Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là thành phần vô cùng quan trọng của môi trường sống, từ đất đai
mà các yếu tố của sự sống được hình thành và phát triển Đối với xã hội loàingười, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, là địa bàn phân bổ dân cư, xâydựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng… Đối với một quốcgia, đất đai là dấu hiệu quan trọng để xác định chủ quyền, xác định sự thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền quốc gia Bởi ý nghĩa quan trọng đó,
từ xa xưa, đất đai luôn là đối tượng của các cuộc xâm lược lãnh thổ, các cuộctranh chấp giữa các giai cấp đối kháng
Cùng với các cuộc xâm lược lãnh thổ, tranh chấp đất đai giữa các giai cấpđối kháng, khi có sự xuất hiện của Nhà nước, của giai cấp, của hiện tượng viphạm pháp luật thì hai hiện tượng khiếu nại và tố cáo về đất đai cũng xuất hiện
Các quốc gia trên thế giới, trong lịch sử phát triển của mình đã khôngngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, giải quyếtkhiếu nại tố cáo (KN - TC) về đất đai để có thể ổn định tình hình quản lý sửdụng đất, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của quốc gia, tài sản quí giá củamỗi người dân
Ở nước ta, từ khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, thực hiện theo cơchế thị trường, nhất là từ khi Luật đất đai năm 2003 được ban hành, đất đai đượccoi là hàng hoá đặc biệt, thì số lượng các vụ tranh chấp về đất đai cũng như KN
- TC về đất đai ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình ổn định kinh
tế, xã hội cũng như đời sống của xã hội của mỗi người dân Trước tình hình đó
hệ thống pháp luật về giải quyết KN - TC về đất đai của nước ta không ngừngđược hoàn thiện
Trong những năm qua, thực hiện đường lối chủ chương của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước công tác giải quyết KN - TC nói chung, cũng nhưgiải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói riêng đã đạtđược nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự ổn định chung của toàn xãhội, phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống của người dân, cũng như
Trang 2góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai và hoạtđộng sử dụng đất của người dân.
Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, hệ thốngpháp luật về giải quyết KN - TC về đất đai của nước ta còn nhiều bất cập, côngtác giải quyết KN - TC về đất đai trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, vướngmắc, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động quản lý đất đai của các cơ quannhà nước cũng như hoạt động sử dụng đất của mỗi người dân Từ đó gây bứcxúc, mất lòng tin trong bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân
Với lý do đó em đã chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai” cho Khoá luận tốt nghiệp của mình
hy vọng sẽ góp phần tìm ra giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật,nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết KN - TC ở nước ta trong thời gian tới
Khoá luận tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành
về KN - TC và giải quyết KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai, thực trạng
áp dụng các quy định đó trong giai đoạn hiện nay, từ đó tìm ra các nguyên nhâncủa KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai, những thành tựu đã đạt đượccũng như những mặt hạn chế của công tác giải quyết KN - TC về đất đai trongthời gian qua Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoànthiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác này ở nước
ta trong thời gian tới
Để nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề đó, em đã sử dụng phương phápluận Mác – Lênin, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợpvới phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh trên cơ sở những kiến thức đã đượctrang bị ở Nhà trường
Khoá luận được trình bày gồm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Chương II: Những quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết KN
-TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Trang 3Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Với sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viênhướng dẫn, em đã hoàn thành Khoá luận này Nhưng do vốn kiến thức lý luận vàthực tiễn còn hạn chế, nên Khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Bởivậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và những người cóquan tâm để Khoá luận ngày một hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI - TỐ CÁO
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1 Khiếu nại – tố cáo và khiếu nại – tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
1.1 Khái niệm chung về KN - TC
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác giải quyết
KN - TC Người quan niệm “đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng, Chính phủ mà khiếu nại Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào mới thấy rõ Đảng và chính phủ quan tâm, lo lắng đến quyền lợi của nhân dân do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn”.
Thực hiện quan điểm chủ chương đó của Người, Nhà nước ta luôn quantâm tới việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về KN - TC nói chung, KN
- TC trong quản lý và sử dụng đất đai nói riêng
Năm 1991, Pháp lệnh giải quyết KN - TC của công dân được ban hành,năm 1998, Luật KN - TC ra đời đã pháp điển hóa các quy định về KN - TC vàgiải quyết KN - TC một cách rõ ràng, chính xác, tạo cơ sở pháp lý vững chắccho công tác giải quyết KN - TC ở nước ta Luật này đã được bổ sung sửa đổivào các năm 2004, 2005
Theo quy định tại Điều 2, khoản 1 của Luật này, khiếu nại là “việc công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do luật định
đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
Tố cáo là “việc công dân theo thủ tục do luât định báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất
Trang 5cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Đây là các khái niệm về KN - TC đã được luật hóa Ngoài ra, các nhàKhoa học, tùy theo góc độ nghiên cứu, cũng đưa ra những khái niệm khác nhau
về KN - TC Trong Từ điển Luật học của Trường Đại Học Luật Hà Nội, khiếu
nại là“đề nghị của công dân, cơ quan, tổ chức với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền chức vụ về sự vi phạm hoặc cho là vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của họ” Trong“Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng” của Nguyễn Duy Lâm, Nhà xuất bản Giáo dục, khiếu nại hành chính là“khiếu nại một việc có nội dung thuộc pham vi quản lý hành chính nhà nước”.
Tố cáo là “báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của cơ quan, tổ chức”.
