1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC của học SINH lớp 10 đối với TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ nước của dân tộc VIỆT NAM

15 463 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 586,69 KB

Nội dung

chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc… Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã lựa chọn đề tài:

Trang 1

BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 10

ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA

DÂN TỘC VIỆT NAM

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Học sinh là người chủ tương lai của đất nước; là nhân tố quan trọng quyết

định tương lai, vận mệnh của dân tộc, “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một

phần lớn là do thanh niên” Đảng và Nhà nước đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo,

chỉ đạo, coi trọng công tác giáo dục quốc phòng cho thanh thiếu niên, học sinh, coi

đây là một trong những nội dung thường xuyên quan trọng góp phần thực hiện tốt

hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa

Giáo dục quốc phòng cho học sinh THPT là một bộ phận quan trọng của

công tác giáo dục quốc phòng toàn dân Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính

khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung học phổ thông nhằm

rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố

nền quốc phòng toàn dân vững mạnh Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên,

những năm qua, Ban Giám hiệu và bộ môn Quốc Phòng – An Ninh luôn quan tâm

chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học

sinh mà Sở GD&ĐT cùng các ban ngành chỉ đạo

Cùng với sự phát triển của xã hội, một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay còn xem

nhẹ lịch sử của dân tộc, ít hiểu biết về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc

Việt Nam hơn 4000 năm dựng nước Nhiều yếu tố đã làm ảnh hưởng đến sự nhận

thức của học sinh THPT, một trong những nguyên nhân đó là do giáo viên không

tạo được sự hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Giáo dục Quốc phòng an ninh

Phương pháp giảng dạy truyền thống đem lại sự nhàm chán, không phát huy được

khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội khoa học Lịch sử Việt

Nam đã viết: Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về

lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục

Trang 2

chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng

nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…

Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã lựa chọn đề tài: BIỆN PHÁP NÂNG CAO

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 10 ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC

GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1 Cơ sở lý luận

Qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, lịch sử của dân tộc ta đã ghi lại

nhiều bản anh hùng ca của mỗi thời đại Truyền thống tốt đẹp đó còn phải được

truyền lại cho các thế hệ sau phát huy, để Việt Nam chúng ta ngày càng sánh vai

với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước

- Mục tiêu giáo dục: là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có

đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và

năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại

điều 2- Luật Giáo dục) Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ

vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác

giảng dạy bộ môn giáo dục quốc phòng và an ninh, nhất là đối với học sinh lớp 10

khi mà còn rất bỡ ngỡ với bài học đầu tiên của môn học mới

- Mục tiêu bộ môn:

+ Về kiến thức:

* Cung cấp kiến thức lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

qua các thời kỳ lịch sử, học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá

trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc…

* Phân tích và làm rõ 6 truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong

quá trình dựng nước và giữ nước Nâng cao kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say

mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh

* Tạo nguồn cho học sinh đi thi hội thao cấp Tỉnh

+ Về kĩ năng:

Trang 3

* Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực

xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và

nhân vật lịch sử

* Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như

làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực

hành

* Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, v.v

* Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

* Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập

2 Thực trạng của vấn đề:

Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở các trường trung học phổ thông là

giáo viên chú trọng và dành nhiều thời gian cho việc đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi

sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học Trong công tác này giáo viên phần

lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh tự học tự rèn

tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống để có khả năng nghiên cứu để hiểu và

vận dụng một vấn đề lịch sử vào bài làm có hiệu quả tốt nhất, kích thích sự say mê

nghiên cứu tìm tòi của các em

2.1 Thuận lợi:

- Bản thân tôi được Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai và BGH Trường THPT

Chu Văn An tạo điều kiện cho đi học bồi dưỡng vào những đợt đầu mỗi năm học,

được đào tạo qua lớp văn bằng 2 GDQP&AN

- Được Ban giám hiệu luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất nhằm

nâng cao hiệu quả dạy học, thực hiện các hoạt động ngoại khóa và hướng cho học

sinh giải quyết vấn đề một cách độc lập

2.2 Khó khăn:

- Tổ chuyên môn chỉ có một mình nên phải tìm hiểu trao đổi qua đồng nghiệp

của trường khác đó cũng là một trở ngại

- Cở sở vật chất của trường còn hạn chế, học sinh chưa có ý thức cao trong

những môn học mang tính lý luận, chính trị

Trang 4

3 Nội dung, biện pháp thực hiện đề tài

3.1 Điều tra cơ bản:

- Điều tra đầu năm học: Trường có 4 lớp 10 Tổng số học sinh 191

Tôi đã chọn: - 2 lớp 10A2 và 10A4 thực nghiệm: có 96 học sinh

- 2 lớp10A1 và 10A3 đối chứng: 95 học sinh

- Ngay khi nhận lớp tôi đã tiến hành các bước nhằm nắm bắt phương pháp

học tập của từng em qua phiếu thăm dò trước khi áp dụng:

Kết quả thu được của nhóm THỰC NGHIỆM như sau: gồm 96 học sinh

TT Nội dung điều thăm dò

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Thích học

Không thích học

2 Phương pháp thầy (cô) đọc bài

3 Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc

4

Theo em, thế hệ trẻ cần hiểu

biết về truyền thống đánh giặc

giữ nước của dân tộc Việt Nam

không?

Trang 5

Kết quả thu được của nhóm ĐỐI CHỨNG như sau: gồm 95 học sinh

TT

Nội dung điều thăm dò

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Thích học

Không thích học

2 Phương pháp thầy (cô) đọc bài

3 Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc

4

Theo em, thế hệ trẻ cần hiểu biết

về truyền thống đánh giặc giữ

nước của dân tộc Việt Nam

không?

- Thống kê ban đầu cho thấy:

+ Cả 2 nhóm có số lượng và tỉ lệ học sinh tương quan nhau về các mức độ

+ Phương pháp dạy học cũ (thầy đọc, trò chép) vẫn được học sinh yêu thích với

hơn 70% Phương pháp này tồn tại quá lâu dẫn đến sự nhàm chán trong việc tiếp

thu những kiến thức mang tính lịch sử

+ Một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay đang dần xa rời lịch sử hào hùng của dân tộc,

truyền thống quý báu của cha ông ta

3.2 Biện pháp thực hiện:

3.2.1 Đối với giáo viên:

- Tổ chức dạy và học nghiêm túc, thực hiện theo phân phối chương trình, kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh, từng tổ nhóm Giáo dục quốc

phòng, an ninh cho học sinh ngày càng phải có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi

trường học tập, rèn luyện cho học sinh

- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực,

Trang 6

chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, tăng cường sử dụng các phương

tiện dạy học, thiết bị dạy học, khả năng vận dụng và truyền đạt kiến thức một cách

linh hoạt

- Việc cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò

hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức mới, phong phú trong

thực tiễn, để giảng dạy tốt

- Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh, công việc giảng

dạy phải gắn liền với tìm tòi, nghiên cứu khoa học Đây là biện pháp để không

ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những

hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học

3.2.2 Đối với học sinh:

- Học sinh 2 lớp đối chứng 10A1, 10A3 dạy và học theo phương pháp truyền

thống

- Mỗi lớp thực nghiệm 10A2, 10A4 chia làm 6 nhóm, tổ chức bốc thăm 6 nội

dung, về nhà chuẩn bị nội dung của mình sau tiết học đầu tiên:

1 Tìm hiểu về truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước

2 Tìm hiểu về truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều

3 Tìm hiểu về truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc,

đánh giặc toàn diện

4 Tìm hiểu về truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ

thuật quân sự độc đáo

5 Tìm hiểu về truyền thống đoàn kết quốc tế

6 Tìm hiểu về truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của

Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Cho học sinh 2 lớp thực nghiệm bốc thăm sau tiết học đầu tiên, về nhà chuẩn bị

nội dung của nhóm mình, tiết học tuần tiếp theo sẽ trình bày

3.2.3 Biện pháp thực hiện

Để thực hiện một nội dung trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phần

trình bày, trình tự bố cục nội dung do nhóm mình đảm nhiệm:

Trang 7

- Trình bày nội dung bằng trình chiếu Power point: Bố cục thực hiện nội dung

gồm dàn ý như sau:

* Phần giới thiệu: Nguyên nhân dẫn đến dân tộc ta phải làm cuộc chiến tranh bảo

vệ đất nước

* Phần trọng tâm: Nêu khái quát của mỗi truyền thống, có dẫn chứng bằng hình

ảnh, số liệu cụ thể hoặc phim tư liệu minh họa

* Phần kết luận: Nêu nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử về các truyền thống quý báu

của dân tộc ta Cảm nhận của từng thành viên trong nhóm về các truyền thống đó

của dân tộc

Lưu ý: Mỗi thành viên của nhóm phải nêu cảm nhận riêng về lịch sử hào

hùng của dân tộc, trách nhiệm của học sinh, thanh niên, thế hệ trẻ hôm nay với thế

hệ cha anh đã hy sinh xương máu để giữ vững nền độc lập cho tổ quốc…

- Giáo viên cần hướng dẫn kỹ cho học sinh trình bày nội dung qua powerpoint như

sau:

* Thời gian không quá 10 phút cho một tổ trình bày

* 10 slide là tối đa cho một thuyết trình của mỗi nhóm

* Cỡ chữ 28 tối thiểu trên các slide

* Không nên có nhiều chữ trong 1 slide Cần chèn hình ảnh, tư liệu và trình bày

thông qua hiểu biết của nhóm

* Không nên có quá nhiều hiệu ứng, phông màu hình nền và chữ phải tương phản

* Giáo viên hướng dẫn cho họ sinh tiếp cận những webside để tìm tài liệu như:

http://www.quocphonganninh.edu.vn, lichsuvietnam.info, www.qdnd.vn/,

www.quansuvn.net/ www.cand.com.vn, vietnamnet.vn/, hoặc các em có thể tham

khảo sách báo, tạp chí, …thêm phần sinh động nhưng không đi quá xa nội dung

của bài học Nội dung chính từ sách giáo khoa GDQp&AN lớp 10 làm trọng tâm

3.2.4 Tiến trình thực hiện đề tài:

Một lớp thực nghiệm chia thành 6 nhóm cụ thể, mỗi nhóm sẽ bốc thăm và

đăng ký danh sách thành viên nhóm với lớp phó học tập

* Trước khi vào tiết học:

Trang 8

Giáo viên coppy tất cả các nội dung của học sinh đã chuẩn bị vào máy tính

Kiểm tra lại để bắt đầu buổi học được thuận lợi

* Bắt đầu tiết học:

Thứ tự các nhóm đã bốc thăm lên trình bày nội dung của nhóm, mỗi nhóm 2

em, một em thuyết trình, một em điều khiển trình chiếu

Sau mỗi nhóm trình bày, giáo viên mời từ 2 đến 3 học sinh của các nhóm

khác nhận xét Sau đó giáo viên đánh giá, bổ sung và chấm điểm phần trình bày

của từng nhóm

Mỗi tiết học 3 nhóm trình bày, với thời lượng 10 phút cho 1 nhóm Thời

gian còn lại giáo viên đánh giá và kết luận tiết học

III HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3.1 Tác động đến ý thức người học:

- Giúp học sinh phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói

quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học

tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập

- Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, kiến tạo học sinh tìm tòi,

khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu

biết, năng lực và phẩm chất

- Sự tìm tòi học hỏi các nội dung của môn học, học sinh sẽ thấm nhuần các

giá trị về truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đánh giặc

giữ nước… góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của học sinh về lịch sử hào

hùng của dân tộc, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam hơn

4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước

- Trong mỗi phần trình bày của mỗi nhóm, học sinh đều thể hiện, bày tỏ

những cảm nhận của mình, trách nhiệm của bản thân đối với tương lai của Tổ

quốc

Một số slide mà các nhóm thực hiện:

Nhóm 1 trình bày về truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh sáng tạo,

bằng nghệ thuật quân sự độc đáo

Trang 9

- Các em đã nêu rằng: nghệ thuật quân sự độc đáo của cố Đại tướng Võ Nguyên

Giáp là sử dụng giao thông hào để tiến công địch

- Chuyển từ chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc

- Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán nhờ biết lợi dụng địa hình có lọi cho ta…

Trang 10

Nhóm 4 trình bày về truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân

đánh giặc, đánh giặc toàn diện:

- Nhóm đã thể hiện tình quân dân trong chiến đấu, không phân biệt đàn ông, phụ

nữ, dân tộc hay tôn giáo… đều tham gia đánh giặc giữ nước

Trang 11

3.2 Tác động đến nhận thức người học:

Qua vận dụng các biện pháp như trên tôi đã giúp học sinh 2 lớp 10A2, 10A4

thay đổi nhận thức một cách rõ rệt về ý thức, tư tưởng học tập môn học có tính lịch

sử cao như môn Giáo dục quốc phòng an ninh

Sau 4 tiết giảng dạy bài: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt

Nam Tôi đã phát phiếu điều tra lần 2 để tổng hợp, phân tích những nội dung đặt ra

ban đầu:

Kết quả thu được của nhóm THỰC NGHIỆM sau khi áp dụng biện pháp: gồm

96 học sinh

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Thích học

Không thích học

2 Phương pháp thầy (cô) đọc bài

3 Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc

4

Theo em, thế hệ trẻ cần hiểu

biết về truyền thống đánh giặc

giữ nước của dân tộc Việt Nam

không?

- Kết quả thu được của nhóm ĐỐI CHỨNG như sau: gồm 95 học sinh

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Thích học

Không thích học

2 Phương pháp thầy (cô) đọc bài

Trang 12

3 Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc

4

Theo em, thế hệ trẻ cần hiểu biết

về truyền thống đánh giặc giữ

nước của dân tộc Việt Nam

không?

- Sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của học sinh Tỉ lệ học sinh của nhóm thực

nghiệm thay đổi nhận thức về môn học, phương pháp giảng dạy học lớn hơn

nhóm đối chứng

- Mức độ yêu thích môn học đã tăng lên nhiều, học sinh dần thích nghi với

phương pháp dạy và học mới

- Nhóm thực nghiệm có tỉ lệ học sinh thay đổi so với ban đầu cao hơn Nhóm đối

chứng có thay đổi nhưng không đáng kể

- Đặc biệt đó là kết quả của việc kiểm tra 45 phút đã có sự thay đổi tích cự hơn

so với những năm trước

IV ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Môn Giáo dục quốc phòng an ninh là một môn học mới đối với học sinh lớp

10, các em từ cấp 2 lên còn rất bỡ ngỡ nên cần có sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỹ cho

các em Để đạt được hiểu quả tốt, người giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về

cách thức và phương pháp tổ chức

Học sinh các lớp được áp dụng phương pháp mới trong dạy và học mới có

thái độ học tập tốt hơn, ý thức cao trong học tập, giờ học môn giáo dục quốc phòng

– an ninh rất sôi nổi

Ý thức về học môn Giáo dục quốc phòng an ninh được nâng cao rõ rệt

Trong những phần trình bày về nhận thức, nêu trách nhiệm của học sinh Kiến thức

về lịch sử của học sinh được nâng cao Nhất là truyền thống đánh giặc giữ nước

của dân tộc Việt Nam

Với việc đã qua thực nghiệm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy Cá nhân tôi

Ngày đăng: 13/08/2016, 19:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Webside:http://www.quocphonganninh.edu.vn, lichsuvietnam.info , http://lichsuvn.info/, www.qdnd.vn/, www.quansuvn.net/ Link
1. Giáo trình lịch sử quân sự, NXB QĐND Hà Nội năm 1999 Khác
2. Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1976 3. Luật giáo dục 2012 Khác
4. Kế hoạch năm học 2014 – 2015 của trường THPT Chu Văn An Khác
5. Phân phối chương trình của hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh Tỉnh Đồng Nai năm học 2014 – 2015 Khác
6. SGK Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 – NXB Giáo dục năm 2012 Khác
7. Sách giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh – NXB Giáo dục năm 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w