SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAIĐơn vị THPT Ngô Quyền Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học bài thơ “Mộ” Chiều tối Người thực hiện: N
Trang 1SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGÔÂ QUYỀN
Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn
Trang 2Lĩnh vực khác:………
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
NĂM HỌC 2011 - 2012
Trang 3SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Ngô Quyền
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học bài thơ
“Mộ” (Chiều tối)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Trang
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn
Năm học: 2011– 2012
Trang 4SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang
2 Ngày tháng năm sinh: 02 – 05- 1983
8 Đơn vị công tác: trường THPT Ngô Quyền
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân văn chương
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Văn học
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 7 năm
Trang 5- Các sáng kiến kinh nghiệm có trong 5 năm gần đây:
+ Một số cách giúp HS tiếp cận thơ Hai – cư
+ Tích hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực cho học sinh vào bài Phongcách ngôn ngữ sinh hoạt
Trang 6Tên SKKN:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC BÀI THƠ “MỘ” (CHIỀU TỐI)
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Hiện nay, xã hội ta đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng
bạo lực học đường, sự suy giảm đạo đức trong một bộ phận học sinh Đókhông chỉ là vấn đề nhức nhối của riêng gia đình, nhà trường mà của toàn
xã hội Hơn nữa ở lứa tuổi này các em đang trong giai đoạn hình thành,phát triển nhân cách nhưng do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, thiếu kinhnghiệm sống các em thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố cảtích cực và tiêu cực, rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu, lối sống ích kỉ,thực dụng Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho các em nhất là “học tập
và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh” – tư tưởng được kết tinh, phát triển
từ những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay ngay từ khicòn ngồi trên ghế nhà trường là điều rất cần thiết để giúp các em có địnhhướng đúng trong hình thành nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp củanhững công dân tương lai Trong tình hình đó việc giáo dục đạo đức cáchmạng mà cụ thể là “học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ ChíMinh” thiết nghĩ nên là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng
Trang 7- Bên cạnh việc ủng hộ cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gươngđạo dức Hồ Chí Minh” thì người viết cũng xuất phát từ những đặc trưngcủa bộ môn ngữ văn – một môn học về khoa học xã hội và nhân văn rấtphù hợp để tích hợp giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống, bồi dưỡngtâm hồn, tinh thần yêu nước, tự hào những truyền thống quý báu của dântộc, giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đạo dức thông qua bài họcđược rút ra từ các tác phẩm văn học Qua đó giúp các em hiểu một tácphẩm của một nhà thơ cách mạng không hề khô cứng, triết lý khô khannhư các em vẫn tưởng mà ở đó vẫn thấm đẫm chất trữ tình sâu lắng, thểhiện một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống và tràn đầy lạc quan.
- Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tính chủ động, tự giác trong việclĩnh hội kiến thức từ một tác phẩm văn học cụ thể và áp dụng vào cuộcsống
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận:
- Giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi là ngoài ba tiết học trongchương trình học chính thức còn có thêm hai tiết tự chọn để triển khai bàihọc thuận lợi hơn Học sinh có thời gian chuẩn bị tài liệu liên quan đếntác phẩm và tác giả
Trang 8- Môi trường học thân thiện, học sinh tích cực, hơn nữa xuất phát từ “đặctrưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm
vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt” còngiúp học sinh nâng cao năng lực nhận thức về xã hội và con người
- Học sinh đã có những hiểu biết nhất định về tư tưởng Hồ Chí Minhthông qua các môn khoa học xã hội, các hoạt động đoàn thể Bản thâncác em cũng đã nhận thức được vai trò và công lao to lớn của Bác đối vớidân tộc Việt Nam
- Thông qua các hoạt động học tập để học sinh tiếp cận, khám phá, họctập, nhận thức mới về tư tưởng, tình cảm, thái độ trong việc tiếp cận mộtnhà thơ cách mạng
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Kĩ thuật phân vai
Phiếu học tập cho HS theo mẫu
Trang 9+ GV giới thiệu cho HS một số tài liệu liên quan: có thể tham khàosách giáo khoa lớp 12 tập 1 (bài tác giả Hồ Chí Minh); tác phẩm Nhật kítrong tù, một số những câu chuyện kể về Bác…
+ Dặn dò học sinh xem bài trước ở nhà và mỗi nhóm chuẩn bị một tờgiấy A4
+ Sau khi học xong phần “Mở rộng về tác gia Hồ Chí Minh” trong tiết
tự chọn, GV yêu cầu các học sinh viết đoạn văn ngắn (10 câu) nêu cảm nhậnchung về tác giả và bài thơ “Mộ”
+ GV chọn 1 nhóm để giao thực hiện phương pháp phân vai:
GV gợi tình huống giả định hoàn cảnh sáng tác bài thơ:Bác đang trên đường giải lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
Trang 10cuối mùa thu 1942, trong hoàn cảnh gông cùm vất vả.(GV lưu ý gợi mở cho HS trong hoàn cảnh đó tư thế củangười tù sẽ như thế nào?)
