Tài về phố phường Hà Nội luôn là một nguồn cảm hứng sáng tác phong phú cho các họa sĩ

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 37)

II. BÙI XUÂN PHÁI DANH HỌA CỦA PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI VÀ SÂN KHẤU CHÈO DÂN TỘC

2.1.tài về phố phường Hà Nội luôn là một nguồn cảm hứng sáng tác phong phú cho các họa sĩ

2. Bùi Xuân Phái danh họa của phố phường Hà Nộ

2.1.tài về phố phường Hà Nội luôn là một nguồn cảm hứng sáng tác phong phú cho các họa sĩ

phong phú cho các họa sĩ

Mỗi khi nhắc đến phố phường, đặc biệt là những con phố Hà Nội, mỗi người trong chúng ta đều liên tưởng ngay đến 36 phố phường mang đậm nét văn hiến. Và đối với các nghệ sĩ, phố luôn là một cảm hứng vô tận. Rất nhiều nghệ sĩ đã trải lòng mình ra với phố. Với hội họa, phố cổ Hà Nội là nguồn cảm hứng đầy tâm trạng, là cuộc chơi hình nét và màu sắc bất tận của người họa sĩ. Phố với những con đường rất xanh của Hà Nội, với

những mái nhà ngẩn ngơ nỗi nhớ trên từng viên ngói vỡ trong nhạc Dương Thụ, Phú Quang và cũng có một “phố xưa nhà cổ” trong tranh Bùi Xuân Phái….

Thế hệ hoạ sĩ Bùi Xuân Phái... được xem là người mở đầu, người tiên phong cho đề tài hội họa về phố cổ Hà Nội, tiếp sau đó rất nhiều thế hệ họa sĩ luôn không ngừng khám phá và thể nghiệm những hình sắc mới, những tâm trạng mới của phố Hà Nội. Đó là những khối hình kỷ hà giản lược cách điệu hóa những mái ngói xô nghiêng trong bảng màu lung linh của vàng, bạc, đỏ son, then đen sơn mài Công Quốc Hà; đó là ánh nắng rực rỡ xuyên qua lùm cây rọi xuống hè đường, mái phố mang tâm trạng lạc quan với bảng màu sơn dầu rực rỡ của Phạm Luận; đó là từng nét bút hiện thực cẩn trọng đến tôn thờ những góc phố đẹp của Hà Nội trong tranh Phạm Bình Chương; đó là những thể nghiệm ở những mảng màu biến điệu trẻ trung những con phố Hà Nội trong tranh Ngô Huy Thanh. Và còn rất nhiều họa sĩ nữa vẽ phố Hà Nội. Có thể nói, với tranh của nhiều thế hệ họa sĩ trong và ngoài nước, phố cổ như được nối dài, gợi mở, mạnh mẽ theo bước chân của các thế hệ thể hiện trong các tác phẩm tranh phố cổ - phố đẹp Hà Nội.

Chỉ với riêng mảng đề tài này, chúng ta có thể gọi đó là “Phong cách Hà Nội”. Nhà phê bình mỹ thuật Ian Findlay, khi viết về họa sĩ Công Quốc Hà trên tạp chí Asian Art News (Tin tức Mỹ thuật châu Á), có nhận xét : “ Là người Hà Nội gốc nên tranh của anh đượm chất thị thành : Hào hoa mà giản dị, sang trọng nhưng nhã nhặn, lãng mạn yêu đời nhưng thâm trầm kín đáo. Chúng tràn đầy tình cảm hướng về con người...”. Họa sĩ Trịnh Ngọc Lâm đã dày công nghiên cứu lịch sử và chăm chút từng nét bút cho bức tranh khổ lớn Thăng Long- Kẻ chợ thế kỷ XVII, miêu tả chi tiết cảnh thương thuyền Hà Lan cập bến sông Hồng để nhập gốm và các sản vật của Thăng Long - Kẻ chợ như thế nào. Dòng chảy lịch sử tiếp tục được tiếp nối đến thế

kỷ XX và đầu thế kỷ XXI này với những mảng đề tài hiện đại thể hiện quá trình phát triển của Thủ đô, tốc độ đô thị hóa, những thay đổi trong nếp sống, thủ đô trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế hệ trẻ và những tầm nhìn vươn rộng ra thế giới, và bên cạnh đó là những hoài niệm về truyền thống, những vẻ đẹp có nguy cơ bị mai một do xu hướng toàn cầu hóa,...

Nhìn chung các tác phẩm nghệ thuật của người Hà Nội vẫn có tính cách “hào hoa phong nhã”, thuần khiết và sang trọng. Nhiều tác phẩm hướng tới cuộc sống hôm nay có bút pháp hiện thực, hình tượng giản dị, khỏe khoắn và giàu lòng nhân ái, không chạy theo sự phóng túng kích động quá mức của các trào lưu ngoại lai. Các tác phẩm nhìn về một thời để nhớ lại có cái nhìn lãng mạn, đầy tính hoài niệm của một quá khứ “bi tráng”, đem lại cho người xem một không khí lạc quan của thời đại mới. Cho dù đi theo xu hướng nào, các họa sĩ đương đại đều muốn vươn tới cái cao cả “Chân - Thiện - Mỹ”, tiêu biểu cho một trình độ thẩm mỹ có giá trị biểu cảm sâu lắng đầy tính cách của một vùng đất “Ngàn năm văn hiến”.

Một phần của tài liệu luận văn Danh họa Bùi Xuân Phái (Trang 37)