2. Một số kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo
2.1. Nguyên nhân của thực trạng trên
* Trong thời gian qua, công tác giải quyết KN - TC về đất đai của nước ta đạt được những kết quả khả quan là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Có sự chỉ đạo kịp thời sáng suốt của Đảng: Trong thời gian
qua, Đảng ra đã ban hành một số Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản lãnh chỉ đạo công tác giải quyết KN - TC nói chung và giải quyết KN - TC về đất đai nói riêng, điển hình là Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6/3/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong công tác giải quyết KN - TC hiện nay. Nội dung chủ yếu của Chỉ thị là chỉ đạo việc tăng cường trách nhiệm của Bí thư cấp ủy và đồng chí Bí thư trong công tác giải quyết KN - TC…Những chủ chương, đường lối của Đảng đã kịp thời định hướng cho công tác giải quyết KN - TC nhất là giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Thứ hai: Hệ thống pháp luật về giải quyết KN - TC về đất đai ngày càng
được hoàn thiện.
Thứ ba: Trình độ của cán bộ giải quyết KN - TC ngày càng tăng lên. Thứ tư: Bước đầu đã có những phương thức mới hiện đại để nhân dân
thực hiện việc KN - TC và để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện giải quyết KN - TC. Thời gian qua, ở một số tỉnh thành, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội, Ủy ban các cấp, các cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai đã công bố nhiều số điện thoại, số fax nóng cũng như nhiều trang web để nhân dân có thể kịp thời phản ánh những thắc mắc, kiến
nghị, khiếu nại của mình đồng thời tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
* Không thể phủ nhận những kết quả đã đạt được, nhưng công tác giải quyết KN - TC về đất đai ở nước ta vẫn còn rất nhiều mặt chưa làm được, như đã trình bày ở trên, vậy những nguyên nhân là do đâu?
Thứ nhất chúng ta phải kể đến sự chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ của hệ
thống pháp luật:
- Luật KN - TC và Luật đất đai của nước ta mặc dù đã trải qua nhiều lần bổ sung sửa đổi, nhưng đến nay hai Luật này vẫn có nhiều điểm chưa thống nhất về nội dung giải quyết KN - TC.
Theo quy định của Luật KN - TC thì không có quyết định hành chính giải quyết KN - TC cuối cùng, mà mọi KN - TC đều có thể được khởi kiện ra tòa (Điều 46), nhưng theo quy định của Luật đất đai năm 2003, Điều 138, khoản a thì sau khi có quyết định giải quyết KNC lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mà người KN - TC không đồng ý hoặc hết thời hạn pháp luật quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có thể khiếu nại tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra tòa, trong trường hợp khiếu nại tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì quyết định giải quyết đó là quyết định cuối cùng và người khiếu nại không được tiếp tục khởi kiện ra tòa.
Quy định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng có sự không rõ ràng, thiếu thống nhất giữa hai luật này. Theo quy định của Luật KN - TC, những khiếu nại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì người khiếu nại có thể tiếp tục khiếu nại lên Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Chính phủ. Trong khi đó Điều 138, khoản 2, điểm b Luật đất đai quy định: “Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân”. Nghĩa là theo tinh thần của điều luật này, phải
chăng người khiếu nại không được tiếp tục khiếu nại vơi cơ quan có thẩm quyền cấp trên mà chỉ có thể khởi kiện tại Toà án nhân dân?
- Hiện nay một số khái niệm pháp luật cần thiết trong giải quyết KN - TC về đất đai vẫn chưa được giải thích, hướng dẫn cụ thể. Ví dụ một người có quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền giao cho nhà ở thuộc diện nhà vắng chủ, sau nhiều năm nay chủ cũ trở về và muốn đòi lại nhà. Trường hợp này là khiếu nại quyết định hành chính giao đất trước kia hay là giải quyết tranh chấp đất đai giữa chủ cũ và chủ hiện tại?
- Vẫn còn thiếu những hướng dẫn cụ thể về phân định thẩm giải quyết KN - TC về đất đai quyền giữa cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính, giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và thanh tra Chính phủ. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người KN - TC phải chạy đi chạy lại giữa cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp mà vụ việc KN - TC vẫn không được giải quyết như đã nói ở trên.
- Thiếu một cơ chế tổ chức thực thi các quyết định giải quyết KN - TC về đất đai đã có hiệu lực thi hành.
Trên thực tế, khi các quyết định giải quyết KN - TC về đất đai được ban hành, rất ít khi nó được người có quyền và nghĩa vụ liên quan thi hành một cách tự nguyện, thường thì các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền phải tổ chức động viên, thuyết phục nhiều lần để các bên đương sự thực thi. Nhưng đôi khi việc động viên thuyết phục cũng không đạt kết quả, khi đó cần có các biện pháp hành chính để cưỡng chế thi hành. Nhưng hiện nay cả Luật KN - TC cũng như Luật đất đai vẫn thiếu những quy định cụ thể về vấn đề này.
Thứ hai: Việc quản lý đất đai chưa được làm tốt, việc thực thi Luật đất
đai còn nhiều bất cập, quy hoạch sử dụng đất chua đủ, và chất lượng quy hoạch chưa cao, bộ máy quản lý hành chính trong đất đai vẫn chưa phục vụ tốt nhân dân. Chính những nguyên nhân đó đã dẫn tới khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, dẫn tới tham nhũng lãng phí về đất đai.
Thứ ba: Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết KN - TC vẫn chưa đáp
Một phần do trình độ nhận thức của cán bộ giải quyết KN - TC, một phần là do tinh thần trách nhiệm của họ chưa cao, nên việc áp dụng pháp luật trong giải quyết KN - TC về đất đai trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Công tác tiếp dân vẫn chưa được làm tốt, trình tự thủ tục giải quyết thường không đúng với quy định của pháp luật, không thực hiện đúng các quy định về thời gian…
Không những vậy, có nhiều trường hợp các quyết định giải quyết KN - TC về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc Tòa án đưa ra không phù hợp, thậm chí là trái pháp luật, người dân biết là giải quyết không đúng nhưng không biết đi đâu để tìm ra chân lý, từ đó dẫn tới sự thiếu tin tưởng của nhân dân vào các cơ quan có thẩm quyền của địa phương.
Thứ tư: Kiến thức về pháp luật nói chung, về pháp luật KN - TC nói
riêng của nhân dân ta còn thấp mà nhà nước chưa có nhiều chương trình phù hợp để hỗ trợ cho việc nâng cao kiến thức pháp luật cho nhân dân. Chính điều đó đã dẫn đến nhiều trường hợp chỉ vì không hiểu biết hết chủ chương chính sách của Nhà nước mà dân ta mới KN - TC sai, KN - TC tràn lan, vượt cấp, tụ tập đông người…
Và cũng chính vì không hiểu mà nhiều trường hợp đã có quyết định giải quyết KN - TC cuối cùng hoàn toàn đúng pháp luật mà người dân vẫn cứ khiếu nại tố cáo, hoặc không chịu thi hành quyết ấy khi nó đã có hiệu lực.