1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN lồng ghép tư tưởng hồ chí minh trong giảng dạy lịch sử việt nam lớp 12 THPT từ 1919 1945

38 762 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 651,35 KB

Nội dung

Trong đó, tương ứng với từng bài, nội dung, giáo viên có thêm thời gian khai thác tốt, hiệu quả hình ảnh, lược đồ, bản đồ minh họa trong sách giáo khoa nhằm thiết kế một tiết dạy học Lị

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT NAM HÀ

Mã số: ……

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 THPT TỪ 1919-1945 Người thực hiện : LÊ QUANG CẦN Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục : ………

Phương pháp dạy học bộ môn : Lịch sử ………

Phương pháp giáo dục : ………

Lĩnh vực khác : ………

Có đính kèm :

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật

Năm học 2012-2013

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Lê Quang Cần

2 Ngày tháng năm sinh: 1978

3 Nam, nữ: Nam

4 Địa chỉ: Tổ 32 - KP2 - P.Trảng Dài - TP Biên Hòa - Đồng Nai

5 Điện thoại: 0613950365 (CQ); 0613996469 (NR); 0982996200 (ĐTDĐ)

7 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn

8 Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

 Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Ths.Sử học

 Năm nhận bằng: 2013

 Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử Việt Nam

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

 Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn lịch sử

 Số năm có kinh nghiệm: 10

 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 6 năm gần đây:

1 Vận dụng lịch sử địa phương trong dạy lịch sử dân tộc

2 Bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

3 Sử dụng kênh hình sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy chương III- Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954

4 Sử dụng kênh hình sách giáo khoa bài 21 chương IV- Lịch sử Việt Nam lớp

12 ban cơ bản trung học phổ thông

5 Sử dụng kênh hình SGK nhằm phát huy tính tích cực của HS trong giảng dạy chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000) - Lịch sử TG lớp

12 THPT

6 Sử dụng hiệu quả kênh hình sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của

học sinh trong giảng dạy lịch sử lớp 11- Phần ba: Lịch sử Việt Nam từ năm

1858 đến năm 1918

Trang 3

I MỞ ĐẦU

Hiện nay, công cuộc cải cách giáo dục ở nước ta đã và đang diễn ra một

cách mạnh mẽ Năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho tất cả các môn học Trung học phổ thông nói chung, môn Lịch sử nói riêng Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng

với nội dung, kết cấu có nhiều thay đổi so với trước ở tất cả các bộ môn khoa học

nói chung và bộ môn khoa học lịch sử nói riêng Nội dung Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng lịch sử mới có nhiều thay đổi, đặc biệt là số lượng nội

dung yêu cầu kiến thức gãy gọn hơn so với trước

Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp Trung học phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng, hay còn gọi là thực hiện giảm tải nội dung chương trình giảng dạy Đối

với môn Lịch sử, khi thực hiện nội dung mới theo hướng giảm tải, giáo viên có thêm thời gian thực hiện tốt hơn các kĩ năng sư phạm trong từng tiết giảng dạy

Trong đó, tương ứng với từng bài, nội dung, giáo viên có thêm thời gian khai thác tốt, hiệu quả hình ảnh, lược đồ, bản đồ minh họa trong sách giáo khoa nhằm thiết

kế một tiết dạy học Lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh Từ đó, giáo viên vận dụng tốt các biện pháp sư phạm của mình để dẫn dắt học sinh từng bước chủ động lĩnh hội tri thức

Trong mấy năm gần đây, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kể chuyện về Bác, các cuộc thi viết về Bác,

hát về Bác… được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong cả nước đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, công chức nhà nước Nhưng hiện

nay, Đảng và Nhà nước xác định cần đưa tư tưởng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào thực tế cuộc sống để giáo dục đạo đức cho thế

hệ trẻ, hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa “vừa hồng vừa chuyên” Để thực hiện chủ trương này, nhiệm vụ được đặt lên vai ngành giáo dục, đặc biệt là các môn học: Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, mà bộ môn Lịch

