Diện mạo phố phường Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phá

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 62)

II. BÙI XUÂN PHÁI DANH HỌA CỦA PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI VÀ SÂN KHẤU CHÈO DÂN TỘC

2.4.Diện mạo phố phường Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phá

2. Bùi Xuân Phái danh họa của phố phường Hà Nộ

2.4.Diện mạo phố phường Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phá

Cả cuộc đời sáng tạo của Bùi Xuân Phái gắn bó với những mái nhà, bức tường rêu phong, đường nhỏ, cây đa, ngõ hẹp... của 36 phố phường cổ xưa của Hà Nội… Có người nói vui: Những phố như hoạ sĩ Bùi Xuân Phái vẽ thuở nào đã và đang mất đi trong cơ chế thị trường. Và điều đó giúp cho chân dung "Phố Phái" ngày càng trở nên độc đáo và đắt giá hơn bao giờ hết. Đối với thế hệ những họa sĩ sáng tác về phố cổ Hà Nội sau này, trong tranh của họ, dáng dấp của phố phường Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phái đã được tái hiện ở một vài khía cạnh hay góc độ nhất định. Điều này lí giải tại sao có sự giống nhau nhất định giữa Bùi Xuân Phái và các họa sĩ khác. Tuy nhiên, nhìn chung, tranh của Bùi Xuân Phái không thể lẫn với bất kì một họa sĩ nào khác. Không thể tránh khỏi hiện tượng nhái tranh, làm giả tranh ông đang tràn ngập thị trường. Song, những người trong giới chuyên môn, những người am hiểu hội họa vẫn luôn có con mắt tinh tường để phân biệt đâu là tranh giả và đâu là tác phẩm nghệ thuật đích thực của Bùi Xuân Phái. Tranh của ông đã dựng nên diện mạo của cả một Hà Nội xưa cũ, một Hà Nội rêu phong cổ kính. Cụ thể, diện mạo đó được thể hiện:

2.4.1. Thành phố của kí ức

Sự ghi nhận lớn nhất mà Bùi Xuân Phái dành được không chỉ ở các giải thưởng, mà ở cái tên cả nước Việt Nam đều biết: "Phố Phái". Mỗi con đường, mỗi phố đều mang tên một danh nhân, còn những phố, đường mang tên “Phố Phái” thì nhiều không ai đếm được. Nó tồn tại trong hoài niệm của rất nhiều người, dù thành phố có đổi thay. Những nơi gợi lại bóng hình “Phố Phái” vẫn là những nơi chứa chan nhiều cảm xúc.

Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phái là một thành phố của ký ức bâng khuâng với hình ảnh từng mảng tường vôi lở, từng mái ngói rêu phong đổ bóng thời gian và bao nhiêu ô cửa nhỏ đăm đắm đợi chờ. Cả đến những áng

mây trắng ngần trĩu nặng niềm ưu tư thanh khiết và những cột điện đầu ngõ xiêu vẹo mong manh... Tất cả đều để gợi nhớ chứ không để tả. Ngắm tranh phố cổ của ông, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỷ niệm, những hoài cảm cùng nỗi tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ. Đồng thời những tác phẩm nghệ thuật ấy vô tình hay hữu ý đã nhắn nhủ, đã dự báo về sự đổi thay và biến mất của khối văn hóa vật thể quý giá của Kinh thành ngàn năm văn hiến này.

2.4.2. Thành phố bình dị, gần gũi và thân quen

Phố cổ trong tranh ông không những trở thành chính nó mà còn gần gũi với con người Hà Thành. Một bút pháp vừa thực vừa hư, gây ấn tượng một cách sâu sắc. Nó làm cho con người ta không ngờ những nơi bình dị mắt ta quen nhìn hàng ngày lại có thể đẹp một cách giản dị mà mãnh liệt đến thế. Phố cổ của Bùi Xuân Phái giản dị nhưng thân thiết. Chỉ là những ngôi nhà cũ kĩ với mái ngói rêu phong, một vài gánh hàng rong, một gánh nước quạnh hiu... nhưng tất cả lại gợi lên cho người xem rất nhiều xúc cảm thân quen.

Có lẽ vì thế, sau này, khi người Hà Nội chợt nhận ra rằng đã từ lâu có một “Phố Phái” hiện hữu, đầy ắp trong lòng thành phố của mình, “như một mạch nước ngầm, ngày càng lan rộng và thẩm thấu chân thành đến tận cùng những tâm hồn xa lạ” (theo lời của nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân)

2.4.3. Thành phố êm ả và thanh bình

Ngắm những bức tranh của Bùi Xuân Phái, đôi khi ta có cảm giác phố mà không phải phố. Phố cổ trong tranh Bùi Xuân Phái không ồn ào, sầm uất mà lặng lẽ và lâu bền. Không chỉ thế, “Phố Phái” còn bình yên và êm đềm lạ kì! Tranh Phố cổ Bùi Xuân Phái dù có xuất hiện con người hay không đều có một không gian đặc biệt. Không gian ấy có khi như chết lặng cùng thời gian, có khi lại như đang chuyển động. Từng góc phố, từng hàng cây quen

thuộc đấy mà xa lạ đấy. Cảnh vật có thể hiện hữu ngay đấy nhưng cũng có thể là thuộc về một thế giới khác - thế giới tâm hồn Bùi Xuân Phái. "Phố Phái" hiện lên thực mà hư, hư mà thực, mỗi người xem và mỗi lần xem lại có cảm giác khác nhau. Dường như Bùi Xuân Phái muốn níu giữ thời gian, níu giữ giá trị đẹp đẽ mà với tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ ông biết chắc rằng một ngày nào đó sẽ phôi pha.

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 62)