1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng hồ chí minh trong dạy học ngữ văn lớp 8,9 THCS

27 1,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 602,5 KB

Nội dung

Từ đó giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dụchọc sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồhôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ng

Trang 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Sương Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm

Môn đào tạo: Ngữ Văn

KrôngAna, tháng 3 năm 2015

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lí do chọn đề tài

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

I.3 Đối tượng nghiên cứu

I.4 Phạm vi nghiên cứu

I.5 Phương pháp nghiên cứu

23333

II PHẦN NỘI DUNG

I.1 Cơ sở lí luận

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

II.3 Giải pháp, biện pháp

a Mục tiêu của giải pháp và biện pháp:

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

c Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp

d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề

nghiên cứu

444556677721222223

III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1 Kết luận

III.2 Kiến nghị

2323

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lí do chọn đề tài:

Trang 3

Có thể nói trong trường kì lịch sử loài người, môn Ngữ văn là một môn học có lịch sửlâu đời nhất trong các môn học Trong bất kì giai đoạn nào, môn học này cũng hướng tới cácnhiệm vụ chủ yếu sau đây :

Thứ nhất giúp người học biết đọc, biết viết (biết chữ)

Thứ hai giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp và biết cảm nhận, thưởng thức cáihay, cái đẹp của văn chương, nghệ thuật

Thứ ba thông qua hai nhiệm vụ trên mà mở mang tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm

và rèn luyện nhân cách cho người học sinh

Ngày nay, khi đất nước bước sang một giai đoạn mới, mục tiêu của giáo dục nhà trường

phổ thông đã xác định rõ trong luật giáo dục:

“ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật Giáo dục – Điều 23)

Việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh là việc làm hết sức cần thiết Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của

xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiệnnhân cách của mỗi người

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thếgiới Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa” Người để lại cho dân tộc ta một tưtưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả Người đã làm “rạng rỡ non sông ta đấtnước ta” Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp Hiện nayđất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH và đổi mới đất nước theo hướng tích cực,chủ động hội nhập thế giới Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc

tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức,lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết

Do đó người giáo viên dạy Ngữ văn phải xác định cho mình nhiệm vụ là phải giúp chohọc sinh của mình thấy được vẻ đẹp cao cả trong nhân cách của Bác thông qua tác phẩm vănchương Khơi dậy trong các em sự tò mò, niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn vàlòng quyết tâm học tập tấm gương của Người Từ đó giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dụchọc sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồhôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinhthần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội… Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống, giáoviên dạy Ngữ văn cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiếtdạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác Học tập và làm theo tấm gương đạođức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thầnyêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước

Trang 4

Muốn làm tốt công tác tích hợp trong giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên phải có kiếnthức chắc chắn, hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu tài liệutham khảo, để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ giảng dạy.

Tôi mạo muội viết đề tài: “Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn lớp 8,9 - THCS ” Dẫu có niềm đam mê và nhiều trăn

trở nhưng vốn hiểu biết, kiến thức về chuyên môn còn hạn hẹp nên khó tránh khỏi nhữngthiếu sót Tôi mong được sự góp ý của cấp trên và đồng nghiệp

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

a Mục tiêu

Để chia sẻ với đồng nghiệp vài kinh nghiệm của bản thân về việc tích hợp giáo dục tư

tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn, từ đó có những cách thức dạy lồng ghép, tíchhợp tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất Và sau mỗi bài học giúp các em có thêm những hiểu biết

về kiến thức về Bác, từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm và nhận thức củacác em Giúp các em ý thức sâu sắc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh Giúp mỗi chúng ta ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy theo chủ đề

tích hợp

b Nhiệm vụ của đề tài

Trình bày cụ thể vài kinh nghiệm của bản thân về việc tích hợp giáo dục tư tưởng HồChí Minh trong giảng dạy Ngữ văn THCS, nhằm giúp giáo viên dạy tốt, học sinh ngày cànghứng thú học và có ý thức rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Hơn 15 năm giảng dạy ở trường THCS Buôn Trấp, bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy

qua nhiều khối lớp Vậy nên tôi xác định đối tượng nghiên cứu của mình là học sinh các khốilớp 6,7,8,9 mà đặc biệt là khối lớp 8,9 trường THCS Buôn Trấp hiện đang giảng dạy

