1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương chi tiết tập bài giảng thông tin học đại cương

114 7,4K 64

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 741,5 KB

Nội dung

Trên thực tế, sự vận động của xã hội loài người đang tiếp cận tới mộtbước ngoặt vô cùng to lớn để chuyển sang một thời đại mới về chất - đó là thời đạitrí tuệ mà động lực của thời đại nà

Trang 1

KHOA VĂN HÓA – THÔNG TIN

BỘ MÔN THÔNG TIN HỌC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TẬP BÀI GIẢNG

CÔNG TÁC VỚI NGƯỜI DÙNG TIN

Nhóm GV biên soạn:

1 Đỗ Thị Thu Hương

2 Lê Thị Dương

BỘ MÔN THÔNG TIN HỌC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TẬP BÀI GIẢNG

THÔNG TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên biên soạn:

1 Tào Ngọc Biên

2 Lê Thị Dương

Trang 2

THÔNGTIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Mã số HP: 06002

1 Phần giới thiệu chung môn Thông tin học đại cương

- Tổng số tín chỉ : 02 TC

+ Số tín chỉ lý thuyết: 02; số buổi học của TC: 06 buổi

+ Số tín chỉ thực hành: 0 ; số buổi học của TC: 0 buổi

- Bộ môn phụ trách: Thông tin học

- Vị trí HP ở học kỳ số/khóa học: 1

- Điều kiện tiên quyết: Không

1.1 Tổng quan lịch sử, phát triển môn học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2013-2020

Bước sang thời đại mới, nhân loại đã và đang chứng kiến những thay đổi tolớn và sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Những biến đổi to lớn đó đãlàm thay đổi hoàn toàn cục diện của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội trên qui

mô toàn cầu Trên thực tế, sự vận động của xã hội loài người đang tiếp cận tới mộtbước ngoặt vô cùng to lớn để chuyển sang một thời đại mới về chất - đó là thời đạitrí tuệ mà động lực của thời đại này là cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới.Không giống như các cuộc cách mạng trước đó, trong cuộc các mạng khoa học vàcông nghệ mới lần này, thế mạnh tuyệt đối của các yếu tố sản xuất truyền thốngnhư các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ và dồi dào giảm dần và chỉcòn mang ý nghĩa tương đối Trong tiến trình phát triển xã hội, các ngành có hàmlượng tri thức cao với sức cạnh tranh cực kỳ to lớn đã đưa chất xám, trí tuệ và tiềmlực khoa học và công nghệ lên vị trí hàng đầu Những yếu tố mang hàm lượng trithức đó ngày càng nhiều, chúng được thu thập, xử lý, tổ chức thành các cơ sở dữliệu và được khai thác như là yếu tố nguồn lực vô cùng hữu hiệu cho mọi hoạtđộng của xã hội loài người Những nghiên cứu mang tính qui luật khách quan của

Trang 3

những quá trình này thực chất là nội dung cơ bản của một ngành khoa học - Khoa

học về thông tin hay còn gọi Thông tin học

Thông tin học là một ngành khoa học rất mới, được phôi thai từ đầu thế kỷ

XX và mới được hình thành như một lĩnh vực khoa học độc lập từ những năm 60của thế kỷ này Để có thể lưu truyền thông tin qua không gian và thời gian, thôngtin phải được ghi lại trên các phương tiện lưu trữ, chúng gọi chung là các tư liệu(document) Nguồn gốc của thông tin học là các lĩnh vực của tư liệu học, đó làkhoa học về xử lý và cung cấp tư liệu, được hình thành từ đầu thế kỷ XX, songsong với sự gia tăng các nghiên cứu thực nghiệm, nó đòi hỏi phải cung cấp cácnguồn tin về các đề tài Năm 1905, nhà bác học người Bỉ Pole Other lần đầu tiên

sử dụng thuật ngữ Tư liệu học (Documentation), với quan niệm rằng các tài liệu

mà các nhà khoa học sử dụng không chỉ là sách báo, tài liệu ghi chép, hồ sơ lưu trữ

mà còn có thể là những hiện vật bảo tàng, các di chỉ văn hoá Sau này theo ý nghĩarộng hơn, từ này chỉ các công tác sưu tập, tổ chức, lưu trữ, truy tìm và phổ biếnmột cách có hệ thống các thông tin và tài liệu chuyên môn, đặc biệt là các tài liệukhoa học kỹ thuật Tư liệu học phát tiển nhằm đáp ứng với sự phát triển của các ấnphẩm định kỳ và các tạp chí, được coi là những phương tiện thông dụng công bốcác công trình khoa học Trong khi sách cần phải phân loại và biên mục, thì các ấnphẩm định kỳ đòi hỏi phải đánh chỉ số và tóm tắt để có thể cung cấp cho các nhànghiên cứu các thông tin cấp một có nguồn gốc xuất bản rất khác nhau

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nhà khoa họctham gia chiến tranh đòi hỏi tìm nhanh chóng và chính xác các thông tin thư mụctrong các tạp chí khoa học Điều đó đã thúc đẩy họ phải đổi mới phướng pháp lưutrữ và tìm kiếm thông tin truyền thống, dẫn đến sửa đổi các hệ thống phân loại, xâydựng các hệ thống tìm tin Trong giai đoạn 1940 - 1950, các nhà khoa học đã phát

Trang 4

triển kỹ thuật đánh chỉ số, chuẩn hoá các thuật ngữ mô tả thông tin, quan tâm đếnviệc tóm tắt tài liệu để tạo thuận lợi cho quá trình tìm tin

Nền tảng của thông tin học dựa trên ba ngành phát tiển mạnh sau chiến tranhthế giới thứ II, đó là: mô hình lý thuyết thông tin của Shannon-Weaver , khái niệm

về điều khiển học của Norbert Wiener, những tiến bộ nhanh chóng trong thiết kế

và sản xuất máy tính điện tử Những cách tân này hướng thẳng vào một lĩnh vựcnghiên cứu mới, trong đó nhiều ngành có thể hoà đồng với nhau dưới một ý tưởngchung là "thông tin"

Thuật ngữ Thông tin học (Information Science) lần đầu tiên được đưa ra ở

Mỹ vào đầu những năm 60 với ý nghĩa là: khoa học thông tin nghiên cứu tính chất

và cơ cấu của thông tin, những phương tiện và lực lượng để thực hiện các quá trìnhthông tin cùng với những kỹ thuật xử lý thông tin với mục đích sử dụng thông tinthích hợp và có hiệu quả nhất Năm 1963 lần đầu tiên Học viện công nghệ Georgiađưa môn Thông tin học vào chương trình giảng dạy của mình, và nhanh chóng pháttriển sang một số các trường đại học khác như một lĩnh vực nghiên cứu độc lập bêncạnh các ngành khác như thư viện học, tin học,

Là một ngành khoa học mới ra đời trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ củacuộc cách mạng khoa học và công nghệ, những vấn đề lý luận và phương phápluận của thông tin học không ngừng phát triển và dần hoàn thiện cùng với quá trìnhphát triển các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động của mình

Ngay từ đầu những năm 60, thông tin học đã sớm quan tâm đến việc sử dụngmáy tính điện tử để xử lý và quản lý tài liệu Nhiều nghiên cứu được triển khainhư: mô hình hoá việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin; các hình thức quan hệ giaotiếp người - máy; hiệu quả của hình thái nội dung và lĩnh hội thông tin; quá trình

Trang 5

sản sinh, truyền và biến đổi thông tin; thiết lập các nguyên lý chung để giải thích

và dự báo tác động của thông tin

Sự ra đời của kỹ thuật số vào giữa thế kỷ XX đã tạo ra một bước ngặt trongviệc kiểm soát của con người đối với các thông tin đã được ghi lại Năm 1960, lầnđầu tiên máy tính được dùng để số hoá tài liệu văn bản, đó là hai tạp chí tóm tắtcủa Mỹ Index Medicus của Thư viện Y học Quốc gia và Scientific and TechnicalAerospace Reports của Cơ quan quản lý hàng không và vũ trụ Quốc gia (NASA),nhằm giảm giá thành và thời gian xuất bản hai tạp chí này Chúng được coi lànhững CSDL thư mục đầu tiên, và trở thành một nguồn thông tin mới bên cạnh cáckho lưu trữ thông tin truyền thống của thư viện và các cơ quan lưu trữ

