Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
2,15 MB
Nội dung
Đặt vấn đề NÊm da là mét bệnh tương đối phổ biÕn tại các nước trên thÕ giíi, đặc biệt hay gặp ở những nước nhiệt đới. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới giã mùa nãng Èm, điều kiện vệ sinh còn nhiều hạn chế rÊt thuận lợi cho nÊm phát triÓn và lây lan. Trong nhân dân, bệnh có tỉ lệ cao hàng thứ hai sau bệnh chàm. Trong Quân đội, nấm da chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh da, trung bình từ 7 đến 10%, có thể tăng cao tới 30% đến 40%. Tỉ lệ tăng cao vào mùa hè, trong điều kiện luyện tập chiến đấu lao động vất vả [10], [22]. Bệnh nấm da tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng là bệnh thường mãn tính dai dẳng, gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập rèn luyện và công tác của bộ đội [11]. Vì vậy việc phòng chống nấm da là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các tuyến quân y đơn vị [23]. BiÓu hiện lâm sàng rất đa dạng tùy vào chủng loại nấm và vị trí tổn thương [68], như nấm lông tóc, nấm móng, nấm da vùng khe kẽ, da thân mình, da tay chân. Hiện nay cã nhiÒu loại thuèc chèng nÊm cã hiệu quả cao như các nhóm Azole, nhóm Allilamine nhưng giá thành còn cao và phải nhập khÈu [49]. Việc nghiên cứu các thuèc víi nguyên liệu sẵn cã trong nước vÉn luôn là mét đòi hái của công tác phòng và điều trị nấm trên ngưêi nói chung và nấm da nói riêng. Trong dân gian, chóng ta đã có kinh nghiệm điều trị nấm da bằng rễ cây kiến cò, lá hoặc rễ cây muồng trâu, lá cây chút chít, cao săng lẻ [14]. Xuất phát từ kinh nghiệm điều trị một số bệnh ngoài da của đồng bào dân tộc Ýt người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta bằng cây Mác miều [35]. 1 Qua các kết quả nghiên cứu trên invo và invtro đối với một số chủng nấm da bằng dịch chiết từ hạt quả Mác miều. Qua khảo sát, cho thấy đây là loại cây khá phổ biến, dễ trồng, dễ chăm sóc, thu hái, năng suất cao, có thể gieo trồng trên diện rộng. Vì vậy, chúng tôi thấy việc nghiên cứu tác dụng điều trị nấm da của dịch chiết quả mác miều trên lâm sàng là khả thi. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc ứng dụng điều trị bệnh nấm da của cây mác miều được sáng tỏ hơn, có thể sớm có thêm một sản phẩm thuốc điều trị nấm da để các nhà lâm sàng lựa chọn. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nấm da bằng dịch chiết M2“ với các mục tiêu sau: 1- Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nấm da. 2 - Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nấm da của dịch chiết quả Mác miều (dịch chiết M2). 2 CHƯƠNG 1 tổng quan tài liệu 1.1. Quan niệm của Y học hiện đại về nấm da 1.1.1. Vị trí của nấm trong thế giới sinh vật [36] Nấm là những sinh vật, cơ thể được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. Trong cấu tạo tế bào có nhân thực, không có chất diệp lục. Nấm là sinh vật dị dưỡng, sống theo kiểu hoại sinh hoặc ký sinh, một số vừa hoại sinh vừa ký sinh, chúng nhận chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài bằng cách hấp thụ. Nấm gần gũi với thực vật hơn là động vật vì cấu tạo của nấm cũng có thành tế bào, không có khả năng di chuyển, do vậy trước đây người ta xếp nấm là một thành viên của giới thực vật. Theo quan niệm hiện nay, nấm được coi như một giới riêng trong thế giới sinh vật. Bệnh nấm da là nhiễm nấm ở mô Keratin hóa do một nhóm nấm ưa Keratin gây ra. 1.1.2. Hình thể của nấm da : * Hình