Những mặt tồn tại chưa làm được

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai (Trang 38 - 41)

1. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta hiện nay

1.2.Những mặt tồn tại chưa làm được

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong những năm qua, công tác giải quyết KN - TC của nước ta vẫn có nhiều tồn tại, chưa làm được, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, cũng như cho hoạt động sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, gây mất niềm tin trong không ít bộ phận nhân dân.

* Mặt hạn chế lớn nhất mà ta dễ dàng nhận thấy trong công tác giải quyết KN - TC về đất đai ở nước ta trong thời gian qua là số lượng các vụ KN - TC về đất đai ngày càng tăng và số lượng các vụ KN - TC chưa giải quyết được, còn tồn đọng chiếm tỷ lớn. Theo số liệu từ Bộ tài nguyên môi trường, từ năm 2003 đến tháng 8 năm 2006 Bộ đã tiếp nhận 30.978 đơn thư KN - TC về đất đai. Cụ thể: Năm Tiếp nhận 2003 5112 2004 8236 2005 10.500 Tám tháng đầu năm 2006 7130

Trong số đó chỉ có khoảng gần 20% là đã được giải quyết dứt điểm, có quyết định giải quyết cuối cùng, còn lại hơn 80% mới chỉ có quyết định giải quyết lần đầu hoặc chưa được giải quyết.

Cũng theo thông tin từ bộ này, năm 2005, cả nước có tới 17.840 đơn thư KN - TC về đất đai, trong đó chỉ có khoảng 16,61% là đã được giải quyết dứt điểm hoặc có quyết định giải quyết cuối cùng, còn lại 83,89% là chưa được giải quyết hoặc mới chỉ có quyết định giải quyết lần đầu.

Các số liệu trên đẫ chứng tỏ công tác giải quyết KN - TC về đất đai ở nước ta trong thời gian qua vẫn chưa được làm tốt ở cả cơ quan hành chính lẫn cơ quan tư pháp.

Khiếu nại, tố cáo vượt cấp là tình trạng người KN - TC gửi đơn thư hoặc đến KN - TC trực tiếp với cơ quan nhà nước cấp trên mà không thông qua giải quyết KN - TC ở các cơ quan tổ chức, cá nhân đã ra quyết định, đã thực hiện hành vi hành chính bị KN - TC hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cơ sở; hoặc có tiến hành KN - TC với các cơ quan đó nhưng vẫn tiếp tục KN - TC với cơ quan cấp trên, kể cả khi đã có quyết định giải quyết cuối cùng, thậm chí có trường hợp còn lên tận các cơ quan tổ chức ở Trung ương để tiến hành KN - TC.

Hiện tượng KN - TC vượt cấp diễn ra một phần là do kiến thức về pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do người dân không tin tưởng vào thực lực, vào trình độ và khả năng của các cán bộ giải quyết KN - TC về đất đai của nước ta, nhất là các cán bộ ở cấp cơ sở.

* Các quyết định giải quyết KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai có tính thực thi chưa cao.

Như đã trình bày ở trên, trong số lượng đơn thư khổng lồ mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết KN - TC về đất đai đã nhận được, chỉ có khoảng gần 20% là đã có quyết định giải quyết cuối cùng, nhưng một thực tế là hiện nay, tính thực thi của các quyết định này rất thấp.

Giải quyết KN - TC về đất đai là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian của các cấp các ngành và kết quả của nó được thể hiện qua các quyết định giải quyết KN - TC. Trong đó quyết định giải quyết cuối cùng là quyết định có hiệu lực pháp luật mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm thi hành.Tuy nhiên, trên thực tế, khi thực hiện thì giá trị hiệu lực của các quyết định này không được đảm bảo. Có nhiều quyết định đã được ban hành hàng chục năm mà vẫn không được thực thi. Có nhiều vụ KN - TC mặc dù đã có quyết định giải quyết cuối cùng mà người KN - TC hoặc vì không hiểu hoặc vì không đồng tình vẫn tiếp tục KN - TC lên cơ quan cấp trên, làm cho KN - TC cứ tiếp tục kéo dài, có khi tới ba, bốn chục năm, gây phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới sự nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.

* Một tình trạng gây không ít bức xúc trong công tác giải quyết KN - TC về đất đai hiện nay là hiện tượng KN - TC đông người diễn ra ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế, chính trị của cộng đồng dân cư.

Tình trạng khiếu kiện đông người tập trung vào các nội dung như đòi đất đưa vào hợp tác xã, đất cho mượn, đất cũ, đòi đất thổ cư, đòi đất dòng họ…đặc biệt là khiếu nại về bồi thường tái định cư, giải phóng mặt bằng.

Năm 2005, cả nước ta xảy ra khoảng 18.000 vụ KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai, trong đó số lượng các vụ KN - TC về đền bù giải phóng mặt bằng là khoảng 70%. Những vụ KN - TC về đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư thường tập trung rất đông người, nhiều khi người KN - TC còn kéo nhau tới nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo ở Trung ương để yêu cầu giải quyết.

Hiện tượng đó không những gây ra thiệt hại không nhỏ về tiền và của cho Nhà nước cũng như người sử dụng đất mà còn gây ra những làn sóng dư luận xã hội không tốt, gây mất trật tự, an ninh xã hội, gây mất niềm tin của nhân dân vào các chủ chương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.

* Ngoài những thực trạng nói trên, thì những mặt còn tồn tại sau cũng góp phần không nhỏ làm giảm tính thực thi của pháp luật về giải quyết KN - TC về đất đai, làm giảm hiệu quả của công tác này:

- Mặc dù pháp luật đã có những quy định về phân định thẩm quyền giữa cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống cơ quan tư pháp, nhưng trên thực tế, hai cơ quan này vẫn chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng. Có nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo gửi đến cơ quan hành chính, thì cơ quan hành chính lại chuyển sang cơ quan tư pháp, đến cơ quan tư pháp thì cơ quan tư pháp lại chuyển sang cơ quan hành chính, khiến cho người có đơn không biết đi đâu để giải quyết sau một thời gian rất dài chạy đi chạy lại theo chỉ dẫn của các cơ quan có trách nhiệm tiếp đơn.

- Theo quy định của Hiến pháp thì hệ thống cơ quan tư pháp có thẩm quyền độc lập với hệ thống cơ quan hành chính, nhưng trên thực tế thì không

rất ít khi để cho các quyết định, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp bị thua kiện.

- Trong quá trình giải quyết KN - TC về đất đai, các nguyên tắc tuân theo pháp luật, nhanh chóng, kịp thời, dân chủ, công khai…không phải bao giờ cũng được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai (Trang 38 - 41)