1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái

94 1,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 6,23 MB

Nội dung

Ở những phong cảnh - phố của ông, “phập phồng linh hồn ngàn năm của Hà Nội mà mỗi người Hà Nội đi xa đều khao khát” Dương Tường.Bên cạnh việc sáng tác, người họa sĩ Bùi Xuân Phái còn để

Trang 1

Danh họa Bùi Xuân Phái (1920 - 1988)

Trang 2

10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CỦA BÙI XUÂN PHÁI

Tư Nghiêm, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình Giảng viên trường Mỹ thuật

Đông Dương có họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nam Sơn, họa sĩ Joseph

Inguimberty

(3) 1946 Dự kì thi tốt nghiệp của trường do họa sĩ Tô Ngọc Vân tổ chức Đây là kì thi đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhận giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc Tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội Theo kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc

(4) 1947 - 1950 Tham gia nhiều hoạt động sáng tác hội họa, nghệ thuật

- 1947 Tham gia trại sáng tác cùng các văn nghệ sĩ Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Văn Cao, Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tý

- 1948 Tại chiến khu Việt Bắc vẽ nhiều tranh chân dung và

phong cảnh Việt Bắc (Cây đa nước chảy - Tuyên Quang; Phố thầu - Cao

Bằng)

- 1949 Tham gia triển lãm Mỹ thuật do Ủy ban kháng chiến Liên khu 3 tổ chức

Trang 3

(5) 1953 Lập xưởng vẽ tại 87 Thuốc Bắc Nhóm vẽ có các họa sĩ Hoàng Tích Chù, Hoàng Lập Ngôn, Nguyễn Trọng Niết, Tạ Tỵ vẽ nhiều tranh chân dung thiếu nữ Nghiên cứu, tìm tòi theo xu hướng lập thể

(6) 1956 Dạy tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội tới năm 1957 Minh họa báo Văn nghệ và các báo khác, vẽ tranh tại nhà riêng ở phố Thuốc Bắc - Hà Nội

(7) 1958 - 1968 Họa sĩ tự do Vẽ thiết kế cho sân khấu chèo, cải lương cũng đạo diễn Trần Hoạt, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bắc vẽ nhiều tranh bột màu và sơn dầu đề tài “Sân khấu chèo”

(8) 1959 - 1963 Vẽ nhiều tranh sơn dầu về phố cổ Hà Nội Bùi Xuân Phái được coi là họa sĩ phát hiện ra vẻ đẹp và dựng nên hình ảnh của phố cổ

Hà Nội từ những năm đầu hòa bình lập lại

(9) 1984 Lần đầu tiên sau hơn 40 năm lao động nghệ thuật, ông mới được nhà nước cho phép tổ chức triển lãm Đó là triển lãm đầu tiên và duy nhất khi còn sống tại 16 Ngô Quyền Hà Nội (khai mạc ngày 22/12/1984 và kết thúc ngày 22/1/1985) Triển lãm trưng bày 1078 bức gồm sơn dầu, bột màu, khắc gỗ, cắt giấy)

(10) 1988 Mất tại Hà Nội (mất hồi 2h40 phút ngày 24/06 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô)

Từ sau khi qua đời đến nay đã có nhiều triển lãm riêng chuyên để tranh của ông được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Tranh được trưng bày và lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các sưu tập tư nhân trong nước, các sưu tập cộng đồng và tư nhân nước ngoài như: Liên

Xô, Ba Lan, Đức, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Nhật Bản, Cu Ba, Pháp

Trang 4

A MỞ ĐẦU -& -

1 Danh họa Bùi Xuân Phái trong nền hội họa nước nhà

1.1 Bùi Xuân Phái - một trong những họa sĩ hàng đầu Việt Nam

Có nhiều ý kiến cho rằng, trong thế hệ thứ nhất của nghệ thuật hiện đại Việt Nam, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái được xem là bốn họa sĩ hàng đầu của Việt Nam Nhà phê bình mỹ thuật Nora Taylor đã từng nhận xét rằng: “Họ cũng chung một mong muốn tạo ra một hình thái hội họa tận dụng mọi lợi khí và kỹ thuật mà ông thầy nguời Pháp Victor Tardieu và sau đó là Inguimberty đã truyền đạt cho họ, đồng thời vẫn giữ được bản sắc độc đáo “Việt Nam” Cả bốn họa sĩ đều có một thứ hội họa hiện đại có cơ sở châu Âu, đồng thời đều thật sự có tâm hồn dân tộc, dù có khi họ cách tân các chất liệu truyền thống như sơn mài hay lụa hay khi thể hiện trên tranh hơi ẩm ghi nhạt của phố phường Hà Nội bằng chất liệu sơn dầu ấm áp Cả bốn người đã có công làm cho hội họa Việt Nam thoát khỏi thức chủ nghĩa hàn lâm thuộc địa và hướng về một hình thái tự bộc bạch”

“Với tư cách là họa sĩ, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng

và Bùi Xuân Phái, mỗi người có bản sắc riêng, họ cùng chia sẻ những kinh nghiệm chung và có một tinh thần chung là mang hội họa Việt Nam vào thời hiện đại Họ cùng nhau mở ra một con đường cho thế hệ họa sĩ tương lai, những người tự nhìn vào mình và có khả năng phát huy những giá trị của hội họa truyền thống Việt Nam” [5; 6]

Trang 5

1.2 Bùi Xuân Phái - một phong cách hội họa riêng biệt

Bùi Xuân Phái là một họa sĩ bậc thầy của hội hoạ hiện đại Việt Nam,

là một trong số những họa sĩ tiên phong cách tân hội họa Việt Nam Mặc dù xuất thân từ một nền hội họa sơ khai của Việt Nam, nhưng với những thành tựu về nghệ thuật, cố họa sĩ Bùi Xuân Phái xứng đáng đứng vào hàng danh họa của thế giới Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng viết: “Bùi Xuân Phái vẫn

là một họa sĩ gây ấn tượng nhất trong đời sống tình cảm của người Việt Nam Đó là tình cảm về cố hương, cố nhân và đời sống thường nhật mà chúng ta hay lãng quên Đối với Bùi Xuân Phái, vẽ cũng là hơi thở, cũng như nhu cầu ăn uống, cần liên tục và hàng ngày Khó đếm chính xác số lượng tranh của Bùi Xuân Phái, cũng như khó đoán định tâm trạng ẩn nhẫn của họa sĩ qua từng bức tranh” Họa sĩ Việt Hải nhận định: “Bùi Xuân Phái

vẽ để sáng tỏ ba điều: Tôi là người tốt Tôi là người yêu nước Tôi là người

có tài”

Trong tác phẩm của mỗi họa sĩ, thường có những mô típ trở đi trở lại, bộc lộ rõ nhất đầu nguồn những rung động sáng tạo của người đó Ở Bùi Xuân Phái, những chủ đề - chìa khóa đó là sân khấu chèo và nhất là phố cổ

Hà Nội

Với loạt tranh về sân khấu chèo, ta có thể thấy cái thẩm mỹ dân gian hóm hỉnh của làng xã Việt Nam và nhịp điệu của làng xã Việt Nam với ý thức khám phá thêm một sắc màu hội họa dân tộc trong con người danh họa Bùi Xuân Phái

Với một loạt tranh các phố cổ Hà Nội, Bùi Xuân Phái trở thành người khám phá một thủ đô chưa ai biết Ai có thể hơn Bùi Xuân Phái, đọc được những tâm sự phố trên những mái ngói thâm hàng thế kỷ sương mưa, trên những mảng tường vôi lở, những bức tường rêu phủ nham nhở, trên những đầu hồi nhà, trên những ngọn đèn đêm chao đưa trên dây điện dăng ngang

Trang 6

một ngã tư và bao nhiêu ô cửa nhỏ đăm đắm đợi chờ Ông ghi lại không gian, quan hệ, hoàn cảnh, con người bằng sự rung cảm của riêng ông đối với những gì chung quanh Ở những phong cảnh - phố của ông, “phập phồng linh hồn ngàn năm của Hà Nội mà mỗi người Hà Nội đi xa đều khao khát” (Dương Tường).

Bên cạnh việc sáng tác, người họa sĩ Bùi Xuân Phái còn để lại rất nhiều trang nhật kí ghi lại những tâm sự của mình, quan điểm của mình về nghề vẽ, về trách nhiệm của người họa sĩ trước những thời cơ mới cũng như những thách thức mới trong xã hội hiện đại Qua những trang nhật ký của Bùi Xuân Phái ta thấy rõ những biến đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông

đã trải qua, đã vượt lên để khẳng định mình trong nghệ thuật và trong cách sống Những gì ông viết ra thường không để dạy ai về nghệ thuật mà tự khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ thể Lời nói, câu viết của ông như mặt sau của tấm tranh và cũng là phần ngầm của tảng băng Chúng là chứng cứ cho sự tồn tại bền vững của hàng ngàn tác phẩm ông để lại

2 Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bùi xuân Phái luôn là đề tài thu hút được đông đảo giới nghiên cứu trong và ngoài nước

Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Bùi Xuân Phái từ lâu đã thu hút được đông đảo giới phê bình mỹ thuật nói riêng cũng như rất nhiều những con người thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau có niềm yêu thích và say mê với hội họa nói riêng cũng như nền mỹ thuật nói chung Đối tượng này không chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra ở giới nghiên cứu nước ngoài Có thể nói, Bùi Xuân Phái là một trong số ít họa sĩ mà có số lượng các sách, tạp chí nghiên cứu và tìm hiểu về ông nhiều như vậy Và chúng ta cũng không thể thống kê hết được số lượng tác phẩm, công trình tìm

Trang 7

hiểu, nghiên cứu về họa sĩ Và còn một điều đặc biệt nữa, không giống như một số họa sĩ khác tự bỏ tiền ra để làm sách, để giới thiệu về cuộc đời hoạt động nghệ thuật cũng như số lượng tác phẩm của mình, thì những công trình nghiên cứu về Bùi Xuân Phái được chính bạn bè, gia đình và rất nhiều những người yêu mến tranh ông tự sưu tầm và in sách Điều này chứng tỏ một điều rằng Bùi Xuân Phái không chỉ có một vị trí đặc biệt trong nền hội họa nước nhà mà còn có được chỗ đứng quan trọng trong lòng thế hệ rất nhiều con người Việt Nam và người nước ngoài.