Cuộc cách mạng vi xử lý vào giữa những năm 70, tạo cơ sở cho sự ra đờihàng triệu, rồi hàng chục, hàng trăm triệu máy vi tính với năng lực ngày càng cao,giá ngày càng rẻ, thâm nhập khắp mọi nơi trên thế giới, đã thực sự mở ra một chântrời mới cho mỗi cá nhân và xã hội trong việc nắm bắt được những thông tin vềnhững sự kiện và ý tưởng mới, và mới tạo khả năng hiện thực cho việc ứng dụngmáy tính trong công tác thông tin tư liệu

Việc ứng dụng máy tính điện tử trong việc xử lý thông tin đã đem lại những

hệ quả to lớn: tập trung thông tin trong những bộ nhớ lớn: các CSDL và NHDL,liệu, tăng nhanh tốc độ ở tất cả các công đoạn xử lý thông tin Việc tin học hoáhoạt động thông tin - thư viện đã làm thay đổi căn bản phương thức hoạt độngtruyền thống từ thu thập, xử lý tài liệu, đến phục vụ người đọc Hệ thống các sảnphẩm thông tin ngày càng phong phú về loại hình và số lượng, trong đó sự ra đời

và phát triển của các CSDL có ý nghĩa bước ngoặt, mở ra kỷ nguyên mới cho hoạtđộng thông tin - thư viện Các dịch vụ thông tin cũng trở nên hết sức đa dạng vàphong phú nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng tin

Trang 6

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ các kỹ thuật vi xử lý, việc sử dụng ngàycàng nhiều các vật mang tin điện tử: như băng từ, đĩa từ (phát triển từ năm 1962),đĩa mềm (1970), đĩa quang (1980) đã loại bỏ được những khó khăn về sự quá tảicủa các kho chứa, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho người làm công tác thông tin tưliệu những vấn đề về xử lý và phổ biến thông tin, dựa trên những kỹ thuật đặc biệt

và dựa trên những kênh thông tin rất đa dạng

Cuối những năm 80 sang đầu những năm 90, sự phát triển bùng nổ các mạngviễn thông truyền dữ liệu quốc gia và quốc tế trên cơ sở kỹ thuật cáp sợi quang, vệtinh và vi ba số, đã tạo khả năng nối mạng không những giữa các trung tâm thôngtin, mà còn nối được đến máy vi tính của tùng cá nhân Xuất hiện viễn cảnh củacác siêu “xa lộ thông tin” liên kết hàng trăm triệu người trong từng quốc gia cũngnhư trong phạm vi khu vực và toàn cầu, mà tiêu biểu là liên mạng thông tin toàncầu Internet Sự kết hợp giữa máy tính và viễn thông đẫn đến sự hình thành và pháttriển các hệ thống và mạng lưới thông tin tự động hoá, cho phép các trung tâmthông tin và thư viện liên kết với nhau trên mạng máy tính để chia sẻ nguồn lựcthông tin Các dịch vụ tìm tin on -line phát triển, cho phép sử dụng và khai thác cáctài nguyên thông tin không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa người dùng với

cơ quan thông tin, đã mở ra khả năng và xu hướng hình thành một không gianthông tin thống nhất trên phạm vi toàn cầu

Với ý nghĩa làm rõ thêm tính độc lập tương đối của một ngành khoa học mới,làm tăng thêm nhận thức về tầm quan trọng của Thông tin học trong lịch sử xã hộiloài người Ở nước ta, vai trò của thông tin trong đời sống xã hội đã được cụ thểhoá thành các văn bản, hàng loạt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước

ra đời đã và đang tạo hành lang pháp lý quan trọng và là cơ sở vững chắc để Thôngtin học nhanh chóng phát triển và đưa vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo Ngay

từ năm1971, tại Hội nghị thông tin toàn quốc lần thứ nhất, Thủ tướng Phạm Văn

Trang 7

Đồng đã nói: “ Để tiến nhanh, tiến kịp thế giới thì con đường nhanh nhất, rẻ nhất làlàm công tác thông tin” Năm 1972, Nghị quốc 89/ CP của Chính phủ đã đề nghịphải đào tạo cán bộ thông tin ở Việt Nam, giao Uỷ ban KHKT Nhà nước và BộĐại học – Trung học chuyên nghiệp làm đề cương trình Chính phủ Năm 1991 tạiChỉ thị 95/ CP, Chính phủ lại tiếp tục chỉ đạo về đào tạo đại học và trên đại họcngành thông tin Nghị quyết Hội nghị (NQHN) của Ban chấp hành Trung ương(BCH TƯ) Đảng lần thứ 2, khoá VIII về “Định hướng chiến lược phát triển khoahọc và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nhiệm vụ đếnnăm 2000” Nghị quyết HN BCH TƯ Đảng lần thứ 5 khoá VIII về “Xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Đặc biệt Chỉthị số 58 – CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã nêu: “Tập trung phát triểncác dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực và các dịch vụ công cộng (giáo dục, đàotạo từ xa, chữa bệnh từ xa, thư viện điện tử) ” Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX của Đảng xác định: “ đề từng bước tiếp cận nền kinh tế trí thức, chú trọng phát triển và đào tạo cán bộ cho các ngành công nghệ cao, mũi nhọn, cáclĩnh vực điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, quản trị thông tin ”; Trong kếtluận HN BCH TƯ lần thứ 6 khoá IX đã nêu rõ một trong những phương hướng,nhiệm vụ phát triển KH & CN đến năm 2010 là: tổ chức hệ thống thông tinKH&CN quốc gia, các thư viện điện tử theo hướng hiện đại hoá và phù hợp vớicác tiêu chuẩn quốc tế ” Tháng 6/2000, Luật KH & CN ra đời đặt nền tảng pháp

lý quan trọng để phát triển hoạt động thông tin KH&CN Ngày 31/08/2004 Thủtướng Chính phủ đã ký Nghị định số 159/2004/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH

& CN nhằm cụ thể hoá Luật KH&CN Trong kế hoạch phát triển Internet của ViệtNam giai đoạn 2010 – 2005 đã nêu rõ: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

và chuyên ngành từng bước điện tử hoá các thư viện nghiên cứu, các cơ sở đàotạo, hình thành các kho điện tử công cộng và quốc gia Năm 2005, Chính phủ banhành Nghị định 115/2005/NĐ - CP ngày 5/9/2005 Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu

Trang 8

trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập Như vậy, đường lối và kế hoạch củaĐảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2010 và năm

2020 đã và đang tạo cơ hội mới đưa Thông tin phục vụ nghiên cứu và đào tạo cácngành Văn hoá – Thông tin nói riêng phát triển theo hướng hiện đại để hội nhập Bên cạnh, những đường lối và kế hoạch chung của Đảng và Nhà nước về việcxây dựng “xã hội thông tin”, từng bước tạo lập “văn hóa thông tin” trong xã hội,còn có những kế hoạch cụ thể trong lĩnh vực đào tạo ngành Thông tin học của Bộgiáo dục và đào tạo Năm 2010, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư số 14/

2010 TT-BGDDT về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độcao đẳng, đại học Theo Thông tư này mã ngành 523202 (Thông tin thư viện) trướcđây được tách thành hai ngành là : Thông tin học (52320201), Khoa học thư viện(52320202) Trên cơ sở thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, căn cứ vàođiều kiện thực tiễn của xã hội và để cập nhật và bổ sung nhiều tri thức và môn họcmới cho sinh viên, những người chuyên gia có tâm huyết đã đặt nền móng đưaThông tin học đại cương trở thành môn học tại các cơ sở đào tạo Ngành Thông tinhọc, Thư viện học, Lưu trữ học, Quản trị văn phòng,…trong nước Đây là môn họcvừa mang tính truyền thống và hiện đại Tính truyền thống vì môn học này có từlâu đời gắn với sự xuất hiện chữ viết và thư tịch, thông tin ở dạng các tài liệutruyền thống Hiện đại, vì hiện nay nó đang ứng dụng những thành tựu của côngnghệ thông tin và truyền thông, gắn với việc sử dụng rộng rãi các mạng thông tinmáy tính toàn cầu để cung cấp cho người học những thông tin khác nhau Hiệnnay, trên cả nước có nhiều sơ sở triển khai giảng dạy môn Thông tin học đạicương Đặc biệt, phải kể đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn (Đạihọc Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

+ Năm học 2010 , Ngành Thư viện – Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nộichính thức được tách ra làm 2 ngành : Thông tin học và Khoa học thư viện

Trang 9

+ Năm 2010 , Ngành Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội vànhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đổi tên thành ngành Thông tin học.

