Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
159,95 KB
Nội dung
MỤC LỤC GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22 LỜI NÓI ĐẦU Thị trường chứng khoán là một kênh truyền dẫn vốn, kênh đầu tư quan trọng, một hàn thử biểu cho cả nền kinh tế với “Sự nhạy cảm” của mình, thị trường này cho thấy nhanh nhất sức khỏe của một nền kinh tế. Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau 13 năm hoạt động đã trải qua rất nhiều biến đọng cả thăng lẫn trầm, có những sự tăng trưởng ấn tượng nhưng cũng có lúc đây chỉ là sự tăng trưởng theo trào lưu bày đàn hay chiêu trò làm giá trên thị trường còn non trẻ của nước ta. Việc nhận định về thực trạng cũng như đưa ra những định hướng về sự phát triển của thị trường này, mặc dù không phải là mới mẻ nhưng lại rất cần thiết. Do đó, đề tài tiểu luận của nhóm xin trình bày vài nét về TTCK Việt Nam cũng như những định hướng và giải pháp thực hiện cho TTCK giai đoạn hiện nay. Tiểu luận gồm ba phần: - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo để bài viết này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về TTCK : Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về TTCK, nhưng thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hoặc bút toán ghi sổ. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán không giống với các thị trường hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của TTCK là một loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hóa này cũng có giá trị sử dụng. Như vậy có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mốI quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khaón là hình thức phát triển bậc cao của sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1.2. Cấu trúc của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản: 1.2.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. - Thị trường sơ cấp 3 GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22 Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. - Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. 1.2.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC). 1.2.3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. - Thị trường cổ phiếu : thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. - Thị trường trái phiếu : thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. - Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh : Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn 1.3. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán - Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. - Thứ hai, thị trường cứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. 4 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM - Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc giữa sở hữu và quản lý - Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hóa thị trường chứng khoán . Việc mở của thị trường chứng khoán làm tăng tính thanh khoản và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Thứ năm, thị trường cứng khoán tạo cơ hội cho Chính Phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính Phủ. - Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo hiệu quả về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. 1.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản: 1.4.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. - Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. - Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. 1.4.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC). 1.4.3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. 5 GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22 - Thị trường cổ phiếu : thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. - Thị trường trái phiếu : thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đ. được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. - Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn 1.5. Thị trường chứng khoán Việt Nam : - Sự hình thành của TTCK trên thế giới vào thế kỷ 15 và cùng với sự thăng trầm của lịch sử nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Sau nhiều năm chờ đợi và chuẩn bị vào ngày 11/7/1998, chính phủ nước ta đã ký nghị định 18/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Và ngày đó cũng là ngày đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam. - TTCK đã ra đời từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam đây vẩn càn là một khái niệm khá mới mẻ. Tuy nhiên để Việt Nam có thể hoà vào cùng với sự phát triển của thế giới và tạo đà thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển chúng ta phải cố gắng để xây dựng nên một TTCK. Đây là một công việc rất khó khăn đòi hỏi sự cố gắng, quyết tâm của nhiều ban ngành cũng như của các cấp lãnh đạo. Sau ba tháng ráo riết chuẩn bị, một sự kiện đáng ghi nhớ và có ý nghĩa trong đời sống kinh tế chính trị của nước ta đó là việc khai trương TTCK đầu tiên của nước ta ngày 20/7/2000. - Tại thời điểm thành lập, nước ta có 600 công ty cổ phần, trong đó có 60 công ty đủ điều kiện niêm yết trên TTCK nhưng chỉ có 5 công ty tham gia niêm yết. Sau đó có sự biến đổi nhưng chưa đáng kể đã có tới 660 công ty cổ phần trong đó có 80 công ty có đủ tiêu chuẩn tham gia niêm yết nhưng số lượng các công ty tham gia niêm yết vẫn chỉ dừng lại ở con số 5 gồm : Hpaco, REE, SAM ,Laffooco và TMS. Với cầu cổ phiếu từ lúc đầu và sau khi thành lập tăng nhanh nhưng số công ty tham gia niêm yết ít nên hàng hoá trên TTCK thiếu rất nhiều, cung không đáp ứng đủ cầu. Để giúp cho TTCK hoạt động sôi động và có hiệu quả, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi về thuế , phí … nhằm kích thích sự tham gia niêm yết của các công ty cổ phần. 1.6. Những rủi ro trên thị trường chứng khoán việt nam: 6 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM Các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định dựa vào phân tích 2 yếu tố là rủi ro và thu nhập kỳ vọng để xây dựng danh mục đầu tư hữu hiệu. Đó là sự kết hợp giữa danh mục đầu tư thị trường và lãi suất không rủi ro. Dựa vào kết quả này chúng ta sẽ tìm ra một mô hình để định giá cho những tài sản có nguy cơ rủi ro. Trước tiên là rủi ro của danh mục đầu tư. Rủi ro hệ thống, rủi ro không hệ thống và đa dạng hóa đầu tư. 1.6.1. Rủi ro hệ thống -Rủi ro thị trường: giá cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của nó có thể rất khác nhau như phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư của các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu thường chủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do những phản ứng của nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình. Sự chờ đợi đối với những chiều hướng sụt giảm lợi nhuận của các công ty nói chung có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thường bị sụt giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở những sự kiện hiện thực, hữu hình như sự kiện kinh tế chính trị xã hội. Sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình nhưng với tâm lý sợ hãi của các nhà đầu tư nên họ hay phản ứng vượt quá các sự kiện đó. -Rủi ro lãi suất: nói đến sự không ổn định trong giá thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai. Nguyên nhân là do sự dao động của lãi suất chung mà cốt lõi là sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ. Khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lợi kỳ vọng của các loại chứng khoán khác. Nói cách khác chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro sẽ dẫn tới sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán có rủi ro. -Rủi ro sức mua: rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể được định nghĩa là những biến cố về số tiền thu được hiện nay của doanh nghiệp. Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Giá cả hàng hóa dịch vụ tăng gọi là lạm phát, giảm là giảm phát, cả lạm phát và giảm 7 GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22 phát đều liên quan tới khái niệm rủi ro sức mua. 1.6.2. Rủi ro không hệ thống: Là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể nào đó. Ngoài những rủi ro gắn liền với toàn bộ thị trường. Những yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công và những yếu tố khác là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu của công ty, do những yếu tố này chỉ ảnh hưởng tới một ngành hay một công ty cụ thể nên chúng phải được xem xét theo từng công ty. - Rủi ro kinh doanh: là do tình trạng hoạt động của công ty khi có những thay đổi trong tình trạng này, công ty có thể bị sụt giảm lợi nhuận và cổ tức. Rủi ro kinh doanh có thể được chia thành 2 loại cơ bản: bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Rủi ro kinh doanh bên ngoài là những trường hợp xảy ra bên ngoài năm ngoài kiểm soát của công ty và làm ảnh hưởng tới tình trạng hoạt động của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ chi phí tiền vay tới sự cắt giảm ngân sách, thuế nhập khẩu tới sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh. - Rủi ro tài chính: liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động của mình. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của công ty. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi của công ty mà các nhà quản lý có quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty có thể không vay chút nợ nào, tức là không có rủi ro tài chính. 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Các giai đoạn của tiến trình phát triển TTCK Việt Nam 2.1.1. Giai đoạn 2000-2007 - Mở đầu “gà gật”: Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Trong những giai đoạn đầu, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, chỉ có một giai đoạn đầu năm 2001 thị trường có những khởi sắc (chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm 8 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường với lời nguyền không bao giờ quay lại thì một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận. Trong 5 năm đầu thành lập chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là số lượng cổ phiếu giao dịch ít, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước cùng với giới hạn khả năng sở hữu của khối ngoại đã làm cho tình hình thị trường trong những năm đầu phát triển một cách chật vật. Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) chính thức đi vào hoạt động. Thời điểm này cũng đánh dấu nhiều bước phát triển của thị trường khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Nhìn chung, trong 5 năm đầu tiên mới thành lập, dường như thị trường vẫn còn quá mới đối với các nhà đầu từ nước ta và do đó nó vẫn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. - Tăng trưởng nóng: Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch. Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt gần 1%. Sau giai đoạn chập chững bước đi, năm 2006 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển “đột phá” của thị trường chứng khoán nước ta, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thoát khỏi sự ì ạch của giai đoạn hình thành và đã tạo ra được một diện mạo hoàn 9 GVHD: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22 toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim- ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với một màn trình diễn vô cùng ấn tượng trong năm 2006, thị trường chứng khoán nước ta đã có một sự phát triển đáng kinh ngạc mà gia đoạn sau này không thể lập lại đó là khối lượng vốn hóa thị trường đã tăng gấp 15 lần trong 1 năm, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HASTC) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội (HASTC) tăng 152,4%, cuối năm VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD vào cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP). Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật. Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) Đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Với HASTC- Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170%. Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng. Năm 2007, đánh dấu thị trường có những bước phát triển về khung pháp lý góp phần làm nhà đầu tư vững tin hơn vào tiềm năng phát triển của thị trường và đưa thị trường trường dần hòa nhập với thị trường tài chính thế giới. Cụ thể tính công khai minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường hơn kể từ khi Luật chứng khoản có hiệu lực vào ngày 10/01/2007. Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc 10 [...]... thể tham gia thị trường chứng khoán Bảo đảm tính thống nhất của thị trường tài chính trong phạm vi quốc gia, gắn việc phát triển thị trường chứng khoán với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm 3.3 Định hướng phát triển TTCK đến năm 2020: Mở rộng quy mô của thị trường chứng khoán tập trung Về định hướng chiến lược, dự kiến năm 2015, quy mô vốn hóa thị trường đạt 65-70%... tăng nguồn cung cho thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu lực 24 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM quản lý của nhà nước và phát huy vai trò các Hiệp hội ngành nghề chứng khoán, vai trò tư vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức 3.2 Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK: Phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội... trong lĩnh vực chứng khoán; tăng cường năng lực giám sát thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động bền vững, an toàn, công khai, minh bạch 4 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 4.1 Hoàn thiện khung pháp lý: Hoàn thiện các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho sự phát triển của thị trường chứng 26 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM khoán cụ thể xem xét sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng. .. HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Mục tiêu: Phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp... doanh, trong đó có hoạt động M&A Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 tiếp tục được kỳ vọng phát triển cả về quy mô và cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, thực tế thị trường có những diễn biến trầm lắng do sự bất ổn của kinh tế của thế giới kéo theo những tác động nhất định đến kinh tế Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 ở tình trạng khó khăn nhất so với các năm trước, kéo theo đó là sự xuất hiện. .. của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa cho phép giao dịch cổ phiếu trong ngày và chưa có phương tiện cho vay và vay chứng khoán để cho phép các thành viên, các nhà tạo lập thị trường và các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể mua và bán khống dễ dàng trong việc quản lý rủi ro trạng thái Thứ ba, mức biến động giá các cổ phiếu niêm yết trên thị trường Việt Nam khá cao so với các thị trường chứng khoán. .. xuất hiện, thể hiện qua việc bán ròng của khối ngoại trong những tháng cuối năm Năm 2009 lại là một năm tồi tệ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Dường như cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã bắt đầu ngấm vào thị trường, Việt Nam là thị trường tăng trưởng tệ nhất châu Á năm 2009 Chỉ số Vn-Index giảm 22%, mức giảm tệ nhất so với các thị trường châu Á khác Giá trị giao dịch cổ phiếu trung bình trong. .. ty niêm yết Phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường chứng khoán Việt Nam: 25 GVHD: TS TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Nhóm 10-DEM 4-K22 • Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: Công ty Chứng khoán đa nghiệp vụ và Công ty Chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và... nhập của nền kinh tế; Cần sớm cho ra đời và phát triển của chứng khoán phái sinh Thực tế thị trường đang đòi hỏi sớm có các quy định hướng dẫn các nghiệp vụ chứng khoán trọng yếu như giao dịch ký quỹ, giao dịch bán khống có quản lý (cơ chế vay, cho vay chứng khoán) , giao dịch mua - bán bắt buộc, các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và giao dịch chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương... nhập thị trường tài chính quốc tế Bên cạnh đó, cũng phải nhấn mạnh đến việc mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính quốc tế Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán liên hệ mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển . BĐS). Trong lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thi p vào thị trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008. Tổng cộng trong năm 2008, UBCKNN đã có 04 lần thay đổi biên. bài viết còn nhiều thi u sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo để bài viết này được hoàn thi n hơn. Xin chân thành cảm ơn! 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM 1. NHỮNG. nhanh nhưng số công ty tham gia niêm yết ít nên hàng hoá trên TTCK thi u rất nhiều, cung không đáp ứng đủ cầu. Để giúp cho TTCK hoạt động sôi động và có hiệu quả, Nhà nước đã có những chính