1.2 Khiếu nại - Tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
Khiếu nại, tố cáo về đất đai là họat động KN - TC mà đối tượng của nó làcác hành vi, các quyết định hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai, cáchành vi vi phạm pháp luật đất đai
Cụ thể khiếu nại về đất đai là “việc các cơ quan, tổ chức, công dân để nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi hành chính đó là xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
[5,tr.470]
Tố cáo về đất đai là “sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị đó hoặc của những người khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người sử dụng đất”.[5,tr.470, 471]
Trang 6Có được những khái niệm chuẩn xác về KN - TC cũng như KN - TCtrong quản lý và sử dụng đất đai có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong việc xâydựng pháp luật mà còn cả trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn giải quyết
KN - TC nói chung, cũng như giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý, sửdụng đất đai
Việc chuẩn hóa các khái niệm này trong các quy định của pháp luật hiệnhành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó
1.3 Đặc điểm của KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai
* Khiếu nại tố cáo là các quyền dân chủ cơ bản của nhân dân Các quyềnnày đã được ghi nhận trong Hiến pháp của nước ta cũng như các văn bản phápluật chuyên ngành khác Nó cũng là một quyền dân chủ cơ bản của người sửdụng đất Sở dĩ như vậy vì Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Hơn nữa, đất đai ở nước ta thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ
sở hữu, thay mặt nhân dân thực hiện hoạt động quản lý đất đai để đảm bảo chođất đai được sử dụng hợp lý, phục vụ cho lợi ích của chủ sở hữu đích thực làtoàn dân, cũng như phục vụ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người sửdụng đất
Bởi vậy, bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khi có đủ căn cứ đều cóquyền KN - TC những gì mà mình cho là trái pháp luật nói chung, pháp luật đấtđai nói riêng, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp củamình, của người khác và của toàn xã hội
Quyền KN - TC của công dân được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực hànhchính, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, và lĩnh vực tự do của cá nhân Quyềnnày được đảm bảo bằng nghĩa vụ giải quyết KN - TC của các cơ quan nhà nước,
tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và những người có chức vụ Những đảm bảo này
đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nước ta
* Khiếu nại và tố cáo có cùng căn cứ là sự vi phạm pháp luật:
Đó là các quyết định, hành vi hành chính của các cơ quan, tổ chức cánhân có thẩm quyền hoặc bất kỳ hành vi của bất kỳ cá nhân tổ chức, cơ quan
Trang 7nào trái hoặc vi phạm pháp luật đất đai, xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm tớicác quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng như của toàn xã hội.
Khi thực hiện KN - TC người KN - TC đều hướng tới mục đích là chấmdứt những hành vi vi phạm, trái pháp luật ấy; yêu cầu phục hồi các quyền và lợiích bị xâm hại, bồi thường thiệt hại về vật chất, danh dự do những hành vi đógây ra, xử lý đúng pháp luật các cá nhân, tổ chức đã vi phạm, góp phần củng cốpháp chế Xã hội chủ nghĩa và lập lại kỷ cương xã hội
* Nội dung của KN - TC về đất đai rất phong phú và đa dạng
Các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai bao gồm rất nhiều nội dung:ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, và tổ chứcthực hiện văn bản đó; xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giớihành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất;lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; quản lý qui hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất; quản lý tài chính về đất đai…
Chính vì thế mà nội dung của KN - TC về đất đai cũng rất phong phú và
đa dạng Điều 162, Nghị định 181/2004/NĐ-CP có liệt kê và cụ thể hoá cácquyết định hành chính và hành vi hành chính có thể bị khiếu nại như sau:
Quyết định hành chính trong quản lý đất đai có thể bị khiếu nại bao gồm:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dựng đất, cho phépchuyển mục đích sử dụng đất
+ Quyết định giao đất là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềntrao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất
+ Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồngcho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;
+ Thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hànhchính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã cho tổ chức, Uỷ ban nhândân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của pháp luật;
Trang 8+ Trưng dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định sửdụng đất đã có người sử dụng vào mục đích công trong trường hợp Nhà nướctuyên bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp,trường hợp khẩn cấp của chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, hoặc các trường hợpkhẩn cấp khác đe doạ nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tínhmạng của nhân dân mà cần sử dụng đất.
+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép người sử dụng đất chuyển đất đang sử dụng từ loại đất nàysang loại đất khác;
- Quyết định bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư
+ Bồi thường là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối vớidiện tích bị thu hồi cho người sử dụng đất
+ Hỗ trợ là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạonghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới
- Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Là việc Nhà nướccấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận của người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợiích hợp pháp của người sử dụng đất
- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất
Hành vi hành chính trong quản lý đất đai có thể bị khiếu nại là hành
vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết những công việc nói trên
Nội dung của tố cáo lại càng đa dạng, bất cứ khi nào phát hiện hành vi viphạm pháp luật đất đai của bất kỳ cá nhân, tổ chức công dân nào thì bất kỳ aicũng có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Có thể khái quát nộidung của tố cáo bao gồm:
- Tố cáo chính quyền vi phạm pháp luật đất đai, nhất là việc thu hồi đất,giao đất xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, xây dựng cơ bản, góp vốnbằng đất để liên doanh với nước ngoài và xây dựng kỹ thuật hạ tầng để kinhdoanh nhà ở đô thị
- Chính quyền địa phương (nhất là cấp xã) giao đất trái thẩm quyền, giao
Trang 9nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, sai lệch diện tích, không đúng quyhoạch, thu tiền sử dụng đất vượt quá nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sửdụng tiền thu từ đất không đúng chế độ tài chính;
- Tố cáo chính quyền địa phương quản lý, sử dụng quỹ đất công ích tráipháp luật: Diện tích đất công ích vượt quá 5%; sử dụng quỹ đất công ích sai mụcđích; cho thuê trái thẩm quyền; thời gian cho thuê có trường hợp đến 20 – 30năm, giá thuê rất thấp và có biểu hiện tham nhũng
* Khiếu nại tố cáo về đất đai cũng giống như tranh chấp về đất đai, khixảy ra không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sử dụng đất của người sử dụng đất mà
nó còn ảnh hưởng tới hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước
Khi khiếu nại tố cáo xảy ra, bản thân người sử dụng đất không thể thựchiện được các quyền lợi của mình đối với đất đai, không thực hiện được cácnghĩa vụ đối với nhà nước Còn cơ quan nhà nước sẽ khó khăn trong hoạt độngquản lý nhà nước của mình về đất đai, vì việc thực thi các quyết định, hành vihành chính về đất đai bị đình trệ
Về phương diện kinh tế khi có KN - TC, các hoạt động kinh doanh, sản
xuất liên quan tới đất đai sẽ bị ngừng trệ Không những vậy, KN - TC trong đấtđai thường kéo dài gây ra những thiệt hại không nhỏ về của cải vật chất cho cảngười sử dụng đất cũng như cho toàn xã hội
Về mặt chính trị xã hội, KN - TC xảy ra có tác động không nhỏ tới tâm
lý, tinh thần của nhân dân, gây mất ổn định trong các mối quan hệ xã hội, nhất làcác mối quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước với người sử dụng đất Khôngnhững vậy, KN - TC xảy ra, nếu không được giải quyết đúng đắn, kịp thời, triệt
để còn gây mất niềm tin trong không ít bộ phận nhân dân, làm cho những chínhsách, đường lối của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để
Bởi vậy, công tác giải quyết KN - TC nói chung và giải quyết KN - TCtrong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, nhằmgóp phần giữ vững trật tự xã hội và mang lại công bằng cho mỗi người dân
Trang 10Giải quyết tốt KN - TC về đất đai còn góp phần bảo đảm cho pháp luậtđất đai được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo đảm pháp chế Xã hội chủ nghĩa, tăngcường hiệu quả của công tác quản lý đất đai.