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu chương trình Ngữ văn THCS trong đó tập trung chủ yếu lànhững bài có thể đưa nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Tôi đã chọn phương pháp nghiên cứu là:

- Tìm tòi và nghiên cứu tài liệu tham khảo

- Suy nghĩ, tìm tòi phương pháp dạy cho từng vấn đề cụ thể qua quá trình thực tiễn giảngdạy hàng năm

- Trao đổi với học sinh

- Điều tra bằng phiếu, bài thu hoạch qua các đợt vận động “ Học tập và làm theo tưởngđạo đức Hồ Chí Minh”

- So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp

Trang 5

- Sau đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp cũng như nội dung tích hợp để tìm ragiải pháp chung.

II PHẦN NỘI DUNG

II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

- Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quátrình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổnghợp, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh

- Hiện nay, dạy tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm

và là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong các môn học đặc biệt là môn Ngữ văn.Thực hiện tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học đây là cách làm tốt nhất đểgiáo dục học sinh mang lại rất nhiều lợi ích trong việc góp phần hình thành, phát triển nhâncách cho học sinh

Thực hiện tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn có vị trí vàvai trò vô cùng to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, cũng như góp phần hìnhthành, giáo dục và phát triển nhân cách của người học sinh thông qua những kiến thức về vănchương Mà học sinh bậc trung học cơ sở đang ở lứa tuổi nhạy bén với cái hay, cái mới lạ.Đây cũng là lứa tuổi thích tìm tòi, khám phá cái đẹp Một đặc điểm nữa trong tâm lí học sinhTHCS là muốn khẳng định mình và tập làm người lớn, lại ở cái độ tuổi giàu cảm xúc và trítưởng tượng Đây là giai đoạn tốt nhất để ta có thể giáo dục các em, giúp các em tự điềuchỉnh hành vi, nhân cách của bản thân mình theo tấm gương mà các em ngưỡng mộ

Một trong những con người mang vẻ đẹp cao quí về nhân cách, tâm hồn mà mỗi chúng

ta cần phải học tập đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Người đãdâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp củadân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước Người đã đi xa nhưng Người đã để lạicho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực Những tư tưởng của Người

là “ Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta Hiện nay toàn Đảng, toànquân, toàn dân đang thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng với số lượng tiết học nhiều nhất trong tất cảcác môn học, do vậy cơ hội giao tiếp, giáo dục học sinh có nhiều thuận lợi

Trang 6

Tài liệu học tập phong phú, có thể học tập, sưu tầm, nghiên cứu trên tất cả các phươngtiện đại chúng.

* Khó khăn

- Do ảnh hưởng nhiều tác động như phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tửmang nặng lối sống bạo lực, bên cạnh đó một số phụ huynh lo làm ra tiền ít có thời gianquan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường giáo dục từ đó dẫn đến vấn đề suy thoáiđạo đức trong một số thanh thiếu niên hiện nay

Do một khía cạnh khác là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụhuynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên Mà xem nhẹ các môn xã hội Điều

đó ảnh hưởng không ít đến việc đầu tư cho việc tìm tòi, nghiên cứu văn học

Nhiều em đời sống gia đình còn khó khăn nên việc đầu tư cho các em học tập cònnhiều hạn chế

- Đề tài được vận dụng rộng rãi với tất cả mọi đối tượng GV và HS

* Hạn chế

- Đối với những GV ở vùng khó khăn, ít tài liệu tham khảo và CNTT còn hạn chế, việc

sử dụng tư liệu, liên hệ giáo dục tư tưởng HCM sẽ gặp một số khó khăn

- Trước những biến động phức tạp của thế giới Một bộ phận cán bộ, Đảng viên với lốisống tha hóa, suy thoái về đạo đức, lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng,niềm tin của nhân dân, học sinh Người giáo viên sẽ gặp khó khăn nếu lập trường tư tưởngthiếu kiên định và giải quyết các tình huống thiếu khéo léo khi tích hợp giáo dục tư tưởngHCM

c Mặt mạnh, mặt yếu

* Mặt mạnh: GV chủ động về phương pháp và kiến thức mình định tích hợp giáo

dục HS được mở rộng tầm hiểu biết, kích thích niềm hứng thú trong học tập của học sinh.Giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức, chuyển biến trong nhận thức và rèn luyệnđạo đức