ảnh đại thể : + Nấm da phát triển trên môi trường tạo khuẩn lạc phẳng hoặc gồ cao, có nếp gấp, bề mặt trơn bóng, có lông mịn, đôi khi bề mặt có dạng bột do sự xuất hiện của bào tử. + Nhiều loại sinh sắc tố đỏ hoặc vàng không ngấm vào môi trường, một số sinh sắc tố đỏ, vàng, nâu đen, xanh đen lan tỏa vào môi trường. * Hình ảnh vi thể : Nấm có hai bộ phận chính là bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản. 3 + Bộ phận sinh dưỡng : những sợi nấm có vách ngăn, không màu, có thể có một số hình dạng đặc biệt như sợi nấm xoắn, sợi hình lược, hình sõng nai, thể cục. + Hình thể bộ phận sinh sản: nấm sinh nhiều loại bào tử có hình thể và kích thước khác nhau. Hình thể, kích thước và cách sắp xếp bào tử của nấm có giá trị lớn trong định loại nấm, những bào tử vô tính có giá trị định loại nấm như bào tử nấm nhỏ, bào tử nấm lớn, ngoài ra còn có bào tử đốt, bào tử màng dầy. Một số loại nấm da có khả năng tạo bào tử hữu tính là những thể quả kín, khi đó nấm thuộc nấm túi (Ascomycetes) và có tên là Athroderrma (khi giai đoạn vô tính là Trichophyton) và Nannizia (khi giai đoạn vô tính là Microsporum). 1.2. Đặc điểm sinh học của nấm da [44], [36] 1.2.1. Đặc điểm sinh lý, dinh dưỡng, chuyển hóa : Nấm da gây bệnh ở da người và động vật, không gây bệnh ở nội tạng. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào đáp ứng của vật chủ và độc lực của nấm. Bệnh nấm da là nhiễm nấm ở mô keratin hóa do một nhóm nấm ưa keratin (nấm da) gây ra. Nấm da tuy ký sinh ở những mô keratin hóa nhưng vẫn có thể mọc ở môi trường không có keratin như môi trường Sabouraud. Một số loại nấm da chỉ mọc tốt khi môi trường có insitol, axit nicotinic, vitamin B1, L- histidin. Đặc điểm này được sử dụng trong chẩn đóan định loại nấm. Các nấm da đề kháng các kháng sinh thông thường và Cycloheximid, kháng sinh này thường được pha vào trong môi trường nuôi cấy, phân lập nấm da. 4 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gây bệnh của nấm : * Nhiệt độ và độ Èm : Hầu hết các nấm gây bệnh đều phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 25-30ºC và độ Èm trên 70%. - Nhiệt độ : + Nấm da phát triển mạnh ở nhiệt độ 25- 30ºC. Nhiệt độ bề mặt da rất phù hợp cho nấm da phát triển. + Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm mà còn làm thay đổi một phần tính chất sinh lý của nó như: trong môi trường chứa L-cystein nếu ở nhiệt độ 37ºC hầu hết các loài nấm tạo ra các bào tử áo (chlamydospora) còn ở nhiệt độ 26ºC các chuỗi bào tử áo xuất hiện Ýt hơn. + Nhiệt độ còn ảnh tới sự tạo màu của khuẩn lạc nấm da như T.violaceum tạo mầu hồng tím còn ở 37ºC thì tạo màu vàng. - Độ Èm : Độ Èm là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của nấm. Nấm thường phát triển mạnh ở những nơi có độ Èm cao. Khi đó nấm dễ sử dụng nguồn thức ăn ở môi trường xung quanh nên dễ phát triển. Tỉ lệ bệnh tăng cao vào mùa hè khi điều kiện nhiệt độ Èm cao. Trên da, nấm thường phát triển ở những vùng da Èm ướt như bẹn, kẽ chân, thắt lưng, những người đi giầy nhiều, nhiệt độ và độ Èm tại chỗ cao hay bị nấm kẽ chân. Sự liên quan của và độ Èm với sự phát triển của nấm đã được Nonomiya chứng minh bằng cách quan sát sự xâm nhập của T.mentagrophytes vào lớp sừng. Khi độ Èm 100%- nhiệt độ 35ºC và 27ºC thì chỉ 2 ngày nấm đã xâm nhập được, nếu ở 15ºC thì phải tới ngày thứ 4; Khi độ Èm 90%- nhiệt độ 35ºC 5 nấm xâm nhập ngày thứ 5, nếu ở 27ºC thì ngày thứ 7 ; Khi độ Èm 80% - nhiệt