Tìm hiểu về Bùi Xuân Phái, có rất nhiều những hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau Song, một điều nổi bật có thể nhận thấy khi nghiên cứu

về Bùi Xuân Phái, đó là tầm giá trị của quan điểm nghệ thuật mà ông đã để lại dưới dạng nhật kí với tựa đề “Viết dưới ánh đèn dầu” và chủ đề dân tộc đậm đà trong tranh của ông Bởi lẽ đó, trên con đường tiếp cận với cuộc đời

và tác phẩm hội họa Bùi Xuân Phái, chúng ta đi tìm hiểu về những mảng đề tài chính trong sáng tác nghệ thuật của ông, đó chính là mảng tranh về phố

cổ Hà Nội và sân khấu chèo dân tộc cũng như quan điểm nghệ thuật trong hội họa Bùi Xuân Phái có thể hiểu hơn về đặc trưng hội họa Bùi Xuân Phái

và đánh giá được một cách chính xác và khách quan về những đóng góp của ông đối với nền mỹ thuật đương đại Việt Nam

Trang 8

B NỘI DUNG -& -

I CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI HỘI HỌA

VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA BÙI XUÂN PHÁI

****************************************

1 Con đường đến với hội họa

1.1 Từ năm 1920 đến năm 1940: Giai đoạn hình thành tình yêu và niềm đam mê hội họa

Bùi Xuân Phái sinh ngày 1/9/1920 tại Hà Nội trong một gia đình Nho học Quê gốc của ông là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây, Việt Nam) Đây là một làng vốn có truyền thống tranh dân gian sau hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, nhưng ra đời sau và rồi lụi tàn trong trận lụt năm 1925 Tuy nhiên, truyền thống của quê hương

đó dù không nhiều cũng phần nào vun đắp nên tình yêu và năng khiếu hội họa sau này trong con người Bùi Xuân Phái

Ông Bùi Xuân Hộ, thân phụ và bà Trần Thị Vân, thân mẫu họa sĩ cùng cả gia đình sống chung ở phố Hàng Thiếc, Hà Nội Bùi Xuân Phái học trường Trí Tri phố Hàng Quạt Đến năm 1940, ngôi nhà 87 Hàng Bút (sau này là phố Thuốc Bắc) xây xong, cả gia đình chuyển về đó Theo truyền thống của phố Hàng Bút lúc đó, mẹ ông cũng dọn một cửa hàng bán học phẩm, giấy, bút, mực Đây cũng là một thuận lợi giúp Bùi Xuân Phái có thêm điều kiện theo đuổi nghề vẽ Bên cạnh đó, do điều kiện xuất thân trong

Trang 9

một gia đình tiểu tư sản trung lưu ở Hà Nội mà ông đã thuộc lòng từng con đường, ngõ ngách của 36 phố phường Hà Nội.

Ngay từ nhỏ, Bùi Xuân Phái đã sớm hình thành trong mình năng khiếu và tình yêu hội họa Ông có nhiều năng khiếu về văn, ghét học toán và các môn tự nhiên Theo lời bà Bùi Thị Quế, chị ông, lúc bé ông rất nghịch,

và có khiếu vẽ rất sớm Thỉnh thoảng trên tường nhà bếp lại xuất hiện một khuôn mặt nhăn nhó, cấm cảu của các bà chị, sau khi ông bị các bà quở mắng Ngày thường, ông hay bày trò “chiếu phim” hoạt hình cho các em xem Đó là những hình Bùi Xuân Phái vẽ qua các câu chuyện tự tưởng tượng Khả năng này của ông đã sớm được biết đến Bùi Xuân Phái được

báo Cậu ấm cô chiêu đặt vẽ tranh vui thường kỳ Với số tiền nhuận bút ít ỏi

này, ông lẳng lặng ghi danh theo học lớp dự bị trường Mỹ thuật Đông Dương

Lúc này, quan điểm của cha ông cũng như đa số lớp người trong xã hội đều không nhìn nhận vẽ là một nghề cao quý Ông tiến sĩ vinh quy được

cả làng võng lọng đón rước Trong lịch sử, vinh hạnh đó chưa một anh thợ

vẽ nào đạt được Thân phận anh thợ vẽ khi ấy chẳng khác nào thợ nề, thợ mộc Bởi vậy, khi Bùi Xuân Phái ghi danh theo học lớp dự bị trường Mỹ thuật Đông Dương, cha ông đã không mấy vừa lòng và tất cả những người trong gia đình cũng không muốn Bùi Xuân Phái đi vào con đường hội họa Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (1940), ông Bùi Xuân Hộ tạ thế ở tuổi 63 nhưng trước khi nhắm mắt, ông còn kịp biết tin Bùi Xuân Phái được nhà trường chọn tranh đi triển lãm ở Tokyo, và bức “Phố Hàng Phèn” được mua ngay tại triển lãm Bùi Xuân Phái lúc đó tròn 20 tuổi Đó chính là thành công đầu tiên báo hiệu sự nở rộ của một tài năng mỹ thuật vào giai đoạn sau này

Trang 10

Như vậy, mặc dù không phải xuất thân từ một gia đình có truyền thống hội họa, nhưng bằng tình yêu và niềm đam mê hội họa, bằng năng khiếu bản thân, Bùi Xuân Phái đã nỗ lực và cố gắng để vượt qua những trở ngại, sự không ủng hộ, đồng tình từ gia đình, cũng như những dư luận không hay dành cho người vẽ tranh lúc bấy giờ trong xã hội Và cuối cùng, ông đã đạt được những thành công trên hành trình theo đuổi con đường nghệ thuật hội họa của mình.

1.2 Từ năm 1940 đến năm 1952: Giai đoạn được đào tạo trong nhà trường và hình thành phong cách hội họa

Tháng 7 năm 1941, lọt qua kỳ thi tuyển, Bùi Xuân Phái chính thức trở thành sinh viên khóa XV, trường Mỹ thuật Đông Dương Cùng khóa với ông

có Nguyễn Tư Nghiêm, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình Trong trường, có hai người thầy đã góp phần quan trọng hình thành phong cách hội họa của Bùi Xuân Phái:

1.2.1 Joseph Inguimberty

Joseph Inguimberty là một giáo viên rất bảo thủ Ông không công nhận những họa sĩ hiện đại như Matisse, Rouault, Dufy Với học trò Việt Nam, theo ông chỉ có tương lai khi nghệ thuật của họ thể hiện trên chất liệu dân tộc như lụa, khắc gỗ, sơn mài, sơn khắc Ông không tin vào khả năng sáng tạo và thành công ở thể loại sơn dầu, khi họ không có hàng trăm năm truyền thống như các họa sĩ châu Âu thời bấy giờ Những giờ lên lớp của ông thường nặng nề bởi cách giảng dạy kiệm lời Với ông chỉ có gật, lắc cùng những bài học cơ bản, nệ thực tuyệt đối đến cứng nhắc Trên thực tế, lối vẽ của Inguimberty đã có dấu hiệu ngừng phát triển sau một thời gian dài cực thịnh không còn sức hấp dẫn ban đầu Bởi lẽ đó, Bùi Xuân Phái luôn làm thầy không vừa lòng bởi những hình họa thoát khỏi sự nệ thực quá sớm, bản tính ưa tự do, phóng khoáng, hài hước, thỉnh thoảng ông lại đưa ra vài

Trang 11

bức biếm họa bè bạn trong lớp bằng những nét bóp hình méo mó Như vậy, ngay từ khi học tập ở trường Mỹ thuật Đông Dương, Bùi Xuân Phái đã sớm bộc lộ một bản tính phóng khoáng, sáng tạo và không chịu gò bó theo một khuôn khổ quy định của người thầy.

1.2.2 Tô Ngọc Vân

Họa sĩ Tô Ngọc Vân có một phương pháp giảng dạy khác, mặc dù về hình họa ông chịu nhiều ảnh hưởng của Inguimberty, nhưng đối với sinh viên, ông động viên sáng tạo với điều kiện bám vào thực tế Hình thức học tập này giúp sinh viên sớm đồng hóa được hội họa châu Âu, hiểu thấu bản chất của nó, từ đó gặp gỡ nghệ thuật dân tộc trong tác phẩm Thời gian này, ngoài các bài học về nghệ thuật, thầy Tô Ngọc Vân còn tổ chức vẽ tranh tuyên truyền chống thực dân Bùi Xuân Phái cùng nhiều anh em cùng khóa tham gia rất tích cực Trong quá trình học tập dưới sự chỉ bảo của người thầy

Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái đã định hướng được một số đề tài cũng như phong cách hội họa cho mình sau này

1.2.3 Giai đoạn từ 1946 đến 1952

Giai đoạn này diễn ra một sự kiện lịch sự quan trọng Đó là Trung ương Đảng và chính phủ rời thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc Cả Hà Nội nhốn nháo, táo tác đi tản cư Lẫn trong dòng người tản cư có Nguyễn Tư Nghiêm và Bùi Xuân Phái Cả hai đều chưa có gia đình, cũng theo dòng người lên chiến khu, với những ước mơ lãng mạn về sự đổi thay của cách mạng, bỏ lại đằng sau Hà Nội bị đánh chiếm và kỳ thi tốt nghiệp dở dang Chính sự biến động này của lịch sử đã khiến Bùi Xuân Phái - thuộc lớp sinh viên cuối cùng trở thành một trong những người chứng kiến tiến trình hội họa trước Cách mạng chịu ảnh hưởng của trào lưu nghệ thuật Tiền chiến cũng như các biến cố lịch sử trọng đại

Trang 12

1.3 Từ năm 1952 đến năm 1988: Giai đoạn hoàn thiện phong cách và phát triển sự nghiệp hội họa

Năm 1952, Bùi Xuân Phái cũng vợ trở về căn nhà 87 Thuốc Bắc Hà Nội có vẻ yên bình với những vết tích chiến tranh còn rơi rớt ở một vài căn nhà đổ nát, chủ nhân chưa về Người hồi cư đã đông Đêm đêm, đại bác vẫn cầm canh ở xung quanh thành phố Năm 1953, Bùi Xuân Phái mở xưởng vẽ ngay tại nhà mình, nhóm vẽ có các họa sĩ Hoàng Tích Chù, Hoàng Lập Ngôn Ông chủ yếu vẽ tranh sơn dầu Tuy nhiên, ngoài vẽ tranh sơn dầu, ông cũng rất say mê sử dụng các chất liệu khác như: bột mầu, khắc gỗ, mực nho, bút sắt Lúc này, cuộc sống gia đình ông bấp bênh, toàn bộ gánh nặng kinh tế dồn lên vai người vợ tảo tần Tới năm 1956, Hoạ sỹ được mời về trường Mỹ Thuật làm giảng viên Ông mở cho học trò của mình cái nhìn không bị khuôn cứng, kinh viện và một tư duy hiện đại về hội hoạ Ông cũng truyền cho họ niềm đam mê, cách làm việc nghiêm túc, trách nhiệm với nghề, và niềm tin vào cá tính sáng tạo của chính mình Thời gian ấy

không kéo dài, vướng vào vụ Nhân văn giai phẩm, cuối 1957, Bùi Xuân

Phái được khuyên nên nghỉ dạy Ông lặng lẽ chấp hành khi vẫn còn đang tha thiết với nghề Ông được cử về Nam Định lao động ba cùng, vào xưởng mộc, hoạ sỹ học cưa, bào, xẻ, đục…nhưng đụng đâu lóng ngóng đấy, ông đóng chiếc ghế nhỏ cũng bị cập kênh Sau 6 tháng học tập lao động, ông về lại Hà Nội và tạm ngừng việc sáng tác Bạn bè ngại ngùng xa lánh, ngay cả

họ hàng cũng tránh gia đình ông, ông càng buồn hơn

Nỗi cô đơn, nỗi buồn khiến không ngày nào hoạ sỹ không vẽ, bởi vẽ

là giãi bày, là độc thoại với nỗi đơn độc, tình yêu, những bình yên hay bấn loạn trong tâm hồn mình Với ông, vẽ là sống Và vượt qua rất nhiều những khó khăn, giai đoạn này, Bùi Xuân Phái bắt đầu phát huy một số sở trường

