II. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG VÀ
3. Đánh giá hiệu quả của công týac đào tạo, bồi dưỡng và phát triển
3.4. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn
đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực ở Cảng Khuyến Lương.
Bảng 15: Chất lượng học tập của các học viên.
Ch tiêuỉ Cán bộ quản lý Công nhân
Số lượng % Số lượng % Khá, giỏi 7 63.64 20 30.6 Trung bình 5 36.36 10 30.3 Yếu kém - - 3 9.1
Qua bảng trên ta thấy rằng chất lượng của công tác đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ở Cảng Khuyến Lương rất cao. Cán bộ quản lý thì kết quả học tập khá giỏi đạt 63,6% còn ở phí công nhân thì khá giỏi đạt
60,6% như vậy khả năng tiếp thu của các học viên rất tốt sau đây chúng ta sẽ xem xét sự phù hợp giữa ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu công việc.
Bảng 16. Sự phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với yêu cầu của công việc.
M c ứ độ
Cán bộ quản lý Công nhân
Số lượng % Số lượng % 1. Rất phù hợp 6 54,46 20 60,6 2. Tương đối phù hợp 3 27,36 11 33,3 3. ít phù hợp 2 18,18 2 6,1 4. Không phù hợp - - - - Tổng cộng 11 100 33 100
Qua bảng trên ta nhận thấy rằng kiến thức mà các học viên được đào tạo phù hợp với công việc của họ rất cao, điều đó cho thấy rằng ở Cảng công tác nghiên cứu nhu cầu và xác định đối tượng đi đào tạo rất phù hợp và cử họ đi học đúg kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà họ cần cho
công việc của mình và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ở Cảng đạt hiệu quả khá cao đa số là chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo rất phù hợp với công việc họ đang làm và đã làm sau khoá học. Để đánh giá một cách chính xác hiệu quả của công tác này chúng ta cần phải xem xét các học viên sau khoá học họ công tác như thế nào, họ có phát huy được những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà họ đã được đào tạo hay không tuy việc đánh giá này nó cần phải có nhiều thời gian và việc đánh giá nó rất khó có một phần nào dựa vào cảm tính, tuy nhiên chúng ta dựa vào hiệu quả của công việc mà các học viên sau khoá học làm việc để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Bảng 17. Khả năng làm việc sau khoá đào tạo, bồi dưỡng.
M c ứ độ Cán bộ quản lý Công nhân Số
lượng
% Số lượng %
Tốt hơn 4 36,36 23 69,7 Tốt hơn ít 4 36,36 1 3,03 Không thay đổi 2 18,18 5 15,15 Tổng 11 100 33 100
Qua bảng này chúng ta thấy rằng khả năng làm việc sau khoá học của cán bộ quản lý và công nhân viên tăng lên, tốt hơn so với trước khoá học chỉ co một phần nhỏ các học viên là sau khoá học hiệu quả vẫn không thay đoỏi điều đó cho chúng ta thấy rằng chất lượng của khoá học cao, đáp ứng được nhu cầu của công việc mà công ty đã đề ra, đáp ứng được yêu cầu của khoá đào tạo, đém lại hiệu quả cao cho sản xuất kinh doanh của Cảng
Bảng 18: Phù hợp giữa thời gian khoá học với kiến thức cần học.
Mức độ phù hợp Số lượng %
Thời gian quá nhiều
2 4,55
Thời gian quá ít 22 50
Tổng cộng 44 1000
Ta nhận thấy rằng với nội dung của kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần được đào tạo thì thời gian mà Cảng bố trí đào tạo là còn ít thì điều này có thể có nhiều lý do trong đó có một lý do quan trọng là tiến độ công việc của cảng không cho phép khoảng trống của người lao động một lý do nữa là do công tác nghiên cứu chưa kỹ.
Nhận xét chung:
Qua việc đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ở Cảng Khuyến Lương thì trên giác độ nhà quản trị chúng ta nhận thấy rằng. Cảng đã đạt được một số kết quả sau: Công tác dự báo nhu cầu, xác định mục tiêu đào tạo là hợp lý, đã lựa chọn được đúng đối tượng cần đi đào tạo, Cảng đã lựa chọn cán bộ có năng lực, những người trẻ nhiệt tình để tiến hành đào tạo, về thời gian đào tạo thì tuy là không được dài chủ yếu là dưới một tuần những nó cũng phù hợp với những kiến thức đào tạo. Trong quá trình đào tạo thì những người được cử đi học rất
nhiệt tình học tập những kiến thức mới và tham dự rất đầy đủ các buổi học và khả năng nắm bắt của học viên là tương đối tốt vì vậy mà kết quả học tập của họ đạt khá cao. Sau khoá học các học viên đã tỏ rõ được những chuyên môn, những nghiệp vụ mới mà họ đã được đào tạo, trong công việc mà họ làm nhìn chung thì công tác đào tạo, bồi dưỡng của Cảng tuy chưa có bề dày kinh nghiệm nhưng cũng đã đạt được những thành tích nhất định, những thành tích đó đã đóng góp rất nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên công tác này ở Cảng còn gặp phải những tồn tại sau: Về kinh phí đào tạo thì Cảng phải hoàn toàn tự túc bằng chính các quỹ của mình, chứ không được cấp kinh phí của nhà nước. Cảng vẫn chưa thành lập được ban tổ chức công tác đào tạo phát triển để ban này chuyên nghiên cứu về tình hình đào tạo bồi dưỡngcủa Cảng. Việc bố trí thời gian cho học viên đi học, sự quan tâm về vật chất, về tinh thần vẫn chưa được hợp lý do kinh phí có hạn, việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, trang bị kỹ thuật hục vụ
cho việc giảng và dạy là chưa tốt điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động này. Việc sử dụng lao động sau đào tạo thì có nhiều người sau khi được đào tạo không được bố trí vào vị trí hợp lý, không có khả năng phát huy được những chuyên môn nghiệp vụ của họ được đào tạo, cho nên từ những tồn tại trên Cảng cần phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác này.
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CẢNG KHUYẾN LƯƠNG.