Trang 4

sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Ở trường THPT, môn Lịch sử được giảng dạy theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước với nội dung đảm bảo cung cấp những kiến thức thực sự khách quan và khoa học

để từng bước hình thành tư tưởng, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ

Từ năm học 2010 – 2011 trở đi, việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT là

bắt buộc Năm 2013, Ban Tuyên giáo Trung ương phát động “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013”

Là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, qua hơn hai năm giảng dạy “tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT”, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo

dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng môn Lịch sử là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh THPT Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình giảng dạy, vận dụng phương pháp

và nội dung mới, tôi thấy “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1919-1945” là cần thiết Qua đó, sẽ giúp cho

học sinh thêm kính yêu, học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của dân tộc Người đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách

mạng đấu tranh chống ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước

II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Cùng với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học, hay còn gọi là thực hiện giảm tải nội dung chương trình giảng dạy và hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng lịch sử mới hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trở

thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử phải quán triệt mục tiêu môn học, tích cực hóa việc dạy của giáo viên và học của học sinh, thực hiện các phương pháp dạy học nêu vấn

đề, dạy học liên môn, sử dụng đồ dùng trực quan, tích hợp nội dung học tập và

Trang 5

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khai thác phim tư liệu có hiệu quả

trong dạy học lịch sử

Hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường ngày một trở nên nan giải cho giáo viên và cán bộ quả lý vì do ảnh hưởng nhiều tác động như phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, thực dụng, của một bộ phận học sinh Bên cạnh đó, một số phụ huynh tập trung mọi thời gian phát triển kinh tế nên ít quan tâm đến con cái của mình mà chỉ phó mặc cho nhà trường Thêm vào đó, là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên mà xem nhẹ những môn học khác Môn Lịch

sử được xem như là “ môn phụ” đối với suy nghĩ của một bộ phận phụ huynh học sinh Từ góc nhìn một bộ phận phụ huynh học sinh trong xã hội chưa đầy đủ về bộ môn Lịch sử dẫn đến vấn đề suy thoái đạo đức trong một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay Vì vậy, bộ môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh Qua bài học lịch sử, giáo dục học sinh lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên dạy

Lịch sử cần phải “lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” trong

từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác qua từng bài học

Việc học tập và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh để học sinh THPT

sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, đức tính cần kiệm liêm chính, có tinh thần yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong ước

Chính vì thế, việc “tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT” rất quan

trọng đối với những người đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bộ môn lịch sử nói

chúng, Lịch sử lớp 12 nói riêng, cho nên tôi quyết định chọn chuyên đề “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1919-

Trang 6

1945” là cần thiết Qua đó, sẽ giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức mới vững

chắc, hiểu rõ hơn nửa cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chủ tịch, để từ đó định hướng cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Bởi vì,

Người từng nhắn nhủ đối với thiếu nhi: “Mong các cháu cố gắng/Thi đua học và

hành/Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tuỳ theo sức của mình/Đi tham gia kháng chiến/Để gìn giữ hoà bình/Các cháu hãy xứng đáng/Cháu Bác Hồ Chí Minh”

và “Bác mong các cháu thật ngoan/Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng/Sao

cho nổi tiếng tiên rồng/Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam” Có thể, đây chưa

phải là phương pháp tối ưu nhưng hy vọng rằng chuyên đề này sẽ ít nhiều góp

phần vào việc “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh” trong dạy học Lịch sử ở các

trường trung học phổ thông

III NỘI DUNG

1 VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY

Hiện nay, công tác giảng dạy phải có sự phối hợp giữa Sách giáo khoa theo

nội dung giảm tải và Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ

Giáo Dục & Đào Tạo đối với môn Lịch sử Trung học phổ thông nói chung và lịch

sử lớp 12 nói riêng Điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp

dạy học, phải có phương pháp thích hợp trong việc sử dụng giảng dạy lồng ghép, tích hợp kiến thức liên môn đối với mỗi bài học cụ thể Khi thực hiện giảng dạy theo nội dung giảm tải và Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mỗi bài học cụ thể đã