Trang 13

của mình Phong cách vẽ tranh của ông cũng có sự thay đổi và dần được hoàn thiện để đạt tới đỉnh cao nghệ thuật hội họa Tiêu biểu, thể hiện ở hai

đề tài tranh chính sau:

1.3.1 Tranh chân dung và thiếu nữ khỏa thân - tìm tòi theo xu hướng lập thể

Thế mạnh của Bùi Xuân Phái là vẽ những cái bình thường, nhờ khả năng cảm thụ đối với sự vật mà phần hồn nghệ thuật rất cao Loạt tranh vẽ

vợ con với nhiều cấu trúc thay đổi lúc ôm con, khi bế, khi cho con bú, với bút pháp kỹ, vẽ tạo nét, ta thấy được niềm vui của người mẹ Bùi Xuân Phái

vẽ ngẫu hứng, tự nhiên, ký họa có trọng tâm, tạo cảm giác chân xác Tranh chân dung được Bùi Xuân Phái vẽ nhiều lần một khuôn mặt, tách nét từ nhiều góc độ, thanh lọc để tìm tính cách Ông chú ý đến những gương mặt trong sáng của các cô thôn nữ vấn khăn mỏ quạ Những giây phút tư lự, sự thanh thản ở người lao động vẻ trìu mến toát ra từ nét mặt những người phụ

nữ dù ở miền núi, đồng bằng, nông thôn hay thành thị Bùi Xuân Phái có biệt tài đặc tả được cả những khuôn mặt đôi khi rất khó vẽ vì không có cá tính và đặc điểm Ở tranh chân dung của ông, ta ít thấy sự dằn vặt, áp đặt ý tưởng chủ quan Ngoài việc vẽ giống mẫu, ông còn có bản lĩnh công nhận và tôn trọng tất cả những đường nét sự thật trên khuôn mặt người mẫu Những chân dung ông vẽ mang thái độ của hội họa biểu hiện, luôn gần gũi, tình cảm, bình dị, dễ xem và nhiều tính nhân bản

Vốn không có nhiều ý tưởng lớn, Bùi Xuân Phái ít vẽ đề tài chính trị, tranh ông gắn với nghệ thuật nhân văn Khi mọi người tạm quên hạnh phúc

cá nhân, dành trọn cho cách mạng Sỹ Ngọc vẽ tranh “Cái bát” diễn tả tình cảm mẹ con, quân dân Nguyễn Sáng vẽ “Giặc đốt làng tôi” hừng hực căm thù thì Bùi Xuân Phái quay lại với đời sống hàng ngày ở đô thị, lặng lẽ ghi lại tất cả những điều bị bỏ quên, với ý thực thẩm mỹ mạnh và tình cảm chân

Trang 14

thật bằng loạt tranh mẹ con và chân dung những con người bình dị sống quanh mình Đây chính là cơ sở cũng như những đặc điểm đầu tiên trong nghệ thuật nhân văn của Bùi Xuân Phái.

1.3.2 Tranh phong cảnh và tranh về phố cổ Hà Nội - định hình rõ nét nghệ thuật nhân văn

Bùi Xuân Phái dùng đường nét để diễn tả khối rất rõ, với khả năng vẽ hình họa cổ điển tốt và cách thể hiện hồn nhiên, làm nhân vật trong tranh ông có trọng tâm và khái quát Người gánh nặng được ông diễn tả ở chi tiết vai chùn lại dáng người thong dong, vui vẻ trở về khi đã bán hết hàng được ông miêu tả ở chi tiết tì cằm lên đòn gánh với nét mặt thoải mái Khi vẽ, Bùi Xuân Phái dành tình cảm rất lớn cho đối tượng, dù đó là các con vật Dưới cái nhìn của họa sĩ, những con ngựa trong tranh được nhân hóa có thái độ đáng yêu, hiền lành, đầy tình cảm Những con ngựa được tháo bỏ yên cương, đùa chạy tự do hay quấn quýt bên nhau trên đồng cỏ xanh mênh mông

Hà Nội những năm sau hòa bình lập lai, dân cư cũng chưa đông, nhà máy công xưởng chưa nhiều, xe cộ thưa thớt 36 phố phường vẫn giữ được nguyên trạng với những tên gọi bắt đầu từ chữ “Hàng” gắn với đặc trưng nghề nghiệp của khu phố như “Hàng Bạc”, “Hàng Thiếc”, “Hàng Chiếu” Bùi Xuân Phái là họa sĩ phát hiện ra vẻ đẹp của Hà Nội Việc vẽ phố như một sinh hoạt bình thường, dường như không có ngày nào ông không có nhu cầu vẽ về nó Không cần cố gắng mà vẫn đắm đuối, sâu sắc Ông bắt được

vẻ đẹp của phố cổ khi ngồi uống cà phê, khi đi bộ một mình trên đường, khi ngồi trầm ngâm bên chén rượu trắng, và cả khi đếm lại những ký ức nhọc nhằn của cuộc đời mình Hàng trăm bức tranh phố với kích cỡ lớn nhỏ, trên tất cả những gì có thể vẽ được như giấy báo, gỗ, bao thuốc, vỏ hộp diêm, vải bao tải bằng đủ các chất liệu bột màu, thuốc nước, bút chì, bút mực, sơn

Trang 15

dầu lần lượt sinh ra trong suốt cuộc đời ông Mỗi bức Phố như chân dung

và thân phận một người bạn, như một lần thay cho lời nói về tình yêu của ông dành cho Hà Nội

Ngoài hai đề tài trên, Bùi Xuân Phái còn vẽ tranh với rất nhiều đề tài khác nhau Mỗi một đề tài đều cho thấy những nét tài hoa cũng như tình yêu

mà người họa sĩ dành cho đất nước, con người, dành cho tất cả những gì mà ông đã từng đi qua, từng gặp gỡ và trải nghiệm Các đề tài này sẽ được thể hiện rõ nét hơn trong quan điểm về nghệ thuật hội họa cũng như khối lượng các tác phẩm của ông

Với cuộc đời sáng tạo nghệ thuật bền bỉ của mình, tài năng của Bùi Xuân Phái đã được Nhà nước ghi nhận, Ngày 10-9-1996, Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 911KT/CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt

1 cho 77 công trình, cụm công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực, trong đó có

8 bức tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái đã mang đến vinh dự lớn lao cho cả cuộc đời sáng tác của ông - Giải thưởng Hồ Chí Minh Trước đó, Bùi Xuân Phái đã từng nhận được nhiều giải thưởng khác (Mỹ thuật toàn quốc 1980,

Mỹ thuật Thủ đô 1969, 1981, 1983, 1984; Giải thưởng đồ họa Leipzig )

2 Quan điểm về nghệ thuật hội họa

Nhà phê bình mỹ thuật hàng đầu Việt Nam Thái Bá Vân đã từ nói rằng: “Lịch sử mỹ thuật chưa bao giờ là lịch sử của các trường mỹ thuật Mà

là lịch sử của những cách nhìn thế giới của con người xã hội” Bởi lẽ đó, tìm hiểu quan điểm về nghệ thuật hội họa của Bùi Xuân Phái cũng chính là một trong những cách tiếp cận đến lịch sử mỹ thuật Việt Nam

2.1 Giới thiệu chung

2.1.1 Nguồn gốc xuất xứ

Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký “Viết dưới ánh

Trang 16

đèn dầu” là dòng chữ đầu tiên trong cuốn nhật ký của Họa sĩ Bùi Xuân Phái năm 1970, được làm tên cho cuốn sách giới thiệu những ghi chép của ông viết trong 30 năm (1958 - 1988) Tập tư liệu này được ông viết qua từng giai đoạn khác nhau:

Từ 1958 - 1974, nhật ký và ghi chú của Bùi Xuân Phái được ghi trên

14 quyển lịch tay thường niên và 5 cuốn sổ tay Đây là giai đoạn ông sáng tác các đề tài tranh khỏa thân và trừu tượng, chúng cũng được giữ kín như những ghi chép trên, chỉ có một vài người bạn thân của họa sĩ biết đến

Từ 1975 cho đến lúc lâm chung (1988), ông tiếp tục ghi trên 13 cuốn

lịch tay và trên nhiều mẩu giấy, lề tranh bất kỳ Tất cả những tài liệu trên được gia đình lưu giữ đầy đủ Riêng năm I958 - 1960 chưa có lịch tay nên ông ghi ra sổ, đặc biệt cuốn nhật ký viết năm 1972 bị thất lạc không rõ lý do

và mới tìm được bản sao Từ những tài liệu này Bùi Thanh Phương (con trai Bùi Xuân Phái) và nhà sưu tập Trần Hậu Tuân biên soạn thành cuốn sách Qua những trang viết giúp ta hiểu thêm giá trị các tác phẩm hơn, con người tác giả hơn Tinh thần ấy làm ta nâng niu quí trọng những dòng nhật ký của Bùi Xuân Phái Thêm yêu kính và biết ơn công lao đóng góp cho nghệ thuật của ông

2.1.2 Nội dung khái quát và giá trị

Những suy tư cuối cùng cũng chỉ để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn Bùi Xuân Phái không định tuyên ngôn, gia tài hội họa của ông đã quá phong phú cũng không định triết lý thẩm mỹ, mà nhận định trực tiếp các hiện tượng xã hội liên quan đến nghệ thuật Những suy nghĩ khác về cuộc sống, cũng chỉ là làm thế nào để miếng cơm manh áo không can thiệp được vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật Cũng như mọi nghệ sĩ lớn, Bùi Xuân Phái luôn đặt câu hỏi nghệ thuật là gì ? Thế nào là nghệ thuật ? Làm như vậy có phải là nghệ thuật không? Cái đẹp nằm ở đâu?