* Mặc dù có nhiều điểm chung như đã phân tích ở trên, nhưng rõ ràngkhiếu nại và tố cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt:
- Khiếu nại là việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩmquyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ chorằng các quyết định, hành vi đó xâm phạm tới các quyền, lợi ích hợp pháp củamình Còn tố cáo là thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi phát hiện
có hành vi vi phạm pháp luật
- Về chủ thể, người khiếu nại là người có quyền và lợi ích bị xâm phạmhoặc cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bởi các quyết định hànhchính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại; còn chủ thể tiến hành tố cáo là bất
kỳ công dân nào khi họ phát hiện thấy có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hạihoặc đe dọa gây thiệt hại tới quyền và lợi ích của chính họ cũng như quyền vàlợi ích của các cá nhân, tổ chức khác, lợi ích của toàn xã hội
- Đối tượng của khiếu nại là các hành vi hành chính, quyết định hànhchính của các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền trong quản lý đất đai.Còn đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất kỳ cánhân, tổ chức, cơ quan nào Hơn nữa, việc làm trái pháp luật bị tố cáo là hànhđộng hoặc không hành động, có thể là gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại tớilợi ích của Nhà nươc, quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức Còn quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại là những quyết định và hành vitrực tiếp xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
- Khi công dân thực hiện quyền tố cáo, giữa họ và cơ quan nhà nước cóthẩm quyền luôn phát sinh những quan hệ pháp luật nhất định và họ phải chịutrách nhiệm về những thông tin của mình
- Về tính chất, những hành vi bị tố cáo thường nguy hiểm cho xã hội hơnnhững hành vi bị khiếu nại
Trang 11* Tuy là hai sự việc hoàn toàn khác biệt nhưng KN và TC có quan hệ mậtthiết với nhau:
- Chúng đều phản ánh những mâu thuẫn bất bình trong các mối quan hệ
xã hội giữa Nhà nước với công dân, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa người nàyvới người khác, giữa tập thể với tập thể
- Về mặt chủ quan, khi khiếu nại, người khiếu nại luôn muốn đạt đượcmục đích của mình nên khi trình bày sự việc họ thường tìm ra những sai sót củangười bị khiếu nại để đồng thời tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởivậy, trên thực tế, trong nhiều trường hợp cùng một lá đơn nhưng đương sự đềcập đến cả khiếu nại, tố cáo, lấy tố cáo để yêu cầu giải quyết khiếu nại và ngượclại, lấy khiếu nại để yêu cầu giải quyết tố cáo
1.4 Những nguyên nhân dẫn tới KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
Ở nước ta trong thời gian gần đây, số lượng các vụ KN - TC về đất đaixảy ra ngày càng tăng Tuy tính chất, mức độ và phạm vi khác nhau nhưng nhìnchung đều phát sinh do những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân về kinh tế: Kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ mở cửa,
thực hiện theo cơ chế thị trường, nhất là từ khi Luật đất đai 2003 ra đời vớinhững quy định mới, đất đai được coi là hàng hóa đặc biệt và pháp luật cho phépngười sử dụng đất được tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường,thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta đã có sắc diện hoàn toànmới Trong thị trường ấy quyền sử dụng đất ngày càng trở thành loại hàng hóa
có giá trị lớn, mang lại những nguồn lợi không nhỏ cho người sử dụng đất Khinhững nguồn lợi từ đất đai tăng lên, thì những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liênquan tới đất đai cũng ngày một tăng, đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thịtrường
- Nguyên nhân về lịch sử: Ba mươi năm chiến tranh đã gây ra sự xáo
trộn về nơi cư trú, cùng với sự thay đổi của chính sách đất đai cho phù hợp vớiyêu cầu của từng thời kỳ Cách mạng đã dẫn đến những biến động lớn về sửdụng đất Đã vậy do điều kiện chiến tranh, nên nhiều giấy tờ về đất đai, bản đồ
Trang 12địa chính bị thiếu hụt, bị thất lạc, mất mát, không tìm thấy giấy tờ gốc Từ đó đãdẫn đến nhiều KN - TC, tranh chấp về đất đai Những tranh chấp, KN - TC nàythường kéo dài, khó giải quyết vì các căn cứ để giải quyết hầu như không còn.