* Mặt yếu: Phương pháp trên sẽ khó khăn cho những giáo viên xưa nay quen dạy

những kiến thức có sẵn, không quen tìm tòi, nghiên cứu, mở rộng Khó khăn đối với những

HS thụ động trong tiếp thu kiến thức, lười học hỏi

d Nguyên nhân

Trang 7

* Nguyên nhân thành công: Qua dự các tiết thao giảng của đồng nghiệp tại trường,

bản thân rút ra một số vấn đề: một số giáo viên rất chú trọng đến vấn đề tích hợp giáo dụccho học sinh như giáo dục HS bảo vệ môi trường, giáo dục dân số,… trong quá trình giảngdạy làm cho tiết học thêm sinh động có tính giáo dục cao, tạo hứng thú cho học sinh Điều đókhiến tôi luôn học hỏi đồng nghiệp, được đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm bổ íchtrong quá trình giảng dạy Mặt khác tôi luôn phải trăn trở nghiên cứu nội dung, tìm tòi cáchthức, thay đổi phương pháp làm sao cho hiệu quả lồng ghép giáo dục tư tưởng HCM ngàycàng có hiệu quả hơn

* Nguyên nhân hạn chế: Vẫn còn một số giáo viên trong các các tiết dạy chưa đề cập

đến vấn đề tích hợp mặc dù bài dạy có nhiều vấn đề này Một số giáo viên chỉ tích hợp để cótích hợp nên còn sơ sài, gượng gạo, và mang tính đối phó để nhằm đáp ứng đủ yêu cầu củatiết dạy

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Qua nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin từ thực tế cho thấy:

- Khoảng 95% học sinh từ THCS đến THPT đều có những hiểu biết cơ bản về tưtưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận nhữngthông tin đại chúng tiến hành các hoạt động công ích xã hội

- Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với

dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi em

- Khoảng 40% học sinh THCS, THPT hiểu biết cuộc đời, hoạt động, tư tưởng HCM

chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện

- Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp HồChí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài

Khi dạy học môn Ngữ văn, việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minhtrong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạngcho học sinh Bởi vì cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng ngời Tư tưởng của Người cònđịnh hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay

Nếu giáo viên nào tiến hành bài dạy mà không nghĩ đến, quên đi phần tích hợp giáodục (nếu bài dạy đó có điều kiện để chúng ta thực hiện yêu cầu trên) thì tiết dạy đó khônghoàn hảo, không giáo dục được học sinh Chính vì lẽ đó nên vấn đề tích hợp trong giáo dục làmột yêu cầu đặt ra thường xuyên và cần thiết

- Nhưng thực tế cho thấy, nhiều giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến thứcmới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép những kiến thức cầnthiết phải tích hợp, giáo viên chưa xác định được những nội dung cần phải giảng dạy tíchhợp Bởi vì những kiến thức cần tích hợp có thể chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bàihoặc có thể là một đề mục lớn hoặc cả bài học, thời gian tích hợp khoảng 2 đến 3 phút nêngiáo viên thường ít để ý hoặc lướt qua và hơn nữa các tài liệu liên quan đến nội dung cần tíchhợp chưa phong phú

Trang 8

- Tuy nhiên không nhất thiết bài dạy nào cũng phải tích hợp, tuỳ nội dung từng bài để tíchhợp một cách có hiệu quả.

II.2 GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP

a Mục tiêu của giải pháp và biện pháp

a.1 Giáo dục trong nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Namphát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

a.2 Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng

Hồ Chí Minh

a.3 Trong nhà trường, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí là loại hình thông tin

có ưu thế nhất

a.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tích hợp trong các môn học đặc biệt là Ngữ văn,

vì sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiệnsai lệch do những thông tin ngoài luồng, do tác động của xã hội

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

b.1 Ý nghĩa của giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Tư tưởng và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển nhữngphẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động từ xưa đến nay phù hợp với quy luật phát triển của

xã hội

- Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc Việt Nam, là một nhà văn hóa lớn Tác phong đạođức đã hun đúc nên những giá trị mới của đời sống và hình thành những chuẩn mực đạo đứcthẫm mỹ cho dân tộc

- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần làm nên những giá trị mới về đạo đức vàvăn hóa, tư tưởng cho Việt Nam và thế giới

- Hồ Chí Minh là người luôn chú ý đến việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ để họ trởthành những con người có phẩm chất “vừa hồng vừa chuyên”

- Tiếp nhận những giá trị tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng táccàng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa HồChí Minh

- Trong nhà trường với đặc trưng môn học là khoa học xã hội và nhân văn, với tínhgiáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm

mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thành nhân cách cho HS

- Nội dung sách giáo khoa với việc giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh ở học sinhTHCS có rất nhiều bài có nhiều nội dung nói lên vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và nhân cách củaBác

b.2 Phương pháp

Trang 9

Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bàidạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộphận hay là toàn phần( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài ) Khitích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa từ đó giáo dục vàrèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.

b.3 Nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS

Căn cứ vào chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và cụ thể các bài học trong SGK.Trong chương trình Ngữ văn THCS tổng số có 24 bài học cụ thể có thể tích hợp nội dung giáo dục tưtưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cụ thể:

Đi đường (Hồ Chí Minh)Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G Mác- két)Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

b.4 Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong học tập Ngữ văn

b.4.1/Giáo dục tư tưởng HCM không phải đưa thêm thông tin, kiến thức để làm nặng nộidung, mà vẫn đảm bảo nội dung và đặc trưng môn học

- Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cáchmạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn (không biến giờ Văn thành giờ kểchuyện đạo đức, dạy đạo đức HCM)

- Sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ văn với nội dung tư tưởng HCM

Trang 10

Không thể lấy việc giảng giải nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ

văn, mà phải tiến hành tích hợp nội dung bài học Ngữ văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

b.4.2/ Giáo dục tư tưởng HCM dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ” của môn

Ngữ văn ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạođức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh

- Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học Ngữ văn, gây ra gây ra tình trạng

“quá tải” mà không đi đúng trọng tâm và mục tiêu của bài học

b.4.3/ Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh

- Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập Ngữ văn, tích hợp vớinội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi dậy ở các em nhận thức cầnthiết phải học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập

- Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dục, vận dụng kiếnthức đã học

- Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kỹ năng mới thu được kết quả

b.5/Cách tiến hành

b.5.1/ Sự chuẩn bị của giáo viên

Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, việc chuẩn bị củagiáo viên là vô cùng cần thiết Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liênquan đến bài dạy Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học

gì, kiến thức cho mục đó ra sao… Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáodục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thờiđiểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy,… Dùng hình ảnh tưliệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là

vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực… Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tưtưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ýđến thời gian phân bố trong tiết học Tuyệt đối giáo viên không được“tham” kiến thức, sa đà.Tránh tình trạng biến giờ dạy Ngữ văn thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh

b.5.2/Tiến hành lồng ghép trong giờ học

Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn

có thể thông qua nhiều hình thức Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tưliệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nới của Bác hoặc trích dẫn nhữngdanh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh

b.5.2.1/ Khi dạy bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) “Đập

đá ở Côn Lôn”( Phan Châu Trinh)(Ngữ văn lớp 8)

Trang 11

Để giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho

dân tộc của Bác, khi dạy phần Giới thiệu tác giả, tác phẩm Giáo viên tích hợp về HCM:

Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ Người quyết định tìm conđường cứu nước mới cho dân tộc Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước Khi vàohọc trường quốc học ở Huế Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì bị buộc thôihọc sau đó Người vào Bến cảng nhà Rồng để ra nước ngoài tìm đường cứu nước

Hoặc để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đườngcứu nước cho dân tộc Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay” Khi vào Sài Gòn Nguyễn Tất

Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng

ta “Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi?” Tư Lê nói lại Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây tiền đây, tiền đây chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi Tư Lê không giữ lời

hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứunước Thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác đãtìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay

Phần liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng trong thời gian bị tù đày, GV có

thể liên hệ HCM trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch qua các bài thơ trích “Nhật kí trong tù” của Bác để thấy được sự gặp gỡ của những người anh hùng về lòng yêu nước, tinh thần hi

sinh tất cả cho lí tưởng độc lập dân tộc, phong thái ung dung tự tại khi bị giam cầm hay đốimặt với hiểm nguy

b 5.2.2/ Khi dạy bài Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) (Ngữ văn lớp 8):

So sánh với một số bài thơ của Bác để thấy được sự giống nhau và khác nhau trongviệc thể hiện tình yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc giữa hai tác giả

Trang 12

- Thơ Bác thể hiện tình yêu nước và sự lạc quan tin tưởng vào sự thắng lợi của cáchmạng.

