Qui mô, đặc điểm các triển lãm và công trình nghiên cứu về Bùi Xuân Phá

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 75)

III. TÊN TUỔI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÙI XUÂN PHÁI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1. Triển lãm tác phẩm và công trình nghiên cứu về Bùi Xuân Phá

1.2. Qui mô, đặc điểm các triển lãm và công trình nghiên cứu về Bùi Xuân Phá

Xuân Phái

1.2.1. Qui mô

Các triển lãm về Bùi Xuân Phái có qui mô lớn nhỏ khác nhau. Một số triển lãm dừng lại ở mức vừa phải, một số triển lãm có qui mô lớn. Có thể thấy rõ được điều đó qua một số triển lãm tiêu biểu của ông

1.2.1.1. Bùi Xuân Phái - những chuyến đi thực tế

Người yêu hội họa đã có cơ hội chiêm ngưỡng những bức tranh gốc của họa sĩ tài ba này tại triển lãm mang tên “Bùi Xuân Phái - những chuyến đi thực tế”. 32 tác phẩm của ông đã được trưng bày tại khách sạn Nikko. Triển lãm này được tổ chức nhân kỷ niệm 14 năm ngày mất của Bùi Xuân Phái. Trong 32 bức tranh trưng bày có 7 bức sơn dầu của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn mang ra Hà Nội. Cùng ra mắt tại triển lãm là cuốn sách bỏ túi cùng tên được in lần đầu tiên với số lượng 500 bản. Trong đó, ngoài tranh của Bùi Xuân Phái là bài của 4 nhà phê bình Thái Bá Vân, Dương Tường, Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng. Đây là cuốn sách thứ 6 về Bùi Xuân Phái do Trần Hậu Tuấn thực hiện, trong đó Bùi Xuân Phái - cuộc đời và tác phẩm là cuốn đồ sộ nhất, giới thiệu 1.100 tác phẩm của danh họa này.

Cuộc trưng bày đã đem lại một hiểu biết mới về ông trong lòng người xem. Cần nói thêm là chưa bao giờ tranh của Bùi Xuân Phái được bày sang trọng đến thế, trong gian phòng rộng 170 m2 tại khách sạn loại sang, thể hiện một sự trọng thị lớn lao với các tác phẩm của nhà danh họa Việt Nam. “Cái lộng lẫy huy hoàng hình như làm tôi sợ...”, Bùi Xuân Phái từng viết như vậy trong cuốn nhật ký Viết dưới ánh đèn dầu xuất bản mấy năm trước. Tuy thế, nếu còn sống, ông chắc sẽ không phải sợ sự lộng lẫy huy hoàng của cuộc trưng bày này, bởi đó là sự lộng lẫy đến từ những tấm lòng yêu kính ông thành thật.

1.2.1.2. Họa sĩ của phố cổ Hà Nội

Ngày 24/6, nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn tổ chức triển lãm 70 bức tranh của “Hoạ sĩ phố cổ Hà Nội” tại nhà riêng ở quận 3, TP HCM. Hoạt động này nhằm kỷ niệm 15 năm “cuộc chia tay định mệnh của thế kỷ”, theo lời nhà phê bình Thái Bá Vân. Điểm đặc biệt là các tác phẩm được Bùi Xuân Phái vẽ trong những năm tháng cuối đời, đầy dự cảm về cái chết, những bức vẽ trên giường bệnh, những ký họa trước khi trút hơi thở cuối. Lúc đó, họa sĩ đã yếu đến mức không thể nhìn xa hơn được nữa, ông vẽ chính bàn chân mình, điểm nhìn xa nhất mà ông có thể hướng mắt tới.

Trong triển lãm, Trần Hậu Tuấn cũng sẽ trưng bày tất cả kỷ vật của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, đồng thời giới thiệu cuốn sách Tâm tư Nghệ thuật, ghi lại bút tích của ông, những trang nhật ký, những tuyên ngôn nghệ thuật, những tâm sự mà hoạ sĩ đã không thể giãi bày trong suốt cuộc đời mình.

Trần Hậu Tuấn tâm sự: “Cụ Phái mất đi, với Hà Nội, là một hẫng hụt lớn. Giống như phố cổ không bao giờ ta còn nhìn thấy. Ta tìm đến những bức hoạ buồn để tìm về một thế giới mất đi không trở lại. Và không chỉ là những con phố, người yêu Phái còn muốn thấy lại một nhân cách lớn, một tài hoa lớn, để "cảm" mảnh hồn người trong những di cảo”.

