Tranh phố phường Hà Nội củaBùi Xuân Phái dưới sự đối chiếu so sánh với tranh phố phường Hà Nội của các họa sĩ khác

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 50)

II. BÙI XUÂN PHÁI DANH HỌA CỦA PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI VÀ SÂN KHẤU CHÈO DÂN TỘC

2. Bùi Xuân Phái danh họa của phố phường Hà Nộ

2.3. Tranh phố phường Hà Nội củaBùi Xuân Phái dưới sự đối chiếu so sánh với tranh phố phường Hà Nội của các họa sĩ khác

sánh với tranh phố phường Hà Nội của các họa sĩ khác

2.3.1. Tranh phố phường Hà Nội của Bùi Xuân Phái dưới sự đối chiếu so sánh với tranh phố phường Hà Nội của các họa sĩ Việt Nam

2.3.1.1. Bùi Xuân Phái - Phạm Bình Chương a. Nguyên tắc hiện thực

Vẽ kiểu thực có nhiều cách vẽ khác nhau. Siêu thực, cực thực, hiện thực. Hiện thực Pháp trong tranh G. Courbet khác với hiện thực Nga của LeVitan, của Repin. Nói thế để thấy khái niệm thực trong hội họa cũng không chỉ có nghĩa là thực. Trong nghệ thuật thì đề tài không làm nên tác giả. Cách kể, cách vẽ về đề tài đó thế nào mới là quan trọng. Đó mới là cái cách để làm mình, làm ra mình, tìm ra mình. Là hai họa sĩ thuộc hai thế hệ khác nhau, song Bùi Xuân Phái và Phạm Bình Chương đã cùng gặp nhau ở một điểm, đó là cùng tuân thủ nguyên tắc hiện thực.

Bùi Xuân Phái, phố cổ trong tranh ông không những trở thành chính nó mà còn gần gũi với con người Hà Thành. Bút pháp hiện thực tài tình đã khiến tranh của ông làm cho con người ta không ngờ những nơi bình dị mắt ta quen nhìn hàng ngày lại có thể đẹp một cách giản dị mà mãnh liệt đến thế. Phố cổ của Bùi Xuân Phái giản dị nhưng thân thiết. Chỉ là những ngôi nhà cũ kĩ với mái ngói rêu phong, một vài gánh hàng rong, một gánh nước quạnh hiu... nhưng tất cả lại gợi lên cho người xem rất nhiều xúc cảm thân quen.

Giống như Bùi Xuân Phái, vẽ về phố cổ Hà Nội nhưng Phạm Bình Chương không hề nệ cổ, không làm giả hiện thực không cố tình biến Hà Nội hôm nay thành một thứ bưu ảnh hồi đầu thế kỷ trước. Hà Nội trong tranh Chương lạ hơn, mới hơn chính vì những chi tiết mới cũ đan xen (chai nước

Lavie, xích lô du lịch, biển quảng cáo...) và vì vậy mà tuy không có người, ít người nhưng tranh Chương vẫn sống, nó vẫn có nhiều hơi thở của đời sống. Những tín hiệu của đời sống hiện đại, của những cái đang diễn ra hằng ngày làm cho tranh của Chương không bị xa lạ, nó gần gũi, thân thuộc nên dễ đến với công chúng hơn chứ không phải do lối vẽ thực như anh tự lý giải. Trong tranh của anh có gì đó, phảng phất thôi, thoáng chốc thôi vẻ đẹp an bình, an lành, thanh bình trong cái ồn ào, chật chội, xô lệch, xộc xệch, chen chúc, pha tạp của Hà Nội đang chuyển mình. Đó là những tĩnh lặng hiếm hoi của một cái cầu thang gỗ ọp ẹp, một quán trà xu đêm vắng khách, một ngõ hẹp, một gì gì đó rất khó chỉ ra cụ thể.

b. Điểm nhìn hội họa

Về điểm này, giữa Bùi Xuân Phái và Phạm Bình Chương vừa có điểm giống nhau, lại vừa có điểm khác biệt.

Thứ nhất, về điểm giống nhau, cả hai họa sĩ đều thể hiện trong tranh của mình những đầu hồi cửa sổ, những bạt che trước cửa chống nắng bụi. Đó chính là đặc trưng của phố cổ Hà Nội mà hai người đã phát hiện ra.

Ngày đẹp trời - Phạm Bình Chương

Phố cổ Hà Nội - Bùi Xuân Phái

Thứ hai, về điểm khác nhau:

Trong tranh Bùi Xuân Phái, phố thường vẽ bố cục phố ngang, cái trước cái sau, những mái nhà xô lệch không thẳng

hàng được dâng cao, bầu trời thu hẹp, cho thấy họa sĩ vẽ ở góc độ người đi tản bộ

qua phố ngước nhìn lên. Bởi vậy, tranh Bùi Xuân Phái thường có độ mở về không gian. Bên cạnh đó, với điểm nhìn từ dưới lên khiến trong tác phẩm của ông hiếm khi vẽ những ngôi nhà đơn lẻ mà thường là những dãy phố dài, những con phố nối tiếp nhau, xô lệch, ngoằn nghoèo.

