Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
201,5 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Trang Ngày, tháng, năm sinh: 20/04/1989 Ngày vào ngành: 06/09/2011 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Ước Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy Ngữ văn 8,9; GDCD 9 Đề tài thuộc lĩnh vực môn: GDCD Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 1 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 ĐỀ TÀI Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục công dân 9 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận: Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời về sự phấn đấu cho lí tưởng đạo đức cao cả nhất của con người. Từ bản thân người, sự nghiệp cách mạng của Người luôn toả sáng một nền đạo đức mới cao đẹp, đạo đức cách mạng. Người đã hi sinh lợi ích cá nhân, cống hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, Người là kết tinh của những giá trị đạo đức tinh tuý nhất của dân tộc. Nó là ánh sáng soi đường cho nhiều thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Vì vậy, việc nghiên cứu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người, bởi học theo Người, làm theo Người là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tự hoàn thiện đạo đức cá nhân. Đồng thời giáo dục học sinh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng là trách nhiệm cao cả của người làm thầy cô giáo. Trước những nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của nền giáo dục nước nhà hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, về đào tạo nguồn nhân lực, về sự nghiệp trồng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, ham muốn tột bật của người là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Giáo dục là một khoa học. Đó là khoa học về thiết kế xây dựng con người phục vụ chế độ xã hội, khoa học về cách thức, phương pháp giáo dục con người với chất lượng tốt nhất và hiệu quả nhất; khoa học về xây dựng một nền giáo dục với quy mô, cơ cấu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và phải giải quyết được nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra. Vì thế, tư tưởng Hồ Chí Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 2 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 Minh về giáo dục là một khoa học không chỉ được đề cập ở phạm vi nghĩa hẹp là giáo dục tri thức, học vấn giới hạn trong nhà trường, giữa thầy và trò, mà nội dung tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh là hết sức rộng lớn, bao quát trên nhiều lĩnh vực. Đó là tư tưởng về giáo dục đạo làm người, là quan điểm giáo dục con người nói chung cả về lý tưởng, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, đạo đức trong toàn bộ các quan hệ xã hội. Với sự xác định như vậy, có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là rất sâu rộng cả về mục đích, nội dung, phương pháp. Bên cạnh đó, trong giáo dục việc xây dựng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh không chỉ dạy mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, nhân, trí, tín, dũng mà còn kêu gọi mọi người chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Đó là những tiêu chuẩn cơ bản của đạo đức cách mạng, là nền tảng cho việc xây dựng con người mới toàn diện. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xây dựng nền giáo dục mới mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng đã được Đảng và Nhà nước ta xây dựng và phát triển, mà còn là ngọn cờ lý luận soi đường cho cách mạng Việt Nam hơn 60 năm qua. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo con người mới Việt Nam thực sự ngày càng được hiện thực hoá trong cuộc sống sinh động. Trong suốt thời gian qua, trên khắp cả nước phong trào thi đua "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", diễn ra với nhiều hình thức khác nhau khá sôi nổi và mang nhiều ý nghĩa hết sức lớn lao trong việc tuyên truyền và giáo dục ý thức của mỗi người dân Việt Nam học và làm theo tấm gương của Bác. "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã trở thành một phương châm đối với tất cả công dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là Đảng viên, cán bộ công chức nói riêng để có thể thấm nhuần và phát huy tư tưởng của Bác, chung tay góp sức xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh, xứng đáng với sự hy sinh đổ máu của các anh hùng dân tộc ra sức bảo vệ cho nền độc lập của Tổ quốc. 1. 2. Cơ sở thực tiễn: Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 3 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “ Đạo đức cách mạng là cái gốc”. Hưởng ứng cuộc vận động trên phạm vi toàn quốc với nội dung tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Gáo dục và đào tạo chủ trương thực hiện chương trình tích hợp học tập nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy các môn học trong nhà trường phổ thông. Môn Giáo dục Công dân có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dục Công dân có những lợi thế để có thể tích hợp những nội dung giáo dục cần thiết cho học sinh như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông , giáo dục kỹ năng sống, Giá trị sống, giáo dục giới tính… Trong những nội dung tích hợp này, tích hợp nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở nước ta hiện nay. Giáo dục học sinh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong giảng dạy môn Giáo dục công dân là nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh và hiệu quả môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt; xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bản thân. Bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh. Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, so sánh, kể chuyện và thực hành. Vấn đề đặt ra là tích hợp nội dung gì và tích hợp như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu cho học sinh về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ để vẫn đảm bảo nguyên tắc: không gượng ép, không làm nặng nội dung và không làm biến dạng môn học. Từ tình hình thực tế của trường THCS Tân Ước, phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tuyên truyền phổ biến rộng rãi, không chỉ trong đội ngũ đảng viên của nhà trường, Cán bộ, giáo viên, nhân viên Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 4 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 mà còn được tuyên truyền sâu rộng đến tất cả học sinh. Các hội thi kể chuyện về Bác Hồ của của đảng viên, cán bộ, giáo viên và cả học sinh đã để lại những ấn tượng vô cùng tốt đẹp trong tâm hồn các em. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, là một giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân, bản thân tôi luôn có suy nghĩ, trăn trở, tìm ra các biện pháp có sức thuyết phục trong công tác giảng dạy nhằm đưa việc lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong từng bài dạy của mình ngay từ những ngày đầu của cuộc vận động Đó chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học giáo dục công dân 9” 1.3. Phạm vi, đối tương nghiên cứu: Môn Giáo dục Công dân lớp 9, học sinh 9 và giáo viên tham gia giảng dạy. Trong đó tập trung vào các bài dạy về các chuẩn mực đạo đức và pháp luật có những nội dung cần lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hoặc những nội dung không có trong quy đinh nhưng có thể tiến hành lồng ghép, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 1. 4. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu quá trình tiếp thu kiến thức, khả năng ứng dụng trong thực tế của các lớp giảng dạy, đánh giá kết quả thực hiện việc dạy và học sau 7 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngoài ra còn nhằm trình bày một những phương pháp, hướng tích hợp nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chủ đề vào các bài học môn Giáo dục công dân THCS, trên cơ sở đó bước đầu đưa ra một số định hướng về phương pháp thực hiện có hiệu quả việc tổ chức một giờ học Giáo dục công dân theo nguyên tắc tích hợp các chủ đề đã chọn. Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 5 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 B. NỘI DUNG: 1. Thực trạng giáo dục đạo đức và giáo dục lồng ghép trong môn Giáo dục Công dân tại Trường THCS Tân Ước: 1.1.Thuận lợi: Bản thân tôi mới bắt đầu giảng dạy môn Giáo dục công dân nhưng được tham gia hầu hết các lớp tập huấn về chuyên môn dành cho giáo viên, có cơ hội tham gia hội thi cấp huyện. Được sự quan tâm chỉ đạo về mặt tư tưởng của Chi bộ, hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm của giáo viên trong tổ bộ môn, đặc biệt là sự tín nhiệm, tin yêu của hầu hết học sinh nhà trường, đây là những động lực vô cùng to lớn giúp tôi có nhiều điều kiện triển khai và thực hiện tốt nội dung lồng ghép, tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân lớp 9 có hiệu quả tốt. 1.2 Khó khăn: Thực tế môn Giáo dục công dân còn nhiều bất cập. Tâm lý chung của các bậc phụ huynh học sinh, rồi một số ít các thầy giáo, cô giáo cho đến cả các em học sinh đều cho đây là môn học phụ. Điều này tạo cho các em học sinh thái độ thờ ơ, không đầu tư thời gian, công sức cho việc tìm tòi, học tập và nghiên cứu một cách chủ động và say mê với môn học. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn hạn chế (chủ yếu là tự làm). Ngoài ra còn một số giáo viên không được đào tạo chuyên môn nhưng vẫn được phân công giảng dạy cũng đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn đặc biệt là việc lồng ghép tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện: 2.1. Mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em, có được nhận thức thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của HS. Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 6 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước. 2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được thấm nhuần và tích hợp có hiệu quả trong giảng dạy Giáo dục công dân: Hồ Chí Minh là một người tiêu biểu nhất về đạo đức cách mạng. Người đã dày công xây dựng nền đạo đức cách mạng ở Việt Nam. Người đã phát triển lý luận đạo đức Mác- Lênin và kế thừa xuất sắc những tinh hoa đạo đức của dân tộc. Người đã tự tu dưỡng, rèn luyện mình trở thành con người mẫu mực nhất, là tấm gương trong sáng nhất về đạo đức cách mạng. Đó là di sản văn hóa vô giá của dân tộc ta và Đảng ta, là cống hiến đặc sắc của Bác Hồ cho dân tộc và cho loài người. Tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức cổ truyền của dân tộc có mối tương quan; có thể thấy đạo đức cổ truyền của dân tộc ta là do thực tế hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh đấu tranh của nhân dân ta trong trường kỳ lịch sử (đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh xã hội); đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống và được nâng lên