SKKN: NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THCS – THPT TÂN LẬP

22 3.1K 3
SKKN: NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THCS – THPT TÂN LẬP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là môn Địa Lí có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa. Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Qua những bài học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường theo hướng đúng đắn.

SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN TRƯỜNG THCS & THPT TÂN LẬP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THCS – THPT TÂN LẬP GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: CAO THỊ HOÀI PHƯƠNG Tháng 02/2013 1 MỤC LỤC Trang 1. Tóm tắt đề tài………………………………………………………………….3 2. Giới thiệu…………………………………………………………………… 3 3. Vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………… 4 4. Tìm hiểu lịch sử đề tài………………………………………………………….4 5. Phương pháp……………………………………………………………………5 5.1. Khách thể nghiên cứu……………………………………………………….5 5.2. Tiến hành nghiên cứu………………………………………………………6 5.3. Thu thập và phân tích dữ liệu……………………………………………… 6 6. Tóm tắt kết quả và bàn luận…………………………………………………… 7 7. Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………….8 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….10 Phụ lục…………………………………………………………………………….11 2 1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI Hiện nay, do sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã làm cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày càng lớn. Kết quả đã làm cho nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy, làm cho môi trường sống của chúng ta bị khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu. Trước thực trạng đó, thì bảo vệ môi trường là mối quan tâm hang đầu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì sự phát triển bền vững và con người là một bộ phận của môi trường nên không sống tách rời khỏi môi trường. Và bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Với tình hình đó Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc gia nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp. Để thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là môn Địa Lí có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa. Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Qua những bài học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường theo hướng đúng đắn. Thông qua việc phân tích các dữ liệu, tôi nhận thấy rằng tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí lớp 11 ở trường THCS & THPT Tân Lập đã làm thay đổi nhận thức, hiểu biết cũng như thái độ của các em đối với môi trường theo hướng 3 tích cực hơn, từ việc nhận thức các em dần đi đến hành động để bảo vệ môi trường. Tôi hi vọng rằng qua kết quả của việc nghiên cứu không chỉ góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức của các em về môi trường mà còn làm cho các em hứng thú hơn với môn học luôn gắn liền với thực tiễn này. 2.GIỚI THIỆU Trường THCS & THPT Tân Lập thuộc xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Học sinh chủ yếu thuộc con em gia đình dân tộc ít người theo họ, phần lớn các gia đình có hoàn cảnh kinh tế không ổn định, phụ huynh chú tâm trong việc làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình. Học sinh cũng không dành nhiều thời gian cho việc học tập ở nhà. Hầu hết các em học sinh chưa thực sự được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi trường trong thời gian trước đây từ phía nhà trường và gia đình. Cũng như chưa có môn học riêng biệt, cụ thể nào giúp các em hiểu một cách tường tận về môi trường và những tác động tiêu cực đến môi trường của con người gây hậu quả to lớn như thế nào. Hơn thế nữa trường đóng trên địa bàn miền núi nên việc tiếp cận với những Phương tiện truyền thông để hiểu và nhận thức các vấn đề về môi trường còn hạn chế. Qua một thời gian công tác tại trường THCS & THPT Tân Lập tôi đã nhận thấy ý thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh chưa cao. Bên cạnh đó còn có tình trạng học sinh cho rằng bảo vệ là trách nhiệm của chính quyền hoặc của người lớn. thực trạng đó đã làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương cũng như nước nhà, gây tác hại cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, tôi đã lựa chọn những bài học có nội dung liên quan đến môi trường lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh. Nhằm nâng cao nhận thức của các em về môi trường. Tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy môn Địa Lí là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép, tích hợp được. Với những bài cần