1.2.1.3. Tranh Bùi Xuân Phái

67 bức tranh nằm trong kho tàng các tác phẩm của họa sĩ Bùi Xuân Phái được nhà sưu tầm Nguyễn Mạnh Phúc giới thiệu từ 14/3/2008 đến 22/3/2008 tại Trung tâm văn hóa Hàn Quốc, 49 Nguyễn Du, Hà Nội. Triển lãm mang tên: “Tranh Bùi Xuân Phái”. Các bức tranh đều khổ nhỏ, gồm những kí họa, bột màu, bút dạ, bút bi, khắc gỗ và mực nho. Đa phần đó là những minh họa của họa sĩ được đăng trên báo, những bức hí họa chân dung của các nhà văn Nguyễn Tuân, nhà thơ - nhà giáo Vũ Đình Liên, bạn đồng nghiệp - họa sĩ Nguyễn Sáng. Chỉ duy nhất có 4 bức về phố được giới thiệu

lần này là "Phố cổ Hội An", "Đền Phất lộc" và 2 bức về Phố cổ Hà Nội, trong đó 1 bức bằng sơn dầu được vẽ trực tiếp lên vỏ bao thuốc lá. Đây là những bức tranh do nhà sưu tập Nguyễn Mạnh Phúc tìm kiếm và tập hợp từ những người bạn của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Chất liệu chính là sơn dầu, chủ đề chính là Hà Nội, sân khấu Chèo, chân dung những người bạn và tranh minh họa trên các báo.

1.2.1.4. Bùi Xuân Phái - con đường hội họa

Đây được xem là triển lãm lớn và qui mô nhất trong số các triển lãm của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Sau hơn 2 thập kỷ, một triển lãm tranh của danh họa Bùi Xuân Phái với tên gọi "Bùi Xuân Phái - con đường hội họa" mới lại được ra mắt công chúng, do gia đình họa sĩ tổ chức nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của ông (24/6/1988 - 24/6/2008).

Nhưng triển lãm lần này còn thêm ý nghĩa khi diễn ra tại chính căn nhà danh họa đã từng sống và làm việc gần như suốt cuộc đời: 87 phố Thuốc Bắc, Hà Nội.

Lần đầu tiên, nhiều bức họa của Bùi Xuân Phái chính thức lần đầu ra mắt công chúng, như các bức vẽ khỏa thân, tranh chèo, mà vì nhiều lý do khách quan, trong triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ năm 1984, Bùi Xuân Phái đã không đưa ra.

“Phố Hàng Thiếc” cũng là một bức vẽ phố cổ Hà Nội cũ nhất của danh họa, từ năm 1952, với đầy đủ họ tên ông bên góc phải. Đây là bức tranh đã được nhà văn Nguyễn Tuân treo ở phòng khách hàng chục năm.

Cũng trong triển lãm này, những bức vẽ đầy tâm trạng của ông trong năm tháng cuối đời cũng đã xuất hiện: bức tự họa với dòng chữ của chính ông: "Bây giờ chỉ cần nhất là có sức khỏe và không bệnh tật gì".

Đặc biệt, có một bức vẽ không nhiều người được biết với những nét chữ và bức vẽ cuối cùng của ông. Đó là khi nằm trên giường bệnh, ông đã

vẽ bàn chân của mình với chai huyết thanh và viết dòng chữ cuối cùng trước khi chia xa cuộc đời: "Trong lúc ốm đau thời gian đi cực kỳ là chậm, nhất là đêm gần về sáng".

Và như nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn bày tỏ những suy nghĩ về người thầy lớn của nền mỹ thuật Việt Nam: “Suốt cả cuộc đời, hội họa chưa bao giờ làm Bùi Xuân Phái thỏa mãn. Với ông, con đường sáng tạo gần như không có kết thúc và trên thực tế, nó chưa đạt đến độ đồ sộ như ông mong muốn. Song ông đã đi trọn một vòng hào quang rực rỡ và là một trong những danh họa bậc nhất của lịch sử hội họa Việt Nam thế kỷ XX”

1.2.2. Đặc điểm

Mỗi cuộc trưng bày tranh của Bùi Xuân Phái có thể xem như sự đóng góp chung của nhiều người, nhiều tấm lòng, mà những nhà tổ chức như Trần Hậu Tuấn, Nguyễn Mạnh Phúc hay Bùi Thanh Phương là nơi đón nhận.

Trong các triển lãm, hầu như ở tất cả các bức tranh của Bùi Xuân Phái đều bắt nguồn từ sự chân thành và thực tế cuộc sống bởi thế tác phẩm của ông luôn truyền được sự xúc động cho người xem, tranh giả rất khó nếu không nói là không thể làm được điều này. Người am hiểu Bùi Xuân Phái, nhìn vào bức chân dung là biết ngay ông vẽ ai và được vẽ vào năm nào, nhìn vào bức phố, nhận ra ngay góc phố nào, vẽ vào giai đoạn nào, chữ ký sẽ được đặt ở góc nào trên bức tranh (chữ ký của Bùi Xuân Phái cũng là một phần bố cục của bức tranh và cách ông ký như thế nào cũng sẽ phụ thuộc vào cách ông vẽ bức tranh đó thế nào, và cũng phụ thuộc vào chất liệu và kích cỡ bức họa nữa).

Triển lãm khắc họa một Bùi Xuân Phái háo hức khám phá và say mê thể hiện những nét đẹp dung dị của cuộc sống thường ngày, một Bùi Xuân Phái miệt mài vẽ, vẽ không ngừng ngay cả trong cảnh cơ hàn, ngay cả khi phải tận dụng mọi chất liệu như vỏ bao thuốc lá, giấy báo... Triển lãm hé mở

một phần cuộc đời, sự nghiệp và thế giới tác phẩm của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái, người đã để lại những bức tranh vượt thời gian, tạo nên một Phố Phái bên cạnh 36 phố phường Hà Nội....

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 75)