Trang 17

Ông lặp đi lặp lại, nhắc đi, nhắc lại, tự nhủ mình, tự trả lời, tự băn khoăn trong một cuộc sống đầy lo âu, gánh nặng mà nếu ai không sống qua thời kỳ

đó cũng khó lòng hiểu hết những gì ông viết Thời kỳ không chỉ khó khăn về kinh tế, đe dọa của bom đạn mà còn có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả, chủ nghĩa cơ hội, sự ấu trĩ mà cả những kẻ ưa chụp mũ lên người khác

Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, cho nghệ thuật và chỉ cho nghệ thuật

mà thôi Và nó đã trở thành quan điểm về nghệ thuật hội họa của ông, góp phần định hướng cho sáng tác của ông cũng như của rất nhiều những họa sĩ sau này Qua những trang nhật ký của Bùi Xuân Phái ta thấy rõ những biến đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông đã trải qua, đã vượt lên để khẳng định mình trong nghệ thuật và trong cách sống Những gì ông viết ra thường không để dạy ai về nghệ thuật mà tự khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ thể Lời nói, câu viết của ông như mặt sau của tấm tranh và cũng là phần ngầm của tảng băng Chúng là chứng cứ cho sự tồn tại bền vững của hàng ngàn tác phẩm ông để lại

2.2 Một số quan điểm cơ bản

2.2.1 Sáng tạo là bản chất của nghệ thuật

Nghệ thuật là vô bờ bến và sáng tạo của con người là không mệt mỏi,

bởi vậy, Bùi Xuân Phái rất đề cao tính sáng tạo trong hội họa Sự sáng tạo này từ cả hai phía, người thưởng thức và người sáng tác

Trang 18

độ thì thật tai hại cho nghệ thuật Nếu những người "thưởng thức cũng hiểu được sâu sắc cái đẹp thì thúc đẩy được tài năng chân chính thực chất của nhà nghệ sĩ biết bao nhiêu!”

Nói đến người thưởng thức, Bùi Xuân Phái đang đề cập đến quá trình tiếp nhận nghệ thuật Tiếp nhận một tác phẩm hội họa trước hết là nhìn, sau

đó là tri giác, lí giải tác phẩm, nhưng không phải là một hoạt động tiêu cực Tính sáng tạo trong tiếp nhận tác phẩm đã được khẳng định từ lâu Vấn đề đặt ra là hiểu cho đúng thực chất của tính sáng tạo này Sáng tạo đây là để hiểu tác phẩm chứ không phải là làm ra tác phẩm mới Bùi Xuân Phái cho rằng, hiện nay người xem tranh đang có sự nhầm lẫn giữa các loại tranh vẽ nghiên cứu, vẽ máy móc, vẽ theo ảnh với vẽ sáng tạo nghệ thuật Và ông đã khẳng định, hội họa cũng như nhiều bộ môn nghệ thuật khác, đó chính là sự sáng tạo Sáng tạo để “tạo ra một cái gì Mới - Đẹp”

2.2.1.2 Người sáng tác

Bùi Xuân Phái đặt yêu cầu sáng tạo rất cao đối với người họa sĩ Theo họa sĩ, “tác phẩm hội họa được xây dựng theo một kiểu riêng của nó Nó không giống như cách xây dựng tác phẩm của một nhà văn hoặc của một ngành khác và cuối cùng mỗi con người nghệ sĩ lại có một lối riêng để hoàn thành tác phẩm” Bởi lẽ đó, rất cần sự sáng tạo ở người nghệ sĩ, cụ thể, đó là một số tiêu chuẩn chính như sau:

Thứ nhất, không được bắt chước tác phẩm của người khác: “Vẽ giống

người khác không có gì đáng chú ý vì đó là một "họa sĩ" không có gì”; “Vẽ không phải là chép, không phải là đo cho đúng, ghi cho chính xác Nếu chỉ

có thế thì mới là đang học vẽ, còn nếu muốn bước lên nữa, tiến tới ngưỡng cửa của nghệ thuật thì còn phải nhiều gian khổ rèn luyện lao động nghệ thuật thật sự con đường sáng tác không dễ dàng, không có một lối tắt nào

Trang 19

nếu anh muốn nhanh chóng để trở nên xuất chúng? Chỉ có một con đường rất là dài, rất là vất vả và cũng dễ thất bại, đau khổ”.

Thứ hai, tìm tòi cái mới trên cơ sở kế thừa những tinh hoa truyền thống: “Họa sĩ phái mới phá bỏ trật tự của nền hội họa cũ, trong khi đó

những họa sĩ bảo thủ duy trì và ca tụng những cái cũ Tất nhiên trong những môn phái cũ (cổ điển) có nhiều cái rất đẹp, rất quý Nhưng làm lại để làm gì

để thành một cái bóng mờ nhạt, một sự vô duyên lạc điệu”; “Không phải cái

cũ, cái cổ không hay, không có giá trị Nó tuyệt vời với những tác phẩm bất

tử đã có Nhưng cái đó không phải để anh bắt chước”

Thứ ba, không ngừng sáng tạo ra những hình thức mới: “Vẽ nên có

mẫu (modele) hay không ? Điều đó còn tùy theo quan niệm của người vẽ Nếu vẽ theo lối cổ điển, ấn tượng, tả thực thì nhất định là cần phải có mẫu Nhưng cũng không nên nệ mẫu Có những cái đẹp mà ở mẫu không đáp ứng được Vậy, không nhất thiết phải luôn luôn có mẫu”

Thứ tư, tuy sáng tạo nhưng cần trong khuôn khổ chấp nhận được:

“Không nên đi tìm cái "riêng" để tỏ ra mình có chất độc đáo Rất dễ rơi vào

con đường lập dị hoặc hình thức”

Thứ năm, tuyệt đối tránh sự gò ép trong nghệ thuật: “Đừng ép buộc

người nghệ sĩ phải làm việc Sao lại phải? Anh ta không thích làm việc nữa tức là anh ta muốn giải nghệ rồi còn gì? Anh ta không xứng đáng gì với danh từ nghệ sĩ nữa”

Cho đến khi mất (1988) Bùi Xuân Phái vẫn sống, làm việc và sinh hoạt chung và cùng với gia đình trong căn phòng chật chội 20m2 ở 87 Thuốc Bắc Trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, nghệ thuật cũng làm những nhiệm vụ tức thời phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân Xu huớng hiện thực trong nghệ thuật phát triển, phù hợp với bối cảnh lịch sử

Trang 20

dân tộc Tuy nhiên sự áp dụng máy móc các quan điểm đó dẫn đến phê bình, đánh giá nghệ thuật khó tránh khỏi định kiến và áp đặt

Là một họa sĩ đích thực Bùi Xuân Phái luôn khao khát được mở rộng,

tự do trong sáng tạo ông tin tưởng vào sự đổi mới và phát triển của nghệ thuật Không bao giờ Bùi Xuân Phái chấp nhận việc hạ thấp nghệ thuật cho

dễ hiểu tới số đông, trái lại ông đòi hỏi, mong muốn trình độ thẩm mỹ của

quần chúng sẽ dần được nâng cao Bởi lẽ đó, nữ họa sĩ Văn Dương Thành đã

từng nói về ông:” Bùi Xuân Phái là một cột mốc trong hội họa Việt Nam Tâm hồn và sức sáng tạo hùng vĩ của ông được chứa đựng trong một thể chất thanh mảnh và có phần yếu ớt Một thân hình mình hạc xương mai lại chứa đựng một trái tim kỳ vĩ và nhân ái…Hội họa Bùi Xuân Phái cũng như các vĩ nhân khác, chỉ có cho mà không có nhận, chỉ có sáng tạo, sáng tạo đến hơi thở cuối cùng…”

2.2.2 Nghệ thuật đòi hỏi sự dấn thân và dũng cảm của người nghệ sĩ

Bùi Xuân Phái cho rằng: “Con đường nghệ thuật là một con đường gian khổ Thật đúng vậy nếu bạn muốn làm một nghệ sĩ chân chính” Chính bởi vậy, ông cần ở người nghệ sĩ sự dũng cảm, dấn thân và sống hết mình cho nghệ thuật Cụ thể đó là:

Thứ nhất, nhiệt tình, say mê với nghiệp vẽ: “Cứ vẽ đi, nó đến thì đến

mà không đến thì thôi? Vẽ cái khác và vẽ cái khác nữa Vẽ là một nhu cầu thỏa mãn tình cảm với cái đẹp hội họa Nếu chỉ vì mục đích “kiếm tiền” thì

nó sẽ xa rời cái đẹp hội họa mà sang cái đẹp tầm thường! Mà chết nỗi cái

“đẹp” tầm thường lại được nhiều vị tầm thường ưa thích! Các vị đó lại hay

có tiền, nên mấy ông họa sĩ khéo tay kiếm rất dễ Tranh chỉ cần nuột nà khéo léo sạch sẽ, tươi tắn, xinh xắn Đề tài thường trên con đường mòn, kỹ thuật cũng trên con đường mòn! Sự hiểu biết, sự thưởng thức cũng thuộc dễ dãi người xem sợ sự mới lạ, bỡ ngỡ trước những tìm tòi, nên chỉ đòi hỏi những

Trang 21

cái “đẹp cũ” cái quen thuộc mà thôi Không, người nghệ sĩ của thời đại mới không đi vào con đường mòn như thế Họ lao vào cái hiện đại, cái mới dù vấp váp dù gian lao nguy hiểm Họ tiêu biểu cho những tài năng mới mà ta thấy rất hiếm trong đời sống”; “Cái khó là trong hoàn cảnh nào cũng đều vẽ được cả Thiếu sơn? Thì Ông bạn đừng vẽ sơn dầu nữa Thiếu bột màu ? Thì ông bạn đừng vẽ bột màu nữa Giấy và bút chì, bút mực thì chắc ít khi thiếu Đừng nên đổ tại thiếu thứ này thiếu thứ nọ để không vẽ ! Tất cả tùy thuộc vào người nghệ sĩ Cái nguy nhất là: Không thiết vẽ”.