Chọn 1 HS có giọng ngâm (hoặc đọc) thơ tốt
2.1.2) Học sinh (HS):
+ Soạn bài theo nhóm trước ở nhà theo phần việc được GV giaotrước và chuẩn bị dụng cụ học tập (giấy A4), tinh thần làm việc theonhóm
2.2) Tiến trình thực hiện:
2.2.1) Bước thứ nhất:
- Trước khi chính thức học bài “Mộ” trong 1 tiết tự chọn sẽ tiến hành tìmhiểu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh GV sẽ yêu cầu một nhóm trìnhbày khái quát những hiểu biết của nhóm mình về chủ tịch Hồ Chí Minh(đã chuẩn bị sẵn ở nhà theo yêu cầu trước đó) khoảng 7 phút (p)
+ Các nhóm khác nghe, ghi nhận và bổ sung ý kiến đóng góp GV
cho áp dụng kĩ thuật khăn phủ bàn: từng cá nhân trình bày ý kiền sau
đó chốt ý kiến bổ sung, trình bày chủ yếu trên các phương diện:
Quan điểm sáng tác, phong cách sáng tác
Trang 11- Các nhóm hoặc cá nhân có thể đặt câu hỏi thắc mắc Các nhóm tiếnhành thảo luận đưa ra câu trả lời GV sẽ tổng hợp, đưa ra nhận xét, đánhgiá và bổ sung (10p)
- Phần tích hợp (5p) : GV yêu cầu 1 nhóm sẽ đại diện kể một câu chuyện
nhỏ nhưng sâu sắc về vị Chủ tịch để thấy được những phẩm chất quý báu
ở Người
Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyềnTrung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trongcông cuộc chống Nhật Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện ĐứcBảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phươngTưởng Giới Thạch bắt giữ Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc Tháng 10/1943, Người được trả lại tự
do Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó Các đồng chí đã đưaBác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọingười mừng rỡ khi thấy Bác trở về Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đimấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác Cụ Dương Văn Đình đã cho ngườinhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác Bác hỏi:
- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?
- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo
- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?
Trang 12Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làmmời Bác thôi Bác không bằng lòng bảo với mọi người
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôilại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhauchịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy
Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của
đồng chí Dương Đại Lâm Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi
dưỡng Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".
Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay Thương Bác vàcàng thêm cảm phục Bác Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiêncho riêng mình Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ chongười khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh
+ Các nhóm khác nghe, viết ý kiến nhận xét, tự đưa ra bài họclĩnh hội từ câu chuyện đó (ngắn gọn)
+ GV nhận xét, rút kinh nghiệm, khen những nhóm có ý kiến tốt
- GV đặc biệt yêu cầu HS nhấn mạnh vào hoàn cảnh sáng tác và nội dungNhật kí trong tù để thấy được chân dung người tù – nhà thơ – nhà cách
Trang 13mạng Hồ Chí Minh (đến bài học chính thức chỉ nhắc lại chứ không cầnđào sâu)
- Qua việc tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh, GV sẽ nhấn mạnh một số nộidung sau:
+ Quan niệm sáng tác:
Văn chương phải có tính chiến đấu
Ý thức trách nhiểm của người cầm bút
Tính chân thật của văn chương
+ Phong cách nghệ thuật:
Phong phú, đa dạng, vừa cổ điển vừa hiệnđại, vừa đậm
đà bản sắc dân tộc vừa mang những giá trị văn hóa thếgiới…
+ Hoàn cảnh sáng tác và Nội dung tập Nhật kí trong tù:
Hoàn cảnh sáng tác:
Nội dung tập nhật kí:
* Tái hiện sinh động, sắc nét hiện thực đen tối và tố cáo mạnh mẽchế độ nhà tù bất công trong xã hội Trung Hoa dưới thời Tưởng GiớiThạch