GV có thể tham khảo thêm những ý sau: Vượt qua tư tưởng yêu nước, độc lập dân

tộc theo lập trường phong kiến, tư sản

- Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự bất cập của tư tưởng yêu

nước trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến: “trung quân, ái quốc”, chống Pháp, giúp vua

(Cần Vương), để đi đến quan niệm mới: dân là dân nước, nước là nước dân

- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được nguyên nhân thất bại của chủ trương cứu nướcdựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, Nhật Bản, những nước “cùng máu đỏ da vàng”, do Phanbội Châu và các chí sĩ yêu nước trong “Phong trào Đông Du” tiến hành

Đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tiếp cận với tư tưởng dân chủ tư sản của Trung Quốc

trong Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), tập trung ở chủ nghĩa Tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn Người đã rất kính trọng Tôn Dật Tiên,

sau này người đã chắt lọc những nhân tố hợp lý, những quan điểm tiến bộ của Tôn TrungSơn Nhưng qua việc quyết định ra đi tìm đường cứu nước bằng cách đến nước Pháp, đếnphương Tây, cái nôi của chủ nghĩa tư bản, chứng tỏ Người chưa tin vào tư tưởng yêu nước vàcon đường cứu nước đó

b.5.2.3/ Khi dạy bài Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn lớp 8)

Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

* Phần phân tích: GV gợi nhớ đến mạch cảm xúc trong bài “Cảnh rừng Việt

Bắc”(1947)

“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim ca suốt cả ngày

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt chè tươi mặc sức say”

Trang 13

+ “Bàn đá chông chênh” Không chỉ nói về bàn đá làm việc khó khăn mà còn ẩn dụ nói

về muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta

+ Bác Hồ đang dịch lịch sử ĐCS Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ, đồng thờichính là đang xoay chuyển lịch sử VN nơi “đầu nguồn”

+ Cuộc đời cách mạng thật là sang: Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của

những cuộc đời làm Cách mạng Niềm vui lớn nhất của Bác Hồ trong bài thơ không phải chỉ

là “thú lâm tuyền” giống như của ẩn sĩ xưa mà đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêunước vĩ đại sau 30 năm xa nước, nay được trở về sống giữa lòng đất nước:

“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước”

“ Ba mươi năm ấy chân không mỏi

Mà đến bây giờ mới tới nơi”

Đặc biệt lúc này Bác còn vui vì người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tớigần Vì thế những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì Thậm chí, tất cả những “hang“ tối

“cháo bẹ,…” kia không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời Cáchmạng

* Phần tổng kết , GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục:

? Hãy cho biết “Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau?+ Khác: Nguyễn Trãi cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội muốn “Lánh đục tìm trong”

tự an ủi bằng cuộc sống “an bần lạc đạo” Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng khôngthể không gọi là tiêu cực

Với Hồ Chí Minh, sống hòa nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến

sĩ và chính cuộc sống lâm tuyền đó là một biểu hiện của cuộc đời Cách mạng của người Vìvậy nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực chất vẫn là chiến sĩ

? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều cao quí nào ở con người Hồ Chí Minh ?

+ Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên

+ Tinh thần Cách mạng bền bỉ

+ Lạc quan trong cách sống

b.5.2.4/ Khi dạy bài “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn lớp 8)

* Phần tổng kết: GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục:

? Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra ntn?

+ Với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước nhữngtâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau Qua đó người tù Cách mạng ấy dường như không chútbận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở, … của chế độ nhà tù khủng khiếp Bấtchấp tất cả Bác thả hồn mình đến giao hòa với thiên nhiên Đằng sau những câu thơ rất thơ

đó là một tinh thần thép:

Ngày đăng: 28/12/2015, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w