Như vậy, việc đổi tên các ngành học trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tếcủa xã hội khẳng định thêm vai trò chủ chốt của môn Thông tin học đại cương TạiTrường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) MônThông tin học đại cương là môn học chuyên ngành có lịch sử lâu đời luôn gắn vớilịch sử phát triển và quy mô đào tạo chung của nhà trường

+ Từ năm 1973 - 1996, môn Thông tin học đại cương gắn liền với ngành Thông tin– Thư viện đã được đào tạo tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội(nay là Đại học Quốc gia Hà Nội)

+Năm 1996 - 2004, môn Thông tin học đại cương thuộc Bộ môn Thông tin – ThưviệnTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia HàNội

+ Năm 2004 - 2010, môn Thông tin học đại cương thuộc Bộ môn Thông tin – tưliệu, Khoa Thông tin – Thư viện thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

+ Năm 2010 - nay, môn Thông tin học đại cương thuộc ngành Thông tin học khoaThông tin – Thư viện trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đạihọc Quốc gia Hà Nội)

Bên cạnh đó, môn Thông tin học đại cương còn được giảng dạy trong NgànhLưu trữ học và Quản trị Văn phòng – Khoa lưu trữ học và Quản trị Văn phòngTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trang 10

Môn Thông tin học đại cương đã xuất hiện trong chương trình đào tạo ở cácngành học từ lâu đời gắn liền với lịch sử đào tạo của các cơ sở đào tạo Điều đó,không có nghĩa môn học này không ngừng bổ sung những kiến thức mới phù hợpvới điều kiện mới đảm bảo sự linh hoạt, sáng tạo Trong giai đoạn mới, chúng tahay nghe đến thuật ngữ “tín chỉ”, đó là phương thức đào tạo mới được áp dụng ởhầu hết các cơ sở đào tạo có môn Thông tin học nói riêng và hệ thống giáo dụcViệt Nam nói chung Các chuyên gia thông tin cùng với lãnh đạo các cơ sở đào tạo

đã không ngừng đổi mới, thiết kế một chương trình đào tạo mới dựa trên quanđiểm Thông tin học là một môn học chuẩn hóa và gắn với công nghệ thông tinđược thể hiện trong chương trình, giáo trình và phương thức giảng dạy Mục tiêuđào tạo chung của môn học là giúp cho người học nắm được nhu cầu thông tintrong từng hoạt động thực tiễn, cho từng loại đối tượng; Biết cách tổ chức các loạinguồn lực thông tin để đáp ứng nhu cầu đó; Biết cách dẫn dắt để có được thông tin,biết khai thác thông tin và bước hướng dẫn sử dụng hoạt động thông tin theo phápluật

Ngày nay, sự quan tâm đặc biệt đối với thông tin và tri thức với tư cách là yếu

tố tiềm lực của mỗi cá nhân, của tổ chức và xã hội lại được nhân lên gấp bội Với

tư cách là một môn học cần thiết đối với người học cùng với sự quan tâm của Nhà

nước, các cơ sở đào tạo và các chuyên gia thông tin Môn Thông tin học đại

cương ngày càng khẳng định được vị trí của mình, đóng vai trò là môn học tiên

quyết thuộc khối kiến thức cơ sở ngành trong hệ thống các cơ sở đào tạo Theoquan điểm của UNESCO thì 3 nhân tố quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục là

cơ cấu hệ thống giáo dục và hệ thống chương trình; hệ thống sách giáo khoa, giáotrình; đội ngũ giảng viên Vì vậy, để phát triển môn Thông tin học đại cương tốtphải có nội dung, kiến thức tốt; phương pháp dạy học phù hợp và đội ngũ giảngviên có chất lượng Nhờ đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, mạnh

Trang 11

dạn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy với những phương pháp giảngdạy tích cực và hệ thống sách giáo trình tham khảo đảm bảo, môn Thông tin họcđại cương tại các cơ sở đào tạo là môn học có chất lượng dạy và học tốt, đóng góp

to lớn nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Thông tin học nói riêng và đáp ứngđược yêu cầu của thị trường lao động góp phần xây dựng, phát triển của đất nước

1.2 Nghiên cứu mục tiêu môn học, hiệu quả môn học trong ngành đào tạo

1.2.1 Mục tiêu môn học

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay hoạt động thông tin và tư liệungày càng phát triển, đòi hỏi phải có những người hoạt động chuyên nghiệp tronglĩnh vực thông tin và tư liệu Đầu ra ngành thông tin học đòi hỏi người học phảiđược trang bị những kiến thức về: tìm, xử lý, sản xuất và phân phối thông tin, baogồm cả việc tăng thêm giá trị cho các thông tin ấy, nhằm thoả mãn nhu cầu thôngtin dù đuợc thể hiện ra hay không của các nhóm người dùng tin và cung cấp cho họnhững nguồn thông tin hữu ích, những thông tin này nói chung được tạo thành bởicác các tài liệu dưới dạng văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh Bên cạnh những ngườilàm tư liệu truyền thống như những thủ thư, những người làm lưu trữ, ngày nay tathấy có những người chuyên phân tích tổng hợp tin, những người chuyên tráchviệc tìm tin, những người quản lý cơ sở dữ liệu, những nhà dự báo chiến lược, Mỗi nghề trong những nghề này được đặc trưng bởi những hoạt động mà nó phảithực hiện, trong đó ngoài tri thức và kỹ thuật chuyên môn nó đòi hỏi người làmnghề phải có năng lực nhất định

Trong bối cảnh mới, nghề thông tin đứng trước những khó khăn và tháchthức, người học cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng để phát huynăng lực của mình trước yêu cầu mới của xã hội Nghề thông tin đứng trước nhữngkhó khăn sau:

Trang 12

- Lượng kiến thức ghi lại dưới hình thức in ấn truyền thống và và bằng cácphương tiện khác ngày càng gia tăng Xuất hiện nhiều loại hình tài liệu mới: cácCD-ROM, các cơ sở dữ liệu online, các nguồn thông tin trên mạng, các sách báođiện tử (e-book, e-journal), các thông tin đa phương tiện, Khối lượng thông tin tưliệu đó tăng nhanh đến mức nếu như không có các phương tiện kỹ thuật và phươngpháp xử lý thông tin hiện đại thì không thể nào kiểm soát và sử dụng nổi dòngthông tin và tư liệu khổng lồ hiện có

- Nhờ công nghệ thông tin và truyền thông, tốc độ xử lý thông tin ngày càngnhanh, khả năng truy nhập tới các nguồn thông tin ngày càng mở rộng và nhu cầuhợp tác trong môi trường thông tin ngày càng phát triển Công nghệ thông tin đangthực sự mở rộng bốn bức tường của các thư viện truyền thống Ngày nay khả năngứng dụng công nghệ thông tin mới trong việc xây dựng các hệ thống thông tin tựdộng hoá, các thư viện điện tử, thư viện số nhằm mở rộng và nâng cao chất lượngphục vụ và phổ biến thông tin, phát huy tiềm lực của từng dơn vị thông tin, thưviện đồng thời vươn tới sử dụng các nguồn lực của các trung tâm thông tin, các thưviện khác ở trong và ngoài nước