độ 35ºC và 27ºC ngày thứ 7 nấm mới xâm nhập được. * Độ pH: pH thích hợp với nấm da là 6.9 đến 7.2. Trên cơ thể người pH của da phụ thuộc vào hai yếu tố chính là axit béo trong chất bã và mồ hôi. pH của da thay đổi tùy thuộc vào vùng da và lứa tuổi. Ở trẻ em các tuyến bã chưa hoàn thiện do đó hay bị nấm tóc và các bệnh thường tự khỏi khi trẻ em đến tuổi dậy thì khi đó các tuyến bã đã tăng cường hoạt động, do đó tuổi nhỏ thì pH da còn axit hơn, còn tuổi thanh thiếu niên thì pH kiềm hơn, dao động trong khoảng 6.1- 6.4. Trên cơ thể độ pH thay đổi tùy từng vùng da khác nhau như da ở vùng đầu, ngực, tay độ pH từ 4.5-5.9, vùng bẹn, nách từ 6.0- 6.9 . Do vậy nấm dễ dàng phát triển ở vùng bẹn, nách. Mồ hôi cũng có tác dụng điều tiết độ pH của da, tuy nhiên mô hôi ra nhiều hoặc những vùng Èm ướt (các kẽ như nách, bẹn, kẽ chân) lượng Amoniac tăng làm cho pH của da chuyển hướng kiềm tạo điều kiện cho nấm phát triển, do đó bệnh hay gặp ở những vùng này. * Ánh sáng : Nấm phát triển không cần ánh sáng nhưng trong quá trình tạo bào tử thì nấm lại cần ánh sáng. * Oxy : - Oxy rất cần cho quá trình hô hấp của nấm vì nấm là sinh vật hiếu khí. Nhưng nếu nồng độ oxy cao quá nấm sẽ không phát triển được (sự phát triển của các loài Microsporum bị hạn chế ở nồng độ 98% oxy). - Khí Cacbonic cũng ngăn cản sự phát triển của nấm (M.audouinii và M.canis không mọc được ở nồng độ 60% CO2). 6 * Rối loạn chuyển hóa đường: Sự phát triển gây bệnh của nấm có vai trò của rối lọan nội tiết, rối loạn chuyển hóa đường đã được các tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu. 1.3. Phân loại nấm da [36], [44] Nấm da thuộc lớp nấm bát toàn(Fungi Imperfecti), có khoảng 30 loài thuộc ba chi : - Microsporum. - Trichophyton. - Epiderphyton. Theo C.W.Emmons, có thể dựa vào đặc điểm bào tử lớn của nấm để phân biệt ba chi. Số lượng bào tử lớn ở Microsporum rất nhiều, ở Epiderphyton nhiều trung bình còn ở Trichophyton là rất hiếm, đôi khi không có. 1.4. Tình hình nhiễm nấm da trong nước và thế giới: 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới : - Năm 1986, trong sè 719 nấm da được nghiên cứu tại Thái Lan bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi 12-21. Tỉ lệ mắc các bệng nấm nông ở nữ là: nấm da 29%, nấm bẹn 23%, nấm kẽ chân 16%; và ở nam giới là: nấm bẹn 39%, nấm da 28%, nấm kẽ chân 14%. Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 4 chủng nấm gây bệnh: T.rubrum 66%, E.floccosum 13%, T.mentagrophytes 15%, M.gypseum 6% [64] - Năm 1999, trong sè 7393 bệnh nhân ở Ba Lan bị nấm nông, nấm da chiếm tỉ lệ nấm da 29.8%. Các chủng nấm gây bệnh gồm : T.rubrum 17.8%, E.floccosum 7.7%, T.mentagrophytes 21.6%, M.canis 23.5% [66] - Năm 2001, ở Nepan, Agarwalla A và cộng sự nghiên cứu 100 bệnh nhân bị nấm nông thì nấm da chiếm 43%, nấm bẹn 33%, nấm kẽ chân 20%. 7 Trong đó tỉ lệ nuôi cấy thành công là 94%, tỉ lệ nam/nữ là 5/2. Các tác nhân gây bệnh gồm: T.rubrum 45,74%, T.mentagrophytes 26.6%, T.tonsurans 11.7%, M.audouinii 8.36% và các chủng khác [51] - Năm 1997, ở Iran, Chadeganipou và cộng sự đã nghiên cứu 2204 bệnh nhân bị nấm nông cho kết qủa như sau: nấm tóc 54.1%, nấm da 23.8%, nấm kẽ chân 8.9%. Các chủng nấm gây bệnh gồm : E.floccosum 17.6% , T.mentagrophytes 16.2%, M.canis 12.3%, T.verrucosum 32.8% [56] Các nghiên cứu trên cho thấy nấm da còn khá phổ biến ở các vùng khác nhau trên thế giới. Tỉ lệ bệnh nấm da trong khoảng 30-40% trong các bệnh nấm nông. Các tác nhân chủ yếu là : T.rubrum, T.mentagrophytes, E.floccosum. 