được giảm đi một số nội dung kiến thức nhất định Vì thế, giáo viên sẽ giảm đi áp lực về thời gian trong việc hoàn thành bài giảng của mình Với nội dung giảng dạy

giảm tải mới như vậy, giáo viên có điều kiện về thời gian “Lồng ghép tư tưởng

Hồ Chí Minh” trong từng bài học cụ thể của Sách giáo khoa

Trong khi đó, vẫn còn một bộ phận giáo viên chỉ truyền thụ cho học sinh hết

nội dung của sách giáo khoa theo quy định mà ít chú trọng đến việc lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đúng mức cho học sinh lĩnh hội Thiết

Trang 7

nghĩ, vấn đề dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng

bài học lịch sử không phải là vấn đề mới đối với giáo viên dạy học nói chung và

giáo viên dạy học lịch sử nói riêng Thế nhưng, vấn đề dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào để phát huy tối đa hiệu quả của nó là

vấn đề không đơn giản Điều này, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức để xác định, phân loại từng giai đoạn thời gian, sự kiện lịch sử cách mạng

gắn liền với sự lãnh đạo của Người nhằm khai thác phù hợp với nội dung và thời gian quy định của bài học Bên cạnh đó, nếu vấn đề dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không đúng mức và lạm dụng thì dễ làm cho học

sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các vấn đề cơ bản, chủ yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy nhận thức của học sinh

Tôi nhận thấy rằng, cần phải dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ dạy lịch sử phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể Để làm

được điều này, người giáo viên phải chú trọng tổ chức các hoạt động tự học, cho học sinh thực hành ở lớp, ở nhà, tra cứu, sưu tầm tư liệu, hình ảnh…Có như thế, sẽ tạo nên không khí hứng thú học tập, phát huy tính tích cực sáng tạo, tự chiếm lĩnh

và xử lý kiến thức mới một cách chủ động của học sinh, qua đó thay thế dần kiểu dạy áp đặt, dạy chay như lâu nay

2 TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA DẠY LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo trở thành mục tiêu hàng đầu của Đảng và nhà nước ta Trong mấy năm gần đây, qua các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng thì kết quả đạt được môn lịch sử rất thấp

Vì thế, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và môn học lịch sử nói riêng trở thành vấn đề cấp bách cho ngành giáo dục và bản thân giáo viên dạy học lịch sử Cho nên, việc tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích cực, tạo sự hứng thú, chủ động tiếp nhận tri thức của học sinh trong giờ học lịch sử luôn giữ

Trang 8

vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa “ vừa hồng vừa chuyên”

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới Nên vấn

đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và chủ động hội nhập quốc tế đặt ra nhiều yếu

tố thách thức để tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới Vì vậy, việc học tập tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức ý nghĩa Bởi vì, trong đời sống chính trị tư tương hiện nay, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách

để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi con người xã hội chủ

nghĩa trong thời kỳ mới

3 CÁC BIỆN PHÁP DẠY LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Trước hết, người giáo viên giảng dạy cần phải xác định rõ, đây là dạy học bộ môn Lịch sử, không phải dạy về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ nhì, việc giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung, giáo dục tư tưởng về

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng phải dựa trên cơ sở sự kiện lịch sử cơ bản, chính xác, điển hình Phải dựa theo “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” và “Nội dung giảm tải” Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành

Thứ ba, phải biết trình bày, khai thác nội dung sự kiện cụ thể rõ ràng; nêu kết luận khái quát sự kiện sau khi thảo luận; vận dụng sự kiện đó để tiếp nhận kiến thức mới

Thứ tư, bồi dưỡng kĩ năng và phát huy tính tích cực của học sinh khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người

Thứ năm, đảm bảo nguyên tắc “Học đi đôi với hành”, ‘nói và làm”, “nêu gương” phải cụ thể, có kiểm tra đánh giá nhận thức