- Các ứng dụng của Internet ngày càng phát triển và trở nên phổ cập đang mởrộng khả năng tiếp thu tri thức và hưởng thụ văn hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ

xã hội đối với mọi người, làm thay đổi mạnh mẽ phương thức giao tiếp, lề lối làmviệc của con người

1.2.2 Hiệu quả môn học trong ngành Thông tin học

Môn thông tin học đại cương trang bị cho người làm thông tin những kiến thức

cơ bản về các nguồn tin và cách tổ chức thông tin, hiểu biết về công nghệ thông tin

và sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả, hiểu biết hơn về nhu cầu của người

Trang 13

dùng tin, các hình thức sử dụng thông tin, sao cho có thể tổ chức, truy cập và đápứng tối đa yêu cầu thông tin của người sử dụng

1.3 Nghiên cứu Phương pháp Tổ chức dạy – học của môn học.

* Đối với giảng viên:

1.Giảng viên giảng dạy có thể là GV phụ trách HP hoặc GV cùng dạy

2.Thông báo nội dung chương trình, bài học, tài liệu nghiên cứu cho sinhviên đầu khoá học, nhắc sinh viên chuẩn bị bài trước mỗi tín chỉ

3.Giảng bài theo các mục trọng tâm, nhấn đậm khu vực sinh viên cần mởrộng kiến thức và cần nâng cao (thông qua nhu cầu của sinh viên)

4.Trong quá trình giảng bài, giảng viên kết hợp nhiều phương pháp : thuyếttrình, phát vấn, trao đổi, thảo luận

5.Đưa ra các nội dung, chủ đề, các bài tập thực hành, từ đó sinh viên cókiến thức và kỹ năng nghề

6.Giải đáp các thắc mắc của sinh viên qua Email

* Đối với sinh viên:

1 Đi học chăm chỉ, đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ của môn học)

5 Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học

* Tổ chức, biên chế, thiết bị dạy- học cần có:

- Quy mô lớp chung: 50-60 SV

- Nhóm thảo luận, nghiên cứu: 5-6SV/nhóm

Trang 14

- GV chuẩn bị ĐCCT 3 cấp, Thuyết trình PowerPoint.

- Phòng học phải có các thiết bị dạy học như: máy tính, máy chiếu

- Sinh viên phải có giáo trình, tài liệu tham khảo và cần chuẩn bị bài trướckhi lên lớp

1.4 Những vấn đề cốt lõi về kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng mà môn học cần đặt ra trong dạy- học.

Môn Thông tin học đại cương yêu cầu người học phải có kiến thức chuyên

môn và kỹ năng thực hành

- Thứ nhất, bao gồm những năng lực liên quan đến các hoạt động đặc thù của công

tác thông tin tư liệu Nó bao gồm những kiến thức và kỹ năng mang tính chuyênmôn và nghiệp vụ mà tất cả các nhà hoạt động thông tin tư liệu chuyên nghiệp phảinắm vững, tất nhiên với trình độ khác nhau tuỳ theo công việc và vị trí trách nhiệm

mà họ phải đảm nhận

- Thứ hai, bao gồm những năng lực liên quan đến các lĩnh vực của công nghệ

thông tin và truyền thông Đó là những kiến thức và kỹ năng liên quan đến khảnăng kỳ diệu của công nghệ thông tin và truyền thông đang được ứng dụng rộngrãi trong tất cả các công đoạn của dây chuyền thông tin tư liệu

* Kiến thức và kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ

- Xác định và đánh giá các nguồn thông tin: Người học phải biết phát hiện, đánh

giá và đem lại hiệu lực cho các thông tin, các tài liệu và các nguồn của chúng Đó

là những công việc liên quan đến khâu chọn lọc và bổ sung tài liệu

- Phân tích và trình bày thông tin: Người học phải biết phân tích tài liệu rút ra

những thông tin và trình bày những thông tin đó dưới một dạng thích hợp Đóchính là những công việc liên quan đến đến việc xử lý hình thức và nội dung tàiliệu

- Lưu trữ thông tin và tổ chức bộ máy tra cứu: Người học có kiến thức cơ bản về

bộ máy tra cứu thủ công và bộ máy tra cứu hiện đại

Trang 15

- Tìm tin: Người học có kiến thức cơ bản về xử lý các yêu cầu tin và đưa ra một

chiến lược tìm tin thích hợp, sử dụng thành thạo các phương tiện tra cứu thủ công

- Khai thác và phổ biến thông tin : Người cán bộ thông tin không chỉ biết phổ biến

thông tin thông qua các dịch vụ thông tin thông thường như dịch vụ thông tin hỏiđáp, dịch vụ cung cấp tài liệu, dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu (phổ biếnthông tin có chọn lọc) mà còn phải biết triển khai các dịch vụ thông tin trên mạngdựa trên công nghệ thông tin hiện đại Ngoài ra còn phải biết định hướng ngườidùng tin tới những sản phẩm và dịch vụ thông tin tốt nhất và giúp họ nhận đượcchúng dưới dạng thích hợp, phát triển sự hợp tác với các tổ chức trong và ngoàinước trong chiến lược tiếp cận và phân phối thông tin

- Các hệ thống thông tin: Nắm bắt được các hệ thống thông tin trong tổ chức, quản

lý, biết được các thông tin cần thiết phục vụ cho lãnh đạo và quản lý

* Kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông

- Kỹ năng tin học: Ngoài kiến thức và kỹ năng cơ bản về tin học, sử dụng máy tính

để làm các công việc văn phòng, người làm thông tin ngày nay phải biết sử dụngcác phần mềm tư liệu để lưu trữ, tìm kiếm tài liệu và tạo ra các sản phẩm thông tinthư mục, biết sử dụng một phần mềm tích hợp để quản trị một thư viện điện tử Cónhững hiểu biết cần thiết về các nguồn tài liệu điện tử, nắm được kỹ thuật số hoácác tài liệu, xử lý các thông tin dưới dạng âm thanh và hình ảnh, các thông tin đaphương tiện (multimedia)

- Kiến thức về truyền thông Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và truyền

thông, người cán bộ thông tin ngày nay phải có kiến thức cơ bản về mạng thông tinmáy tính, biết quản lý và khai thác một mạng cục bộ, biết sử dụng các dịch vụ tìmtin trực tuyến, các dịch vụ thông tin chủ yếu trên Internet như thư điện tử, truyềntệp, World Wide Web,

* Kỹ năng Quản lý chuyên môn và nghiệp vụ

Trang 16

Có kỹ năng đánh giá mặt mạnh mặt yếu của các hoạt động chuyên môn nghiệp

vụ, của các sản phẩm và dịch vụ thông tin và đưa ra những giải pháp để cải thiệnchất lượng của chúng; Đưa ra được một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá chất lượngcủa các công việc chuyên môn, các sản phẩm và dịch vụ thông tin

1.5 Mục lục trình bày hệ thống bài giảng

Tín chỉ 1: Những vấn đề chung của Thông tin và nguồn lực thông tin

TT Tên bài giảng

Tổng số tiết trên lớp của GV

Số tiết GV trình bầy

Số tiết thảo luận

Bài tự luận/

SV tự làm ngoài giờ lên lớp

Giảng viên thực hiện

1 Bài 1: Thông tin, các quá

trình thông tin và Thông tin

học

1.1.Thông tin, các thuộc

tính của thông tin, phân

loại thông tin

1.1.1 Thông tin

1.1.1.1 Các khái niệm thông

tin Dữ liệu, thông tin và tri

Trang 17

trong xử lý thông tin

1.1.2.4 Giá trị của thông tin

1.1.2.5 Giá thành của thông

tin

1.1.3 Phân loại thông tin

1.1.3.1 Theo giá trị và quy

Trang 18

1.2.2.1.Quá trình thông tin

1.2.2.2.Thông tin khoa học

và thông tin đại chúng

1.2.2.3 Dây chuyền Thông

tin – tư liệu

1.3.Thông tin học và các

khoa học liên quan

1.3.1 Thông tin học

1.3.3.1 Khái niệm và đối

tượng nghiên cứu

1.3.3.2 Quá trình hình thành

1.3.2 Mối quan hệ giữa

thông tin học và các khoa

học liên quan

2 Bài 2: Thông tin và tiến bộ

xã hội

2.1.Vai trò của Thông tin

2.1.1 Thông tin là nguồn lực

phát triển và là nguồn tài

NgọcBiên

Trang 19

nguyên đặt biệt của mỗi quốc

gia

2.1.2 Thông tin là yếu tố

quan trọng thúc đẩy phát

triển kinh tế và sản xuất

2.1.3 Thông tin giữ vai trò

hàng đầu trong sự phát triển

của khoa học.