Ở một số bức tranh, Phạm Bình Chương áp dụng điểm nhìn của điện ảnh vừa để nhấn mạnh vài chi tiết nào đó vừa hấp dẫn hơn và tạo ra sự khác lạ hơn. điều này khiến cho họa sĩ thường tập trung vào vẽ những ngôi nhà đơn lẻ, những khoảng tối nhất trong tranh của anh vẫn chỉ ở độ trung gian- đậm, nó vẫn có chi tiết để nhìn.

Tiết xuân - Phạm Bình Chương Cầu Chương Dương

2.3.1.2. Bùi Xuân Phái - Phạm Luận a. Đề tài

Về đề tài, giữ Bùi Xuân Phái và Phạm Luận có nét gặp gỡ ở những đề tài về “Hàng”. Hà Nội những năm sau hòa bình lập lại, dân cư cũng chưa đông, nhà máy công xưởng chưa nhiều, xe cộ thưa thớt, 36 phố phường vẫn giữ được nguyên trạng với những tên gọi bắt đầu bằng chữ “Hàng” gắn với đặc trưng nghề nghiệp của khu phố như Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Chiếu. Hà Nội của hiện tại đã sầm uất, nhộn nhịp hơn. Và sự ồn ào đó được tạo nên bởi chính 36 phố phường với những tên gọi bắt đầu bằng chữ “Hàng”.

Phố Hàng Giầy

Sơn dầu Bùi Xuân Phái - 1983

Phố Ngõ Gạch trong chiều mưa. Sơn dầu Bùi Xuân Phái - 1983

Phố Lãn Ông - Phạm Luận Phố Hàng Đào - Phạm Luận

b. Màu sắc

Giữa Bùi Xuân Phái và Phạm Luận có sự tương phản rõ nét trong cách sử dụng màu sắc.

Với Bùi Xuân Phái, các mảng mầu trên tranh ông thường có đường viền đậm nét với các gam màu như màu vàng, xám bạc, nâu đỏ với những viền đen. Nhìn chung, gam màu chủ đạo trong tranh Bùi Xuân Phái là gam màu buồn, tối.

Tranh Phạm Luận là phố cổ Hà Nội bốn mùa xanh lá, màu sắc tươi sáng lung linh nhảy múa cùng nắng. Tranh của hoạ sỹ Phạm Luận mang đậm nét phố cổ Hà Nội với bốn mùa hoa lá, màu sắc tươi sáng. Đấy là một lễ hội màu sắc nhảy múa trong lung linh nắng.

Chói chang, sống động với đầy ắp sự sống: con người cây cối, đường phố, nhôn nhịp đi lại, buôn bán, xe cộ đủ loại, trên vỉa hè, dưới lòng đường, quần áo phơi, treo, bày bán… Có nghĩa là một bức tranh sống động của cuộc sống thực, không ảo tưởng, không nhạt nhoà, ào ào, tranh cướp nhau sống…

2.3.1.3. Bùi Xuân Phái - Phùng Quang Dực, Ngô Huy Thanh

Sở dĩ có sự so sánh giữa Bùi Xuân Phái với nhóm hai họa sĩ này bởi lẽ ngày 17/12/2005, tác giả Phùng Quang Dực và Ngô Huy Thanh đã nối dài "cuộc chơi với phố" bằng một triển lãm chung mang chủ đề "Sắc phố". Với hội họa, phố cổ thủ đô là nguồn cảm hứng vô tận. Và với hai họa sĩ này, phố cổ kính, rêu phong; phố bình yên, trầm mặc..., tiếp tục là cuộc chơi hình nét và màu sắc bất tận của người họa sĩ.

a. Tình yêu phố phường Hà Nội

Với cả ba họa sĩ, phố Hà Nội đã trở thành tình yêu, thành những gì gần gũi và gắn bó nhất. Có thể nói rằng phố cổ đã trở thành người bạn tri âm của Bùi Xuân Phái và ngược lại không biết tự khi nào Bùi Xuân Phái đã trở thành một phần của phố cổ. Quê hương là một “mảnh tình riêng"” đối với mỗi nghệ sĩ. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Bùi Xuân Phái đã vẽ về phố cổ với tất cả tình yêu quê hương của mình. Còn với họa sĩ Phùng Quang Dực và Ngô Huy Thanh, họ cùng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, cùng tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, chuyên ngành đồ họa và đã từng tham gia nhiều cuộc triển lãm nhóm. Và với họ, Phố chính là nguồn cảm hứng vô tận. Bởi lẽ, về với phố họ lại có thời gian trở về tuổi thơ, nơi ấy chất chứa bao kỷ niệm. Phố trong cách nhìn của họ không chỉ là những ngôi nhà, những con phố vùng ven đô cổ kính, rêu phong, trầm lặng mà đó còn là nơi nuôi dưỡng biết bao thế hệ những lớp người Hà Thành đáng kính, những

trầm tích của văn hóa thủ đô oanh liệt một thời, của những người lao động giản dị...