Thứ sáu, chuẩn bị đầy đủ về tư liệu, thiết bị hình ảnh, phim ảnh đổi mới phương pháp giảng dạy cho học sinh nhằm để nâng cao nhận thức giáo dục

Trang 9

Tuy nhiên với sự giới hạn của chuyên đề, tôi xin phép trình bày biện pháp

dạy “lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch

sử Việt Nam lớp 12 THPT giai đoạn từ 1919-1945

Sử dụng phim tư liệu lịch sử cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Ngày nay, sự ứng dụng khoa học – công nghệ vào quá trình dạy học được tiến hành phổ biến Trong đó, việc sử dụng phim tư liệu là điều cần thiết trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông Phim tư liệu là một loại kênh hình rất sinh động, học sinh có thể tập trung nhiều thao tác, mắt- thấy, tai - nghe, tư duy, phân tích Để làm việc này, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của từng trường mà giáo viên có cách sử dụng khác nhau Qua những thước phim tư liệu lịch sử giúp cho học sinh tái hiện sinh động, cụ thể các sự kiện lịch sử một phần hay một vấn đề của bài học Từ đó, học sinh dễ dàng phân tích, rút ra nhận xét, đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ, khoa học về công lao của Bác qua quá trình hoạt động cách mạng

trong từng giai đoạn nói chung và giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919 -1945 nói

riêng Qua hoạt động nhận thức này, sẽ hình thành dần nhân cách, tình cảm, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh vì “trăm nghe không bằng một thấy”

4 LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 THPT TỪ 1919-1945

Ví dụ 1:

BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (Từ năm

1919 đến năm 1925)

- Đối với bài học này, giáo viên thực hiện phần giảm tải nội dung sau đây:

+ Mục I.2 Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp (Hướng dẫn học sinh đọc thêm)

+ Mục II.1 Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài (Hướng dẫn học sinh đọc thêm)

Trang 10

- Như vậy, với các nội dung giảm tải nêu trên, giáo viên giảng dạy bài này

có thêm thời gian sử dụng, khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa và đặc

biệt là “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh” vào giảng dạy Mục II 3 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1924 Trước khi dạy mục này, giáo viên có thể yêu

cầu học sinh về nhà đọc trước sách giáo khoa và tìm tài liệu liên quan đến hoạt động cách mạng của Bác từ năm 1911-1924 Đối với giáo viên, tùy vào điều kiện phương tiện công nghệ thông tin ở trường, tìm các loại tài liệu phù hợp về quá trình hoạt động của Bác (nếu có phương tiện chiếu phim, giáo viên chuẩn bị bộ

phim tài liệu: Hành trình theo chân Bác do đài truyền hình TP Hồ Chí Minh sản xuất; nếu không có phương tiện, giáo viên có thể sử dụng lược đồ minh họa: Hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc)

Khi đã yêu cầu học sinh đọc bài trước ở nhà nên giáo viên có thể đặt câu hỏi phát vấn:

Câu hỏi 1: Hãy cho biết Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào

năm nào? Ở đâu? Bằng phương tiện gì?

Câu hỏi 2: Vì sao Nguyễn Ái Quốc chọn phương Tây làm điểm đến trong

tiến trình tìm đường cứu nước?

Câu hỏi 3: Việc Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước

tại Pháp, gửi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân An Nam tháng 6 năm

1919 nói lên điều gì?

Câu hỏi 4: Với sự kiện nào, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước

cho dân tộc Việt Nam?

Câu hỏi 5: Sự kiện Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên Đảng Cộng sản

Trang 11

Câu 1:

- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911 từ bến cảng Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche -Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba với hai bàn tay trắng Để có thể sang phương Tây, Bác Hồ kính yêu đã phải lao động kiếm sồng nhiều nghề khác nhau Theo nhiều

nhà nghiên cứu quá trình tìm đường cứu nước của Người: Bác đã “đi qua 28 quốc gia, làm nên sự nghiệp lớn, xuất phát từ một anh phụ bếp Văn Ba trên một chiếc tàu vận tải hàng hải Tuy lao động vất vả suốt ngày, suốt tháng không có ngày nghỉ, ông chủ chỉ trả cho anh mỗi tháng không quá 50 phrăng, là thứ tiền công rẻ mạt nhất cho một lao động, nhưng anh không nản lòng, chê trách Mà trái lại, với thái độ cởi mở, lễ phép với mọi người; từ người lao động đến những du khách thượng hạng đi trên tàu, ai cũng quý mến anh, sẵn sàng giúp đỡ mỗi lần anh muốn biết về một điều gì đó Xong việc, anh tranh thủ học thêm hoặc đọc sách hay tự học ngoại ngữ Tàu cập bến một số nước, anh Ba lên bờ, không phải như những người khác, bao nhiêu tiền dồn vđo việc ăn chơi phung phí; anh dành thời gian đi sâu tìm hiểu hiện trạng thực tế xã hội Anh chợt nhận ra rằng, mỗi quốc gia mỗi vẻ khác nhau về phong cảnh và con người; nhưng về xã hội thì đâu đâu cũng có người nghèo, người giàu, đâu cũng có các tệ nạn xã hội, đâu cũng có người tốt và kẻ xấu” Như thế, đế đến được Phương Tây Bác phải làm việc rất vất vả với nhiều

nghề khác nhau Không như bao nhiêu thanh niên khác, Bác đã hi sinh những ham muốn (tham sân si) bình thường của tuổi trẻ mà đem hết mọi tâm huyết tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam Đối với học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải có hoài bảo, ước mơ cho tương lai mà nhiệm vụ đầu tiên là phải trở thành con ngoan, trò giỏi

Câu 2

Khác với các bậc tiền bối tìm đường cứu nước đi trước như Phan Bội Châu,

Phan Châu Trinh Người đã biết đến khái niệm Tự do- Bình đẳng - Bác ái ngay

khi còn ngồi dưới mái trường Quốc học Huế Người muốn sang Pháp - nơi khai

Trang 12

sinh khái niệm Tự do- Bình đẳng - Bác ái, để tìm hiểu tại sao người Pháp lại xâm

lược Việt Nam, chà đạp lên quyền tự do độc lập của nhân dân ta Sau khi đến nhiều

nước, Người rút ra nhận xét: “Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man” Đối với

học sinh ngày nay, việc học tập tại trường THPT chỉ mới là bước khởi đầu cho cánh cửa tri thức về sau nhằm phục vụ nghề nghiệp trong tương lai Vì thế, ngoài tri thức khoa học trong sách giáo khoa, học sinh phải chủ động tiếp thu nhiều tri thức khoa học mới nhằm chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trương

Câu 3:

- Ngày 18/6/1919, Hội nghị Vecxai khai mạc tại Pháp nhằm giải quyết vấn

đề các nước tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất Nguyễn Ái Quốc đại diện cho

những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi :

1 Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

2 Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

3 Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

4 Tự do lập hội và hội họp;

5 Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;

6 Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;

7 Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

8 Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ

Trang 13

Quá đó, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của Bác đối với đất nước trong cảnh thuộc địa Ngày nay, đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội nên lòng yêu nước được thể hiện qua gìn giữ biên cương lãnh thổ đặc biệt là các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia Ngoài ra, lòng yêu nước hôm nay được thể hiện ở sự nổ lực, cố gắng trong học tập, đem hết tài năng, sức lực tuổi trẻ để xây dựng quê hương Việt Nam ngày một phát triển nhằm từng bước sánh vai với các nước trên thế giới

Câu 4:

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm, tìm hiểu cuộc Cách mạng Tháng Mười

- cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo; tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh; phát ruộng đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân

đi chết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa Liên hệ giữa cách mạng Nga năm

1917 với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết

luận: “Trong thế gi i b y gi ch c cách mệnh Nga là đã thành c ng và thành

c ng đến n i” Vào tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất

những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo

L’Humanité, Người nhận ra: “Đ y là cái cần thiết cho chúng ta, đ y là con

đư ng giải ph ng chúng ta” Như vậy là, với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc

Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và quyết định lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường đưa lại độc lập cho Tổ quốc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân - đó chính là con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Tại Đại hội Đảng xã hội Pháp (tháng 12-1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong trong cuộc đời hoạt động của Người - từ lập trường của người yêu nước đến lập trường của người cộng sản; đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người khẳng

định:“Muốn cứu nư c và giải ph ng d n tộc kh ng c con đư ng nào khác con

Trang 14

đư ng cách mạng v sản” Từ năm 1921 đến năm 1930 là thời gian Nguyễn Ái

Quốc trực tiếp chuẩn bị về chính trị tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Qua đây, giáo viên nhấn mạnh cho học sinh thấy rõ sự lựa chọn con đường chính trị của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, hợp quy luật và phù hợp với thời đại Trải qua hơn 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, gần 17 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng lấy “Chủ nghĩa Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Hồ Chí Minh” làm kim chỉ nam cho hành động, đất nước ta đã thay da đổi thịt từng ngày, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên rõ rệt, đặc biệt lĩnh vực giáo dục được nhà nước quan tâm hàng đầu

Câu 5:

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Xã hội Pháp Qua Luận cương, Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc Cũng từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba Vì thế, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua cuối tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và gia nhập Quốc tế III Như vậy, Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa cộng sản, qua lao động, học tập và hoạt động thực tiễn, đã đến với chủ nghĩa cộng sản và Người tìm thấy trong đó con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, từ năm 1921 Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, chuẩn bị tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản Việt Nam Tháng 7- 1921 , Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng các thuộc địa của Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và xuất bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) làm cơ quan ngôn luận của Hội Người cùng khổ ra số đầu tiên vào ngày 1-4-1922 Với tờ báo này, Người là chủ bút, biên tập viên, người viết bài Cũng trong năm 1922, Người viết vở kịch

Trang 15

Con Rồng Tre, hướng đòn đả kích vào Khải Định nhân chuyến đi Pháp của ông vua này Tiếp đó, Người xuất bản cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925)

Đối với học sinh THPT, việc định hướng cho mình một nghề nghiệp cho tương lai là hết sức quan trọng Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phải dựa vào năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, thị trường việc làm, sở thích nghề nghiệp Sau khi đã lựa chọn nghề nghiệp, bản thân học sinh phải nuôi ý chí, hoài bảo để thực hiện cho kỳ được ước mơ dù có phải vất vã trong học tập

Câu 6:

Nguyễn Ái Quốc nhận thấy cần phải xúc tiến, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức mới thúc đẩy được phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam Với tinh thần cách mạng tấn công, chủ động thời cơ cách mạng và tin tưởng cách mạng Đông Dương sẽ bùng nổ, Người nhấn mạnh “Người Đông Dương đang che dấu một cái gì đang sục sôi, đang gầm thét và khi thời cơ đến, nó sẽ bùng nổ mãnh liệt Những người tiên phong phải thúc đẩy cho thời cơ mau đến ”

Để tăng cường công tác tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng

ở các nước thuộc địa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập “Hội Liên Hiệp thuộc địa” và trở thành người lãnh đạo xuất sắc của Hội Hội Liên Hiệp thuộc địa Hội là tổ chức tập hợp tất cả các người yêu nước ở các thuộc địa với mục đích là để giải phóng những dân tộc thuộc địa Hội đã ra tuyên ngôn do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, thông qua điều lệ và lời kêu gọi, bước đầu đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin vào các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân đang đứng lên đấu tranh giải phóng

Hội Liên Hiệp thuộc địa ra đời là một sự kiện chính trị quan trọng đối với các dân tộc bị áp bức Đó là một sáng kiến lớn qóp phần to lớn vào việc thực hiện

khẩu hiệu chiến lược của Lê Nin “V sản tất cả các nư c và các d n tộc bị áp bức

đoàn kết lại”