thiết lồng ghép thì phải chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, 4 phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Trong chương trình Địa Lí lớp 11 việc tích hợp giáo dục môi trường được chia làm 2 loại như sau: Loại kiến thức môi trường được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học. Loại kiến thức môi trường được tích hợp vào kiến thức Địa Lí 3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Có rất nhiều những nghiên cứu của các tác giả đã đem lại những kết quả hết sức to lớn hết sức to lớn, Song những vấn đề đó được đề cập ở phạm vi rộng lớn và mang tính bao quát. Vì vậy, vấn đề nhận thức về môi trường ở học sinh lớp 11 trường PT cấp Tân Lập nói riêng và ở cấp THPTcủa khu vực miền núi nói chung chưa thực sự được quan tâm sâu sắc. Để giúp cho các em những người chủ nhân tương lai của đất nước nhận thức được vai trò và trách nhiệm đối với chính môi trường sống của mình.Trong nghiên cứu này tôi cố gắng giải quyết các câu hỏi sau đây: Việc tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí có thật sự nâng cao nhận thức, hiểu biết và thay đổi quan niệm của các em về các vấn đề môi trường hiện nay không? Từ việc thay đổi nhận thức, hiểu biết và thái độ đến có dẫn việc các em sẽ đi đến những hành động bảo vệ môi trường dù nhỏ hay không? 4. TÌM HIỂU ĐỀ TÀI Ở Việt Nam chương trình Giáo dục môi trường cũng được quan tâm trên diện rộng đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp học. Đầu thập kỉ 80 nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, tầm quan trọng của việc tích hợp đó được thể hiện trong các nghị quyết và quyết định của chính phủ như: 5 Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án:”Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó môn Địa Lí được coi là môn học thích hợp nhất cho việc tích hợp giáo dục môi trường. Đã có không ít những tác giả từng đưa ra vấn đề này ở nhiều tác phẩm với nhiều góc độ khác nhau: Lê Thông, Nguyễn Hữu Danh trong cuốn: “Dân số môi trường và tài nguyên”, Nhà xuất bản giáo dục năm 2000 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn phi Hạnh, Đặng Văn Đức trong cuốn: “Giáo dục môi trường qua môn Địa Lí ở trường phổ thông”, Nhà xuất bản Hà Nội – 2003. Tác giả Nguyễn Đình Khoa trong cuốn: “Môi trường sống và con người”, Nhà xuất bản Hà Nội – 1987. Cũng có nhiều giáo viên của nhiều trường nhận thức sự cần thiết của việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn Địa Lí và đã viết ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng với đơn vị trường mình. Trong Sách giáo khoa Địa Lí lớp 11 có nhiều bài học, có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường. Nếu tích hợp tốt việc giáo dục môi trường sẽ làm cho các em có ý thức, thái độ và hành vi tốt đẹp hơn để bảo vệ môi trường. 6 5. PHƯƠNG PHÁP 5.1 Khách thể nghiên cứu Tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh của 2 lớp: Học sinh lớp 11A và học sinh lớp 11B của trường THCS & THPT Tân Lập, cả 2 lớp này tôi trực tiếp giảng dạy, trình độ và khả năng nhận thức tương đương nhau. Vì tôi là giáo viên đảm nhiệm dạy môn Địa Lí ở 2 lớp này .Do đó, tôi có điều kiện dễ quan sát và hiểu học sinh hơn thuận tiện trong công tác nghiên cứu, thu thập thông tin, độ chính xác khi tiến hành nghiên cứu Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn, điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết của từng tiết dạy. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, các bài báo và các thông tin có tính thời sự. Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh 5.2 Tiến trình nghiên cứu: Trước tiên, giáo viên tiến hành khảo sát trước tác động nhằm thu thập thông tin về hiểu biết, nhận thức, thái độ cũng như hành vi của học sinh về môi trường trong các giờ học Địa Lí. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tiến hành lựa chọn và tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở cả 2 lớp trong các bài học có nội dung liên quan đến môi trường. Sau mỗi bài học có nội dung tích hợp tôi đều quan sát và ghi lại quá trình đề tìm cách cải thiện tốt hơn về việc tích hợp trong các bài học kế tiếp, để các em có cái nhìn khác và tích cực hơn về các vấn đề môi trường hiện nay.Sau đó, tiến hành điều tra khảo sau tác động để tìm hiểu nhận thức của các em về môi trường đã thay đổi như thế nào? 5. 