- Nguyên nhân về chính trị pháp lý: Kể từ năm 1945 tới nay, chế độ
chính sách về đất đai của nước ta đã trải qua nhiều lần biến đổi tới mức “vật đổisao rời”:
Năm 1945 Nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếmhữu ruộng đất của thực dân pháp và Phong kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộngđất cho nông dân
Năm 1960 đất đai được đưa vào hợp tác xã nông nghiệp, tạo nên chế độ
sở hữu tập thể về ruộng đất
Năm 1975, thống nhất đất nước, quan hệ đất đai ở nước ta bước sang giaiđoạn mới, mà chủ yếu là ở Miền nam, chúng ta xóa bỏ các hình thức bóc lột củaphú nông, địa chủ, tịch thu ruộng đất của ngụy quân, ngụy quyền và bọn tay sai
để chia cho nhân dân Đồng thời tiến hành điều chỉnh ruộng đất theo tinh thần
“nhường cơm, sẻ áo”
Vào các năm 1988, 1993 và 2003 các Luật đất đai lần lượt được ban hànhcũng tạo ra những chuyển biến không nhỏ trong chế độ sử dụng và quản lý đấtđai ở nước ta
Mỗi lần biến động như vậy đều tạo ra những thay đổi lớn đối với toàn xãhội, cũng như đối với từng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất Có biến động tất cóđược, có mất, mà có mất có được thì dẫn tới việc KN - TC của người dân là lẽđương nhiên
- Nguyên nhân về nhận thức của người dân:
Do trình độ am hiểu pháp luật của nhân dân ta còn thấp, nên trong thờigian qua, tình trạng KN - TC sai, KN - TC tràn lan, vượt cấp, không đúng thẩmquyền xảy ra rất phổ biến, gây khó khăn, phức tạp cho công tác giải quyết KN -
TC ở nước ta
- Nguyên nhân về quản lý:
Trang 13Sự buông lỏng trong quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua, nhất
là ở các cấp quản lý cơ sở và sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành phápluật đất đai của các địa phương cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới
KN - TC về đất đai Đa số các địa phương chưa có sự đầu tư kinh phí thoả đáng
để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, đảm bảo quản lý chặt chẽ đến từng thửađất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, công tác kiểm tra, thanh trachưa được quan tâm đúng mức, các địa phương cũng ít chú ý tới công tác hậukiểm tra đối với các dự án, công trình sau khi giao đất, cho thuê đất Công tácbồi thường, giải phóng mặt bằng chưa giải quyết tốt được mối quan hệ giữaquyền của cơ quan nhà nước (Đại diện chủ sở hữu của nhân dân về đất đai) vàcủa người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, chưa giải quyết tốt mốiquan hệ giữa lợi ích xã hội, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư cần sửdụng đất với người sử dụng có đất bị thu hồi, không chấp hành đúng các quyđịnh của Nhà nước về trình tự thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
- Sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận
cán bộ công chức: Khi các cán bộ có trách nhiệm trong quản lý đất đai lợi dụng
quyền hạn, nhiệm vụ, lợi dụng những kẽ hở trong pháp luật để tham nhũng, mưulợi cá nhân, nhũng nhiễu nhân dân, thì tất yếu sẽ dẫn tới KN và TC
Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới KN - TC về đất đai ở nước tahiện nay Biết được những nguyên nhân này là một cở sở rất quan trọng giúp ta
có thể có những đối sách hợp lý, góp phần giải quyết KN - TC về đất đai đúngpháp luật, hiệu quả, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi viphạm pháp luật đất đai, góp phần lập lại kỷ cương, trật tự xã hội, tăng cườnghiệu lực quản lý nhà nước về đất đai
2 Giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
2.1 Khái niệm và đặc điểm của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
sử dụng đất đai
2.1.1 Khái niệm
Điều 2 Luật KN - TC năm 1998, đã được sửa đổi bổ sung năm 2004 và
2005 quy định:
Trang 14Giải quyết khiếu nại là “việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại”(khoản 13).
Giải quyết tố cáo là “việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và ra quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo”(khoản 14)
Dựa vào các khái niệm này có thể hiểu, giải quyết khiếu nại trong lĩnhvực quản lý và sử dụng đất đai là việc cơ quan có thẩm quyền xem xét, xácminh, kết luận và ra quyết định về tính đúng đắn của các quyết định hành chính,hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có khiếu nại của người sử dụng đất
về quyết định, hành vi đó
Giải quyết tố cáo về đất đai là việc cơ quan có thẩm quyền xác minh, kếtluận về nội dung tố cáo liên quan tới quản lý và sử dụng đất đai từ đó đưa raquyết định xử lý của người giải quyết tố cáo
2.1.2 Đặc điểm của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
- Thứ nhất: Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là trách nhiệm của các
cơ quan quản lý nhà nước về đất đai Hiến pháp nước ta đã ghi nhận khiếu nại,
tố cáo là các quyền dân chủ cơ bản của công dân Để cho các quyền đó đượcđảm bảo, khi công dân thực hiện KN - TC, các KN - TC của công dân phải đượcgiải quyết nhanh chóng kịp thời, có như vậy quyền KN - TC của công dân mới
có ý nghĩa trên thực tế Chính bởi vậy mà pháp luật quy định giải quyết KN - TC
là trách nhiệm của các cơ quan hành chính nói chung và các cơ quan quản lý nhànước về đất đai nói riêng Điều đó được thể hiện ở chỗ, pháp luật không nhữngđòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải giải quyết KN - TC vềđất đai một cách nhanh chóng, hiệu quả, tích cực mà pháp luật còn quy địnhnhững hình thức trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức cá nhân, cơ quankhông hoàn thành trách nhiệm, làm trái và vi phạm các quy định của pháp luật