Trang 16

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách mạng, năm 1922, Hội cho xuất bản tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ) Đó là tiếng nói chính nghĩa của

giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức mà Nguyễn Ái Quốc là linh hồn

của t báo Việc xuất bản báo “Le Paria” là “Một vố đánh vào đầu bọn thực dân”

và cũng là “Một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức” Mặc dù bị chính quyền thực dân tìm cách ngăn cấm, báo Người cùng khổ vẫn được bí mật chuyển đến các nước thuộc địa Nhờ tờ báo ấy của Nguyễn Ái Quốc mà nhiều người Việt Nam yêu nước thấy rõ hơn tội ác của thực dân Pháp và bước đầu hiểu được cách mạng tháng Mười Nga và đường lối của Lê Nin

Có thể nói, từ năm 1911 đến năm 1924, Nguyễn Ái Quốc không chỉ là người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, mà còn tham gia đóng góp tích cực vào phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Người

đã góp phần to lớn vào việc xây dựng phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này là sự chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho việc thành lập tổ chức tiền thân của Đảng sau này Qua đó, học sinh cần nhận thức rằng sự cần cù, chăm chỉ, nổ lực, cố gắng học tập của các em ở trường THPT là nền tảng, điều kiện cho những thành công tiếp theo trong tương lai

Ví dụ 2:

BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM

1925 ĐẾN NĂM 1930

Đối với bài học này, giáo viên thực hiện phần giảm tải nội dung sau đây:

Mục I.2 Tân Việt cách mạng đảng (Hướng dẫn học sinh đọc thêm)

Với các nội dung giảm tải nêu trên, giáo viên giảng dạy bài này có thêm

thời gian để khắc họa sâu sắc công lao đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với

sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ở 2 mục I.1 Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và II.2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 17

Để tạo khả năng chủ động tiếp nhận, lĩnh hội tri thức qua bài học này về sự đóng góp của Hồ Chủ tịch cho cách mạng, giáo viên nên gợi ý nội dung câu hỏi cho học sinh về nhà chuẩn bị trước phần trả lời:

Câu hỏi 1: Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) khi nào? Tại sao

Người chọn Quảng Châu làm nơi hoạt động cách mạng?

Câu hỏi 2: Vì sao Người cho xuất bản Báo Thanh niên?

Câu hỏi 3: Tác phẩm Đường Kách mệnh ra đời có ý nghĩa gì?

Câu hỏi 4: Công lao của Bác qua nội dung Cương lĩnh đầu tiên?

Câu hỏi 5: Vì sao Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối

cứu nước cho dân tộc Việt Nam?

Với 5 câu hỏi đã gợi ý trước, giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp trả lời, thảo luận, đóng góp ý kiến và cuối cùng chốt ý:

Câu 1:

- Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để gặp

gỡ những người Việt Nam yêu nước đang hoạt động tại đấy Tiếp xúc với những thanh niên hăng hái nhất trong tổ chức Tâm Tâm xã, tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động Một tổ chức có tính chất quần chúng “có khuynh hướng mácxít”, nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước ở trong và ngoài, với hạt nhân là Cộng sản đoàn (gồm 5 người đầu tiên là Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Quảng Đạt và Lâm Đức Thụ) Ngoài ra, tại Quảng Châu có nhà của Lưu Vĩnh Phúc - thủ lĩnh nghĩa quân Cờ đen Nhà Lưu Vĩnh Phúc trở thành nơi hội họp thường xuyên của nhiều nhà hoạt động yêu nước Việt nam Bên cạnh đó, Quảng Châu là địa bàn hoạt động mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng Việt Nam và là thủ phủ của cách mạng Tân Hợi mà Bác có nhiều người bạn đang hoạt động tại đó như Lý Bằng, Chu Ân Lai

Đối với học sinh THPT, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của mình phải dựa trên cơ sở khoa học là năng lực học tập, năng lực kinh tế gia đình không

Trang 18

chọn nghề nghiệp theo ngẫu hứng, tùy thích ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống trong tương lai