b. Sử dụng màu sắc

Màu sắc là nét phân biệt dễ thấy nhất trong tranh phố phường Hà Nội của Bùi Xuân Phái và hai họa sĩ Phùng Quang Dực và Ngô Huy Thanh

Với Bùi Xuân Phái, các mảng mầu trên tranh ông thường có đường viền đậm nét với các gam màu như màu vàng, xám bạc, nâu đỏ với những viền đen. Nhìn chung, gam màu chủ đạo trong tranh Bùi Xuân Phái là gam màu buồn, tối.

Đặc biệt, chúng ta phải kể đến các tranh về phố cổ Hà Nội được vẽ với một tư duy về thời gian rất rõ nét. Nó tạo thành “Mầu thời gian” trong tranh Bùi Xuân Phái.. Có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, nó là những loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sĩ sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ.

Với họa sĩ Phùng Quang Dực và Ngô Huy Thanh

Vẫn là những con phố vắng lặng, những ngôi nhà "bao diêm" chồng lên nhau và nghiêng nghiêng trong chiều dài thời gian dằng dặc, nhưng tranh phố của họa sĩ Phùng Quang Dực và Ngô Huy Thanh không u buồn, trầm lắng như tranh Bùi Xuân Phái mà tươi sáng và rực rỡ trong những gam màu trẻ trung, đầy phá cách.

Việc sử dụng những mảng màu tươi sáng, rực rỡ, không gian rộng mở... đã tạo ra cho tranh của Phùng Quang Dực cảm giác về cái đẹp bình yên, cổ kính rêu phong của những con phố ven Hà Thành. Hình ảnh về

những con phố cứ ùa về theo ký ức của họa sĩ nhưng không phải là con phố đã bạc mầu thời gian mà là con phố của quá khứ đã hoà vào lòng hiện tại với những sắc mầu của đời sống hôm nay…Chú trọng đến tính hiện đại và giá trị trang trí trong những tác phẩm của mình, đứng trước tranh Phùng Quang Dực, người xem có đôi chút ngỡ ngàng trước những cảm nhận màu sắc khác biệt: Phố đêm xanh cả vầng trăng, phố chiều đỏ rực màu trời ám ảnh... Những cách phối màu ít hiện thực nhưng đem lại những ấn tượng rất lạ và mới.

Nếu như Phùng Quang Dực hướng về sự giản dị trong những bức tranh hiền lành, chân phương từ màu sắc đến hình khối thì tranh họa sĩ Ngô Huy Thanh là một dòng chảy của màu sắc. Màu sắc như tràn lên, lấn át đi những đường viền mỏng manh của đường nét. Anh gọi lối biểu hiện đấy là một cuộc thử nghiệm của riêng mình.

Tác phẩm của Phùng Quang Dực Tác phẩm của Ngô Huy Thanh

c. Nguyên tắc hiện thực

Về điểm này, giữa Bùi Xuân Phái và Ngô Huy Thanh đã có được điểm gặp gỡ chung. Tranh Bùi Xuân Phái và Ngô Huy Thanh đem đến cho người xem những cảm nhận gần gũi hơn bởi trong tranh họa sĩ luôn ẩn hiện

bóng hình con người nhỏ bé, liêu xiêu như muốn mất hút đi giữa những dãy phố dài hun hút. Xem tranh của hai người, người xem cảm nhận được sự gần gũi, mộc mạc giản dị và bình yên của Hà Nội. Đó là những ngôi nhà liêu xiêu, ngõ nhỏ, phố nhỏ, xóm nhỏ, những bác xích lô, những bà bán rau, những chị bán bánh mì, những chú bé thả diều... dần dần hiện ra. Đúng như Ngô Huy Thanh đã từng tâm sự: “"Khi vẽ tôi không quá phụ thuộc vào thực tế, những ngôi nhà trong tranh của tôi hiện ra không rõ ràng vì qua đó tôi muốn tạo cho mình một phong cách riêng… Tranh của tôi, phố Hà Nội có sự hiện hữu của những con người lao động nhỏ bé, bươn chải, vật lộn với những vất vả trong cuộc sống mưu sinh. Đó là một phần ký ức thân thương của tôi về Hà Nội".