về giải quyết KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai
- Thứ hai: Giải quyết KN - TC về đất đai phải được thực hiện trong
khuôn khổ của pháp luật và phải tuân theo trình tự, thủ tục đã được quy định
Trang 15trong Luật KN - TC ban hành năm 1998, đã được sửa đổi bổ sung năm 2004,2005; Luật đất đai 2003, và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thứ ba: Thẩm quyền giải quyết KN - TC về đất đai trước hết thuộc về
người đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính bịkhiếu nại (nếu người đó là thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về đấtđai) hoặc thủ trưởng cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý người đã ban hành ra quyếtđịnh hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại Thẩm quyền giảiquyết tố cáo thuộc về thủ trưởng cơ quan đơn vị nơi quản lý người bị tố cáohoặc thủ trưởng cơ quan đơn vị cấp trên trực tiếp nếu người bị tố cáo là thủtrưởng cơ quan, đơn vị đó
Đặc điểm này giúp ta dễ dàng phân biệt được giải quyết KN - TC về đấtđai với giải quyết tranh chấp về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai, vìgiải quyết tranh chấp đất đai luôn thuộc thẩm quyền của Toà án, còn xử lý viphạm pháp luật đất đai, tuỳ theo tính chất, mức độ, người vi phạm sẽ bị áp dụngcác hình thức trách nhiệm pháp lý tương ứng (trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệmhành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự) theo trình tự thủ tục, thẩmquyền phù hợp do pháp luật quy định
- Thứ tư: Giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai phản ánh mối quan hệ
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý đất đai với người sử dụngđất Trong quan hệ này cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét nội dung quyết địnhhành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, tố cáo từ đó đi đến công nhận haykhông công nhận, công nhận một phần hay toàn bộ quyết định hành chính đó;kết luận về tính đúng đắn của hành vi hành chính hoặc kết luận về tính đúng đắncủa nội dung tố cáo
Đặc điểm này của giải quyết KN - TC giúp ta phân biệt được giải quyết
KN - TC về đất đai với giải quyết tranh chấp về đất đai
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là việc xác minh, kết luận và raquyết định giải quyết của người giải quyết đối với các khiếu nại, tố cáo tronglĩnh vực đất đai Còn giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhànước có thẩm quyền để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm
Trang 16giải quyết các bất đồng mâu thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên
bị xâm phạm đồng thời xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết KN - TC về đất đai tuy cùng lànhững nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, và việcgiải quyết chúng đều phải dựa trên các quy định của pháp luật, trên thực tếngười ta đôi khi cũng khó phân biệt được đâu là giải quyết KN - TC và đâu làgiải quyết tranh chấp đất đai, nhưng rõ ràng chúng là hai sự việc hoàn toàn khácbiệt bởi, như đã nói ở trên giải quyết KN - TC về đất đai phản ánh quan hệ giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người sử dụng đất, còn giải quyết tranhchấp về đất đai là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra phân giải cáctranh chấp đất đai giữa nguyên đơn và bị đơn xảy ra trong quá trình sử dụng đấtđai
Ta cũng dễ dàng nhận thấy là giải quyết KN - TC về đất đai và xử lý viphạm pháp luật về đất đai là hai hiện tượng hoàn toàn khác biệt Bởi xử lý viphạm pháp luật về đất đai là việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thứctrách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, nhằmbuộc họ gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luậthoặc hậu quả của hành vi đó gây ra
Đặc biệt ta không nên nhầm lẫn giữa giải quyết tố cáo về đất đai với xử lý
vi phạm pháp luật về đất đai Bởi, tuy trong giải quyết tố cáo về đất đai cũng cógiai đoạn người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý đối với người vi phạm nếu
tố cáo là đúng Nhưng giải quyết tố cáo khác với xử lý vi phạm pháp luật ổ chỗ
xử lý vi phạm pháp luật trong giải quyết tố cáo phải bắt nguồn từ việc người cóthẩm quyền xem xét tính đúng đắn của nội dung tố cáo, từ đó đi đến quyết định
có ra quyết định xử lý hay không Hơn nữa, xử lý vi phạm pháp luật trong quátrình giải quyết tố cáo có thể do một cơ quan khác thực hiện chứ không phải do
cơ quan giải quyết tố cáo thực hiện (nếu cơ quan giải quyết tố cáo không cóthẩm quyền xử lý thì họ phải kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
cơ quan đó tiến hành xử lý) Như vậy có nghĩa là, giải quyết tố cáo có thể dẫn
Trang 17tới xử lý vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật có thể bắt nguồn từ mộtquyết định giải quyết tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sở dĩ ở đây phải xem xét tới quan hệ giữa giải quyết KN - TC trong quản
lý và sử dụng đất đai với xử lý vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết tranhchấp đất đai bởi, phân biệt được các nội dụng này, xử lý tốt mối quan hệ giữachúng có ý nghĩa to lớn trong thực tế áp dụng pháp luật
