Vị trí của sân khấu chèo dân tộc trong cuộc đời và sự nghiệp hội hoạ Bùi Xuân Phá

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 70)

II. BÙI XUÂN PHÁI DANH HỌA CỦA PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI VÀ SÂN KHẤU CHÈO DÂN TỘC

3.3.Vị trí của sân khấu chèo dân tộc trong cuộc đời và sự nghiệp hội hoạ Bùi Xuân Phá

3. Bùi Xuân Phái danh họa của sân khấu chèo dân tộc

3.3.Vị trí của sân khấu chèo dân tộc trong cuộc đời và sự nghiệp hội hoạ Bùi Xuân Phá

nhiều nhân vật, đôi lúc chỉ là một bờ vai ló ra của người đứng sau đã tạo được một chiều sâu không gian. Ông sử dụng nhiều mảng phẳng, vẽ mắt, mũi có tính cách chấm phá, khái quát.

Để diễn tả sự linh động trên sân khấu, ông dùng sự tương phản. Khi nhân vật nữ đưa tay lên trong tư thế động, hai cánh tay của nhân vật nam cứng nhắc, song song, nghiêm chỉnh đặt trên đùi. Sự tương phản này có tác dụng cường điệu hóa những cử động được diễn tả. Bức tranh vì thế trở nên rất chặt chẽ vì những quan hệ phụ thuộc hỗ tương lẫn nhau. Màu sắc và đường nét được đơn giản hóa, để những quan hệ này càng rõ rệt hơn nữa.

3.2.4. Sử dụng các chi tiết phụ

Bùi Xuân Phái thường sử dụng thêm các chi tiết minh họa cho tranh chèo tạo sự sinh động và linh hoạt cho các nhân vật của mình. Ở loạt tranh vẽ nhạc công, với khả năng sử dụng dao vẽ tài tình, chuyển động của nhân vật trở nên sinh động và chính xác, tĩnh nhưng rất động, ta như nghe thấy tiếng trống chèo rộn rã, quấn quýt với tiếng sáo trúc và đàn nhị.

3.3. Vị trí của sân khấu chèo dân tộc trong cuộc đời và sự nghiệp hội hoạ Bùi Xuân Phái Bùi Xuân Phái

Trong hội họa Việt Nam, chèo không thực sự là một đề tài thu hút được đông đảo họa sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể kể tên được một vài

tên tuổi đã có được những thành công nhất định với mảng đề tài này như Bùi Xuân Phái, Văn Chiến, Nguyễn Thị Hiền.

Trong sự nghiệp sáng tác hội họa của họa sĩ Văn Chiến, đề tài hát chèo và hát quan họ được anh thể hiện nhiều hơn cả. Đó là những anh "Hề chèo" làm vui sân khấu với khuôn mặt lúc nào cũng "hề", những "Thị màu" lả lướt trêu anh tiểu. Hay những thiếu nữ duyên dáng trong tác phẩm "Đến hẹn lại lên", "Liền chị". Người phụ nữ được anh khắc họa nhiều với những nét đẹp duyên dáng ngày xưa, vừa dịu dàng, e thẹn lại mang một chút buồn trên những khuôn mặt khắc khổ. Với Nguyễn Thị Hiền, rất dễ hiểu, bởi chị sinh trưởng ở Bắc Ninh, lại là con gái nhà văn Kim Lân nên một đề tài thường xuất hiện trong tranh Nguyễn Thị Hiền là mảng sân khấu dân gian: tuồng, chèo, quan họ... Trong một phạm vi và khuôn khổ nhất định, những họa sĩ này đã có những đóng góp nhất định cho mảng tranh về đề tài truyền thống của hội họa Việt Nam.

Tuy nhiên, người có thể khẳng định được vị trí và tiếng nói của mình trong mảng đề tài chèo, đó chính là danh họa Bùi Xuân Phái. Ngoài đề tài phố làm giới mộ điệu trong nước và quốc tế yêu thích đến cuồng nhiệt, Bùi Xuân Phái còn có đề tài gây được tiếng vang khác nữa là đề tài chèo. Đề tài này của ông cũng đã chiếm một vị thế tuyệt đối trong làng hội họa Việt Nam. Khi nói đến tranh vẽ về tài chèo, bắt buộc người ta phải kể đến Bùi Xuân Phái trước nhất với những tác phẩm xuất sắc về mảng đề tài này và không ai phủ định được là chèo của Bùi Xuân Phái đã chiếm độc tôn và đạt tới một đỉnh cao về cái đẹp trong hội họa với cái nhìn về mảng nghệ thuật sân khấu dân gian. Có thể nói, những tác phẩm xuất sắc về chèo của Bùi Xuân Phái đã làm nản lòng bất kỳ họa sĩ nào nếu có ý muốn cầm cọ để thể hiện mảng đề tài này. Người ta chưa có được một thống kê chính xác là Bùi Xuân Phái đã vẽ bao nhiêu bức lớn nhỏ về đề tài Chèo, nhưng những bức

tranh của ông đã dành được tình cảm và có tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước.

* Tiểu kết

Không chỉ có phố cổ, không chỉ có chèo, không chỉ có chân dung, Bùi Xuân Phái có rất nhiều những bức tranh đẹp về nhiều miền khác nhau của Tổ quốc: "Mỏ than", "Xúc than vào lò" "Phân xưởng nhuộm", "Hòa bình", "Cảng Đà Nẵng", "Phố cổ Hội An"... Bùi Xuân Phái vẽ tranh giản dị. Người ta nhận ra tranh của ông ở từng nét vẽ, từng mảng màu, không thể nhầm lẫn với ai. Tuy nhiên, cái làm nên phong cách của Bùi Xuân Phái, chúng ta phải kể đến hai đề tài tranh chính là tranh về phố phường Hà Nội và tranh về sân khấu chèo dân tộc. Chính hai đề tài này đã làm nên một Bùi Xuân Phái rất Việt Nam, một Bùi Xuân Phái với phong cách đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc.

Suốt trong 40 năm lao động nghệ thuật, Bùi Xuân Phái dành cho hai đề tài này tất cả tình yêu của mình. Ông sống là để vẽ, vẽ vào bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào có thể vẽ được. Những tranh phố của ông đủ dựng nên một thành phố thật, thân thiết với những Hàng Khoai, Hàng Mắm, Hàng Chĩnh, Hàng Rươi, nhưng là một thành phố của ký ức. Những tranh sân khấu chèo của ông mang cái hóm hỉnh, mang hồn cốt của làng quê Việt Nam từ ngàn xưa. Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, Bùi Xuân Phái vẫn bền bỉ và miệt mài trên con đường tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc. Đó chính là một cách thể hiện tình yêu, niềm tự hào dân tộc mà họa sĩ dành cho mảnh đất và con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 70)