài hòa”, từ tổ chức nói lên một quan điểm rất tổng quát “đó là cái đem lại bản chất thích nghi với sự sống”. Theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich thì công tác tổ chức là “việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó, là việc tạo điều kiện cho sự liên kết ngang dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp”. Bộ máy quản lý là cơ quan điều khiển hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp bao gồm cả khâu sản xuất kinh doanh trực tiếp cũng như khâu phụ trợ, phục vụ cả hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp cũng như khâu tiếp thị ngoài dây truyền sản xuất, cả hệ thống tổ chức quản lý cũng như hệ thống các phương thức quản lý của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý là lực lượng vật chất để chuyển những ý đồ, mục đích, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thành hiện thực, biến những nỗ lực chủ quan của mỗi thành viên trong doanh nghiệp thành hiệu quả sản xuất trong kinh doanh. Lao động quản lý bao gồm những cán bộ và nhân viên tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý. Trong bộ máy thì hoạt động của lao động quản lý rất phong phú và đa dạng cho nên để thực hiện được các chức năng quản lý thì trong bộ máy quản lý phải có nhiều bộ máy quản lý khác nhau. Phân loại lao động căn cứ vào việc tham gia trong các hoạt động và chức năng quản lý, người ta chia lao động quản lý thành ba loại sau: Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 4 Thực hành nghề nghiệp lần 1 Một là: các các cán bộ quản lý doanh nghiệp gồm có giám đốc các phó giám đốc, kế toán trưởng. Các bộ máy này có nhiệm vụ phụ trách từng phần công việc, chịu trách nhiệm về đường lối chiến lược, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp. Hai là: các bộ lãnh đạo doanh nghiệp gồm trưởng, phó giám đốc phân xưởng (lãnh đạo tác nghiệp), trưởng, phó phòng ban chức năng, đội ngũ lãnh đạo này có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phương hướng đường lối của lãnh đạo cấp cao đã phê duyệt cho bộ phân chuyên môn của mình. Ba là: viên chức chuyên môn nghiệp vụ, gồm có những người thực hiện những công việc rất cụ thể và có tình chất thường xuyên lặp đi lặp lại. Trong bất kì một doanh nghiệp một tổ chức nào thì ba loại lao động quản lý nói trên đều cần thiết phải có, tuy nhiên tùy theo từng quy mô hoạt động và tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có một tỷ lệ thích hợp trong đó cán bộ cấp trung gian có vai trò vị thế hết sức quan trọng, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại của bộ phận quản lý đây là linh hồn của tổ chức và nó được ví như người nhạc trưởng của một giàn nhạc giao hưởng. Trong các hoạt đông quản trị thì quyết định là trung tâm, các hoạt động về hoạch định là để thiết lập mục tiêu và kế hoạch thực hiện nó. Tuy nhiên liên kết các bộ phận, các nguôn lực trong một thể thống nhất để thực hiện các chiến lược sách lược, các kế hoạch đã đề ra không gì khác hơn là công tác tổ chức. Xây dựng bộ máy tổ chức hay cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các bộ phận trong một tổ chức thành một thể thống nhất, với quan hệ về nhiệm vụ và quyền hành rõ rang, nhằm tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho sự làm việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, hướng tới hoàn thành mục tiêu chung. Khi thiết kế và xây dựng bộ máy tổ chức chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu sau: Thiết kế xây dựng một cơ cấu tổ chức khoa học, tiến bộ, cân đối hợp lí, đơn giản mà hoạt động có hiệu quả. Cơ cấu phải phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ và mỗi giai đoạn trong mỗi giai đoạn phát triễn của chức và còn phải phát huy được tính năng động nhạy bén và tinh thần trách nhiễm của mỗi cá nhân. • Mối quan hệ ngang là mối quan hệ giữa các bộ phận ngang cấp: - Phòng – phòng - Phân xưởng – phân xưởng Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 5 Thực hành nghề nghiệp lần 1 - Tổ đội – tổ đội - Cá nhân – cá nhân Mối quan hệ dọc là mối quan hệ giữa các cấp trên với cấp dưới, chức năng này cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản trị. Tổng hợp từ những khái niệm khác nhau về chức năng tổ chức, chúng ta có thể hiểu bản chất của chức năng tổ chức là thiết kế một cấu trúc tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản trị đạt được mục tiêu của nó. Nói cách khác, chức năng tổ chức bao gồm các công việc liên quan đến xác định và phân chia công việc phải làm, những người hoặc nhóm người nào sẽ làm việc gì, ai chịu trách nhiệm về những kết quả nào, các công việc sẽ được phối hợp với nhau như thế nào, ai sẽ báo cáo cho ai và những quyết định được làm ra ở cấp nào hay bộ phận nào. 1.1.1.2 Khái niệm và yêu cầu của công tác lãnh đạo Lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng trong quản lý, lãnh đạo có hiệu quả cao là một trong những chìa khóa để trở thành một nhà quản lý giỏi. Cũng như việc thực hiện những nhiệm vụ cốt yếu khác của quản lý tức là việc thực hiện trọn vẹn việc quản lý – có một ý nghĩa quan trọng để đảm bảo rằng một nhà quản lý có thể trở thành một nhà lãnh đạo có hiệu quả.Các nhà quản lý phải thực hành tất cả các yếu tố trong vai trò của họ để kết hợp nguồn nhân lực và vật lực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Lãnh đạo là một chức năng chung liên quan tới hoạt động hướng dẫn, đào tạo, đôn đốc động viên và thúc đẩy thành viên trong tổ chức làm việc với hiệu quả cao dể đat dược mục tiêu đề ra của tổ chúc đó. Đây là chức năng đòi hỏi nhà quản trị không chỉ thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất, chế độ thủ trưởng mà nhà quản trị còn phải đáp ứng các yêu cầu như: Có sự nhạy bén tỉnh táo, hiểu thấu đáo về tâm lí cũng như xác định được những nguyên nhân của những vấn đề khó khăn về mặt nhân sự. Đồng thới có những phương pháp hữu hiệu để bồi dưỡng đào tạo và cải biến nhân viên và xác định chính xác phương pháp lãnh đạo và phối hợp các phương pháp đó phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài tổ chức. 1.1.2 Mục đích và vai trò của công tác tổ chức bộ máy và lãnh đạo trong quản trị doanh nghiệp 1.1.2.1 Mục đích Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 6 Thực hành nghề nghiệp lần 1 Mục đích của công tác tổ chức bộ máy là xây dựng một bộ máy gọn nhẹ và có hiệu quả, tạo nên môi trường thuận lợi cho mỗi cá nhân ,mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức sẽ đảm bảo doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng trước những biến động xảy ra trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao hiêu quả sử dụng các nguồn tài nguyên. Còn đối với công tác lãnh đạo thì lãnh đạolà xây dựng tầm nhìn tương lai cho doanh nghiệp: tập hợp, khuyến khích mọi người hành động, thực hiện tầm nhìn đó; trách nhiệm tìm kiếm cơ hội và thực hiện những thay đổi chiến lược mang đến sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.Đảm bảo rằng tương lai mới được tạo ra nhanh chóng như thị trường bên ngoài đang rất phát triển,tối đa hóa nâng suất làm viêc của nhân viên, thúc đẩy sự thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lập ra được các kỹ năng, kỹ thuật, chiến lược cần thiết, chúng bao gồm: lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, cơ quan, nhận thức về môi trường mà nhóm hoạt động. 1.1.2.2 Vai trò Một tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì mỗi còn người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối hợp những nỗ lực cá nhân để hướng tới những mục tiêu chung. Quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cũng như đảm bảo cuộc sống an toàn cho xã hội ngày càng thực hiện trên quy mô lớn với tính phức tạp ngày càng cao đòi hỏi phải có sự phân công hợp tác của những người trong tổ chức. Trong sản xuất kinh doanh cũng vậy, mỗi doanh nghiệp đều thực hiện những mục tiêu nhất định, mà để thực hiện được các mục tiêu đó đòi hỏi phải có lực lượng điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Đó chính là lực lượng lao động quản lý trong doanh nghiệp và hình thành lên bộ máy quản lý. Để đảm bảo sự thống nhất trong điều hành sản xuất trong kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp phải có ít nhất một thủ trưởng trực tiếp chỉ đạo lực lượng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ bố trí sắp xếp nhân viên cho phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong tổ chức, nhằm khai thác hết khả năng chuyên môn sáng tạo của mỗi thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra như tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 7 Thực hành nghề nghiệp lần 1 Người ta nói rằng xác định được vấn đề là quan trọng nhưng tổ chức thực hiện vấn đề đó lại quan trọng hơn. Điều này càng đúng khi con người không phải là máy móc, công cụ nên sự hoạt động có tổ chức của họ quyết định sự thành công. Có thể nói rằng mọi quyết định, mọi quá trình lãnh đạo kiểm soát sẽ không trở thành hiện thực hoặc không có hiệu quả khi không có tổ chức hoặc tổ chức không có khoa học. Tổ chức có khoa học trong tổ guồng máy sẽ đảm bảo nề nếp, kỷ cương, tính tổ chức, tính kỷ luật, tính khoa học, tác phong công tác sự đoàn kết nhất trí, phát huy tối đa năng lực của các cá nhân trong tổ chức. Ngược lại khi bộ máy tổ chức kém hiệu quả, không mang tính hệ thống , không đủ năng lực chuyên môn để thực hiện các công việc quản trị dẫn đến sự đùng đẩy trách nhiệm, tranh công đổ lỗi, thiếu trách nhiệm, không quyết đoán không tận dụng được cơ hội và thời cơ, lúng túng khi gặp thách thức, trở ngại. Không biết cách tổ chức thực hiện công việc một cách khoa học có thể làm hỏng việc, lãng phí nguồn tài nguyên, nhân lực của công ty, không nắm bắt được cơ hội dẫn đến kinh doanh không có hiệu quả. Như vậy trong mỗi doanh nghiệp nếu không có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thì không có một lực lượng nào có thể tiến hành nhiệm vụ quản lý, và không có quá trình sản xuất nào được thực hiện nếu không có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Từ những lập luận trên ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức bộ máy, nó quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Mặt khác, sự tồn tại của bộ máy quản lý còn thể hiện sự tồn tại của chính doanh nghiệp đó nó như chất keo dính để liên kết các yếu tố sản xuất lại với nhau theo sự thống nhất, có phương hướng rõ ràng, đồng thời làm cho hoạt động của doanh nghiệp ổn định thu hút mọi người tham gia và có trách nhiệm với công việc hơn. Trong doanh nghiệp có rất nhiều chức năng quản lý đảm bảo cho quá trình quản lý được thực hiện trọn vẹn mà không bỏ sót, để đảm nhiệm hết các chức năng quản lý đó cần có sự phân công quản lý, thực hiện chuyên môn hóa, bộ máy quản lý doanh nghiệp tập hợp những người có trình độ cao trong doanh nghiệp, việc sử dụng hợp lý các kế hoạch lao động của cán bộ và nhân viên quản lý, sự phân chia công việc cho nhân viên quản lý phù Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 8 Thực hành nghề nghiệp lần 1 hợp và có trình độ thực sự sẽ góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Chức năng của tổ chức bộ máy Đòi hỏi sự phân chia các nhiệm vụ chung thành những công việc của từng cá nhân, mặt khác những công việc của từng cá nhân phải được tập hợp lại thành những bộ phận, theo những nguyên tắc và những quy mô phù hợp, như vậy có thể mô tả chức năng tổ chức theo nghĩa phân chia các nhiệm vụ thành những công việc, trao việc quyền hạn, xác định những nguyên tắc thích hợp cho các bộ phận và quyết định quy mô thích hợp cho từng bộ phận. Việc xây dựng và duy trì một cơ cấu theo một hệ thống và xác định các vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận và của từng người, về cơ bản là chức năng của tổ chức đó phải được liên kết với nhau trong những mặt sau đây: Phải hiểu được mục tiêu của tổ chức, vì mục tiêu là bộ phận quan trọng nhất của hoạch định. Phải hiểu được nhiệm vụ cụ thể của mình trong những công việc hay hoạt động có liên quan. Phải hiểu được phạm vi có thể về sự tự quyết hay quyền hạn của họ nghĩa là người thực hiệ có nhiệm vụ phải hiểu được rằng họ có thế làm được những gì và không làm được những gì để hoàn thành công việc. Để vai trò của một người nào đó phát huy tác dụng trong một tổ chức, thì các thông tin cần thiết và các công cụ khác cần cho việc thực hiện vai trò này phải được cung cấp đầy đủ. Công việc tổ chức như là việc nhóm gồm