Thứ hai, tránh sự chủ quan, luôn kiên trì và cố gắng hết mình: “Cứ vẽ

đi đã Nghệ thuật làm sao có chuyện biết trước hay dở ! Đừng nghĩ đến sự thành công sớm - Có thể như một tay nào đó: tôi không biết tranh của tôi có đẹp hay không nữa! Ít nhất cái tranh đem lại cho mình thú nhiều hay ít, hay

không thú Thế thôi!”; “Trong hội họa chữ học hành đúng là cần thiết, học

phải đi đôi với hành Hành mà thiếu học cũng không phát triển được Càng học nhiều thì càng phải vẽ nhiều Bạo dạn lên mà vẽ Hỏng hay được chưa vội quan tâm Tất nhiên không có ai vẽ mà lại muốn hỏng bao giờ Đừng chủ quan cho rằng mình đã có trình độ! Mà đã có trình độ thì vẽ là phải được? Không đâu có trình độ mà tranh vẫn có thể tồi được chứ ? Thí dụ như

vẽ phải một đề tài khó, thí dụ như thiếu phương tiện Mà cái “cảm hứng” lạnh nhạt nữa thì khó có thể ra tranh hay được”

Bùi Xuân Phái là người không bao giờ tự thỏa mãn mình trong nghệ thuật Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao được tìm và thể hiện cái đẹp dung dị bằng hội hoạ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu ông đã phải tận dụng mọi chất liệu khác như vỏ bao thuốc lá, giấy báo để vẽ Một bức tranh bán được, có được ít tiền vẫn làm ông băn khoăn Ông vẫn muốn làm tốt hơn, vẽ đẹp hơn nữa Ông thương người yêu nghệ thuật bỏ tiền mua

Trang 22

tranh dù chính bản thân và gia đình luôn túng thiếu Sau những năm 1980 Bùi Xuân Phái là họa sĩ bán tranh được nhiều và ông cũng là người sớm băn khoăn về sự ảnh hưởng của thương mại đối với nghệ thuật Với ông giá trị bức tranh không phụ thuộc vào đồng tiền và tin rằng nghệ thuật dài lâu cũng cần phải có thời gian dài lâu mới hiểu hết được

2.2.3 Sự rung cảm và năng khiếu quan sát tinh tế là những yếu tố không thể thiếu đối với người họa sĩ

Theo Bùi Xuân Phái, người nghệ sĩ muốn sáng tác trước hết cần có một tâm hồn dành cho nghệ thuật: “Có thể có những người rất chịu khó vẽ nhưng không có tâm hồn nghệ thuật thành ra họ chỉ giữ những kỹ thuật, những công thức, những luật lệ Bởi thế tranh của họ dù có kỹ xảo đến mấy

đi nữa vẫn cứ khô khan, tầm thường Những họa sĩ dân gian vẽ thường rất hồn nhiên và thoải mái Họ không bị lúng túng bởi những khó khăn của kỹ thuật Để có thể thả hết tâm hồn cho nghệ thuật, theo ông cần vượt qua những khuôn khổ, tiêu chuẩn, đem cái hồn nhiên của tâm hồn để sống hết

mình cho nghệ thuật: “Đừng băn khoăn nhiều trong lúc vẽ Đừng đặt ra một

tiêu chuẩn gì về cái đẹp Cứ vẽ như người không biết vẽ cũng được chứ sao ? Mà lại khó nữa nếu lại cố tình làm ra không biết vẽ ! Chính cái hồn nhiên mới đem lại cái tươi mát trong tranh” Tâm hồn phong phú chính là tư chất nổi bật ở người nghệ sĩ Chính qua tâm hồn đó, khuôn mặt, chân dung con người, diện mạo của cuộc sống mới có thể hiển hiện sống động, cả dáng

vẻ và nội tâm Có một tâm hồn, một trí tưởng tượng phong phú, người nghệ

sĩ mới tìm ra bố cục với những thế tương đồng và tương phản hợp lí, tạo nên những hình thức hài hòa cân đối và sinh động, từ đó sáng tạo ra một “thế giới thứ hai” thống nhất, đồng nhất với cuộc sống, không những phản ánh thực tại khách quan mà còn biểu hiện được tâm hồn người nghệ sĩ

Trang 23

Trí tưởng tượng của người nghệ sĩ dù có phong phú đến đâu cũng không thể phong phú bằng chính bản thân thực tế “Tìm hiểu thực tế Nghiên cứu sâu thực tế từ đó mới đi sâu vào được nghệ thuật Vẽ đi vẽ lại nhiều lần một cảnh, một người nào đó cũng tốt vì như thế mình sẽ thuộc và hiểu lấy cái mình vẽ Và vẽ khi thuộc nét sẽ được thanh thoát hơn khi chưa thuộc” Cho nên không thể không biết cách quan sát những sắc thái và diễn biến tinh

vi trong cuộc sống Con người, cuộc sống và cả những đường nét bên trong không phải lúc nào cũng bộc lộ rõ ràng qua những hiện tượng dễ thấy Chỉ

có quan sát kĩ lưỡng, người nghệ sĩ mới có thể phát hiện được bản chất và biểu hiện chân thực nhất của nó Bởi lẽ đó, Bùi Xuân Phái khuyên người nghệ sĩ: “Tìm hiểu thực tế Nghiên cứu sâu thực tế từ đó mới đi sâu vào được nghệ thuật Vẽ đi vẽ lại nhiều lần một cảnh, một người nào đó cũng tốt

vì như thế mình sẽ thuộc và hiểu lấy cái mình vẽ Và vẽ khi thuộc nét sẽ được thanh thoát hơn khi chưa thuộc”

Bởi lẽ đó, thế giới đối tượng trong tranh Bùi Xuân Phái, cho dù là một góc phố Hà Nội, một khoảng trời mây trên bãi biển hay ở núi cao, một chân dung ai đó hay vài đồ vật quen thuộc đơn sơ cũng đều là những hiện thực của cảm xúc Ông có lẽ là họa sĩ lãng mạn chủ nghĩa với những biểu hiện triệt để nhất trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam hiện đại Một phong cách nghệ thuật mà trọng tâm là cái tôi trữ tình của người nghệ sĩ Trải qua bể dâu của lịch sử và những đổi thay của thời cuộc, họa sĩ Bùi Xuân Phái vẫn còn đó Cái tôi riêng của ông đã hòa tan trong cái tôi mọi người Cái đẹp, cái làm nên đặc sắc của hội họa Bùi Xuân Phái là ông đã giữ được lòng trinh với tình yêu nghệ thuật, trong sáng, bình dị với cái đẹp, tinh tế, đằm thắm, kín đáo mà bao dung nơi mình So với hai họa sĩ cũng thế hệ Nguyễn Tư Nghiêm và Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái vẽ khiêm tốn hơn về ý tưởng và ngôn ngữ nghệ thuật Nhưng tranh của ông luôn dễ xem, luôn gần gũi với

Trang 24

cuộc sống Mỗi bức tranh Bùi Xuân Phái đều đi vào lòng người như một kỉ niệm của chính họ Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người, rất nhiều người yêu thích tranh ông.

2.2.4 Hội họa đòi hỏi sự chu đáo trong vật liệu và kỹ thuật vẽ

Có rất nhiều yếu tố không thể thiếu để người họa sĩ có thể hoàn thành tác phẩm của mình Nếu như những rung cảm nghệ thuật, những sáng tạo giúp cho tác phẩm có được chiều sâu, đi vào lòng người thưởng thức thì việc đảm bảo về vật liệu và kĩ thuật vẽ luôn là những yếu tố cần và đủ để tạo nên một bức tranh đẹp về mặt hình thức, đáp ứng yêu cầu chung của kỹ thuật hội họa, mỹ thuật

Viết về vật liệu trong hội họa, Bùi Xuân Phái cho rằng: “Vấn đề vật liệu đóng một vai quan trọng trong nghệ thuật Thiếu vật liệu, đồ dùng tốt người nghệ sĩ bị hạn chế rất nhiều Anh ta không thể làm theo ý muốn, không thể nâng cao tác phẩm do dùng những chất liệu kém, tác phẩm dễ bị

hư hỏng đem lại sự đáng tiếc cho người xem” Bên cạnh vật liệu, ông còn rất chú trọng đến kỹ thuật vẽ bởi lẽ: “Làm việc cho có khoa học để tránh vấp váp những cái có thể tránh được Thí dụ như để cháy nhà mới rút kinh nghiệm thì tai hại quá Từ cái nhỏ nhặt đều làm cho hoàn chỉnh, làm cho thật tốt Thí dụ như làm một khung vải để vẽ (préparer toile), “căng vải” như thế nào? Kỹ thuật đòi hỏi để khi vẽ ta có một cái "toile" rất đẹp và tốt Cái đó cũng gây hào hứng nhiều trong khi vẽ nữa”

2.3 Tâm hồn và tư chất người họa sĩ Bùi Xuân Phái

2.3.1 Khả năng quan sát tinh tế

Ta có thể cảm nhận được con mắt của Bùi Xuân Phái như dõi vào những sự vật với cái nhìn da diết Chính bởi thế nên Bùi Xuân Phái đã phát hiện thấy trong cái có vẻ ngoài tưởng bình thường những gì tinh tế nhất, cũng là bình dị nhất mà ta dễ bỏ qua mặc dù luôn luôn nằm trong tầm cảm

Trang 25

thụ của ta Ai có thể hơn Bùi Xuân Phái, đọc được những tâm sự phố trên những mái ngói, trên những mảng tường vôi lở, những bức tường rêu phủ nham nhở, trên những đầu hồi nhà, trên những ngọn đèn đêm chao đưa trên dây điện dăng ngang một ngã tư Ông ghi lại không gian, quan hệ, hoàn cảnh, con người bằng sự rung cảm của riêng ông đối với những gì chung quanh Cái riêng của ông đã một phần nào đó mang sẵn cái chung của mọi người Những nét đặc trưng trong tranh của Bùi Xuân Phái luôn luôn làm người ta kinh ngạc vì sự đơn giản đến lạ lùng của nó Và người đời cảm động đặt tên cho những bức tranh đường phố Hà Nội của ông là “Phố Phái” Lời nói, chữ viết không thể diễn tả hội họa một cách rốt ráo được, bởi vì bản thân hội họa là một ngôn ngữ riêng, không lời, với những đặc tính màu sắc, đường nét, hình thể không có trong những ngôn ngữ khác Hiểu hội họa đòi hỏi một khả năng cảm nhận cao Khả năng cảm nhận tinh tế đó chỉ có thể có được, sau khi trải qua một quá trình mở lòng rung động trước thế giới hội họa

2.3.2 Tài tình trong việc sử dụng các yếu tố nghệ thuật

Yếu tố nghệ thuật trong tranh Bùi Xuân Phái còn ở những mảnh hình thù, tạo nên một quan hệ hỗ trợ lẫn nhau Những mái nhà đơn giản hình xéo, mảng tường hình vuông, cái lớn, cái nhỏ, lập đi, lập lại, trồi sụt như một giai điệu tạo ra một cảm giác hài hòa, lãng mạn và nương tựa lẫn nhau Bầu trời

bị cắt ngắn, con đường chật hẹp chứa những con người với những vật dụng quen thuộc dễ nhận diện, như chiếc nón, trụ điện đường, xe đạp, xe xích lô tạo ra cảm giác gần gũi thân quen Chỉ vài màu sắc đơn giản nhưng đặt ở những vị trí đan kết lẫn nhau, vô hình gợi lên một quan hệ chặt chẽ Cuối cùng, phong cảnh đường phố có sẵn từ trong ký ức của mọi người, làm nền

để gắn chặt mọi thứ lại với nhau trong một rung động cộng hưởng cao độ

Trang 26

Đường nét và màu sắc của Bùi Xuân Phái phảng phất truyền thống dân gian, cho nên lại càng tăng thêm tính chất đặc thù Việt Nam.