3. Thu thập và phân tích dữ liệu Khảo sát trước và sau tác động Bảng 1: Sự nhận thức và hành vi của học sinh trong các giờ học môn Địa Lí 7 Trong các giờ học Địa Lí Lớp 11A Lớp 11B Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động 1 Em biết rõ các vấn đề môi trường hiện nay 50% 96,5% 58% 100% 2 Em thích thú với những vấn đề môi trường và muốn tìm hiểu 40,6% 81% 54,8% 90,3% 3 Em đã có những hành động để bảo vệ môi trường 28,1%% 71,8% 32,2% ,4% 4 Em thích học môn Địa Lí 56,3% 85,5% 64,5% 93,5% Với việc tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí, nhiều học sinh đã cho biết trong giờ học môn Địa Lí các em hiểu biết, nhận thức sâu sắc và có những hành động đúng đắn hơn về vấn đề môi trường hiện nay. Hơn nữa với việc tích hợp này còn giúp các em ngày càng yêu thích môn Địa Lí hơn Cảm nhận của các em học sinh về việc tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí lớp 11 Qua việc điều tra về cảm tưởng và suy nghĩ của các em học sinh về về việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa Lí càng cho thấy rõ việc tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí có thể mang lại những tác động rất tích cực trong việc nâng cao hiểu biết, nhận thức và hành vi của học sinh đối các vấn đề môi trường ở trường PT cấp 2-3 Tân Lập hiện nay. Nhiều học sinh có những cảm nhận sau những giờ học Địa Lí có tích hợp giáo dục môi trường, tôi đã tổng hợp lại như sau 8 - Sau những bài học có nội dung tích hợp giáo dục môi trường ở môn Địa Lí lớp 11, em nhận thức được rõ hơn về các vấn đề môi trường hiện nay và luôn muốn tìm hiểu về nó. Không những thế nhờ có nội dung tích hợp đó mà em thấy rất có hứng thú học tập đối với môn này. - Em thấy việc tích hợp này rất hay và thích hợp, giúp em nhận thức rõ ràng hơn các vấn đề môi trường hiện nay để có những hành động đúng đắn đối với môi trường. - Qua nhưng bài học có nội dung tích hợp giáo dục môi trường, em thấy mình tự nâng cao được ý thức về môi trường. Cũng qua những bài học đó em đã có những hành động để bảo vệ môi trường như tích cực hưởng ứng các phong trào trào trồng cây xanh ở trường, tuyên truyền đến mọi người hãy bảo vệ môi trường như không chặt phá rừng. - Với những bài học có nội dung tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình Địa Lí lớp 11. Giúp em hiểu rõ hơn các vấn đề về môi trường hiện nay nghiêm trọng như thế nào, em đã hiểu được bảo vệ môi trường không còn là việc của một riêng ai mà của toàn cầu. Nên em cũng đã chung tay bảo vệ môi trường dù chỉ là những việc nhỏ như: không xả rác nơi công cộng, bỏ rác đúng nơi quy định, không phá hoại cây xanh và hạn chế sử dụng bao ni long. - Việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn Địa Lí em nhận thấy là rất cần thiết. Bởi vì sau những bài học như thế em biết được nhiều hơn các vấn đề về môi trường, em cảm nhận được mình phải có trách nhiệm đối với chính môi trường sống của mình. TÓM TẮT KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Thông qua các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa Lí là rất cần thiết và hữu ích, đảm bảo nâng cao được nhận 9 thức của học sinh về môi trường. Từ việc nhận thức có cái nhìn tích cực hơn các vấn đề môi trường hiện nay, các em sẽ dần đi đến hành động để bảo vệ môi trường. HS sau khi học những bài học có nội dung tích hợp sẽ là cho các em muốn tìm hiểu, tò mò từ đó cảm thấy hứng thú hơn bởi vì đây là vấn đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Tôi đã quan sát thấy hầu hết HS thích những bài học có nội dung tích hợp giáo dục môi trường. Thái độ và hành vi học tập của các em đối với môn học cũng được thay đổi. Đặc biệt trong các phong trào trồng cây xanh ở trường các em tham gia rất tích cực trở thành những người có trách nhiệm. Việc phân tích kết quả một số bài kiểm tra gần đây chỉ ra rằng một số HS nhận thức được vấn đề môi trường rõ và cụ thể hơn . Sự cải thiện về điểm số thể hiện rõ ở các bài kiểm tra giữa và cuối học kì, sử dụng nhiều câu hỏi có liên quan đến môi trường. Thông qua kết quả một số bài kiểm tra gần đây giáo viên thấy rằng học sinh thích hơn khi học Địa Lí, điểm số của các em cải thiện hơn so với trước. Tuy nhiên bản thân cảm thấy chưa đầy đủ nếu chỉ đưa ra lý do của sự cải thiện này là do tác động của việc tích hợp giáo dục môi trường có liên quan nội dung bài học mà còn do nhiều yếu tố, biện pháp khác. Tùy nội dung bài học mà giáo viên đưa tích hợp giáo dục môi trường có liên quan vào bài học. Khi thực hiện hoạt động này, giáo viên cũng nhận thức tốt hơn khả năng tự học ở nhà của học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh, lựa chọn, sử dụng, kết hợp các biện pháp dạy học nhằm tăng hiệu quả dạy học. 7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận : Giáo dục môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Địa lí là một trong các môn học có nhiều khả năng giáo dục môi trường cho học sinh, vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi cũng đã lồng ghép các kiến thức giáo dục 10 [...]