2.1.4 Thông tin là cơ sở của

lãnh đạo và quản lý

2.1.5 Vai trò của thông tin

trong văn hóa, giáo dục và

đời sống

2.2.Thị trường thông tin và

Kinh tế thông tin

2.2.1 Bối cảnh chung của

nền kinh tế thế giới

2.2.2 Thị trường thông tin

2.2.3 Kinh tế thông tin

2.3 Vài nét về hiện tượng

tin học hoá xã hội và xã hội

Trang 20

2.4.1 Khái niệm bùng nổ

thông tin

2.4.2 Biểu hiện của sự bùng

nổ thông tin

2.4.3 Hệ quả của bùng nổ

đặc trưng của tài liệu

3.1.1 Định nghĩa tài liệu

3.1.2 Vai trò của tài liệu

3.1.3 Đặc trưng của tài liệu

3.2 Các loại tài liệu tra cứu

3.2.1 Định nghĩa các tài liệu

tra cứu

3.2.2 Các tài liệu tra cứu

3.3 Tài liệu khoa học kỹ

thuật và quy luật phát triển

của nó

3.3.1 Định nghĩa và vai trò

của tài liệu khoa học kỹ thuật

3.3.2 Quy luật phátt triển

của tài liệu khoa học kỹ thuật

02

Trang 21

3.4 Nguồn thông tin điện tử

- thông tin số

Tín chỉ 2: Xử lý thông tin, lưu trữ, tìm kiếm thông tin và các hệ thống thông tin

TT Tên bài giảng

Tổng số tiết trên lớp của GV

Số tiết GV trình bầy

Số tiết thảo luận

Bài tự luận/

SV tự làm ngoài giờ lên lớp

Giảng viên thực hiện

1 Bài 1: Xử lý thông tin và

1.1.5 Khổ mẫu Marc

1.2 Mô tả nội dung tài liệu

1.3 Các sản phẩm và dịch

vụ phổ biến thông tin

Dương

Trang 23

2.1 Tín chỉ 1: Những vấn đề chung của Thông tin và nguồn lực thông tin

Bài 1: Thông tin, các quá trình thông tin và Thông tin học

Trang 24

* Các quan niệm khác nhau về thông tin

Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, Thông tin được coi như

là khái niệm trung tâm của mọi thời đại và cũng là khái niệm cơ bản của khoa học,thông tin là tiêu chí để xác định bản chất và chất lượng của xã hội

Thông tin là gì? Có nhiều cách hiểu khác nhau về Thông tin:

Từ Latin “information”, gốc của từ hiện đại “information” có hai nghĩa Thứnhất, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng Thứ hai, tùy theotình huống nó có thể là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểutượng

Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo

- Theo định nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý

tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thànhtrong quá trình giao tiếp

- Trên quan điểm triết học (philosophy): Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên

và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, kí hiệu, hình ảnh; rộng hơn bằng tất cảcác phương tiện tác động lên giác quan của con người

- Theo quan điểm của lý thuyết thông tin (Information Theory): Thông tin là sự

loại trừ tính bất định của hiện thực tự nhiên

- Trong hoạt động Thông tin – Tư liệu: Thông tin là những dữ liệu, tin tức được

xem xét trong quá trình tồn tại và hoạt động theo không gian và thời gian.(TCVN5453-199)

Tóm lại: Thông tin là tin tức, số liệu, dữ liệu, khái niệm, tri thức, là những gì đưa

đến sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng của tự nhiên

* Dữ liệu, thông tin và tri thức

Dữ liệu (Data): là các thông tin thô, các số liệu, dữ kiện ban đầu thu thập đợc qua

điều tra, khảo sát

Trang 25

Dữ liệu tồn tại dới 4 hình thức: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh

Dữ liệu có thể có cấu trúc hoặc không có cấu trúc

Đặc trưng cơ bản của dữ liệu là có thể lưu trữ và truyền trong các hệ thống vàmạng lưới thông tin

* Thông tin (Information): Khi dữ liệu qua xử lý và được cho là có ý nghĩa đối với

một đối tợng, một công việc nào đó

*Tri thức(Knowledge): Thông tin hữu ích đợc trí tuệ con người xác nhận qua quá

trình tư duy và được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn Trithức là sức mạnh Thông tin là “cái của ngời”, còn tri thức là “cái của mình”

Đó là các mức độ chất lượng khác nhau của thông tin

Theo cách thể hiện, có hai loại tri thức:

+ Tri thức nội tại (Tacit knowledge): Tri thức tiềm ẩn trong trí óc con ngời + Tri thức tường minh (explicit knowledge): Tri thức thể hiện qua ngôn ngữ, tàiliệu văn bản, kết xuất của máy tính,

Tóm lại: Sự phân chia khái niệm về dữ liệu, thông tin và tri thức chỉ mang tính

tương đối DL của người này có thể là thông tin với người khác, thông tin củangười này có thể là tri thức đối với người khác

1.1.1.2 Các đặc trưng của một thông tin tốt

- Thông tin phải thích hợp (pertinence): Đáp ứng được yêu cầu của người sử

- Thông tin phải kịp thời (Timeliness): Cung cấp đúng lúc mà người dùng tin cần

Ví dụ: Các báo ra thường ngày

- Thông tin phải chính xác (Accuracy): Đây là tính bắt buộc với mọi thông tin

Ví dụ: Các bảng số liệu, thống kê

Trang 26

- Thông tin tốt là thông tin có tác dụng giảm bớt tính bất định (reduceduncurtainty), đem lại sự ổn định cho sự vật Ngoài ra thông tin tốt là thông tin chứađựng yếu tố bất ngờ (element of surprise), điều đó thể hiện tính mới của thông tin.

Ví dụ: Thông tin về việc giá cả thị trường

1.1.1.3 Các yếu tố cơ bản trong xử lý thông tin

- Khi tiếp nhận thông tin từ một nguồn nào đó thì con người tiếp nhận thông tin sẽphải phản ứng và quá trình phản ứng để tiếp nhận thông tin đó chính là

quá trình xử lý thông tin

Ví dụ: Để giải thích và hiểu được các tín hiệu nhận được từ các giác quan, con

người phải phát triển và học các hệ thống ngôn ngữ phức hợp, nó bao gồm một “bộchữ cái” các tín hiệu và các tác nhân kích thích cùng với các quy tắc sử dụngchúng

- Vật mang thông tin chuyển tải tín hiệu tới người nhận có thể là giấy, sóng điện từ,sóng ánh sáng… Trước khi máy tính ra đời, các tín hiệu truyền đi thông qua cácvật mang tin trên là những tín hiệu được lưu trữ và xử lý dưới dạng tương đồng,dựa trên công nghệ in, chụp ảnh và điện thoại Với công nghệ thông tin hiện đại,thông tin được biểu diễn dưới dạng các tín hiệu số nhị phân dựa trên kĩ thuật số

- Việc nghi thông tin bằng kỹ thuật số, là một bước tiến rất dài so với kỹ thuậttương đồng (analogue) dựa vào tín hiệu cơ học hoặc tín hiệu điện