1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và độ Èm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh nấm ở người. Tỷ lệ bệnh nấm nông trong tổng số các bệnh da tương đối cao (9,71%) [15] [17]. Theo một nghiên cứu của Trần Liên Hương, tỷ lệ nấm nông ở các tỉnh phía Bắc là 32.19%, trong đó tỷ lệ nam/nữ bị bệnh là 1.5/1. Thường gặp nhất là nấm da nhẵn 38.44%, nấm bẹn 22.84% sau đó là nấm kẽ 3.9%, nấm móng 10.17%, nấm tóc 4.04%, Kerion de Celssa 1.95%. Các tác nhân nấm gây bệnh đã phân lập được bao gồm: T.rubrum 62.71%, T.mentagrophytes 9.75%, C.albicans 8.87%, T.violaceum 5.82%, E.floccosum 3.93%, M.canis 2.53%. Bệnh xảy ra chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 11 [26]. Theo Nguyễn Cảnh Cầu (1994), khám 5663 quân nhân có 2634 người bị bệnh ngoài da, trong đó bệnh nấm da chiếm 37.31%, bệnh lang ben chiếm 14.12%, ghẻ chiếm 13.17%, viêm da liên cầu và các bệnh ngoài da khác chiếm 15,86% [10] 8 Nguyễn Thị Đào (năm 1984), trong sè 2268 trường hợp bệnh nấm da, tỷ lệ T.rubrum 77,4%, T.violaceum 6,9%, M.gypseum 3,6%, T.mentagrophytes 3,5%, E.floccosum 3,8%, M.canis 1,8%, M.ferrugineum 1,5%, T.concentrium1,5% [18] Trần Xuân Mai (1981), tại thành phố Hồ Chí Minh, cấy 490 bệnh phẩm, kết quả mọc nấm 324 (66,12%) với cơ cấu chủng loại nấm nuôi cấy được như sau: T.rubrum 80,26%, T.mentagrophytes 4,72%, T.tonsurans 4,63%, T.violaceum 0,86%, T.verrucosum 0,43%, T.concentrium 2,15%, M.canis 5,60%, M.gypseum 0,86%, E.floccosum 1,72% [32] Năm 1989, Nguyễn Cảnh Cầu và cộng sự điều tra cơ cấu chủng loại nấm gây bệnh ngoài da ở 512 bệnh nhân thì thấy kết quả cấy nấm mọc 29,68%, trong đó: T.rubrum chiếm 54%, T.mentagrophytes 26%, T.verrucosum 11/152T.violaceum 2/152, E.floccosum 6%, M.gypseum 2/152, M.canis 2/152, M.ferrugineum 1/152, C.albicans 9,4% [10] Trong quân đội, do điều kiện ăn ở, sinh hoạt tập trung, vệ sinh còn hạn chế là những điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm da phát sinh, phát triển và lây lan trong đơn vị. Năm 1988, tại viện Quân Y 103, trong số các bệnh da thường gặp thì bệnh nấm nông chiếm tỉ lệ 23.06%. Trong sè bệnh nhân bị bệnh thì hăc lào (nấm bẹn và nấm da nhẵn) chiếm 80.7%, lang ben 16.14%, nấm móng 2.46%. Các chủng được phân lập là T.rubrum 47.37%, T.tonsurans 5.26%, T. mentagrophytes26.32%, E. Floccosum 21.05% [46] Nguyễn Ngọc Thụy và cộng sự năm 1998 nghiên cứu ở một đơn vị biên giới phía Bắc, đã cấy 85 bệnh phẩm, kết quả mọc nấm là 49 (57,6%), trong đó: T. rubrum 65,3%, T. mentagrophytes 16,3%, T. violaceum 6,1%, T. verrucosum 2%, E. floccosum 12,2% [45]. 9 Dương Văn Khiêm và Nguyễn Khắc Viện (năm 1992) khám cho 739 bộ đội, có 341 người mắc bệnh ngoài da chiếm 46,1%. Trong đó số người bị nấm da là 106 (14,34%) và chiếm 31,08% tổng số người mắc bệnh ngoài da. CÊy 83 mẫu, kết qua mọc nấm 56 (67,47%), trong đó T.rubrum 36 (64,28%), T.mentagrophytes 6 ( 10.71%), T.concentrium 1, T.violaceum 2, M.gypseum 2, M. canis 2, E. floccosum 3, C. albicans 3 [30]. Lê Trần Anh (năm 2001) khám bệnh ở 2 đơn vị quân đội thấy tỷ lệ bệnh ngoài da là 14.6%, trong đó bệnh nấm da chiếm 57.7%, ghẻ 12,3%, lang ben 10,9%, viêm da mủ 4.8%, các bệnh da khác 14,3%. Phân lập 111 mẫu nấm da thấy tỷ lệ T.rubrum 64.9%, T.mentagrophytes 14.4%, E.floccosum 12.65%, M.gypseum 4.5% và M.nanum 3.6% [1] Theo Phạm Hoàng Khâm (năm 2002) trong sè 