* Bức chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản một lòng vìnước vì dân, luôn mong mỏi khát khao hướng về Tổ quốc, hướng tới
Trang 14tự do, luôn thể hiện một niềm tin sắt đá vào thắng lợi của chínhnghĩa -> lạc quan và nghị lực vượt qua mọi khó khăn (liên hệ bài thơ
“Mộ” )
* Cảm xúc dạt dào của một tâm hồn thi sĩ trước vẻ đẹp của thiênnhiên, đất trời Vẻ đẹp đó tiếp sức cho người chiến sĩ vượt qua mọithử thách chốn lao tù (liên hệ bài thơ “Mộ” )
* Tình cảm nhân đạo bao la , tình thương cho tất cả, những số phậnbất hạnh trong xã hội Trung Hoa bấy giờ
2.2.2) Bước thứ hai:
Được thực hiện trong giờ học chính thức về tác phẩm GV sẽ tiếnhành tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình dạy và trong quátrình cho HS hoạt động nhóm
Vì chủ đề của bài thơ là tình yêu thiên nhiên, con người, phong tháiung dung, tự tại, bản lĩnh cách mạng của nhà thơ nên GV sẽ tích hợp giáodục tư tưởng Hồ Chí Minh ở các hoạt động sau:
Trang 15+ HS đóng vai lãnh tụ phải lưu ý đến phong cách, điệu bộ, có thể chodiễn viên đọc bài thơ trong khi diễn (lưu ý giọng đọc diễn cảm)
- GV sẽ mời 1 nhóm đại diện đọc đoạn văn cảm nhận đã chuẩn bị trước ởnhà về bài thơ Qua đó GV sẽ chốt lại xuất xứ bài thơ, đề tài, giọng điệu,
cảm hứng chủ đạo qua đó định hướng giáo dục (tích hợp): Bác vĩ đại là
thế nhưng tâm hồn Bác lại giản dị và nhân hậu biết bao Bác yêu thiênnhiên, yêu cuộc sống, luôn lạc quan hướng về sự sống ánh sáng Điềunày làm nên sự giản dị mà cao cả ở Người
+ GV liên hệ cho HS: không phải ai trong hoàn cảnh khó khăn cũng
có thể vượt qua nếu thiếu đi niềm tin và ý chí
b) Trong tiến trình bài giảng:
Phần tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được thực hiện tronghoạt động 4: Tổng kết và củng cố
* Hoạt động 4 (10p):
- GV sẽ đưa câu hỏi gợi mở mang tính tổng kết đồng thời lồng câu hỏitích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
1/Đặt trong hoàn cảnh trên đường giải lao “xiềng xích thay dây trói”,
em có nhận xét gì về sự vận động của hình tượng thơ và qua đó hãy nêucảm nhận về tâm hồn và nhân cách nhà thơ? (2p)
Trang 162/ Hướng tích hợp: Qua bài thơ em học tập được điều gì ở vị lãnh tụ
kính yêu của chúng ta? Em sẽ vận dụng như thế nào trong cuộc sống để
có hiệu quả thiết thực nhất là đặt vào trong hoàn cảnh ngày hôm nay giớitrẻ đang có rất nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức? Em có thểđưa ra những việc làm cụ thể đã, đang và dự định sẽ thực hiện? (5p)
- HS thảo luận trình bày trước lớp, sau đó ghi nhận vào phiếu học tập
Hai câu thơ đầu Hai câu thơ cuối
- Sự vận động của hình tượng thơ:
Tâm hồn và nhân cách nhà thơ:
* Bài học rút ra sau khi học xong tác phẩm:
Trang 17- HS hoàn thành phiếu học tập:
Hai câu thơ đầu Hai câu thơ cuối
- Sự vận động của hình tượng thơ: từ ánh chiều âm u đến ánh lửa rực
hồng, ấm áp; từ mệt mỏi đến khỏ khoắn, từ buồn đến vui
Tâm hồn và nhân cách nhà thơ:Tinh thần lạc quan yêu đời của một tâm
hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai Chất thép
* Bài học rút ra sau khi học xong tác phẩm:
(HS có thể trình bày theo suy nghĩ cá nhân)
1 Bài thu hoạch của Em Phan Lê Vàng Anh – lớp 11B3:
Có thể nói, mỗi bài thơ của Bác Hồ là một kinh nghiệm quý giácho giới trẻ Bài thơ “Mộ” cũng như thế, qua bài thơ ta cảm nhận được sựlạc quan, nghị lực phi thường của một người tù cách mạng dù trong bất
cứ hoàn cảnh nào vẫn lạc quan tin tưởng vào tương lai Từ tấm gươngcủa Bác liên hệ đến thanh niên chúng ta hiện nay, chúng ta đang sốngtrong một đất nước hoà bình, phát triển, chúng ta có rất nhiều cơ hội đểphát triển năng lực, lý tưởng của bản thân Đồng thời chúng ta cũng có