- Việc sử dụng kỹ thuật số để biểu diễn thông tin đã dẫn đến việc ra đời một nguồnthông tin mới đó là nguồn thông tin số (Digital Information Resouces) hay còn gọi

la nguồn thông tin điện tử (Electronic Information Resouces) như: Các cơ sở dữliệu, cơ sở tri thức, bản tin điện tử, CD-ROM

1.1.2 Các thuộc tính của thông tin

1.1.2.1 Thuộc tính giao lưu thông tin

Là thuộc tính cơ bản của thông tin, có thể nói bản chất của thông tin nằm trong

sự giao lưu của nó

Trang 27

Giao lưu thông tin là quá trình tác động qua lại giữa nguồn tin và đối tượng thunhận tin gọi là quá trình thông tin Quá trình này được thực hiện thông qua cácphương tiện truyền tin (ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh, điện thoại, mạng internet).Như vậy, để có giao lưu thông tin cần có 3 yếu tố: nguồn tin, người thu nhận tin vàphương tiện truyền tin

1.1.2.2 Tính khối lượng của thông tin

Lý thuyết thông tin xác định khối lượng thông tin như sau: càng nhiều tín hiệusinh ra từ nguồn tin thì càng có nhiều thông tin được truyền đi Khi đó thông tinđược mô tả bằng sự thống kê và tổ hợp các dấu hiệu phát ra từ nguồn

Thông tin được truyền đi bằng cách ghi tín hiệu lên một vật mang tin (giấy,sóng điện từ, băng từ) Lý thuyết thông tin giúp ta xác định được số lượng các tínhiệu mà mỗi vật mang tin đều có thể chứa đựng và cách trình bày các tín hiệu trêncác vật mang tin truyền đi ít bị sai lệch

Việc truyền tin chỉ quan tâm đến việc truyền đi chính xác số lượng tín hiệuchứ không quan tâm đến nội dung Như vậy việc truyền đi chính xác một thông tinkhông chính xác cũng không làm cho thông tin này tốt hơn

1.1.2.3 Chất lượng của thông tin

Chất lượng của thông tin được qui định bởi 4 yếu tố: Tính chính xác củathông tin; Phạm vi bao quát của nội dung thông tin; tính cập nhật đầy đủ và liêntục; tần suất sử dụng cao Thông tin được cập nhật đầy đủ và chính xác, phạm vibao quát rộng cho phép người dùng có thể lựa chọn thông tin theo yêu cầu của họ.Nếu thông tin không đầy đủ thì mức độ không chắc chắn được chỉ ra, hoặc phảituân theo một qui ước nào đó

Ngoài ra: Thông tin phải dễ hiểu, phải thích hợp và kịp thời, phải ở dạng màngười tiếp nhận có thể xử lý một cách thuận lợi; Phải có mức độ chi tiết thoả đáng,được trình bầy hấp dẫn và dễ sử dụng

1.1.2.4 Giá trị của thông tin

Trang 28

Bốn yếu tố tác động đến chất lượng thông tin và đem lai giá trị cho nó chínhlà: Tính chính xác; phạm vi bao quát của nội dung; Cập nhật và tần suất sử dụngcao Trong đó yếu tố tính chính xác giữ vai trò quan trọng nhất Tuy nhiên cần xemxét dưới 2 bình diện sau:

- Bình diện tổng quát: thông tin có giá trị là những thông tin có tính chất riêngbiệt và thông tin có tính chất dự báo Tính chất riêng biệt giúp phân biệt được loạithông tin và làm cho thông tin phù hợp với yêu cầu của người sử dụng Tính chất

dự báo cho phép người ta có thể lựa chọn một quyết định trong nhiều khả năng chophép

Ví dụ: Thông tin về dự báo thời tiết

Thông tin về dự báo giá cả thị trường

- Giá trị của thông tin nằm trong quyền lực tổ chức của nó Thông tin phảnánh cái xác định, phản ánh trật tự trong mối quan hệ của tổ chức Thông tin có giátrị cao cho phép người ta có thể làm môi trường tốt lên và có thể ra những quyếtđịnh đối phó với những thay đổi của hoàn cảnh

1.1.2.5 Giá thành của thông tin

Giá thành của thông tin được qui định bởi hai bộ phận chính:

- Thứ nhất, là lao động trí tuệ: bao gồm việc hình thành ra thông tin và xử lýnội dung của nó

- Thứ hai, là các yếu tố vật chất: đó là phương tiện xử lý, lưu trữ thông tin vàcác phương tiện truyền tin Đối với các yếu tố vật chất gồm: các vật mang tin, cácphương tiện truyền tin, năng lượng dùng để truyền tải thông tin được định giábằng giá thị trường

Khi thông tin được lặp lại với số lượng lớn và được ghi trên các phương tiệnvật chất như: báo chí, băng, đĩa ghi âm thì giá của phương tiện vật chất sẽ chiphối giá thành của một đơn vị thông tin Khi đó thông tin đã trở thành sản phẩm

Trang 29

hàng hoá, do đó có thể mua bán, trao đổi và điều này cũng có nghĩa là quyền sởhữu thông tin bị chia sẻ.

Đối với thông tin thuần khiết như các phát minh, sáng chế, tác phẩm nghệthuật, , thì quyền sở hữu của những người sáng tạo ra thông tin đó được đảm bảobằng pháp luật (luật phát minh sáng chế, luật bản quyền ), nhưng trong thực tếthông tin này vẫn sẵn sàng cung cấp cho người khác (mua bán bản quyền ) Thực

tế này như là một bản chất vốn có của thông tin làm cho nó có thể được coi như làmột sản phẩm hay hàng hoá

1.1.3 Phân loại thông tin

Có nhiều tiêu chí để phân loại thông tin thành các dạng khác nhau

1.1.3.1 Theo giá trị và quy mô sử dụng

+ Thông tin chiến lược: Đối tượng sử dụng thông tin là những người làmlãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách

Ví dụ: Kế hoạch kinh tế, kế hoạch định kỳ…

+ Thông tin tác nghiệp: Dành cho những đối tượng hoạt động trong mộtchuyên môn, nghiệp vụ nhất định nào đó

+ Thông tin thường thức: Dành cho tất cả các đối tượng, không phụ thuộcvào trình độ, tuổi tác hay nghề nghiệp

Ví dụ: Các tin tức, thời sự hằng ngày…

1.1.3.2 Theo nội dung thông tin

+ Thông tin khoa học và kỹ thuật:

Ví dụ: Kết quả nghiên cứu phát minh, các phương pháp, sản phẩm

+ Thông tin kinh tế

Ví dụ: Giá cả, tài chính, thị trường,,,

+ Thông tin về văn hóa, xã hội

Ví dụ: Giáo dục, y tế, nghệ thuật…

1.1.3.3 Theo đối tượng sử dụng

Trang 30

+ Thông tin đại chúng: Dành cho mọi người

+ Thông tin khoa học: Dành cho một đối tượng người dùng tin nhất định

1.1.3.4.Theo mức độ xử lý nội dung

+ Thông tin cấp một: Thông tin gốc (sách, tạp chí, luận án, sơ đồ, bản vẽ ) + Thông tin cấp hai: Thông tin tín hiệu và chỉ dẫn (ấn phẩm thư mục, chỉ

dẫn, tóm tăt)

+ Thông tin cấp ba: Tổng hợp các thông tin cấp một và thông tin cấp hai

(tổng luận, tổng kết, ngân hàng thông tin)

1.1.3.5 Theo hình thức thể hiện thông tin

+ Thông tin nói

+ Thông tin viết

+ Thông tin bằng hình ảnh

+ Thông tin điện tử hay thông tin số

+ Thông tin đa phương tiện

1.2 Lịch sử kỹ thuật truyền tin và các quá trình thông tin

1.2.1 Lịch sử kỹ thuật truyền tin

Bản chất của thông tin là giao lưu nên lịch sử phát triển của thông tin gắn liềnvới lịch sử phát triển của kỹ thuật truyền tin