Cái đẹp của Bùi Xuân Phái là thế Là sự chân thành trong diễn tả tình cảm của mình Phố phường Hà Nội có thể cũ kỹ, chật chội, nghèo nàn, nhưng chứa đựng một vẻ đẹp chơn chất, ấm cúng tình người Ông đã tìm ra một ngôn ngữ hội họa riêng để diễn tả nó Loạt tranh “Chèo” của Bùi Xuân Phái cũng cực kỳ linh động Chỉ cần nhìn một bức tranh của hai diễn viên chèo đang diễn xuất trên sân khấu, mà người xem tranh có thể nghe được âm nhạc và tiếng hát chèo văng vẳng Dùng khả năng nắm bắt tinh tế bản chất của sự việc, ông có thể tái tạo nên một hình ảnh để gợi mở tình cảm và ký ức của người xem Nghe được tiếng đàn, tiếng hát chèo là bởi vì ký ức âm thanh được họa sĩ mở cửa và gọi về

Để diễn tả sự linh động trên sân khấu, ông dùng sự tương phản Khi nhân vật nữ đưa tay lên trong tư thế động, hai cánh tay của nhân vật nam cứng nhắc, song song, nghiêm chỉnh đặt trên đùi Sự tương phản này có tác dụng cường điệu hóa những cử động được diễn tả Bức tranh vì thế trở nên rất chặt chẽ vì những quan hệ phụ thuộc hỗ tương lẫn nhau Màu sắc và đường nét được đơn giản hóa, để những quan hệ này càng rõ rệt hơn nữa

Mặc dù người khác có thể phân tích một vài yếu tố làm nên sự thành công của bức tranh, nhưng không phải ai cũng có thể tái tạo lại sự thành công của Bùi Xuân Phái Bằng chứng là đã có nhiều người bắt chước vẽ phố

Hà Nội, nhưng không thành công Để vẽ được như thế, ngoài phần ý tưởng

và kỹ thuật ra, còn tùy thuộc rất nhiều vào nhãn quan và khả năng phát hiện những quan hệ làm nên cái đẹp Nhãn quan về cái đẹp của một cá nhân, như Bùi Xuân Phái, chỉ có thể là của riêng của Bùi Xuân Phái Không những thế, bút pháp của Bùi Xuân Phái đã đạt tới mực độ thượng thừa Chỉ một vài nét thôi cũng đủ làm cho người xem thổn thức rung động Có thể trước và sau

Trang 27

Bùi Xuân Phái, không có ai có thể vẽ được như Bùi Xuân Phái Và đó là một dấu hiệu của đỉnh cao nghệ thuật Một cõi riêng Mọi so sánh chỉ là vô ích.

2.3.3 Khả năng sáng tạo nhiều chủ đề

Người xem dễ dàng nhận ra sự tinh tế của Bùi Xuân Phái trong sáng tác khi biến tấu trên một chủ đề Cũng một góc phố Hàng Mắm hay Hàng Bạc, Hàng Nón, Hàng Khoai, Hàng Chĩnh, Hàng Rươi ông đã cho ra nhiều biến tấu, nhiều dạng, không trùng lặp Mỗi dạng chứa đựng một tâm trạng, mỗi dạng lung linh một sắc độ ánh sáng mới Ai có thể ngờ chỉ với một góc phố Ngõ Gạch, ông đã vẽ đến một trăm bức khác nhau Tuy cùng một cảnh vật nhưng ở mỗi bức lại được thể hiện tùy thuộc vào những góc vẽ, trạng thái tinh thần với khung cảnh, không gian, thời gian khác nhau Vì thế nên người hâm mộ xem mãi tranh phố của ông mà không thấy có sự nhàm chán

2.3 4 Khát khao và bền bỉ đi tìm cái đẹp

Bùi Xuân Phái cũng như đa số họa sĩ, đi tìm “cái đẹp” Nhưng là một cái đẹp chủ quan Cái đẹp của người này, có thể là cái xấu đối với người khác Cái đẹp có thể cụ thể, có thể trừu tượng Có người thích cái đẹp của màu sắc Có người thích đường nét, ánh sáng Có người thích phong cảnh,

có người thích nhân vật Có người thích triết lý Có người thích sự mông lung, bất định Cho nên “cái đẹp” trong hội họa chỉ là một chữ vay mượn, giữ chỗ dùm cho một cái không thể định nghĩa được Nhưng cái đẹp có thể cảm nhận sau khi tác phẩm đã hình thành Cái đẹp đối với Bùi Xuân Phái là

sự chân thành trong việc diễn đạt tình cảm của mình với xã hội, con người

và không gian quanh mình

Bởi lẽ đó, bước chân vào thế giới hội họa Bùi Xuân Phái, chúng ta như bay bổng giữa không gian lung linh của những nét vẽ, từng mảng màu, những đường viền đậm đặc và run rẩy, những gam nâu, xám, những đốm đỏ, cam bất chợt rực cháy trong tranh Bùi Xuân Phái Những bao la của trời,

Trang 28

sông, nước, cồn cát, những con thuyền nằm trên bến nghe biển thở dạt dào từng hơi sóng mặn như bày ra trước mắt ta, phô diễn vẻ đẹp dung dị thấm đẫm trong từng cảnh vật Ta thấy được nét hồn nhiên của những cô gái làm đẹp trước gương, những cảnh hậu trường sân khấu chèo Và nhất là để trầm lặng suy tư trong tiếng nói rêu phong của những phố cổ Hà Nội hay những con đường rừng mạn ngược.

* Tiểu kết

“Sẽ khó cảm nhận được hết thế giới hội họa Bùi Xuân Phái nếu không bắt đầu từ sự chiêm nghiệm cuộc đời, thân phận và toàn bộ quá trình lao động sáng tạo của họa sĩ Bùi Xuân Phái không phải là một nhân chứng thời đại - như người ta vẫn hay nói như vậy về nghệ sĩ Ông cũng không chọn cho mình một vị trí tiên phong trong nghệ thuật như bao họa sĩ ước muốn Bùi Xuân Phái, giản dị, chỉ là một con người, một nghệ sĩ đích thực Một nghệ sĩ dành trọn tình yêu cho hội hoạ Chính tình yêu đó giúp Bùi xuân Phái thêm nghị lực vượt qua những năm tháng không chỉ khó khăn nhất về kinh tế, đe dọa của bom đạn, mà còn có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả, chủ nghĩa cơ hội; sự ấu trĩ và cả những kẻ ưa chụp mũ lên người khác Ông

tự khép mình để được sống trung thực và được vẽ” [3; 1]

Con đường đến với hội họa và hành trình phát triển sự nghiệp hội họa của Bùi Xuân Phái không phải là một con đường bằng phẳng Ông

không xuất thân trong một gia đình có truyền thống mỹ thuật Ông cũng không có được sự ủng hộ của gia đình Trong sự nghiệp của mình, ông đã

vướng vào vụ Nhân văn giai phẩm Đó là một cú sốc tinh thần với người họa

sĩ Nhưng tất cả những khó khăn trên không thể ngăn cản được tình yêu và tài năng hội họa của người họa sĩ Bùi Xuân Phái Với ông, vẽ là cuộc sống

và để tự biểu hiện mình Vẽ đã như hơi thở và nhu cầu ăn uống hàng ngày

Trang 29

Có sơn dầu vẽ sơn dẫu, có bột màu vẽ bột màu Giấy to vẽ to, giấy bé vẽ bé Không có màu vẽ bút chì, thiếu giấy vẽ lên phong bì, bao diêm, vỏ thuốc, bìa sách vậy mà qua những trang nhật ký dường như ông không bao giờ than thở, trách móc hoặc đổ cho số phận Có chăng chỉ trách mình vẽ chưa đẹp, chưa nhiều như các danh họa Bùi xuân Phái tự nhủ "Picasso vẽ được 25.000 bức tranh còn ta làm được bao nhiệu?"

Với quan điểm nghệ thuật của mình, Bùi Xuân Phái đã cho chúng ta thấy sự tôn trọng và hoạt động nghiêm túc trong lao động nghệ thuật của ông Hội họa của ông là cái nhìn của bản thân, luôn tự nhủ cần nâng cao

nhân cách nghệ sĩ và chất lượng sáng tác của mình Hội họa của Bùi xuân Phái, vì thế, sinh ra trong hoàn cảnh bất trắc, gian khó vẫn tràn trề sức sống, tươi mát những sắc màu của thiên nhiên và trong trẻo như tâm hồn trẻ thơ

Các bức vẽ, ký họa mộc mạc, giản dị mà tài hoa của Bùi Xuân Phái làm ta xúc động đến tận đáy lòng bởi đó là bằng chứng sống động của một thời kỳ, một lịch sử dân tộc, một đời sống con người - nghệ sĩ Một thời kỳ đầy khó khăn, gian khổ, thiếu thốn họa phẩm Một lịch sử dân tộc chìm trong nước mắt và chiến tranh, song cũng đầy tinh thần lạc quan Một trái tim nghệ sĩ thấm đẫm tình nhân ái, yêu thương đồng loại và yêu cái đẹp Tất

cả đã qua đi nhưng nghệ thuật của ông thì vĩnh viễn ở lại

Trang 30

II BÙI XUÂN PHÁI - DANH HỌA CỦA PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI

VÀ SÂN KHẤU CHÈO DÂN TỘC

****************************************

* Giới thiệu chung

Bùi Xuân Phái là một danh họa bậc thầy của nền mỹ thuật Việt Nam Ông có một sự nghiệp sáng tác hội họa phong phú, đa chủ đề Bằng tài năng nghệ thuật của mình ông đã để lại cho đời những tác phẩm đẹp nhất, phản ánh sâu xa nhất tinh thần dân tộc Việt - những phố cổ, chèo, chân dung…

Đó là những tác phẩm của một thời, một thuở mà các hoạ sĩ sau này khó có thể diễn tả lại được

Nhắc đến Bùi Xuân Phái, người ta thường nhớ đến ngay một người họa sĩ của phố phường Hà Nội và sân khấu chèo dân tộc Bởi lẽ, trong khi rất nhiều họa sĩ như Nguyễn Tiến Chung hay Nguyễn Tư Nghiêm đều rất Việt Nam theo cách khác, thì Bùi Xuân Phái tỏa hương dân tộc qua những phóng bút bất hủ về nghệ thuật chèo, và xuất thần Hà Nội vào những tranh phố cổ ngày càng quý giá với thời gian Hai chủ đề máu thịt ấy đủ đưa ông lên một vị trí độc tôn trong hội họa Việt Nam đương đại

1 Thế giới nghệ thuật trong hội họa Bùi Xuân Phái

Không phải về bất kỳ nghệ sĩ nào, nhà văn, nhà thơ nào, ta cũng có thể nói là người đó đã tạo nên thế giới riêng của mình, trừ phi, cao hơn cả nhân cách và bản sắc độc đáo rất rõ nét, tác phẩm họ bày ra một cõi tâm linh