Trang 18không ít những cám dỗ, cạm bẫy dễ sa vào Vì thế chúng ta cần phải đề ramục đích sống rõ ràng và cao đẹp, nỗ lực trau dồi tri thức, đạo đức.Chúng ta có thể sẽ có sai lầm dẫn đến thất bại nhưng đừng nản chí.Những con người trẻ tuổi hãy giữ vững quyết tâm, đừng đánh mất nhiệthuyết, hãy coi những thất bại là những bài học, những kinh nghiệm quýgiá Bạn đừng vì một, hai thất bại đã vội đầu hàng, đã bỏ cuộc và sa ngã.Bạn cũng không vì tham vọng mà bất chấp mọi thủ đoạn Bạn hãy tincuộc sống cho ta cơ hội nhưng cũng đặt ra cho ta nhiều thử thách đểthành công của ta thêm nhiều giá trị Lựa chọn con đường và quá trìnhphấn đấu như thế nào là quyền của bạn nhưng hãy nhớ Hồ Chí Minh đãchọn con đường dấn thân với một niềm tin sắt đá và Người đã thànhcông Đó cũng là quy luật cuộc đời:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công”
(Nghe tiếng giã gạo)
2 Bài thu hoạch của HS Quách Mộng Hoài Thương – Lớp 11B4:
Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo bài thơ
“Chiều tối” của Hồ Chí Minh đã đi vào lòng người đọc một cách tự
Trang 19nhiên, gần gũi và mang lại cho tôi bài học vô cùng ý nghĩa Dù tronghoàn cảnh lao tù khắc nghiệt, tay chân mang nặng xiềng xích Bác vẫnung dung, lạc quan Bác hòa nhập với cuộc sống bằng tình yêu thiênnhiên, yêu đời tha thiết, bằng niềm tin và lòng dũng cảm Trong xuhướng hội nhập hôm nay, thanh niên chúng ta có rất nhiều cơ hội đểkhẳng định bản thân nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít thử thách Vìthế để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, mỗi người chúng ta phải tự đặt ra lýtưởng sống đúng đắn, luôn có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, khôngngừng nâng cao trình độ hiểu biết, tăng cường thực hành kĩ năng sống đểchuẩn bị hành trang bước vào đời “hãy ra sức phấn đấu vì tương lai củabản thân, gia đình và xã hội, vì sự phát triển chung của đất nước” Chúng
ta cũng cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể tại trườnglớp, địa phương cùng nhau tuyên truyền vận động bạn bè sống lànhmạnh, học tập và làm theo lời Bác Sẵn sàng đương đầu với khó khăn,thử thách luôn tìm tòi nghiên cứu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ,chủ động lập thân, lập nghiệp Đặc biệt chúng ta nên cương quyết nóikhông với tệ nạn xã hội, những cám dỗ sẽ dẫn đến con đường tha hóa.Hòa chung với tinh thần trên, tôi cũng có những kế hoạch cụ thể chomình Bản thân là một học sinh cấp ba , việc đầu tiên là tôi phải cố gắnghoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, không chỉ học từ giáo viên,
Trang 20bạn bè mà tôi cần phải trau dồi thêm kiến thức riêng cho bản thân, sẵnsàng cho kì thi tốt nghiệp và đại học sắp tới Tôi cũng thường xuyên thamgia các hoạt động tập thể ở trường, lớp để có được một tinh thần khỏekhoắn, lành mạnh sau những giờ học căng thẳng Ngoài ra, còn giúp tôirèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử trong mọi tình huống để tôi
có thể vững tin, sẵn sàng đương đầu với cuộc sống tự lập sau này Hãy nỗlực hết mình, đừng để cuộc sống trôi qua một cách vô nghĩa bạn nhé!
- GV chốt: trong hoàn cảnh của Bác ta không hề thấy sự bi quan chánchường, không thấy sự trói buộc về tinh thần Dẫu bước đường giảilao đầy gian khổ nhưng vẫn nổi bật lên tư thế ung dung tự tại, một sự
tự chủ, tư do về mặt tinh thần chất thép Những phẩm chất cao đẹpcủa Báclà kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn con người việt Nam Chúng
ta học được ở Bác bài học trân trọng, yêu thương những vẻ đẹp bình
dị của thiên nhiên và cuộc sống con người Chúng ta cũng cần có ýthức rèn luyện bản lĩnh và nghị lực sống để thấy được cuộc sống cógiá trị và ý nghĩa biết bao
- GV trích dẫn câu nói của Hoài Thanh để tổng kết: “Khi Bác nói trongthơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ Có lẽ phảihiểu một cách rất linh hoạt mới đúng Không phải cứ nói chuyện thép,lên giọng thép mới có tinh thần thép”