1.2.1.1 Tiếng nói

Là phương tiện truyền tin thô sơ nhất nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọngtrong truyền thông xã hội Trong một thời gian dài của lịch sử loài người thì đâyđược xem như một phươgn tiện truyền thông hiệu quả nhất Và cho đến nay cùngvới những phương tiện và kĩ thuật truyền tin hiện đại tiếng nói (ngôn ngữ nói) vẫngiữ một vai trò hết sức quan trọng trong truyền thông xã hội

- Ưu điểm:

+ Biểu thị được thái độ, tình cảm của con người khi truyền tin

+ Tốc độ đưa tin nhanh , không phụ thuộc vào máy móc thiết bị…

Trang 31

- Nhược điểm:

+ Phạm vi truyền tin hẹp, không lưu trữ được TT theo thời gian

+ Sự tiếp nhận thiếu chính xác vì không mang tính khách quan, sẽ gặp phải sựcản trở của ngôn ngữ

1.2.1.2 Chữ viết

- Là kỹ thuật ghi lại ngôn ngữ nói

- Hai hình thái văn tự: văn tự tượng hình, văn tự chữ cái (tượng thanh)

- Chữ viết ra đời đã đánh dấu một bước phát triển của xã hội loài người Nó nhanhchóng khẳng định được vai trò xã hội to lớn của mình Ngay sau khi ra đời chữviết đã được sử dụng để làm kĩ thuật truyền thông và do đó đã biến đổi sâu sắc cácphương thức giao lưu tư tưởng và truyền bá TT:

+ Nhờ chữ viết mà con người thoát khỏi truyền thuyết, con người có thể ghi lạilịch sử phát triển của loài người, nghề chép sử ra đời

+ Chữ viết còn là tiền sử ra đời của nghề báo chí, bưu chính viễn thông (thư tín…)

+ Nhờ chữ viết mà giáo dục trở thành hoạt động xã hội có tổ chức, thực hiện chứcnăng chuyển giao TT giữa các thế hệ

1.2.1.3 Kỹ thuật ấn loát – Nghề in

- Ra đời vào tk XV với phát minh ra máy in bằng chữ rời của Gutenberg

Trang 32

- Ý nghĩa của việc phát minh máy in là làm thay đổi chức năng của sách từ mộtcông cụ lưu trữ thành công cụ truyền tin và nó trở thành đối tượng thương mại -Máy chữ được phát minh vào thế kỷ XVIII đã góp phần cơ giới hóa việc ghi cáctài liệu văn bản Đến thế kỷ XIX con người đã phát minh ra máy chụp ảnh giúp ghilại thông tin một cách chính xác.

1.2.1.4 Công nghệ thông tin hiện đại

- Tin học là khoa học và công nghệ xử lý thông tin một cách tự động và hợp lýbằng MTĐT Tin học ra đời cùng với sự xuất hiện MTĐT đầu tiên của BQP Mỹvào năm 1946, nhưng nó thực sự phát triển vào năm 1970 khi các chíp điện tử vàcác máy tính cá nhân ra đời

- Viễn thông là sự truyền chữ viết, âm thanh, hình ảnh hay dữ liệu dươi dạng cáctín hiệu điện, điện từ hay các xung điện thông qua các phương tiện truyền tin gồm:điện thoại, radio, truyền hình, sóng cực ngắn và vệ tinh

Viễn thông phát triển mạnh mẽ vào đầu những năm 1980 Việc hình thành mạngmáy tính cho phép chia sẻ nguồn lực thông tin và truy nhập tin từ xa mà tiêu biểu

là liên mạng thông tin toàn cầu Internet Internet ngày nay được coi là môi trườngsống, làm việc và học tập của mọi người

- Sự ra đời của các vật mang tin điện tử (đĩa mềm, CD-ROM) cho phép lưu trữthông tin với khối lượng rất lớn, khai thác thông tin dễ dàng, cùng với công nghệmạng đặc biệt là công nghệ Web cho phép cập nhật thông tin từ xa, cập nhật dễdàng và cho phép nhiều người cùng cập nhật

1.2.2 Các quá trình thông tin

1.2.2.1.Quá trình thông tin

Trang 33

+ Quá trình tác động qua lại giữa nguồn tin và đối tượng thu nhận tin gọi làquá trình thông tin Quá trình thông tin được thực hiện qua các phương tiện truyềntin.

Ta có thể khái quát quá trình thông tin ở lược đồ sau:

Hình 1: Lược đồ chung của quá trình Thông tin

+ Nơi phát (nguồn tin) có thể là một người, tập thể, tổ chức… Trong

trường hợp thông tin truyền có chủ đích, tín hiệu phải được phát đi dưới dạng mànơi thu có thể hiểu được Dạng đó gọi là mã

+ Nơi nhận tin: có thể là một cá nhân, tập thể hoặc tổ chức Và mọi

TT đều có thể được thu nhận kể cả TT được truyền đi có chủ đích hay không.Trong đó các TT phù hợp sẽ được giải mã và sử dụng

+ Những tín hiệu giữa nơi phát và nơi thu chỉ có thể hiểu được nếuchúng sử dụng cùng một hệ thống tín hiệu (mã)

+ Kênh truyền tin: là các phương tiện kĩ thuật mà chúng ta truyền tải

TT: truyền thanh, truyền hình, mạng máy tính…ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, các loại

kí hiệu, sóng âm, sóng điện từ…

Nhiễu

Nơi phát

(mã hóa)

Kênh truyền tin Nơi thu

(giải mã )

TT phản hồi

Trang 34

+ TT phản hồi : là sự tác động trở lại của nơi nhận tin đối với nơi phát

tin TT phản hồi là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh quá trình TT nhằm đạt hiệu quả

TT tối đa

+ Nhiễu TT : trong quá trình truyền tin có thể xảy ra hiện tượng

nhiễu TT: TT bị sai lệch, bị thiếu hoặc bị tồn tại dưới nhiều TT dư thừa khác… Nhiễu TT do nhiều yếu tố khác nhau: do tổ chức, kĩ thuật truyền, tâm lí, nhậnthức, do khách quan (thời tiết), do chủ quan người nhận và do nơi phát (cố tìnhphát tín hiệu TT không chính xác)… Đòi hỏi đối tượng nhận tin phải phát huy tínhchủ động, biết phán đoán, phân tích, sàng lọc TT

1.2.2.2.Thông tin khoa học và thông tin đại chúng

Thông tin đại chúng

- Thông tin truyền qua các phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyềnhình)

- Thông tin đại chúng thông báo những vấn đề, những hiện tượng và sự kiện củađời sống xã hội

- Đặc trưng: Khối lượng thông tin chuyến giao rất lớn và số lượng đông đảo côngchúng sử dụng nó Đối tượng sử dụng thông tin đại chúng là mọi thành viên trong

Trang 35

– Sinh hoạt gia đình

Thông tin khoa học (thông tin t ư liệu)

- Là dạng thông tin xã hội, hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn của conngười và dành cho những đối tượng nhất định, nhằm giúp họ giải quyết nhữngnhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động của họ (nhà lãnh đạo, quản lý, nhànghiên cứu, các giáo sư….)

- Thông tin khoa học là đối tượng của hoạt động thông tin hay hoạt động thông tin

tư liệu

1.2.2.3 Dây chuyền Thông tin – tư liệu

- Thông tin tư liệu: là dạng thông tin xã hội, hình thành trong quá trình hoạt động

thực tiễn của con người và dành cho những đối tượng nhất định, nhằm giúp họ giảiquyết những nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động của họ

Nhiệm vụ của hoạt động TTTL không chỉ đơn thuần là cất giữ một kho tài liệu mà

phải chọn lọc, đánh giá phân tích và phân phối những thông tin cần thiết chính xáctheo yêu cầu của NDT Để đưa ra những thông tin thích hợp, chính xác, đáp ứngkịp thời với yêu cầu tin đa dạng theo lĩnh vực hoạt động và tình trạng tri thức củaNDT, đòi hỏi công tác TTTL phải thực hiện một loạt các công đoạn có cấu trúcmột cách hợp lý mà người ta gọi là dây chuyền TTTL (chaine documentaire)

Dây chuyền thông tin tư liệu còn gọi là hệ thống thông tin tư liệu, là quá trìnhthông tin được thực hiện trong các thư viện và các trung tâm thông tin – tư liệu

- Dây chuyền thông tin tư liệu bao gồm năm công đoạn:

– Chọn lọc và bổ sung

– Mô tả th mục (mô tả hình thức)

Trang 36

– Mô tả nội dung.