Trang 31

đích thực, mà ở đó ta cảm thấy thấm nhuần cái tinh thần không thể diễn tả nổi bằng lời của nó Bùi Xuân Phái được coi là một trong số ít họa sĩ Việt

Nam đã tạo ra một thế giới cho mình Thế giới đó có tên gọi: thế giới Phái, như người ta nói thế giới Picasso (le monde picasien), thế giới Tche'khov (le mond tche'khovien), thế giới Rimboud (le monde rimbaldien)

1.1 Số lượng tác phẩm

Suốt cuộc đời, Bùi Xuân Phái đã vẽ rất nhiều tranh, đến nỗi vợ và con trai ông không thể nhớ nổi đã có bao nhiêu bức vẽ khác nhau Lúc ông vẽ trên giấy, đôi lúc là giấy báo, bìa sách hay vỏ bao thuốc lá, vỏ bao diêm Hơn 40 năm lao động nghệ thuật, Bùi Xuân Phái đã để lại hàng nghìn tác phẩm Tranh của ông được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Sau khi ông mất, gia đình ông đã quyết định lưu giữ lại tác phẩm của ông trong chính căn nhà của ông, lấy tên là “Thế giới

Phái” Hiện nay trong Thế giới Phái còn lưu giữ được khoảng 500 bức tranh

gồm đủ các thể loại, nhiều nhất vẫn là sơn dầu Đáng chú ý hơn cả là những bức tranh lớn còn gọi là “đại đao” Để có được “gia tài” phong phú này, sau khi ông mất, những người trong gia đình đã phải chống đỡ với không biết bao nhiêu “cuộc tấn công” của khách hàng là những nhà sưu tầm trong nước

và quốc tế

1.2 Đề tài

Bước chân vào thế giới tranh của Bùi Xuân Phái, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều đề tài khác nhau Cỏ thể chia tranh của ông theo một số chủ đề chính như sau:

1.2.1 Tranh phong cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người

Đây là một đề tài lớn và xuyên suốt sự nghiệp của ông, trong một khoảng thời gian hơn 30 năm (1856 - 1987) Có thể chia chủ đề tranh này thành từng nhóm nhỏ như sau

Trang 32

1.2.1.1 Phong cảnh miền núi (1956 - 1967)

Miền núi để lại kí ức sâu đậm nhất trong tâm hồn Bùi Xuân Phái đó chính là những ngày chợ phiên Chợ phiên vốn là một nét tiêu biểu của văn hóa vùng cao, nơi hò hẹn, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Chợ phiên trong mắt của họa sĩ được hiện lên như những ngày hội, được tác giả

vẽ ký họa - là những tư liệu quý giúp họa sĩ hoàn thành các tác phẩm bằng sơn dầu Trong tranh, mọi người mặc những bộ quần áo đẹp nhất, những con ngựa hiện lên với đủ các kiểu dáng như: ngựa ăn cỏ, ngựa kéo xe, ngựa đứng nghỉ

1.2.1.2 Phong cảnh nông thôn

Những bức tranh vẽ về phong cảnh nông thôn được thực hiện khi Bùi Xuân Phái cũng các sinh viên khác được thầy đưa đi thực tập tại làng Sài Sơn (Sơn Tây cũ) cách Hà Nội khoảng 30 km Đây là vùng có nhiều con sông chảy qua như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Hồng những xóm đê bên sông nên thơ và trù phú, bên cạnh bờ ao thấp thoáng những thân cây dừa to, đống rơm và những mái nhà nhỏ Làng quê ấy đã bước vào tranh của Bùi Xuân Phái đầy tình người, sinh động và tinh tế như đời sống thực của nó

1.2.1.3 Phố cổ Hà Nội

Có thể nói tranh về phố cổ giống như một phần con người Bùi Xuân Phái Nhắc đến ông, người ta luôn nhớ đến một họa sĩ đã dành những tình cảm thiêng liêng và chân thành nhất cho đất và người nơi phố phường Hà Nội

1.2.1.4 Sài Gòn (1979)

Trong chuyến du lịch vào Sài Gòn khoảng hai tháng, Bùi Xuân Phái

có điều kiện tiếp cận và khám phá về mảnh đất Sài Gòn - vốn là một trung tâm vui chơi, giải trí lúc bấy giờ Trong cảm nhận của ông, Sài Gòn nhộn nhịp ồn ào hơn Sài Gòn Dường như mọi người ở đây đều vội vã Những

Trang 33

chiếc xe chạy bằng than và những chiếc xích lô máy có tiếng nổ như súng bắn thi nhau phun khói Các cô gái Sài Gòn đi vào tranh Bùi Xuân Phái với những chiếc mũ rộng vành, áo chẽn đuôi tôm đủ màu sắc, quần ống loe trùm kín những đôi guốc cao lênh khênh Dưới ánh nắng mặt trời như ô cửa kính của khách sạn cao tầng phản chiếu loang loáng, lung linh, đủ màu sắc người và vật trong tranh ông như nhòa ra dưới cái nắng chói chang của Sài Gòn.

1.2.1.5 Đà Nẵng (1981 - 1987), Hội An

Mảnh đất Đà Nẵng để lại ấn tượng sâu đậm qua những bức tranh về sông Hàn Mặt nước mênh mông được diễn tả rất khoáng đạt và thoải mái Tàu thuyền chen chúc che lấp cả dãy núi xanh, dãy núi như thoắt ẩn thoắt hiện tạo nên những bức tranh phong cảnh khi ẩn khi hiện, gợi trí tò mò nơi người thưởng thức

Tiến sâu vào mảnh đất miền Trung, họa sĩ đến với Hội An - mảnh đất

cổ kính với những dãy phố cổ hiền hòa, yên tĩnh và nhiều công trình kiến trúc đền miếu của người Hoa và người Nhật, nhiều nơi được giữ nguyên phong cách thế kỷ mười tám Tất cả những vẻ đẹp đó đã được họa sĩ truyền tải trong những bức tranh về Hội An với những dãy phố cổ, từng ngôi nhà, góc phố ẩn hiện dưới cái nắng gay gắt của miền Trung

1.2.1.6 Hải Phòng, Quảng Ninh

Huyện đảo Cát Bà cách Hải Phòng khoảng 18 km đường thủy gây ấn tượng mạnh trong lòng họa sĩ Những nếp nhà đơn sơ làm nghề chài lưới nép sau các vách núi, những con thuyền của cư dân biển trên biển được họa sĩ vẽ kỹ và chi tiết Cách thức vẽ này cũng giống như trong loạt tranh phong cảnh vịnh Hạ Long, Bùi Xuân Phái tập trung vẽ ký lương những con thuyền từ cấu trúc thành thuyền, cột buồm cho đến cấu trúc bên trong cho thấy cảnh sinh hoạt của ngư dân trong lòng thuyền

Trang 34

1.2.1.7 Dân quân miền biển Thanh Hóa (1965 - 1967)

Trong những năm Mỹ mở rộng chiến tranh và ném bom Bắc Việt Nam, các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình bị đánh phá đặc biệt ác liệt, Bùi Xuân Phái đươc phân công đi thực tế tuyến lửa Thanh Hóa Ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn người họa sĩ đó là hình ảnh con người miền biển Thanh Hóa Biển mênh mông nhưng dường như bé lại trước người nữ dân quân khỏe mạnh, choán toàn bộ không gian, gương mặt vui vẻ hào hứng với cây súng thô sơ, giáo cán tre Tất cả tô điểm thêm chất khỏe khoắn, rắn rỏi của người dân vùng biển trong những năm bom đạn

ác liệt

1.2.1.8 Sân khấu chèo

Một mảng tranh nữa mà Bùi Xuân Phái được coi là độc quyền - mảng

về nghệ thuật chèo Ông đã vẽ được rất nhiều bức tranh về nghệ thuật chèo, lớn và nhỏ Những bức tranh chèo của Bùi Xuân Phái chứa đựng cái thẩm

mỹ dân gian hóm hỉnh của làng xã Việt Nam

1.2.1.9 Trung thu

Ở mảng đề tài Trung thu, nghệ thuật Bùi Xuân Phái với tính nhân đạo, đầy ắp tình thương, trong trẻo, gột rửa những nhọc nhằn, nghèo khó, đem tình yêu tha thiết an ủi từ những con người bình dân nhỏ nhoi, đến những em nhỏ xa mẹ để đi sơ tán trong thời chiến Đề tài này được ông vẽ nhiều nhất vào năm 1965 đến 1970, giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất, khi mà tất cả các người con của ông đều đang ở tuổi thiếu nhi và phải xa gia đình, xa bố mẹ,

xa Hà Nội, đi sơ tán về quê)

1.2.2 Tranh chân dung và tự họa

Bùi Xuân Phái là bậc thầy về vẽ chân dung Ông vẽ rất nhiều chân dung bạn bè, gia đình, người thân và chân dung tự họa chính mình qua các thời kỳ Ông vẽ nhanh, trực tiếp, chân xác Nét vẽ giản dị, phóng khoáng,

Nữ dân quân miền biển Sầm Sơn

Trang 35

giàu truyền cảm Các bức tự họa của Bùi Xuân Phái đều rất đẹp, có sức biểu cảm đặc biệt, ở đó luôn phảng phất một nỗi buồn, sự cô đơn và thân phận người nghệ sĩ.

Ngoài ra, Bùi Xuân Phái còn chú ý đến gương mặt trong sáng của các

cô thôn nữ vấn khăn mỏ quạ Những phút giây tư lự, thanh thản, nhân bản ở người lao động Vẻ trìu mến đều toát ra từ nét mặt những người phụ nữ dù ở miền núi, đồng bằng, nông thôn hay thành thị Ông thích vẽ những phụ nữ

có khuôn mặt tròn trịa, thân hình đầy đặn, phốp pháp, đầy sức sống những chân dung ông vẽ mang thái độ của hội họa biểu hiện, luôn gần gũi, tình cảm, bình dị, dễ xem và nhiều tính nhân bản

1.2.3 Tranh minh họa

1.2.3.1 Tranh minh họa và tranh vui trên các báo (1954 - 1957)

Khoảng những năm 1954 - 1957 tranh minh họa và tranh vui trên các báo vốn là thế mạnh của Bùi Xuân Phái, luôn được các bạn đọc yêu thích Các tranh đồ họa thời gian này chiếm một phần đáng kể trong sự nghiệp của họa sĩ và trở thành nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình ông

1.2.3.2 Tranh vẽ theo ý thơ Hồ Xuân Hương

Năm 1986 Bùi Xuân Phái nhận minh họa tập thơ Hồ Xuân Hương Từ những cảm hứng về các bài thư tình tự của bài “Vịnh cái quạt”; “Trống thủng”; “Đánh đu” ông cho ra đời hàng chục bức tranh Bản tính hài hước,

dí dóm của danh họa gặp gỡ tài châm biếm bẩm sinh sâu sắc của nữ sĩ họ Hồ

đã để lại cho chúng ta nhiều bài thơ cùng loạt tranh minh họa sống động lý thú có một không hai

1.2.4 Tranh khỏa thân

Đề tài tranh khỏa thân được họa sĩ Bùi Xuân Phái yêu thích và vẽ nhiều Đề tài này được ông khai thác nhiều nhất vào thập niên 60 ở thế kỷ trước, khi đó ông ở vào lứa tuổi tứ thập, nên có được phong độ nhất về năng

Trang 36

lượng sáng tác cũng như niềm đam mê vẻ đẹp thân thể nữ Hầu như các bức tranh khỏa thân của ông thường bắt nguồn từ thực tế (mẫu) Thời đó, ông hay đến nhà các đồng nghiệp có xưởng vẽ để vẽ mẫu Nhóm các ông thường chung tiền để thuê người mẫu về vẽ Cho đến nay, những người cùng thời với ông, khi nhắc đến ông vẫn còn nhớ tên cô Hòa, cô Thơm nào đó.