Câu 2

- Sau khi mở nhiều lớp đào tạo cán bộ, 6/1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Người tiếp tục đào tạo một đội ngũ cán bộ cốt cán cho phong trào cách mạng thông qua các lớp huấn luyện chính trị Nguyễn

Ái Quốc trực tiếp phụ trách lớp huấn luyện chính trị Thông qua lớp huấn luyện, học viên được trang bị những vấn đề sơ giản về chủ nghĩa Mác - Lênin, về những nguyên tắc hoạt động bí mật, về kỹ năng thực hành các công tác vận động quần chúng Để thuận lợi cho công tác tuyên truyền, ngày 21/6/1925, báo Thanh niên -

cơ quan ngôn luận của Hội ra số đầu tiên nhằm tạo điều kiện thuận lợi tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin về trong nước Thời gian hoạt động của Báo Thanh niên từ (21/6/1925 đến 17/4/1927) có 88 số do Người trực tiếp biên soạn, sửa chữa trên tổng số 202 số

Xác định rõ mục đích là "gửi về nước để tuyên truyền cho nhân dân", mà đối tượng chủ yếu là thanh niên, công nhân, nông dân Nguyễn Ái Quốc đã chọn lối viết ngắn, dễ hiểu, giản dị, bằng các hình thức phong phú như tranh vẽ, ca dao, thơ

ca, khẩu hiệu để từng bước đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của đường lối cách mạng, phương pháp cách mạng và những vấn đề thuộc về lý luận Mác - Lênin, về Chủ nghĩa cộng sản, về Đảng cộng sản Từ những nội dung dễ đọc, dễ hiểu, từ những chuyên mục: tin tức trong nước, thế giới, phụ nữ, từ điển cách mạng báo Thanh Niên qua vai trò của Bác đã kêu gọi tinh thần yêu nước, truyền thống và ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ đó mong mọi người hãy xích lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc

Là học sinh phổ thông, các em phải năng động, tháo vát, hăng hái trong học tập qua thực hành các môn khoa học tự nhiên, chủ động tìm tòi tri thức mới qua các môn khoa học xã hội đặc biệt là môn Lịch sử Qua hoạt động học tập chủ động, giúp học sinh tự tin trong năng lực, thành công trong công việc

Trang 19

Câu 3

- Kim chỉ Nam cứu nước của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện qua tác phẩm Đường Kách mệnh “Đường Kách mệnh” là cuốn sách tập hợp những bài giảng của Bác tại lớp Huấn luyện chính trị trong những năm 1925-1927 nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về Đảng Cộng sản, về lý luận cách mạng Bác đã chỉ rõ:

“Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không

có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” Qua đó có thể thấy, Hồ Chí Minh chính là người Việt Nam đầu tiên nhận

thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có Đảng lãnh đạo, đồng thời còn chỉ

ra rằng, đảng đó phải là một đảng kiểu mới Theo nhiều nghiên cứu về tác phẩm

Đường Kách mệnh kết luận: “Sức mạnh của Đảng là ở lý tưởng, ở tổ chức, đồng thời còn nhờ ở phẩm chất chính trị và đạo đức của mỗi đảng viên Theo Bác, công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức phải được đặt trên nền tảng đạo đức cách mạng, bởi thiếu đi cái gốc này thì rồi sẽ hỏng hết Do đó, ngay trên trang đầu của tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã đưa ra 23 điều về “tư cách của người cách mệnh”, trong đó có các chuẩn mực: cần kiệm, vị công vong tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, hy sinh, ít lòng tham muốn về vật chất…, tức là phải biết đấu tranh khắc phục các biểu hiện của căn bệnh mẹ mà ngày nay ta gọi là chủ nghĩa cá nhân Có thể thấy, Bác đánh giá cao vai trò, vị trí của đạo đức, coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, liên quan đến sự thành bại của cách mạng Với một quan niệm mới, Người đã đưa vào nội dung đạo đức cách mạng bao hàm những vấn đề cơ bản về nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, về ý thức và phương pháp tư tưởng của giai cấp công nhân”

Ngày đăng: 30/07/2016, 18:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w