các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho sự liên kết ngang dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp, để loại bỏ những trở ngại do sự nhầm lẫn và không cụ thể trong việc phân công công việc gây ra để tạo điều kiện cho các mạng lưới ra quyết định kịp thời và chính xác nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, mà cơ cấu cần phải được thiết kể rõ ràng ai sẽ làm việc gì, và ai sẽ chịu trách nhiệm về kết quả đó. Các hình thức tổ chức gồm 2 loại: Tổ chức chính thức: là loại tổ chức có tư cách pháp nhân, được pháp luật công nhận, và có mối quan hệ chính thức trong xã hội. Tổ chức chính thức tồn tại trong tất cả các lĩnh Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 9 Thực hành nghề nghiệp lần 1 vực hoạt động xã hội, với nhiều tên gọi khác nhau. Tổ chức chính thức luôn gắn liền với cơ cấu, vai trò, nhiệm vụ do tổ chức đó đề ra, khi xây dựng một tổ chức chính thức nhà quản trị không nên cân nhắc một mô hình mà phải linh hoạt tùy vào mục đích hay nhiệm vụ của từng lĩnh vực hoạt động. Nếu một nhà quản trị có ý định xây dựng một tổ chức chính thức có cơ cấu tốt thì nó phải tạo ra một môi trường mà ở đó từng cá nhân cả trong hiện tại và tương lai, phải đóng góp hiệu quả nhất vào các mục tiêu của tập thể. Tổ chức chính thức phải mềm dẻo, phải có một không gian đủ rộng để thực hiện quyền tự quyết, để phát huy được sự sáng tạo và để nhận ra được những mong muốn những năng lực cá nhân trong những tổ chức chính thức mức độ cao nhất. Đương nhiên những lỗ lực của cá nhân trong một nhóm phải hướng vào mục tiêu nhóm đưa ra, việc đạt được mục tiêu nhất định chính là lý do của bất kỳ hành động hợp tác nào trong một tổ chức chính thức. Chúng ta cũng cần phải xét kỹ hơn những nguyên tắc dùng làm cơ sở cho những tổ chức chính thức hoạt động có hiệu quả. Nguyên tắc của việc tổ chức chính thức là làm cho những mục tiêu trở nên có ý nghĩa góp phần tăng thêm hiệu quả về mặt tổ chức đó là: Thứ nhất: Nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu. Một cơ cấu tổ chức chính thức được coi là có hiệu quả nếu nó cho phép mỗi cá nhân góp phần công sức vào các mục tiêu của doanh nghiệp. Thứ hai: Nguyên tắc tính hiệu quả về mặt tổ chức. Một tổ chức chính thức được coi là có hiệu quả nếu nó được xây dựng để giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp với mức tối thiểu về những hậu quả hay chi phí. Tổ chức không chính thức: Người ta đã khẳng định rằng trong một tổ chức chính thức và trong các hoạt động xã hội đều có các tổ chức không chính thức hoạt động. Tổ chức không chính thức được hiểu là bất kỳ hoạt động hợp tác riêng lẻ nào đều mang tính tự nguyện, không xác định mục đích, nhưng kết quả đem lại là sự hợp tác của nhiều người. Theo khái niệm trên thì tất cả các kiểu hoạt động nhóm đều nằm trong phạm vi tổ chức không chính thức. Tổ chức không chính thức là một khái niệm rất rộng, những quan hệ của họ không xuất phát từ sơ đồ cơ cấu tổ chức chính thức. Việc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “các tổ chức không chính thức tồn tại vì lý do gì và như thế nào” là lĩnh vực nghiên cứu riêng của tâm lý và xã hội học. Nhà quản trị chỉ cần biết rằng các mối quan hệ tương hộ Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 10 [...]... CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI CÔNG TY TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU 3.1 Tổng kết, nhận xét và đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty 3.1.1 Một số nhận xét về công ty Công ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU được đánh giá là một công ty rất năng động trên lĩnh vực công nghệ thông tin Măc dù trong quá trình hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành tựu tuy nhiên qua thực tế phân tích tình hình hoạt đông của công ty vẫn... Sản xuất nước đá, là một trong những công ty sản xuất nước đá lớn nhất TP.HCM Các loại nước đá công ty sản xuất: Đá cây, đá cắt, đá mi, đá bào, đá bốn, đá tám, đá khô, đá gel, đá xay Công ty TNHH MTV Nước Đá SU SU luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đàu và làm hài lòng mọi khách hàng dù là khó nhất 