dụng đất đai
2.1. Thẩm quyền giải quyết Khiếu nại
Điều 138 Luật đất đai đã quy định rõ:
- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện đến tòa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại tới Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định giải quyết của Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân.
- Việc khiếu nại về đất đai quy định tại Điều 138, không bao gồm trường hợp khiếu nại về giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2, Điều 136 của Luật đất đai.
Quy định như vậy đã khắc phục được điểm yếu trong Luật đất đai năm 1993, hạn chế được tình trạng từ giải quyết tranh chấp đất đai lại chuyển sang giải quyết khiếu nại về đất đai, khắc phục được một phần mâu thuẫn giữa Luật KN - TC và Luật đất đai trong các quy định về giải quyết khiếu nại quyết định hành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Điều 139 Luật đất đai đã quy định: “Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp
luật về quản lý đất đai và sử dụng đất đai được thực hiện theo các quy định của pháp luật về KN – TC”. Đây là một quy định mang tính dẫn chiếu, theo đó thẩm
quyền, trình tự thủ tục giải quyết KN - TC về đất đai sẽ thực hiện theo các quy định của Luật KN - TC.
Cụ thể thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định như sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về công vụ nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.