– Lu trữ và bảo quản

– Tìm và phổ biến thông tin

Trong đó:

+ Chọn lọc và bổ sung: là bước đầu tiên trong dây chuyền TTTL cho phép

ta xây dựng và nuôi dưỡng vốn tài liệu của một đơn vị thông tin

+ Mô tả thư mục : Là bước tiếp theo của dây chuyền TTTL giúp chúng ta

kiểm tra và tìm ngay được những tài liệu khi cần thiết

+ Mô tả nội dung: Là một tập hợp các công đoạn, ở đó người ta mô tả nội

dung tài liệu cùng với những sản phẩm của chúng, đó là phân loại, đánh chỉ số,

tóm tắt và phân tích tài liệu Mô tả nội dung 3 mức độ: mức độ sơ cấp; mức độ sâu sắc hơn; mức độ cao hơn

+ Lưu trữ và bảo quản

Lưu trữ là đưa các thông tin trong tài liệu vào các công cụ cất giữ và tìmkiếm của hệ thống

Bảo quản tài liệu : là tài liệu được sắp xếp vào một vị trí xác định, tuỳ theoyêu cầu sử dụng, người ta có thể sắp xếp tài liệu theo loại hình : theo chủ đề tàiliệu, theo thứ tự nhập, theo vần chữ cái

+ Tìm tin và phổ biến thông tin:

Tìm tin là tập hợp các công đoạn có mục đích cung cấp cho NDT những chỉdẫn hoặc những nội dung thông tin trả lời cho câu hỏi đột xuất hay thường xuyêncủa họ Hay tìm tin là thuật ngữ chung để chỉ việc tìm tài liệu hay nguồn tài liệu,cũng như những thông tin về dữ liệu, sự kiện mà tài liệu đó cung cấp

Trang 37

Phổ biến thông tin là chuyển giao cho NDT những thông tin mà họ cần hoặcgiúp cho họ có khả năng tiếp cận các thông tin đó Phổ biến thông tin là công đoạncuối cùng của dây truyền TTTL.

1.3.Thông tin học và các khoa học liên quan

1.3.1 Thông tin học

1.3.3.1 Khái niệm và đối tượng nghiên cứu

* Khái niệm

Thông tin học là một ngành khoa học, có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, cấu trúc

và quy luật phát triển của thông tin, cùng với những vấn đề lý thuyết và phươngpháp tổ chức, xử lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực thông tin tiềm tàng trong

Thủ tục tìm tin

Yêu cầu thông tin Dữ liệu,

thông tin

mới

Kho tài liệu

C ác chỉ dẫn thư mục, mục lục

Hình 2: Dây chuyền thông tin tư liệu

Trang 38

+ Về mặt lý thuyết, thông tin học có nhiệm vụ tìm ra những quy luật chungnhất của việc sản sinh, thu thập, tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tintrong các lĩnh vực hoạt động của con người.

+ Về mặt ứng dụng: Có nhiệm vụ tìm ra những phương tiện và phương phápthích hợp nhất để thực hiện các quá trình thông tin có hiệu quả, để xây dụng các hệthống giao lưu thông tin hoàn thiện trong các tổ chức, các ngành khoa học và giữakhoa học với sản xuất

* Đối tượng nghiên cứu: Thông tin học nghiên cứu cấu trúc, trật tự, đặc điểm hình

thức, dấu hiệu, ngữ nghĩa, tác dụng của các tin đó, còn chính bản thân nội dung cáctin tức lại là đối tượng khảo sát của từng khoa học chuyên ngành

và cơ cấu của TT cùng với những phương tiện và lực lượng để thực hiện các quátrình TT và những kĩ thuật xử lý TT nhằm mục đích sử dụng TT có mục đích, cóhiệu quả, thích hợp

+ 1963: TT học được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học như là một lĩnh vựcnghiên cứu khoa học đa ngành

1.3.2 Mối quan hệ giữa thông tin học và các khoa học liên quan

Trang 39

* Thư viện học : nghiên cứu những quy luật phát triển của công tác TV như là một

hiện tượng xã hội liên quan đến việc sử dụng kho tàng sách, báo phục vụ lợi íchcủa xã hội

* Thư mục học: nghiên cứu những quy luật phát triển lịch sử, lý luận, phương pháp

nội dung của hoạt động TM Nhiệm vụ: Tổ chức phương tiện tra cứu, phục vụphương tiện tra cứu cho người dùng tin, biên soạn TM tra cứu

Đặc điểm chung của 3 lĩnh vực hoạt động Thư viện học, thư mục học và thôngtin học là:

+ Cùng chung mục đích: Khai thác kho TL sách, báo để phục vụ người dùng tin,bạn đọc phục vụ lợi ích xã hội

+ Cùng cơ sở hoạt động: đều là kho TL và các nguồn tin

+ Một số thao tác cả 3 cùng sử dụng: Mô tả TL, phân loại TL

+ Đối tượng người dùng tin: có thể đến các TV và các các trung tâm TT

+ Các dịch vụ, sản phẩm TT cũng giống nhau: phục vụ tìm tin trực tuyến…

* Lý thuyết thông tin

Lý thuyết thông tin (Information theory) là lý thuyết liên quan đến các định luậttoán học chi phối việc truyền, tiếp nhận và xử lý thông tin hay nó đề cập đến vấn

đề đo số lượng thông tin, biểu diễn thông tin và khả năng của các hệ thống truyềnthông có nhiệm vụ truyền, nhận và xử lý thông tin

* Lý thuyết mã hóa (Coding theory)

Là khoa học nghiên cứu về các hệ thống dấu hiệu, cùng với những tính chất, quyluật cơ bản của các hệ thống này và các hình thức mã hóa Các hệ thống đó cụ thểlà: Các ngôn ngữ nhân tạo, các hệ thống đánh móoc-xơ , các hệ thống mã nhị phândùng trong máy tính điện tử…

* Điều khiển học:

Điều khiển học (Cybernetics) là khoa học tổng quát về các quá trình điều khiển,xuất hiện do nhu cầu tự động hóa nền sản xuất hiện đại

Trang 40

* Ngôn ngữ học (Linguistics)

Là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ Đó là những nghiên cứu về tiếng nói, chữviết và ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể, về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ haycác đặc trưng phổ biến của các ngôn ngữ Nó cũng có thể nghiên cứu các khía cạnh

xã hội và tâm lý của truyền thông

*Tin học (Informatic)

Là khoa học về sự xử lý thông tin một cách hợp lý và tự động bằng cách sử dụngcác thiết bị kĩ thuật hiện đại mà chủ yếu là máy tính điện tử (phần cứng) và cácchương trình máy tính (phần mềm)

*Kiến thức mở rộng Bài 1

- Mối quan hệ giữa thông tin, dữ liệu và tri thức

-Kiến thức thực tế hoạt động thông tin – tư liệu của một cơ quan thông tin cụ thể

- Các yêu cầu của Thông tin khoa học khi khoa học kỹ thuật phát triển, các ngànhkhoa học mới ra đời

Bài 2: Thông tin và tiến bộ xã hội

* Kiến thức cốt lõi:

2.1.Vai trò của Thông tin

2.1.1 Thông tin là nguồn lực phát triển và là nguồn tài nguyên đặt biệt của mỗi quốc gia

- Hiện nay người ta thừa nhận vật chất, năng lượng, thông tin và bản sắc văn hóadân tộc là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia

Ngày đăng: 20/04/2015, 16:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w