2.3.2. Tranh phố phường Hà Nội của Bùi Xuân Phái dưới sự đối chiếu so sánh với tranh phố phường Hà Nội của các họa sĩ nước ngoài

2.3.2.1 . Bùi Xuân Phái - Somboon Phoungdorkmai(Thái Lan) a. Đề tài

Cũng giống như Bùi Xuân Phái, Hà Nội gây ấn tượng cho một nữ họa sĩ Soomboon người Thái Lan bởi những khoảnh khắc tĩnh lặng của hồ Hoàn Kiếm, không khí náo nhiệt chợ đêm Đồng Xuân và những bức tường rêu phong yên tĩnh ở Ô Quan Chưởng. Nữ họa sĩ Somboon Phoungdorkmai, 49 tuổi, đã tái hiện những khoảnh khắc đó trong hơn 20 bức tranh mầu nước về phố cổ Hà Nội, được trưng bày suốt nửa đầu tháng 8 tại Băng Cốc, Thái Lan, trong một triển lãm có tên gọi “Lá thư từ Hà Nội”. Hà Nội cuốn hút Phoungdorkmai cách đây 15

năm khi lần đầu tiên bà đến đây, tuy nhiên, dự án về Hà Nội mới được Phoungdorkmai và chồng của bà, ông Andre Lurde (người Pháp), bắt đầu thực hiện cách đây ba năm. Những bức tranh mầu nước của bà còn thể hiện cuộc sống đời thường ở Hà Nội như hình ảnh những cụ già ngồi chuyện trò bên vỉa hè, những hàng quán bánh mỳ, bún chả, chả cá, hàng rau vỉa hè.

Tuy nhiên, nếu như tranh phố của Bùi Xuân Phái luôn trung thành với hình ảnh những dãy phố dài, những mảng tưởng rêu phong, những nhịp sống chậm buồn thì tranh của Somboon Phoungdorkmaicó sự xuất hiện của mảng đề tài hoa Hà Nội. Hoa Hà Nội gây ấn tượng cho người họa sỹ này. “Hoa có ở khắp mọi nơi, trên những chiếc xe đạp của những người bán hàng rong trong trang phục bình dị. Tôi không thấy khuôn mặt họ biểu hiện của sự khắc khổ mà chỉ thấy tình yêu

cuộc sống trong từng nụ cười và trong cách họ chăm sóc những bông hoa,” bà Phoungdorkmai nói.

2.3.2.2. Bùi Xuân Phái - Jim Goodall (Đan Mạch) a. Đề tài

Đã từ lâu, người dân phố cổ Hà Nội quen với hình ảnh một ông Tây cao lớn, đẹp trai lang thang khắp ngõ ngách Hà Nội với cuốn sổ nhỏ trong tay, hí hoáy kí họa những cảnh sinh hoạt hàng ngày: một phụ nữ rửa bát, một quán "cơm phở" đông đúc, một góc bếp lộn xộn, một mảng tường loang lổ chữ viết, một ván cờ tướng trên hè phố... Bằng tình yêu Hà Nội và lòng kiên trì thuyết phục, Jim Goodall (người Đan Mạch) đã trở thành người bạn thân thiết của gallery và mở một cuộc triển lãm cá nhân thành công tại đây,

triển lãm có tên "Hanoi series" (Những bức tranh về Hà Nội). Triển lãm về Hà Nội của ông giới thiệu khoảng 30 tác phẩm trên giấy dó, được thực hiện trong gần một năm. Những bức tranh mang phong cách bán trừu tượng, cùng chung hình thức "khung trong khung", như thể ông đóng khuôn những vật thể trong bức tranh vốn đã có khung vào trong một ô cửa. Mỗi bức tranh là cái nhìn qua ô cửa hòa vào những mảng màu loang lổ rất... phố cổ Hà Nội. Đó là điều mà ai cũng nhận ra. Thêm vào đó là cảm giác gần gũi vì hình ảnh trong tranh là những hình ảnh đời thường giản dị, dù chúng có bị nét bút của Jim làm cho mờ nhòa, lẫn lộn sau những vệt màu loang. Đây chính là điểm gặp gỡ của Jim và Bùi Xuân Phái.

b. Màu sắc

Cũng giống như rất nhiều những họa sĩ khác, màu sắc trong tranh ông không u buồn, trầm lắng như tranh Bùi Xuân Phái mà tươi sáng và rực rỡ trong những gam màu trẻ trung, đầy phá cách. Việc sử dụng những mảng màu tươi sáng, rực rỡ, không gian rộng mở... đã tạo ra cho tranh của Jim cảm giác về cái đẹp bình yên, cổ kính rêu phong của những con phố Hà Thành.

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w