... trường THPT nói chung và trường THCS & THPT Tân Lập nói riêng không chỉ có thể áp dụng với môn Địa lí lớp 11, mà còn áp dụng vào môn Địa Lí của tất cả các khối lớp với và nhiều môn học khác Đã đến lúc “ Mỗi giáo viên phải trở thành một nhà giáo dục môi trường để giảng dạy các môn học trong nhà trường ” *Khuyến nghị : Đối với giáo viên:Những giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa Lí ở các khối lớp cần quan... đến việc tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy, xem đây là một nội dung không thể thiếu, là cần thiết, là đặc thù của bộ môn trong các tiết dạy có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường Lập bảng liệt kê nội dung GDMT có thể khai thác từ sách giáo khoa thuộc các khối khác nhau Chọn nội dung: Tích hợp toàn phần ( Kiến thức GDMT trùng lặp hoàn toàn với kiến thức địa lí) , tích hợp bộ phận (Kiến thức. . .môi trường vào những bài giảng có nội dung phù hợp nhưng không làm nặng nội dung bài học Qua thực tế giảng dạy và tích hợp vào từng bài giảng cụ thể tôi nhận thấy rằng học sinh đã có những hiểu biết nhất định về môi trường, có ý thức, thái độ, hành vi tốt đối với môi trường, các em cũng đã có được một số kĩ năng và biện pháp bảo vệ môi trường thông thường để áp dụng ở địa phương nơi các em sinh. .. trực quan nên giáo viên cần tận dụng lợi thế này để phát huy hơn nữa trong việc giảng dạy, đặc biệt là việc tích hợp giáo dục môi trường qua tranh ảnh, video, phim ảnh có nội dung liên quan đến môi trường Nhà trường cũng nên tiếp tục đầu tư hơn nữa các trang thiết bị cho thật đầy đủ ở các phòng để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc giảng dạy Tạo điều kiện cho công tác GDMT về: Thời gian,... sinh học Bước 3 : Giáo viên kết luận và nhấn ( Thông tin phản hồi phiếu học tập, mạnh tính nghiêm trọng của các vấn phần phụ lục) đề về môi trường trên phạm vi toàn thế giới Từ đó có thể hỏi tiếp : Thế giới đã có những hành động gì để bảo vệ môi trường ? Giáo viên làm rõ câu hỏi 2 ở phần câu hỏi và bài tập cuối bài SGK 17 Giáo viên nhấn mạnh : Bảo vệ môi trường là vấn đề của toàn nhân loại, 1 môi trường. .. hưởng lâu dài Kiến thức này được tích hợp khi giảng về ngành năng lượng của nước Nga Bài 10 : CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA ( TRUNG QUỐC ) Trong bài này kiến thức về môi trường cần được tích hợp là : + Hiện tượng sa mạc hóa ngày càng phát triển mạnh ở 1 số vùng của Trung Quốc Nguyên nhân do khai thác tự nhiên không hợp lí nên khí hậu thay đổi ( các đợt gió cát mạnh đã tiến gần đến thủ đô Bắc Kinh – về. .. một trường miền núi với nhiều học sinh là người đồng bào dân tộc ít người, thì các em có thể vận động gia đình, bà con láng giềng bảo vệ môi trường bằng cách không chặt phá rừng làm nương rẫy hoặc các em cũng có thể có những có những hành động nhỏ góp phần bảo vệ môi trường như nhặt rác sân trường, tích cực tham gia vào các phong trào trồng cây xanh do trường tổ chức Tích hợp giáo dục môi trường ở trường. .. khó khăn cho việc bảo vệ môi trường ( Bắc Kinh, Thượng Hải …) Những khu vực còn lại như : Mĩ La Tinh, Tây Nam Á và Trung Á, Đông Nam Á…., các quốc gia còn lại như : Hoa Kì, Nhật Bản, Ôxtrâylia…cũng trên cơ sở phát hiện các kiến thức có liên quan đến kiến thức môi trường, đều có thể tích hợp nhưng nói chung là với chức năng của kiến thức môi trường là làm rõ, cụ thể hóa những kiến thức địa lí 22 ... PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI - Mục II : Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước Những kiến thức môi trường được tích hợp vào mục này là : + Sự gia tăng dân số quá nhanh ngoài việc gây nên những sức ép về kinh tế, giáo dục .còn làm môi trường bị ô nhiễm, thay đổi không có lợi Đó là nguồn gốc của. .. hình thức quảng canh, hơn nữa khí hậu Châu Phi mấy thập niên gần đây bị hạn hán, do đó môi trường canh tác nông nghiệp bị phá hủy nghiêm trọng, làm cho đất bạc màu… Bài 8 : LIÊN BANG NGA Kiến thức môi trường được tích hợp ở bài này trong các trường hợp sau : + Khi dạy về điều kiện tự nhiên và dân cư, cần nhấn mạnh đến vị trí lớn lao của rừng Taiga ở nước này Đây là một trong hai lá phổi xanh của thế

Ngày đăng: 28/11/2014, 06:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Hiện tượng bùng nổ dân số và già hoá dân số.

  • III. Phương pháp : - Thảo luận, phân tích, giảng giải, so sánh, nêu vấn đề, nghiên cứu...

    • Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

    • Bài 8 : LIÊN BANG NGA

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan