CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1.Hoàn thiện khung pháp lý:

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 26 - 31)

4.1. Hoàn thiện khung pháp lý:

khoán cụ thể xem xét sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; Cần sớm cho ra đời và phát triển của chứng khoán phái sinh. Thực tế thị trường đang đòi hỏi sớm có các quy định hướng dẫn các nghiệp vụ chứng khoán trọng yếu như giao dịch ký quỹ, giao dịch bán khống có quản lý (cơ chế vay, cho vay chứng khoán), giao dịch mua - bán bắt buộc, các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và giao dịch chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai…

Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin, giao dịch nội gián, làm giá cổ phiếu...

4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Kinh nghiệm thực tiễn trong gần mười lăm năm thực hiện chính sách đổi mới ở nước ta đã chỉ rõ rằng, trong bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào, nhân tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoàn cảnh, tình huống không phải là ở máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật mà là ở nhân tố con người. Là thị trường cao cấp, thị trường chứng khoán cũng cần rất nhiều đội ngũ chuyên viên có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Rõ ràng, để có thể giúp người dân hiểu rõ về bản chất các loại chứng khoán và lựa chọn một tổ hợp các chứng khoán tối ưu, ngoài việc am hiểu các luật lệ mua bán, nhân viên làm việc tại các công ty chứng khoán phải thật sự là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quản trị tài chính, quản trị đầu tư, phân tích đầu tư, tiếp thị....

Tổ chức liên tục các chương trình phổ cập những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng (radio, tivi) đồng thời có kế hoạch đưa môn học thị trường tài chính, thị trường chứng khoán vào các trường trung học phổ thông, trung học dạy nghề, các trường đại học như một môn học bắt buộc.

Cập nhật và chuẩn hoá chương trình đào tạo chứng khoán theo đúng các chuẩn mục quốc tế trước hết cho cán bộ giảng dạy về chứng khoán, cho đội ngũ cán bộ làm việc tại các công ty chứng khoán, cho các cán bộ quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo của các “lò” dạy nghề, chất lượng tư vấn của các nhà tư vấn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản trị vốn, quản trị tài chính tại các công ty.

Khai thác có hiệu quả sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.

Mạnh dạn tuyển chọn những sinh viên giỏi, có năng khiếu kinh doanh, có trình độ ngoại ngữ vững ở các trường đại học để gửi đi đào tạo và thực tập ở các sở giao dịch chứng khoán của các nước tiên tiến nhằm hình thành nguồn cán bộ nòng cốt cho thị trường chứng khoán trong những năm tiếp theo.

4.3. Tăng cường giám sát để củng cố tính minh bạch:

Đối với nhà đầu tư, trừ phi là nhà đầu tư theo đuổi một chiến lược đầu tư đơn giản (như đầu tư số tiết kiêm hiện có vào các sổ tiết kiệm hay chọn lựa ngẫu nhiên một loại chứng khoán nào đố và nắm giữ chúng cho tới khi đến hạn), thông tin lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì để đầu tư thành công cần phải có đầy đủ thông tin về thị trường, về ngành nghề, về tình trạng tài chính của doanh nghiệp mà mình định đầu tư. Chính vì vậy, trong đầu tư, nắm được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác là đã nắm một nửa của sự thành công: nửa còn lại tuỳ thuộc vào khả năng phân tích, phán đoán, sự nhậy cảm và tính năng động của mỗi nhà đầu tư.

Một vấn đề nổi cộm bao lâu nay là sự minh bạch trong công bố thông tin của các tổ chức niêm yết. Sự chậm trễ, thậm chí che giấu thông tin của các tổ chức niêm yết ảnh hưởng lớn tới quyết định, cũng như niềm tin của NĐT đối với cổ phiếu được niêm yết. Sở giao dịch chứng khoán, với tư cách là đơn vị quản lý trực tiếp các tổ chức niêm yết cần có biện pháp cũng như chế tài nghiêm ngặt để giám sát và xử lý các sai phạm trong công bố thông tin của các công ty.

Mặt khác, khi tính minh bạch chưa cao, TTCK sẽ luôn bị chao đảo trước những tin xấu hoặc tin đồn nhảm. Để đối phó với đầu cơ cũng như việc phao ton đồn thất thiệt ảnh hưởng tới hoạt động của TTCK, Sở giao dịch cần có sự giám sát chặt chẽ biến động của thị trường do ảnh hưởng của tin xấu và có phản ứng kịp thời để giảm thiểu thiệt hại.

4.4. Tăng cường giám sát năng lực tài chính, đạo đức nghề nghiệp các CTCK:

Trong năm 2012, vấn đề tại chính của các CTCK được theo dõi sát sao hơn bao giờ hết. Việc yêu cầu các tổ chức kinh doanh chứng khoán cập nhật định kỳ thông tin về tỷ lệ an toàn tài chính theo Thông tư 52 đã phát huy những tác dụng tích cực.