Trên thực tế, muốn góp phần hạn chế tình trạng KN - TC thì phải giảiquyết tranh chấp đất đai hiệu quả và xử lý vi phạm pháp luật đất đai đúng quyđịnh pháp luật, ngược lại, công tác giải quyết KN - TC mà hiệu quả sẽ có ảnhhưởng tích cực tới các hoạt động khác, sẽ hạn chế được các tranh chấp xảy ra,ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật Nghĩa là giải quyết tốt mốiquan hệ giữa các hoạt động này thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của từng hoạtđộng nói riêng cũng như của hoạt động quản lý và sử dụng đất nói chung
2.2 Ý nghĩa, mục đích của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Giải quyết KN - TC về đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảmbảo cho pháp luât nói chung, pháp luật đất đai nói riêng được thực thi nghiêmchỉnh Việc giải quyết KN - TC về đất đai còn góp phần nâng cao hiệu quả củahoạt động sử dụng và quản lý đất đai Không những vậy thông qua hoạt độngnày các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thấy được những lĩnh vực nào củapháp luật đất đai còn bộc lộ những điểm không phù hợp với thực tiễn để từ đótiến hành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đồng thời cũng thông quađây, Nhà nước còn có thể điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi íchcủa Nhà nước của nhân dân cũng như của từng cá nhân, hộ gia đình
Thêm vào đó việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các KN - TC
về đất đai, gắn với nó là việc khôi phục kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp củangười sử dụng đất, đồng thời xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những người
có hành vi sai phạm sẽ củng cố niềm tin yêu của nhân dân vào chính quyền, chế
độ, vào các chủ chương đường lối của Đảng, Nhà nước, làm cho mối quan hệgiữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó bền chặt
Trang 182.3 Các nguyên tắc cơ bản của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
Tuân theo Hiến pháp, pháp luật trong giải quyết KN - TC nói chung cũngnhư giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất nói riêng có nghĩa
là phải tuân theo pháp luật cả trong xác định thẩm quyền; trong tiếp nhận đơnthư; trong xác minh, nghiên cứu vụ việc; trong ra quyết định giải quyết KN - TC
và trong việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo đã cóhiệu lực Có như thế mới có thể giải quyết KN - TC một cách đúng đắn, triệt để,
và đạt hiệu quả
2.3.2 Nguyên tắc dân chủ và công khai
Đảng và Nhà nước ta đang không ngừng phấn đấu để xây dựng một nhànước dân chủ, thực sự của dân, do dân, vì dân Để thực hiện tốt điều đó nguyêntắc dân chủ công khai đang được đặt ra đối với mọi họat động quản lý nhà nước
Khiếu nại tố cáo được coi là phương thức trực tiếp để thực hiện quyền dânchủ của công dân Bởi vậy dân chủ công khai trong giải quyết KN - TC càng làmột đòi hỏi quan trọng Nguyên tắc này đòi hỏi người giải quyết KN - TC phảilắng nghe ý kiến của các bên, đảm bảo tự do dân chủ, bình đẳng trước pháp luật.Trong giải quyết khiếu nại người giải quyết khiếu nại lần đầu phải có tráchnhiệm đối thoại trực tiếp với người khiếu nại và người bị khiếu nại để làm rõnguyên nhân khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếunại
Phải tạo điều kiện cho các bên trình bày quan điểm của mình về nội dung
vụ việc cũng như về dự kiến cách thức giải quyết
Trang 19Đối với quá trình giải quyết lần hai, người giải quyết phải triệu tập ngườikhiếu nại, người bị khiếu nại để đối thoại khi cần thiết Có thể nói đây là hìnhthức “tranh tụng”theo thể thức hành chính và nếu làm tốt sẽ khắc phục được tệquan liêu, một chiều khi giải quyết KN - TC.
Hoạt động giải quyết KN - TC từ lúc tiếp nhận đơn cho tới khi ra quyếtđịnh giải quyết KN - TC cuối cùng đều phải công khai minh bạch, mọi trình tựthủ tục, mọi quyết định liên quan tới vụ việc mà người giải quyết đưa ra phảiđược công bố công khai cho người KN - TC, người bị KN - TC và người cóquyền và lợi ích liên quan được biết Hiện nay việc công khai minh bạch vẫnchưa được đảm bảo Vì thế yều cầu đề cao nguyên tắc này ngày càng cần thiết
2.3.3 Tôn trọng sự thật khách quan, thận trọng và vô tư
Nguyên tắc này không chỉ là yêu cầu riêng đối với hoạt động giải quyết
KN - TC về đất đai, mà nó còn là yêu cầu chung đối với cả hoạt động giải quyếttranh chấp đất đai cũng như xử lý vi phạm pháp luật đất đai
Nguyên tắc này đòi hỏi công dân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện việc KN
- TC phải phản ánh trung thực, đúng sự thật mọi tình tiết, diễn biến của sự việc,không lợi dụng quyền KN - TC để vu khống, vu cáo người khác Bởi nếu cungcấp thông tin không chính xác sẽ dẫn đến việc giải quyết KN - TC không chínhxác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đối với người giải quyết KN - TC nguyên tắc này đòi hỏi phải nhìn nhận
sự việc một cách trung thực như nó vốn có, không phụ thuộc vào ý muốn củacác bên đương sự, cũng như không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của bản thânngười giải quyết KN - TC, bởi nếu không sẽ dẫn tới ngộ nhận, ra quyết định giảiquyết KN - TC không đúng, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân Để làm được điều đó, người giải quyết KN - TC phải nắm vững các quyđịnh của pháp luật và tuân theo các quy định đó trong quá trình giải quyết Bởichỉ có tuân theo pháp luật thì mới có thể vô tư, khách quan, thận trọng Khi tiếnhành giải quyết KN - TC, cơ quan, người có thẩm quyền phải thu thập đầy đủchứng cứ, tài liệu, khi cần thiết Người giải quyết có thể gặp gỡ nhân chứng,
Trang 20trưng cầu giám định, yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cungcấp thông tin cho mình, kể cả việc có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế.