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU Được thành lập vào đầu... Mặc dù vậy công ty đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giữ chân khách hàng, nên vị thế và uy tín của công ty ngày càng cao 2.2 Khảo sát thực trạng về công tác tổ chức bộ máy và phương pháp lãnh đạo tại công ty TNHH MTV Nước Đá SU SU 2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Nguồn: phòng nhân sự 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc: • Là người có quyền hạn và trách... vững tại doanh nghiệp lâu, còn coi doanh nghiệp là nơi để " dụng võ" Chúng ta cần quan tâm đến nhân viên và đáp ứng nhu cầu của họ một cách xứng đáng nhất để nhân viên có tinh thần làm việc tốt và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO TẠI CÔNG TY TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 2.1.1 Giới thiêu tổng quát về công ty TNHH MTV. .. kịp Công ty TNHH MTV Nước Đá SU SU đã đầu tư 4.736.500.000 đồng để lắp đặt thiết bị, máy móc hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh 2.1.8 Những sản phẩm công ty phân phối ra thị trường Là một công ty chuyên về sản xuất và phân phối các mặt hàng nước đá nên các loại nước đá công ty sản xuất rất phong phú và đa dạng, dưới đây là các mặt hàng mà công ty đã và đang cung cấp ra thị trường • Đá cây • Đá. .. Cơ Sở Sản Xuất Nước Đá Su Su Hoạt động được một thời gian đến năm 2010 người thành lập công ty hiểu rằng đăng ký kinh doanh là cần thiết nên đăng ký kinh doanh vào ngày 30/7/2010 và lấy tên là Công Ty TNHH MTV Nước Đá Su Su Nắm bắt được thị trường TP.HCM có nhu cầu cao nên công ty đã được thành lập với quy mô ban đầu không lớn nhưng với mục tiêu là chất lượng và giá thành rẻ nên công ty đã thu hút... ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 26 Thực hành nghề nghiệp lần 1 - Nền kinh tế nước ta đang phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao Để góp phần cho sự phát triển của đất nước, Công ty TNHH MTV Nước Đá SU SU - được thành lập Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NƯỚC ĐÁ SU SU Đăng ký kinh doanh: Giất chứng nhận ĐKKD số 0310203264 do Sở Kế - Hoạch và Đầu Tư... hàng Bên cạnh đó công ty còn có cơ sơ vật chất và trang thất bị hiện đại đảm bảo hiệu quả làm việc cao cho nhân viên 2.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.5.1 Chức năng kinh doanh của công ty Sinh viên: Nguyễn Văn Tiến Trang 28 Thực hành nghề nghiệp lần 1 Công Ty TNHH MTV Nước Đá Su Su được phép kinh doanh trên ngành nghề đã đăng ký kinh doanh Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là các mặt... Điện Thoại: (+84) 38321200 Công Ty TNHH MTV Nước Đá Su Su được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh Nghiệp và các Luật khác có liên quan của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội - Chủ Nghĩa Việt Nam Họ tên người đại diện Ông: Nguyễn Đức Thắng Chức Danh: Giám Đốc Là giám đốc điều hành và là người đại diện theo pháp luật của công ty, có - quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ của công ty Vốn điều lệ: 800.000.000... phận hợp thành trong tổ chức của hệ thống Chính vì thế tổ chức bộ máy hoạt động phải gắn với mục tiêu và phương hướng hoạt động của hệ thống Có gắn với mục tiêu và phương hướng thì bộ máy quản lý hoạt động mới hiệu quả Chuyên môn hóa và cân đối: Theo nguyên tắc này thì tổ chức bộ máy hoạt động phải xác định rõ ràng phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống và phải đảm bảo sự cân . cấu tổ chức và lãnh đạo. Chương 2: Giới thiệu khái quát và thực trạng tổ chức và lãnh đạo của công ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU. Chương 3: Một số nhận định và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức. nhằm hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản trị, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ. 3. Nội dung nghiên cứu: Khảo sát hoạt động tổ chức và lãnh đạo tại công ty THHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU trong một tháng. công tác tổ chức bộ máy quản trị vận dụng lý luận đã học tại trường và qua thời gian thực tập thực tế tại công ty TNHH MTV NƯỚC ĐÁ SU SU, em quyết định chọn đề tài: “Khảo sát hoạt động tổ chức