1.2.5 Tranh trừu tượng và tĩnh vật

Khi còn sống, Bùi Xuân Phái không công bố số tranh trừu tượng của mình Cho đến khi một trăm ngày sau khi ông mất, hàng loạt bức tranh tượng được gia đình mở ra cho bạn bè xem Đó là những bức tranh được vẽ rất kĩ lưỡng, cẩn thận có chiều sâu và chú trọng nhiều đến chi tiết Bên cạnh

đó, tranh tĩnh vật cũng được họa sĩ thể nghiệm Không phải bất kỳ đồ vật nào Bùi Xuân Phái cũng vẽ vào tranh Ông vẽ những đồ vật thường dùng, nó gần gũi, thân quen và quanh quẩn bên mình như những người bạn Họa sĩ trông thấy chúng hàng ngày và vẽ, không lựa chọn bày đặt: chiếc điếu cày, đèn dầu, chén nước, đĩa hồng Mỗi một góc nhìn, mỗi một sự thay đổi vị trí, họa sĩ lại tạo ra một tranh tĩnh vật mới Đằng sau những đồ vật ấy là một tâm hồn phong phú, nhạy cảm và sự thiếu thốn của đời sống thực tại

Trang 37

2 Bùi Xuân Phái - danh họa của phố phường Hà Nội

Bùi Xuân Phái với phổ cố Hà Nội

2.1 Đề tài về phố phường Hà Nội luôn là một nguồn cảm hứng sáng tác phong phú cho các họa sĩ

Mỗi khi nhắc đến phố phường, đặc biệt là những con phố Hà Nội, mỗi người trong chúng ta đều liên tưởng ngay đến 36 phố phường mang đậm nét văn hiến Và đối với các nghệ sĩ, phố luôn là một cảm hứng vô

tận Rất nhiều nghệ sĩ đã trải lòng mình ra với phố Với hội họa, phố cổ Hà

Nội là nguồn cảm hứng đầy tâm trạng, là cuộc chơi hình nét và màu sắc bất tận của người họa sĩ Phố với những con đường rất xanh của Hà Nội, với

Trang 38

những mái nhà ngẩn ngơ nỗi nhớ trên từng viên ngói vỡ trong nhạc Dương Thụ, Phú Quang và cũng có một “phố xưa nhà cổ” trong tranh Bùi Xuân Phái…

Thế hệ hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được xem là người mở đầu, người tiên phong cho đề tài hội họa về phố cổ Hà Nội, tiếp sau đó rất nhiều thế hệ họa

sĩ luôn không ngừng khám phá và thể nghiệm những hình sắc mới, những tâm trạng mới của phố Hà Nội Đó là những khối hình kỷ hà giản lược cách điệu hóa những mái ngói xô nghiêng trong bảng màu lung linh của vàng, bạc, đỏ son, then đen sơn mài Công Quốc Hà; đó là ánh nắng rực rỡ xuyên qua lùm cây rọi xuống hè đường, mái phố mang tâm trạng lạc quan với bảng màu sơn dầu rực rỡ của Phạm Luận; đó là từng nét bút hiện thực cẩn trọng đến tôn thờ những góc phố đẹp của Hà Nội trong tranh Phạm Bình Chương;

đó là những thể nghiệm ở những mảng màu biến điệu trẻ trung những con phố Hà Nội trong tranh Ngô Huy Thanh Và còn rất nhiều họa sĩ nữa vẽ phố

Hà Nội Có thể nói, với tranh của nhiều thế hệ họa sĩ trong và ngoài nước, phố cổ như được nối dài, gợi mở, mạnh mẽ theo bước chân của các thế hệ thể hiện trong các tác phẩm tranh phố cổ - phố đẹp Hà Nội

Chỉ với riêng mảng đề tài này, chúng ta có thể gọi đó là “Phong cách

Hà Nội” Nhà phê bình mỹ thuật Ian Findlay, khi viết về họa sĩ Công Quốc

Hà trên tạp chí Asian Art News (Tin tức Mỹ thuật châu Á), có nhận xét : “

Là người Hà Nội gốc nên tranh của anh đượm chất thị thành : Hào hoa mà giản dị, sang trọng nhưng nhã nhặn, lãng mạn yêu đời nhưng thâm trầm kín

đáo Chúng tràn đầy tình cảm hướng về con người ” Họa sĩ Trịnh Ngọc

Lâm đã dày công nghiên cứu lịch sử và chăm chút từng nét bút cho bức tranh khổ lớn Thăng Long- Kẻ chợ thế kỷ XVII, miêu tả chi tiết cảnh thương thuyền Hà Lan cập bến sông Hồng để nhập gốm và các sản vật của Thăng Long - Kẻ chợ như thế nào Dòng chảy lịch sử tiếp tục được tiếp nối đến thế

Trang 39

kỷ XX và đầu thế kỷ XXI này với những mảng đề tài hiện đại thể hiện quá trình phát triển của Thủ đô, tốc độ đô thị hóa, những thay đổi trong nếp sống, thủ đô trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế hệ trẻ và những tầm nhìn vươn rộng ra thế giới, và bên cạnh đó là những hoài niệm về truyền thống, những vẻ đẹp có nguy cơ bị mai một do xu hướng toàn cầu hóa,

Nhìn chung các tác phẩm nghệ thuật của người Hà Nội vẫn có tính cách “hào hoa phong nhã”, thuần khiết và sang trọng Nhiều tác phẩm hướng tới cuộc sống hôm nay có bút pháp hiện thực, hình tượng giản dị, khỏe khoắn và giàu lòng nhân ái, không chạy theo sự phóng túng kích động quá mức của các trào lưu ngoại lai Các tác phẩm nhìn về một thời để nhớ lại có cái nhìn lãng mạn, đầy tính hoài niệm của một quá khứ “bi tráng”, đem lại cho người xem một không khí lạc quan của thời đại mới Cho dù đi theo xu hướng nào, các họa sĩ đương đại đều muốn vươn tới cái cao cả “Chân - Thiện - Mỹ”, tiêu biểu cho một trình độ thẩm mỹ có giá trị biểu cảm sâu lắng đầy tính cách của một vùng đất “Ngàn năm văn hiến”

2.2 Bùi Xuân Phái - người nghệ sĩ của phố phường Hà Nội

2.2.1 Vị trí của phố phường Hà Nội trong cuộc đời và sự nghiệp hội hoạ Bùi Xuân Phái

2.2.1.1 Phố là người bạn tri âm của Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái là một họa sĩ bậc thầy của hội hoạ hiện đại Việt Nam Họa sĩ vẽ về phố cổ Hà Nội thì nhiều nhưng nhắc đến tranh phố cổ người ta không thể không nhắc tới họa sĩ tài ba Bùi Xuân Phái Có thể nói rằng phố cổ đã trở thành người bạn tri âm của Bùi Xuân Phái và ngược lại không biết

tự khi nào Bùi Xuân Phái đã trở thành một phần của phố cổ Quê hương là một “mảnh tình riêng” đối với mỗi nghệ sĩ Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Bùi Xuân Phái đã vẽ về phố cổ với tất cả tình yêu quê hương của mình

Trang 40

Có thể nói, tranh vẽ về phố phường và cảnh sinh hoạt hàng ngày của

Hà Nội là bộ phận đáng kể nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của ông Ðặc biệt, với một loạt tranh các phố cổ Hà Nội, Bùi Xuân Phái trở thành người khám phá một thủ đô chưa ai biết Trong đó ông tập trung nhiều nhất vào đề tài phố cổ Hà Nội Nhà văn Nguyễn Tuân đặt cho tranh phố của Bùi Xuân Phái biệt danh “Phố Phái” (chơi chữ từ địa danh “Phai phô” ở Hội An), nhiều người còn gọi phố Phái là “phố thứ 37” của Hà Nội Mảng đề tài phố của Bùi Xuân Phái vì thế nên có một sắc thái riêng vô cùng đặc biệt

2.2.1.2 Vẽ phố là một nhu cầu trong cuộc sống của Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái vẽ về phố cổ tự nhiên như sống và thở Tâm hồn ông gắn với phố cổ và sự nghiệp ông cũng vậy Phố cổ Hà Nội là nguồn cảm hứng đặc biệt của Bùi Xuân Phái Ông vẽ về phố cổ mà chẳng có khó khăn gì, đơn giản như ông đang kể chuyện về cuộc đời mình Bùi Xuân Phái đã trở thành một phần của phố cổ cũng như phố cổ là một phần của Hà Nội

2.2.1.3 Vẽ phố là một sự ám ảnh nghệ thuật

Bùi Xuân Phái vẽ như một nỗi ám ảnh lạ kỳ với những đường phố, xóm ngõ Những mái ngói nghiêng nghiêng, những bức tường xiêu vẹo, những con đường loang những bóng nước mưa như cất lên những áng thơ thâm trầm sâu nặng của một kiếp người Màu sắc phố của ông giữ vững vẻ đẹp nồng nàn của thời gian “Hình tượng những ngôi nhà mái ngói dù có bị

xô nghiêng đi trong bố cục, nhưng lại đầy sự sống, ẩn chứa trong cái quãng nâu trầm không một bóng người ấy là cả một tâm hồn đầy rung cảm làm lay động trái tim người Ngỡ rằng trong cái mảng màu đặc quánh ấy, ở đâu đó trong ngõ vắng, có tiếng người thì thầm và những nụ cười hồn hậu đang âm vang” Người xem có cảm nhận phố của Phái buồn, cô quạnh và lạnh lẽo

Có phải đó là tâm trạng u hoài của một đời người về mảnh đất cố đô xưa đang tàn lụi?

Ngày đăng: 19/04/2015, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w