349 bệnh nhân nấm da, tỷ lệ T.rubrum 51.1%, T.mentagrophytes 20.9%, E.floccosum 16.8%, T.violaceum 7.8%, T.tonsurans 3.4% [29] Một nghiên cứu của Phạm Văn Hiển và công sự ( 1996) ở khu công nghiệp Thượng Đình Hà Nội cho thấy tỷ lệ bệnh nấm da ở người lớn là 1.6% ở nhà máy cao su, 1.2% ở nhà máy xà phòng và 1.3% ở nhà máy cơ khí [21] Như vậy, tuy tỉ lệ mắc và cơ cấu nấm da có khác nhau giữa các tác giả do được nghiên cứu tại các thời điểm cũng như trên các quần thể khác nhau nhưng nói chung tỉ lệ mắc bệnh nấm nông nói chung và bệnh nấm da trong cộng đồng là khá cao. 1.4.3. Đặc điểm hình thể, sinh lý của một số chủng nấm da thường gặp. 1.4.3.1. Tricophyton rubrum. + Tên khác: T.purpureum, T.rubidum, T.marginatum, E.perneti, T.spadix E.salmonum, T.lanoroseum, T.coccineum, T.kagawaense, T.plurizoniforme. 10 [...]... khám và điều trị tại khoa khám bệnh Bệnh viện da liễu và bệnh phong Hà Nam có chẩn đoán xác định mắc bệnh nấm da bằng lâm sàng, kết quả soi tươi hoặc nuôi cấy nấm dương tính (+) - Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu - Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu n= 35 điều trị bằng dịch chiết M2 35 Nhóm đối chứng n= 35 điều trị bằng kem Ketoconazl 2% (Nizoral) * Tiêu chuẩn chọn bệnh. .. thực quản, bệnh ở phổi, bệnh ở hệ tiết niệu, nhiễm nấm máu) [19] 1.5 Tổng quan về bệnh nấm da: Bệnh nấm da (Dermatophytosis) là nhiễm nấm ở mô Keratin hóa (da, lông, tóc, móng ) do một nhóm nấm ưa Keratin- nấm da (Dermatophytes) gây ra 16 Nấm da gây bệnh ở da của người và động vật, không gây bệnh ở các cơ quan nội tạng Mức độ tổn thương tùy thuộc vào đáp ứng của vật chủ và độc lực của nấm gây bệnh. .. phát triển của nấm có thể xác định loài - Trên thực tế tỷ lệ giữa triệu chứng lâm sàng, kết quả soi trực tiếp và nuôi cấy là 3 : 2 : 1 1.5.5 Điều trị bệnh nấm da: - Trong những thập niên qua có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng các chủng gây bệnh và việc điều trị các bệnh nấm Việc sử dụng các thuốc bong sừng cũng có kết quả, tuy nhiên các... dụng dịch chiết của quả Xà Sàng, sau đó đã bào chế ra mì Osthol 0.1% để điều trị bệnh nhân nấm da và cũng đã mang lại hiệu quả khá tốt Số bệnh nhân khỏi 65.7%, số bệnh nhân 25 đỡ 21.8% và không kết quả là 12.5% [14] Năm 1999, Trần Duy Điệt và cộng sự đã tiến hành chiết xuất acid Chrysophanic từ Muồng trâu, Chút chít, Thảo quyết minh và Đại hoàng để điều chế cream Chrysophanic, đã thử tác dụng chống nấm. .. pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả, thử nghiệm lâm sàng có so sánh 2.4 Phương pháp tiến hành 2.4.1 Lâm sàng: - Khám lâm sàng trước điều trị 36 - Làm bệnh án theo mẫu (xem phần phụ lục) + Phần hành chính: Họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, ngày bắt đầu điều trị, ngày kết thúc điều trị + Phần đặc điểm lâm sàng .Vị trí tổn thương Mức độ tổn thương: Vừa (200-1000cm2) Nhẹ (diện tích tổn thương . bệnh nấm da bằng dịch chiết M2 với các mục tiêu sau: 1- Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nấm da. 2 - Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nấm da của dịch chiết quả Mác. thêm một sản phẩm thuốc điều trị nấm da để các nhà lâm sàng lựa chọn. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. chúng tôi thấy việc nghiên cứu tác dụng điều trị nấm da của dịch chiết quả mác miều trên lâm sàng là khả thi. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc ứng dụng điều trị bệnh nấm da của cây mác miều