Đồng thời, người giải quyết KN - TC có trách nhiệm tạo mọi điều kiệnthuận lợi, không cản trở và phải cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để côngdân thực hiện quyền KN - TC của mình
2.3.4 Kết hợp giải quyết KN - TC về đất đai với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai
Nâng cao kiến thức của người dân không chỉ có ý nghĩa trong hoạt độnggiải quyết KN - TC, nó là đòi hỏi chung trong công cuộc xây dựng nhà nướcpháp quyền ngày nay Khi kiến thức pháp luật được nâng cao người dân sẽ dễdàng hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật một cách nghiêm chỉnh Còntrong công tác giải quyết KN - TC sẽ tránh được tình trạng KN - TC tràn lan,không nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định giải quyết KN - TC, từ đó gópphần nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết KN - TC
2.3.5 Giải quyết kịp thời, nhanh chóng, ngăn chặn và loại trừ các hành vi
vi phạm pháp luật đất đai
Yêu cầu này không chỉ là yêu cầu đối với giải quyết KN - TC mà còn đốivới giải quyết tranh chấp đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai Việc giảiquyết nhanh chóng kịp thời sẽ tránh được những bức xúc, thiếu tin tưởng trongnhân dân, đồng thời tiết kiệm được nhiều tiền của của nhân dân cũng như củaNhà nước do khiếu nại tố cáo dây dưa, kéo dài
Trong giai đoạn hiện nay giải quyết KN - TC kịp thời và nhanh chóngđang là một nguyên tắc cần được đề cao
Trang 21CHƯƠNG II NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1 Khiếu nại tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận
1.1 Khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền dân chủ cơ bản của công dân
Sớm nhận thức được tầm quan trọng của KN - TC và giải quyết KN - TCtrong việc xây dựng một nhà nước dân chủ thực sự của dân do dân vì dân, ngay
từ khi ra đời Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý tới công tác giải quyết KN
-TC cũng như xây dựng hệ thống các quy định pháp luật về giải quyết KN - -TCcủa công dân Chế định pháp luật này đang ngày càng được đổi mới và hoànthiện
Hiến pháp 1946 đã quy định các quyền tự do của công dân trong lĩnh vựchành chính, chính trị và các quyền tự do khác Một trong các nguyên tắc cơ bảncủa Hiến pháp này là đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân
Các quy định đó của Hiến pháp 1946 đã đặt nền tảng cho sự hình thành vàphát triển quyền KN - TC của công dân trong các bản Hiến pháp cũng như trong
hệ thống pháp luật của nước ta sau này
Hiến pháp năm 1959, quyền KN - TC của công dân đã được ghi nhận tại
Điều 29: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền KN - TC với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên
cơ quan nhà nước Những việc KN - TC phải được xét và giải quyết một cách nhanh chóng Người bị thiệt hại vì hành vi vi phạm của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường”.
Hiến pháp năm 1980 đã kế thừa tại Điều 73: “công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chưc xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức thuộc đơn vị đó”.
Trang 22Đến hiến pháp năm 1992, quyền khiếu nại tố cáo được ghi nhân tại Điều
74: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
Việc KN - TC phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn luật định.
Mọi hành vi xâm pham lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân, phải được kịp thời xử lý nghiêm minh Người bị thiết hại phải được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.
Nghiêm cấm việc trả thù người KN - TC hoặc lợi dụng quyền KN - TC để
vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
Những quy định của Hiến pháp đã làm cơ sở cho các hệ thống pháp luậtchuyên ngành cụ thể hóa quyền khiếu nại tố cáo của công dân trong từng lĩnhvực cụ thể
Điều 1 Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân năm 1991 đã quy định rõ:
“1 Công dân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định hoặc việc làm trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý hành chính của
cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Quyền khiếu nại của công dân đối với quyết định của cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế do pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế quy định.
2 Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, gọi chung là cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức
đó gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”.
Điều 1 Luật khiếu nại tố cáo được ban hành năm 1998, sửa đổi bổ sung
Trang 23quyết định hành chính, hành vi hành chinch của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” và “công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, Luật đất đai năm 2003, quyền
KN - TC vẫn được khẳng định là một trong các quyền cơ bản của người sử dụngđất Tại điều 105, Khoản 6 Luật đất đai đã quy định rõ người sử dụng đất có
quyền “khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi pháp luật về đất đai”.
Điều 138, khoản 1 cũng quy định “người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai”.
Tại Điều 139 “cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và
sử dụng đất đai”.
Những quy định ấy đã làm nền tảng vững chắc cho công dân cũng nhưngười sử dụng đất có thể thực hiện quyền KN - TC của mình trong lĩnh vựcquản lý và sử dụng đất đai
1.2 Quyền và nghĩa vụ của công dân và người sử dụng đất khi thực hiện
KN - TC
1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
- Quyền của người khiếu nại:
+) Được quyền tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đai diện hợp pháp để khiếu nại;
+) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
+) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
Trang 24+) Được khiếu nại tiếp hoặc rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết;
- Nghĩa vụ của người khiếu nại:
+) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
+) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin tài liệu cho người giải quyết khiếu nại;
+) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực;
Việc quy định những nghĩa vụ của người khiếu nại như vậy là một đảmbảo có ý nghĩa pháp lý - thực tiễn để việc giải quyết KN - TC được khách quan,nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn
1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Quyền của người bị khiếu nại:
+) Biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
+) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc bản án của Toà án.