Những công ty có tỷ lệ an toàn tài chính thấp được đánh dấu kiểm soát đặc biệt giúp NĐT hiểu rõ hơn tình trạng của những nơi mình “chọn mặt gửi vàng”. Đây là tiền đề tốt để đưa các tổ chức kinh doanh chứng khoán tới một năng lực tài chính tốt hơn và là chỗ dựa chắc chắn cho các NĐT.

Cùng lúc, sự giám sát này sẽ giúp cơ quan quản lý thúc đẩy hợp nhất, sáp nhập hoặc sàng lọc những công ty yếu kém để tăng quy mô hoạt động, giảm số lượng cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự sàng lọc này sẽ giúp phát triển các CTCK theo mô hình kinh doanh đa năng và chuyên doanh, từ đó từng bước nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ chứng khoán ra các thị trường khu vực.

Bên cạnh đó, các CTCK cũng cần phát triển hoạt động nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó nâng cao chất lượng nhân viên hành nghề chứng khoán là yếu tố mấu chốt, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trên hệ thống theo dõi thị trường.

Chất lượng nghiệp vụ không chỉ về mặt kiến thức và kỹ năng mà còn phải hoàn thiện đạo đức nghề nghiệp. Trong năm 2012, khi UBCK tăng cường thanh tra các CTCK thì hàng loạt hành vi bán khống bị lộ tẩy. Những sai phạm này xuất hiện ở mọi cấp độ, từ những cá nhân đơn lẻ trong CTCK cho tới cả tổ chức. Điều này là hệ quả của sự lỏng lẻo trong quản trị của tổ chức kinh doanh chứng khoán và cũng là hệ quả của ý thức đạo đức nghề nghiệp yếu kém của các cá nhân.

4.5. Đa dạng hóa các loại hình NĐT, cải thiện chất lượng NĐT:

Hiện nay, các NĐT trong nước còn thiếu tổ chức. NĐT cá nhân còn thiếu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực chứng khoán để có thể tự đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Mảng dầu tư vào lĩnh vực tài chính của các công ty còn thiếu tính chuyên nghiệp nên khi TTCK lâm vào khủng hoảng, các khoản lỗ tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng xấu tới KQKD chung, đưa đến hậu quả xấu mang tính chất quay vòng.

Các quỹ đầu tư hoạt động còn thiếu hiệu quả. Do vậy, mục tiêu đa dạng hóa các loại hình NĐT mang ý nghĩa then chốt trong chiến lược phát triển TTCK. Quỹ bất động sản, quỹ

hưu trí tự nguyện, quỹ đầu tư chỉ số là những cầu đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện hình thành và phát triển các tổ chức này, các chế tài, các khuôn khổ pháp lý cần được xây dựng kịp thời.

Cùng lúc, việc hoàn thiện một cơ chế cho NĐT nước ngoài sẽ giúp TTCK Việt Nam thu hút được lượng vốn hoạt cho trung và dài hạn. Cần đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư, tạo ưu đãi về thuế và phí để tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức nước ngoài đầu tư vào thị trường.

Tuy nhiên cơ quan quản lý cần có một cơ chế giám sát, tăng cường tính minh bạch chế độ báo cáo, thống kê hoạt động lưu chuyển của vốn ngoại. Mặt khác, cần có phương án phản ứng kịp thời khi dòng vốn đảo chiều.

Một giải pháp mang tính kỹ thuật khác được các cơ quan quản lý đưa vào từ đầu năm là điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu từ 40:60 (NĐT ký quỹ 60%, vay 40% còn lại) lên 50:50. Qua đó NĐT được vay nhiều hơn từ CTCK. Đồng thời tỷ lệ ký quỹ duy trì cũng được điều chỉnh giảm từ 40% xuống còn 30%. Điều này giúp tăng tính thanh khoản của thị trường.

4.6. Đa dạng hóa nguồn cung, chuẩn hóa các quy định:

Nhằm tăng cung hàng hóa cho thị trường, cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho DN thông qua việc đơn giản hóa thủ tục chào bán chứng khoán, khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán được chào bán ra công chúng như trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm mua hay các sản phẩm liên kết đầu tư. Cùng lúc, cần nâng cao chất lượng tư vấn cổ phần hóa và minh bạch trong quá trình cổ phần hóa DNNN.

Để phát huy hơn nữa vai trò huy động vốn của thị trường, các sản phẩm như trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ty cần được phát triển và hoàn thiện. Loại hình các NĐT của thị trường trái phiếu cũng cần đa dạng hơn. Từ đó, TTCK mới thực sự đóng vai trò là một kênh huy động vốn hiệu quả.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w