một tầm cao mới, phù hợp với thời đại, đồng thời là sự kết hợp của tinh hoa nhân loại, gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Điều này đã được lịch sử dân tộc chứng minh. Khái quát lịch sử Việt Nam cho thấy người dân ta từ đời này sang đời khác, đều hướng vào mấy nhiệm vụ to lớn, bao trùm: Làm người, dựng làng, giữ nước. Truyền thống đạo đức Việt Nam là truyền thống giáo dục con người phải tu dưỡng trọn đời để nên người, dựng làng và giữ nước. Chính từ truyền thống đạo đức này mà có lòng yêu nước, lòng nhân ái và những đức tính cần cù giản dị…Những đức tính như yêu nước, cần cù, thương người…thì trên thế giới nhiều dân tộc có. Cái riêng của dân tộc Việt Nam là ở lý tưởng: dạy cho con nên người, là sống ở làng, sang ở nước, là nhiễu điều phủ lấy giá gương, là sự lo lắng nước mất nhà tan…lịch sử ta, hoàn cảnh ta quy định nên bối cảnh truyền thống đạo đức ấy. Chính từ bối cảnh này, mà Hồ Chí Minh mới luôn luôn có sự kêu gọi “học để làm người”, mới có câu nói bất hủ Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 7 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chính trên bối cảnh đạo đức truyền thống của dân tộc, mà Hồ Chí Minh xuất hiện. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam đang trong các nhà trường THCS nói riêng học tập và noi theo. Lúc sinh thời, Bác luôn dành muôn vàn tình thương yêu, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng. Những lời dạy ân cần và tấm gương đạo đức trong sáng của Người là nguồn cổ vũ to lớn, cuốn hút và thôi thúc lớp trẻ vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước lúc ra đi , Bác còn căn dặn toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành “những người thừa kế , xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” và chỉ rõ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy đó của Người, ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với thời cơ và vận hội lớn, đan xen với những thách thức không nhỏ, chúng ta càng phải quan tâm bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người, nhất là thế hệ trẻ - một nhân tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo đất nước ta phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội lần X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng hoàn thiện giá trị, nhân cách của con người Việt Nam… bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá của con người Việt Nam…” Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai trong các nhà trường nhằm mục đích tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh và quan trọng là phải làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm đẩy lùi suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống và tệ nạn xã hội. Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 8 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 Nội dung cuộc vận động gồm: Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong các tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc” và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí đồng thời lồng ghép triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…Cuộc vận động đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo giáo viên, cán bộ, công chức, học sinh trong nhà trường, đã bước đầu tạo ra sự chuyển biến nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác với đội ngũ các thầy cô giáo nhưng chưa được sâu rộng và sâu sắc đối với học sinh bậc Trung học phổ thông. 2.3. Chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 9: Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học Giáo dục công dân nói chung và môn Giáo dục công dân 9 nói riêng cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: 1.Nền đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp là sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính và trong sáng. 2. Tấm gương kiên trì, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân, kiên trì phấn đấu để đạt được mục đích ích quốc, lợi dân. 3. Tấm gương về một con người yêu quê hương, đất nước, thiết tha cống hiến trọn đời mình vì đất nước. 4. Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 9 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 5. Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. 6. Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư , đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. 7. Tấm gương tôn trọng kỉ luật và pháp luật, không dành cho mình bất cứ đặc quyền, đặc lợi nào. Tùy theo lứa tuổi học sinh, chất lượng học tập ở các khối lớp, điều kiện của giáo viên (phương tiện, đồ dùng dạy học, khả năng giáo viên) mà các nội dung này được cung cấp cho học sinh ở các mức độ khác nhau. 3. Các bước tiến hành: 3.1. Chuẩn bị và sắp xếp, lưu trữ tư liệu: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả giờ dạy. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy nếu nguồn tài liệu không phong phú và tin cậy thì sức thuyết phục không cao. Tư liệu có nhiều loại khác nhau có thể bằng văn bản, bằng hình ảnh, phim tư liệu, bài viết khác và bằng nhận thức thực tiễn của giáo viên. Có nhiều cách sưu tầm tài liệu nhưng với tôi thì thường dùng một số cách cơ bản đó là : Bản thân tự tạo ra tư liệu(tự làm), sưu tầm ở cá nhân, tổ chức có liên quan và một nguồn rất phong phú đó là thông qua mạng internet. Việc sưu tầm tư liệu trên mạng internet đã rất quen thuộc đối với giáo viên trong thời đại bùng nổ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Tài liệu trên mạng phong phú và đa dạng nên đòi hỏi chúng ta phải biết chọn lọc và tìm những tư liệu ở những nguồn đáng tin cậy và phù hợp với mục đích của mình. Để phục vụ cho việc giảng dạy những bài học có nội dung cần tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi đã dày công nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hình ảnh, bài viết hay, những câu chuyện về Bác qua báo viết, Internet, qua các cuộc thi kể chuyện Bác Hồ, đến nay trong bộ sưu tập của mình tôi đã có hàng trăm tấm ảnh tư liệu về Bác, hơn 100 câu chuyện, hàng chục đoạn phim tư liệu kể Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 10 - Trường THCS Tân Ước [...]... Hồ Chí Minh trong dạy học giáo dục công dân mới đạt hiệu quả cao nhất 3 Những kiến nghị, đề xuất Để công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy môn Giáo dục công dân đạt kết quả cao tôi mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp sau: Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang Ước - 19 - Trường THCS Tân Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 - Đối với... khoa học và thực tế 5 B NỘI DUNG 1 Thực trạng giáo dục đạo đức và giáo dục lồng ghép trong môn Giáo dục Công dân tại Trường THCS Tân Ước: 1.1.Thuận lợi 6 1.2 Khó khăn 6 2 Nội dung, biện pháp thực hiện 7 2.1 Mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 7 6 2.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được thấm nhuần và tích hợp có hiệu quả trong giảng dạy Giáo dục công. .. giúp người giáo viên dạy Giáo dục công dân mang đến cho học sinh những giá trị đạo đức chân thật nhất và càng đúng hơn với trường hợp nghiên cứu, tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Thông qua hoạt động lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng, tâm lí, tình cảm của không chỉ học sinh mà còn cả tập thể đơn vị, các em học sinh đã có ý thức hơn trong tất... làm trong sạch môi trường học đường, các mối quan hệ bạn bè với nhau, học sinh với Thầy cô giáo cũng tốt hơn Từ thực tế đó đặt ra cho giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân trách nhiệm ngày càng lớn hơn, người giáo viên không chỉ trau dồi năng lực chuyên môn mà cả trong cuộc sống đời thường phải là những người thật sự gương mẫu, có như vậy việc giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy. .. mình Khi dạy bài 1 Chí công vô tư (GDCD 9) , GV có thể tổ chức cho HS thảo luận về tấm gương Chí công vô tư của Bác Hồ Giáo viên có thể nêu câu hỏi thảo luận cho cả lớp: - Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? - Điều đó có tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận: Trong công việc, Bác Hồ luôn công. .. bài học lồng ghép hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Tích hợp toàn phần ( mức độ cao nhất): cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 3.4 Soạn giáo án: Trên cơ sở mục tiêu cần đạt, những tài liệu tham khảo liên quan được chuẩn bị, giáo viên thiết kế giáo án trong đó phải thể hiện được các hoạt động dạy, hoạt động học. .. với các cấp quản lí giáo dục: - Xây dựng chương trình chính thống và phân bố thời lượng trong chương trình để việc đưa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nhà trường ngày càng tốt hơn, góp phần thực hiện thành công cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trên đây là những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy, chắc chắn còn... công dân 2.3 Chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 9 3 Các bước tiến hành 10 3.1 Chuẩn bị và sắp xếp, lưu trữ tư liệu: 10 3.2 Xác định mục tiêu trong bài dạy có tích hợp: 11 3.3 Xác định mức độ tích hợp 11 3.4 Soạn giáo án 12 4 Nội dung thực hiện và những kinh nghiệm đạt được: 12 4.1 Chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính... tịch Hồ Chí Minh - Thường xuyên tuyên truyền tư tưởng đạo đức của người trong những dịp lễ lớn một cách trang trọng - Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách về cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh - Xây dựng phòng truyền thống của nhà trường trong đó quan tầm trưng bày hình ảnh tư liệu cách mạng, ảnh tư liệu về Bác, những nhà yêu nước để giáo dục truyền thống yêu nước cho học. .. với nhân dân dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành tình thương yêu tha thiết cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 4.6 Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư , đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường Khi dạy Bài 1, lớp 9: Chí công vô tư Giáo viên có thể phân tích: Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng tuyệt vời về “Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư Người . Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Ước Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy Ngữ văn 8,9; GDCD 9 Đề tài thuộc lĩnh vực môn: GDCD Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 1 - Trường THCS Tân Ước Sáng kiến kinh. thể tìm thấy những lời giáo huấn của Người để tự hoàn thiện mình. Khi dạy bài 1. Chí công vô tư (GDCD 9), GV có thể tổ chức cho HS thảo luận về tấm gương Chí công vô tư của Bác Hồ. Giáo viên có. cho mình bất cứ đặc quyền, đặc lợi nào. Khi dạy bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (GDCD 9), giáo viên có thể kể chuyện “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?”