- Nghĩa vụ của người bị khiếu nại:
+) Tiếp nhận, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý
để giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính
bị khiếu nại; gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình; trong trường hợp khiếu nại
do cơ quan, tổ chức cá nhân chuyển đến thì phải thông báo việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo;
+) Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi người giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
+) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
Trang 25+) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Quyền của người tố cáo:
+) Gửi đơn hoặc trực tiếp đến tố cáo với cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền;
+) Yêu cầu giữ bí mật thông tin về họ tên, địa chỉ, bút tích của mình; +) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
+) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù;
- Nghĩa vụ của người tố cáo:
+) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
+) Nêu rõ tên, địa chỉ của mình;
+) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật;
Việc quy định người tố cáo có quyền yêu cầu giữ bí mật thông tin về họtên, địa chỉ, bút tích đồng thời lại có nghĩa vụ nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình làkhông hề mâu thuẫn với nhau Bởi quyền yêu cầu giữ bí mật thông tin về họ tên,địa chỉ, bút tích là nhằm tránh cho người tố cáo bị trả thù, hoặc gây các tác hạikhác cho người tố cáo, nhưng để đảm bảo cho hoạt động điều tra, xét xử, giảiquyết KN - TC của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người tố cáo vẫn phải
có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân này Nhưng những thông tinnày sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo đảm bí mật nếu người tố cáo
có yêu cầu
1.2.4 Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Quyền của người bị tố cáo:
+) Được thông báo về nội dung tố cáo;
+) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
+) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được khôi phục danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
Trang 26+) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật;
- Nghĩa vụ của người bị tố cáo:
+) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
+) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức,
2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
2.1 Thẩm quyền giải quyết Khiếu nại
Điều 138 Luật đất đai đã quy định rõ:
- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính vềquản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết địnhgiải quyết thì có quyền khởi kiện đến tòa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nạiđến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Trongtrường hợp khiếu nại tới Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thìquyết định giải quyết của Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làquyết định giải quyết cuối cùng
- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính vềquản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giảiquyết thì có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân
Trang 27- Việc khiếu nại về đất đai quy định tại Điều 138, không bao gồm trườnghợp khiếu nại về giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2, Điều 136của Luật đất đai.
Quy định như vậy đã khắc phục được điểm yếu trong Luật đất đai năm
1993, hạn chế được tình trạng từ giải quyết tranh chấp đất đai lại chuyển sanggiải quyết khiếu nại về đất đai, khắc phục được một phần mâu thuẫn giữa Luật
KN - TC và Luật đất đai trong các quy định về giải quyết khiếu nại quyết địnhhành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai
2.2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Điều 139 Luật đất đai đã quy định: “Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý đất đai và sử dụng đất đai được thực hiện theo các quy định của pháp luật về KN – TC” Đây là một quy định mang tính dẫn chiếu, theo đó thẩm
quyền, trình tự thủ tục giải quyết KN - TC về đất đai sẽ thực hiện theo các quyđịnh của Luật KN - TC
Cụ thể thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định như sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyềnquản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giảiquyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc
cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giảiquyết
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về công vụ nhiệm vụ của người đứngđầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếpcủa cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năngquản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết
- Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theoquy định của pháp luật tố tụng hình sự
Trang 283 Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
3.1 Tổ chức tiếp dân và tiếp nhận đơn thư KN - TC
Để thực hiện việc KN - TC người KN - TC phải gửi đơn hoặc trực tiếpđến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc khiếu tố, riêng đối với việc khiếunại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đất đai, người khiếu nạiphải chú ý tới thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết địnhhành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết KN - TC phải tổ chức bộ phận cán bộtiếp dân và nhận đơn thư khiếu tố
- Nếu việc KN - TC được thực hiện thông qua đơn thư thì bộ phận cán bộ
đó phải tiếp nhận đơn thư và vào sổ tiếp nhận đơn thư
- Nếu người KN - TC đến khiếu nại tố cáo trực tiếp thì cơ quan nhà nướcphải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, đảm bảo các điều kiện để công dân đếntrình bày KN - TC được dễ dàng Cán bộ tiếp dân phải chủ động lắng nghe sựviệc, rồi hướng dẫn người đến KN - TC viết lại thành đơn, hoặc ghi lại nội dung
vụ việc theo quy định của pháp luật, có chữ ký của người KN - TC
Nếu người KN - TC có các giấy tờ kèm theo thì phải tiếp nhận
3.2 Thụ lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn thư KN - TC thuộcthẩm quyền, người giải quyết KN - TC phải thụ lý đơn để giải quyết
- Đối với đơn thư khiếu nại, đơn sẽ không được thụ lý nếu thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại điều 32 của Luật KN - TC:
+) Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
+) Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không
có người đại diện hợp pháp;
+) Người đại diện không hợp pháp;
+) Thời hiệu khiếu nại, thời hiệu khiếu nại tiếp đã hết;
Trang 29+) Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Tòa án;
- Đối với đơn, thư tố cáo, nếu đơn, thư không thuộc thẩm quyền của mìnhthì cơ quan tiếp nhận phải chuyển cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giảiquyết và thông báo cho người tố cáo khi họ có yêu cầu
3.3 Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ
lý để giải quyết Trong trường hợp phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài,nhưng không quá 45 ngày Đối với vùng sâu, xa thì thời hạn này là 45 ngày, đốivới những việc phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là không quá 45 ngày kể từ ngày thụ
lý để giải quyết, đối với vụ việc phức tạp thời hạn này có thể kéo dài, nhưngkhông quá 60 ngày Ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn là 60 ngày, kể từ ngàythụ lý Đối với những vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể kéo dài, nhưngkhông quá 70 ngày
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đốivới vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày
- Trong thời hạn đó, người có thẩm quyền phải tiến hành các hoạt độngnghiệp vụ: nghiên cứu đơn; gặp đương sự để điều tra xác minh sự việc; viết báocáo kết quả xác minh; hoàn chỉnh hồ sơ rồi mở hội nghị để xét giải quyết vấn đềkhiếu tố
Nghiên cứu hồ sơ: Là việc đầu tiên mà người giải quyết KN - TC cần
phải thực hiện Việc nghiên cứu hồ sơ là nhằm tìm ra bản chất của vấn đề, củamâu thuẫn, phán đoán nguyên nhân, đồng thời có thể chuẩn bị được các tài liệu,văn bản pháp luật làm cơ sở để giải quyết những vấn đề mà đương sự yêu cầu
Gặp gỡ đương sự để làm rõ sự việc: Để việc giải quyết KN - TC không
trở nên phiến diện hoặc mang quan điểm chủ quan của người giải quyết, ngườigiải quyết KN - TC phải tổ chức gặp gỡ các đương sự để làm rõ sự việc Theoquy định của Luật KN - TC không những phải gặp gỡ các đương sự, người giải